Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự, Tài Liệu Học Thi mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 8: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự, giúp ích cho các
Tài Liệu Học Thi xin mời bạn đọc cùng tham khảo tài liệu Soạn văn 8: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự, được đăng tải chi tiết dưới đây.
Với tài liệu này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho các em học sinh lớp 8 khi chuẩn bị bài học cho môn Ngữ Văn.
Xem Tắt
Soạn văn Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
1.
– Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.
– Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. … Người viết văn biểu cảm chỉ chọn những đặc điểm, những sự việc, những thuộc tính nào đó có khả năng gợi cảm để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của mình.
2.
* Miêu tả trong văn bản tự sự không giống với miêu tả trong văn bản miêu tả.
* So sánh:
– Giống nhau: Bộc lộ thái độ, tình cảm của người viết.
– Khác nhau:
- Văn bản tự sự: yếu tố biểu cảm là yếu tố phụ, được sử dụng với mục đích giúp cho bài văn trở nên hấp dẫn hơn.
- Văn bản biểu cảm: yếu tố biểu cảm là yếu tố chính.
3.
Để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự cần căn cứ vào hiệu quả sử dụng của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sư. Miêu tả đã đủ để làm cho văn bản tự sự thêm hấp dẫn, biểu cảm đã đủ để làm cho văn bản tự sự giàu sức truyền cảm.
4.
– Đoạn trích trên là tự sự, vì nó bao gồm các yếu tố quan trọng của một văn bản tự sự: nhân vật (chàng chăn cừu và cô gái), có sự việc (một cốt truyện nhỏ) và có cả người dẫn chuyện (“tôi” – chàng chăn cừu).
– Những yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích:
- Miêu tả: Miêu tả cảnh ban đêm: “suối reo rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ và vầng trăng trong không gian vang lên những tiếng sột soạt, những tiếng rung khe khẽ, tưởng đâu cành cây đang dài và cỏ non đang mọc”; Miêu tả những vì sao: “ngàn sao vẫn tiếp tục cuộc hành trình… thiếp ngủ.
- Biểu cảm: Những rung động tinh tế của nhân vật tôi: “lòng hơi xao xuyến… ý nghĩ cao đẹp”.
II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
1. Chọn và điền từ (quan sát, liên tưởng, tưởng tượng) thích hợp vào mỗi chỗ trống:
a. Liên tưởng: Từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.
b. Quan sát: Xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng.
c. Tưởng tượng: Tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mắt, hoặc chưa hề gặp.
2.
– Để miêu tả cho tốt, người làm văn không thể chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng mà cần khả năng tưởng tượng và liên tưởng nữa.
– Lý do: Quan sát chỉ là khâu ban đầu giúp nhận biết, tiếp nhận đối tượng. Khi liên tưởng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự vật, hiện tượng qua việc so sánh. Khâu tưởng tưởng là khâu quan trọng nhất, sáng tạo thêm cho sự vật, hiện tượng.
– Khi miêu tả cảnh đêm đầy sao thì cần đến sự quan sát. Hình ảnh “cô gái nom như chú mục đồng” – liên tưởng. Và “cuộc hành trình trầm lặng…” – tưởng tượng.
3.
– Ý kiến không chính xác: d. Từ và chỉ từ bên trong trái tim người kể.
– Lý do: Những cảm xúc rung động đôi khi xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan bên ngoài tác động.
– Khung cảnh một đêm đầy thơ mộng cũng như vẻ ngây thơ của cô gái đã làm rung động những cảm xúc của nhân vật “tôi”.
III. Luyện tập
Câu 1. Hãy nhận xét về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong:
a. Một đoạn trích tự sự đã học ở lớp 10
– Tác phẩm: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
– Vai trò của yếu tố miêu tả: “nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch”, “Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nổi.”
=> Giúp người đọc hình dung rõ nét về uy lực của chiếc nỏ thần.
– Vai trò của yếu tố biểu cảm: Giúp người đọc thấy được tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật trong truyện.
b. Đoạn trích trong SGK
Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đã làm cho đoạn văn ở trên trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Câu 2.
Gợi ý:
a. Kể về một chuyến về quê
* Mở bài: Lí do về thăm quê, về quê với ạ (nghỉ hè, bố mẹ cho về quê chơi hoặc về thăm bà ngoại hay ông ngoại…)
* Thân bài:
– Cảm xúc của em trước khi được về quê: háo hức, hồi hộp
– Quang cảnh của quê hương:
- Cánh đồng lúa chín vàng
- Không khí trong lành, mát mẻ và yên bình khác hẳn với thành phố tấp nập.
– Hoạt động của bản thân khi ở quê:
- Về thăm ông bà ngoại và được ăn những món ăn dân quê
- Cùng với đám trẻ con trong xóm đi thả diều, câu cá…
* Kết bài: Đây là một chuyến đi rất ý nghĩa.
b. Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử
* Mở bài: Lí do của cuộc đi thăm di tích lịch sử: Do ai tổ chức, đi vào thời gian nào, tên của di tích.
* Thân bài: Kể lại hành trình tham quan:
– Tả khung cảnh của di tích: từ khung cảnh bao quát bên ngoài đến chi tiết bên trong.
– Kể lại điểm chi tiết thú vị nhất trong chuyến đi khiến em ấn tượng.
* Kết bài:
– Cảm nghĩ, tình cảm của em sau chuyến đi
– Gắn bó, yêu thương mọi người nhiều hơn.
– Hiểu và hiểu thêm về những địa điểm của quê hương, đất nước.
c. Kể về một chuyến ra thành phố
* Mở bài:
– Lý do đi ra thăm thành phố: Bố mẹ cho cả nhà ra Hà Nội chơi.
* Thân bài:
– Trước chuyến đi:
- Tâm trạng háo hức, hồi hộp.
- Chuẩn bị: trang phục, đồ ăn đã đầy đủ.
– Phương tiện di chuyển: xe ô tô
– Thời gian di chuyển: 7 giờ sáng xe bắt đầu xuất phát.
– Quang cảnh chung của thành phố: Xe cộ tấp nập, nhiều ngôi nhà cao tầng và cửa hàng hiện đại đẹp đẽ…
– Kỉ niệm đáng nhớ: Xả gia đình cùng đi tham quan Bờ Hồ, Lăng Bác, chùa Một Cột…
* Kết bài: Cảm xúc sau chuyến đi.