Bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về chữ ‘Danh’ trong cuộc sống – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Tue, 27 Oct 2020 21:45:13 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.9 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về chữ ‘Danh’ trong cuộc sống – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về chữ “Danh” trong cuộc sống https://quatangtiny.com/nghi-luan-ve-chu-danh-trong-cuoc-song-41628 https://quatangtiny.com/nghi-luan-ve-chu-danh-trong-cuoc-song-41628#respond Fri, 23 Oct 2020 12:17:03 +0000 https://quatangtiny.com/nghi-luan-ve-chu-danh-trong-cuoc-song-41628

Related posts:

  1. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  2. Phân tích truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Dàn ý + 16 mẫu)
  3. Nghị luận về câu Biển học là mênh mông sách vở chỉ là vùng biển gần bờ (Dàn ý + 4 mẫu)
]]>
Bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về chữ ‘Danh’ trong cuộc sống, Bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về chữ ‘Danh’ trong cuộc sống, đây là tài liệu vô cùng hữu ích giúp cho

Sau đây là bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về chữ “danh” trong cuộc sống, đây là tài liệu đã được chúng tôi sưu tầm và đăng tải tại Tài Liệu Học Thi.

Chữ “Danh” trong cuộc sống là những chức vị tại các cơ quan hoặc là danh tiếng của một người nào đó. Dưới đây là một số bài văn mẫu nghị luận về chữ “Danh” trong cuộc sống, mời các bạn cùng tham khảo.

Nghị luận về chữ “Danh” trong cuộc sống – Mẫu 1

Từ khi có xã hội loài người, mỗi cá thể trong cộng đồng bắt đầu có một cái tên. Khi xã hội phân chia giai cấp rõ rệt, bên cạnh tên kèm theo những “phụ đề” để chỉ đẳng cấp xã hội, như: quý ông, quý bà, quý cô, thảo dân, thứ dân… Từ đấy bắt đầu có sự rắc rối cho chữ danh. Con người ta đi đến chữ danh bằng năm bảy đường khác nhau: Người thì dựa vào tài đức chính mình; kẻ phải cậy vào tiền tài, thế lực người khác; người thì lưu danh nhờ những công trình lợi dân, ích nước; kẻ để tiếng bằng những thủ đoạn xấu xa.

Trong cuộc sống, lắm khi chữ danh gắn với chữ lợi (danh lợi) khiến con người ta bằng mọi giá để đạt được dù là hư danh. Cho nên có danh đấy, thực chất không có giá trị gì, lúc này trở thành không có danh giá, mất danh dự.

Tiếc rằng, dư luận xã hội vẫn chưa lên án mạnh mẽ, quyết liệt với những hiện tượng háo danh chạy bằng, chạy chức, chạy học vị, chạy các loại danh hiệu này nọ. Nhiều vị chạy học hàm kiếm cho bằng được danh giáo sư, phó giáo sư dù chẳng dạy giờ nào, mà dù có dạy cũng không ai chịu khó nghe lần thứ hai, các vị này thường được gọi là “giáo sư gây mê”. Tri thức xã hội không vì thế mà giàu lên, trái lại “đạo học” có nguy cơ suy vong, khan hiếm nhân tài đích thực.

Chúng ta biết rằng, trong thực tiễn quản lý, nhất là ở tầm hoạch định chính sách, nhiều vấn đề phát sinh không có trong sách vở, các thông lệ. Hơn nữa, công cuộc đổi mới cũng như cải cách hành chính và những vấn đề bức xúc của Nhà nước ta chưa có tiền lệ. Vì thế, nếu chỉ biết “nhai lại” mà chỉ số thông minh thấp thì khó có khả năng đề xuất giải quyết những vấn đề bức xúc có tính đột phá. Có chỉ số thông minh và chỉ số xúc cảm cao mới có điều kiện để năng động, sáng tạo nhạy bén!

Vừa qua (17-7), Chủ tịch nước Nguyên Minh Triết cùng Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải đến thăm và mừng thọ nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng, một người được đánh giá là có đầu óc siêu việt do tự học nhưng không màng bằng cấp. Ông tâm sự một cách bức xúc rằng, cách thức bổ nhiệm, sử dụng con người thông qua tiêu chuẩn bằng cấp ở nước ta hiện đang có “vấn đề” cần nghiên cứu. Chủ tịch nước Nguyên Minh Triết góp vào câu chuyện bằng một thực tế thỉnh thoảng xảy ra: Cán bộ yếu thì cho đi học, bắt cán bộ giỏi làm thay; đến khi bổ nhiệm thì nhờ có bằng cấp nên cán bộ yếu được đề bạt… (Báo Tuổi Trẻ 18-7).

Xin kết lại chuyện danh và thực bằng đoạn văn của Trương Đông Sơ trong Cổ học tinh hoa:

Sĩ, đại phu (người làm quan) nên vì đời mình mà tiếc danh, không nên vì đời mình mà mua danh. Có học thức, chuộng khí tiết, lấy hay cho phải cẩn thận, uy nghi phải trang trọng, ấy thế là tiếc danh. Tâng bốc lẫn nhau, a dua những kẻ quyền quý, làm ra kiểu cách khác thường, lờ mờ hai mặt, ấy thế là mua danh. Người tiếc danh thì yên lặng mà hay, kẻ mua danh thì rực rỡ mà dở.

Nghị luận về chữ “danh” trong cuộc sống – Mẫu 2

 Nghị luận về chữ "Danh" trong cuộc sống

Từ khi có văn minh, con người đã nghĩ đến danh. Bởi luôn muốn thu vén địa vị và lợi lộc cho riêng mình, biết bao tham quan đã gây nên biết bao nghiệp chướng, oan tình, kì án, gieo rắc đau thương trên khắp thê gian. danh là hai lưỡi kiếm rất ác độc và mãnh liệt, thường theo đuổi ta trên suốt đường đời không sao dứt bỏ được.

Theo nghĩa từ điển, chữ danh có nghĩa là tên tuổi nổi bậc, là danh tiếng, là tiếng tốt, được xã hội biết đến và coi trọng. Chữ danh còn được hiểu là công danh, sự nghiệp, địa vị, danh dự của con người. Ví như người xưa đi tìm công danh, sự nghiệp vĩ đại nơi quan trường hoặc chiến trường, từ đó khẳng định địa vị, danh dự của mình trong xã hội.

Khẳng định địa vị, danh dự cao đẹp và làm giàu cho bản thân, gia đình vốn là quyền của con người. Suốt cuộc đời người chăm lo học tập, trau dồi đạo đức, giữ gìn nhân cách, nhân phẩm cũng chỉ để tìm kiếm địa vị, danh dự, sự nghiệp cho riêng mình, từ đó đóng góp một phần giá trị hữu ích cho xã hôi. Về cơ bản, danh và lợi chính là động lực cho sự phát triển của xã hội.

Một người luôn khát vọng lập công danh, làm điều lớn lao là mong muốn tự khẳng định mình, khao khát được nổi bật trong xã hội, được mọi người tôn trọng và giúp đỡ đẻ thành công. Đây là một ước mơ lành mạnh và chính đáng vì nó thúc đẩy xã hội phát triển lên tầm cao.

Xưa sĩ tử ngày đêm đèn sách, kinh thi ứng cử là để mong cầu đỗ đạt, có quan có tước, lãnh trị thiên hạ, kinh bang tế, thế đem lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống, được nhiều người kính trọng. Lại còn vinh quy bái tổ, làm rạng rỡ danh tiếng gia tộc. Người lính nơi chiến trường, xông pha trận mạc, liều mình như chẳng có, cũng chỉ mông muốn lập nên chiến công hiển hách, đeo ấn phong hầu, được người đời ca tụng. Đó là họ luôn khát vọng lập công danh cho bản thân, làm điều hữu ích cho đất nước. Các anh hùng nghĩa sĩ ấy mãi mãi còn được tôn vinh.

Có danh là để dễ bề làm sáng nghiệp của tổ tiên, làm cho xã hội công bằng, văn minh, tiến bộ. Một nhà khoa học miệt mài nghiên cứu sẽ tạo ra những phát minh hữu ích phục vụ cho sự tiến bộ của nhân loại; một thầy giáo giỏi tận trung với sự nghiệp giáo dục sẽ tạo ra những học trò xuất sắc; một bác sĩ tận tâm với nghề nghiệp sẽ cứu được biết bao con người qua khỏi cơn bệnh hiểm nghèo. Với tài năng và lòng yêu thương con người, họ thúc đẩy xã hội phát triển đồng thời nhận được lợi ích chính đáng về mình.

danh bao giờ cũng đi liền với trách nhiệm và bổn phận đối với xã hội. Người khao khát công danh luôn nổ lực để trở thành người chân thiện, mang cái lợi cho cộng đồng, qua đó tự hoàn thiện bản thân, trở thành người ưu tú với những phẩm chất cao quý.

Mặt khác, lợi ích chính là động lực phát triển của mọi nền kinh tế, là điều kiện tiên quyết để mọi loài vật có thể tồn tại và phát triển được. Vì muốn hưởng lợi, muốn nhàn hạ, muốn làm ít mà hưởng nhiều, muốn thực hiện những việc vượt quá sức người, nên con người mới bắt cái đầu nghĩ ra khoa học kĩ thuật, công nghệ, máy móc. Vì muốn kiếm lời con người mới đem hàng hóa từ nơi này đến nơi khác tiêu thụ, giúp nền kinh tế phát triển, cuộc sống con người cũng nâng cao hơn. Tạo ra lợi ích để tận hưởng một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ, giàu có vốn là khao khát mãnh liệt của con người từ xưa đến na

Khuất Nguyên, một danh sĩ thời Chiến quốc từng nhắc nhở rằng “Thiện không do từ ngoài lại. danh không từ hư mà có”. Làm người đừng bị lợi danh mà bất chấp vinh nhục ở đời.Bởi thế, tu dưỡng năng lực và tinh thần của chính mình để tìm kiếm danh chính đáng, từ khát vọng danh của bản thân đóng góp vào sự phát triển của đất nước mới là lý tưởng của thanh niên thời nay.

]]>
https://quatangtiny.com/nghi-luan-ve-chu-danh-trong-cuoc-song-41628/feed 0