Bộ đề đọc hiểu môn Ngữ Văn lớp 8 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Sun, 01 Nov 2020 03:54:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.9 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Bộ đề đọc hiểu môn Ngữ Văn lớp 8 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Bộ đề đọc hiểu môn Ngữ Văn lớp 8 https://quatangtiny.com/bo-de-doc-hieu-mon-ngu-van-lop-8-46982 https://quatangtiny.com/bo-de-doc-hieu-mon-ngu-van-lop-8-46982#respond Sun, 01 Nov 2020 03:49:10 +0000 https://quatangtiny.com/bo-de-doc-hieu-mon-ngu-van-lop-8-46982

Related posts:

  1. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  2. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  3. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
]]>
Bộ đề đọc hiểu môn Ngữ Văn lớp 8, Bộ đề đọc hiểu môn Ngữ Văn lớp 8 giúp quý thầy cô cùng các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức để

Bộ đề đọc hiểu môn Ngữ Văn lớp 8 gồm 26 đề đọc hiểu, giúp quý thầy cô cùng các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức để học tốt môn Ngữ văn 8.

Đây là tài liệu vô cùng hữu ích đã được chúng tôi tổng hợp lại, giúp cho các bạn có thể ôn tập và có thêm cách làm các câu hỏi trong phần đọc hiểu trong các đề kiểm tra, đề thi môn Ngữ văn. Sau đây, xin mời các bạn cùng tham khảo tài liệu trong bài viết dưới đây.

Tuyển tập 26 đề đọc hiểu môn Ngữ Văn lớp 8

Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi?

Mới đây các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.

Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành những đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.

(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn- Dân trí)

1. Phần trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

2. Trong phần trích trên, theo nghiên cứu của các giáo sư tâm lí học, việc đọc sách văn học có tác dụng gì với con người? (1,5 điểm)

3. Em có nhận xét gì về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam (đặc biệt là giới học sinh) trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay? (1,0 điểm)

4. Hãy nêu chính xác tên một cuốn sách văn học, hoặc một tác phẩm văn học em đã được học, được đọc (có tên tác giả). Viết 5 đến 6 câu văn chia sẻ về tác dụng của cuốn sách (tác phẩm) đó đối với bản thân em? (3,0 điểm)

Đề 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu?

“Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.

Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.”

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?

Câu 3: Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?

Câu 4: Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích?

Câu 5 (2,0 điểm)Hãy viết một bài văn ngắn (Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “ Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ”.

ĐỀ 3: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:

Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất?

Câu 4. Đoạn trích nói về lòng khiêm tốn. Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với anh/ chị?

Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói của Ăng-ghen: “Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”.

Đề 4: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

(Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2: Anh/Chị hiểu như thế nào về quan niệm: “Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì”?

Câu 3: Theo anh/chị, sai lầm đem đến những tổn thất và bài học gì cho đời?

Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên.

Đề 5: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn…- Phạm Lữ Ân)

a. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

b. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.

c. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.

d. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 – 4 câu.

Đề 6: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời.

(Theo Cho đi là còn mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr.67-68)

a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

b. Tìm một phép liên kết câu, xác định từ ngữ thực hiện phép liên kết

ấy được sử dụng trong đoạn trích.

c. Trong đoạn trích trên, em hãy chọn một ý kiến và lí giải vì sao em

đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến đó.

d. Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu)

trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi.

Đề 7: Đọc bài văn nghị luận sau và trả lời câu hỏi: ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ

Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…

Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hãy vẽ một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng,…

Đừng để khỉ tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi…

(Trích Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã, theo http://www.vietgiaitri.com, 4/6/2015)

a. Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)

b. Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì? (0,5 điểm)

c. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đểu mang lại cho ta một bài học đáng giá”. (1 điểm)

d. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó. (1 điểm)

e. (2 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”. Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Đề 8 : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.

Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.

[…]

Hãy bừng nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.

(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018)

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu văn: Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.

Câu 3 (0.5 điểm). Nêu hàm ý của câu: Hãy bừng nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.

Câu 4 (1.0 điểm). Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa.” không? Vì sao?

Câu 5 (2.0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) với chủ đề: Tôi là một đóa hoa.

Đề 9 : Đọc văn bản:

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước. Đặc biệt, trong nhà trường, việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên… Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt.

Trả lời các câu hỏi:

Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì? (0,25 điểm)

Tại sao trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội? (0,25 điểm)

Theo anh (chị), chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện ở những mặt nào? (0,5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn trình bày nhiệm vụ của người học sinh trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (0,5 điểm)

Đề 10 : Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.

Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển.

(Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, trang 99, NXB Thanh Niên)

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: (1,0 điểm) Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong câu: Ước mơ giống nhau thành lại của con tàu.

Câu 3: (1,5 điểm) Em hiểu như thế nào về cách nói của tác giả; người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đầm rong biển?

Câu 4: (3,0 điểm)

Em hãy viết một bài văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về ý chí, nghị lực sống của con người.

………………

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem thêm nội dung chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/bo-de-doc-hieu-mon-ngu-van-lop-8-46982/feed 0