Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020 – 2021 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 15:01:45 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.10 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020 – 2021 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020 – 2021 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-giua-hoc-ki-i-mon-lich-su-lop-11-42539 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-giua-hoc-ki-i-mon-lich-su-lop-11-42539#respond Fri, 23 Oct 2020 11:03:51 +0000 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-giua-hoc-ki-i-mon-lich-su-lop-11-42539

Related posts:

  1. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  2. Phân tích tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ (Dàn ý + 11 Mẫu)
  3. Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 12 học kỳ I (Có đáp án)
]]>
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020 – 2021

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020 – 2021, Mời các bạn cùng Tài Liệu Học Thi tham khảo tài liệu Bộ đề thi giữa học kì I môn Lịch sử lớp 11 năm học 2020

Nhằm đánh giá lại năng lực học tập của các em học sinh trước khi tham dự kì thi giữa kì 1 lớp 11, Tài Liệu Học Thi giới thiệu tài liệu Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm học 2020 – 2021.

Đây là tài liệu cực kì hữu ích, gồm 5 đề khảo sát chất lượng giữa học kì 1 giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết mời bạn đọc tham khảo.

Đề kiểm giữa học kì I lớp 11 môn Lịch sử – Đề 1

SỞ GD&ĐT ………..

TRƯỜNG THPT……………

(Đề có 5 trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021

MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11

Thời gian làm bài 45 Phút; (Đề có 28 câu)

I: TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Vì sao Mỹ tìm mọi cách để loại bỏ ảnh hưởng của các nước châu Âu ra khỏi Mỹ latinh ?

A. Mỹ muốn biến Mỹ latinh thành “Sân sau” của mình

B. Mỹ muốn thực hiện “Chiến lược toàn cầu”

C. Mỹ muốn thực hiện chính sách “Cam kết và mở rộng”

D. Mỹ muốn thực hiện chính sách “Hòa bình và thân thiện”

Câu 2: Chủ trương của giới cầm quyền Đức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. Tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường

B. Liên minh với các nước đế quốc

C. Gây chiến với các nước đế quốc láng giềng

D. Chủ động đàm phán với các nước đế quốc

Câu 3: Chính quyền Oasinhton đã khống chế khu vực Mĩ La Tinh thành :

A. sân sau của Mĩ .

B. hậu phương an toàn của Mĩ

C. thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

D. khu căn cứ quân sự của Mĩ .

Câu 4: Đầu thế kỉ XX, Châu Âu hình thành 2 khối quân sự đối đầu là

A. khối Áo-Hung, Đức, Italia với khối Nga, Anh, Pháp.

B. khối Nga, Pháp, Mĩ với khối Đức, Italia, Nhật.

C. khối Liên Xô, Anh, Pháp với khối Đức, Áo-Hung, Italia.

D. khối Anh, Nga, Pháp với khối Đức, Italia, Hunggari

Câu 5: Giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến ở khu vực Đông Nam Á đều:

A. Suy thoái

B. Phát triển mạnh

C. Chậm phát triển.

D. Khủng hoảng triền miên

Câu 6: A Cha Xoa đã muợn vùng đất nào của Việt Nam để làm bàn đạp tấn công quân Pháp ở Campuchia?

A. Châu Đốc, Tây Ninh

B. Châu Đốc, Thất Sơn

C. Châu Đốc, Tịnh Biên

D. Châu Đốc, Hà Tiên

Câu 7: Nước nào ở Đông Nam Á trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây sớm nhất?

A. Lào

B. Inđônêxia

C. Việt Nam

D. Philippin

Câu 8: Ý nào sau đây không phải lí do khiến Mĩ giữ thái độ trung lập trong thời gian đầu của chiến tranh?

A. Mĩ muốn hạn chế sự thiệt hạị do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.

B. Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để làm giàu thông qua việc bán vũ khí cho cả hai phe tham chiến.

C. Chiến tranh sẽ làm cho các nước tham chiến suy yếu, Mĩ sẽ chiếm địa vị ưu thế.

D. Ở thời điểm đó, thuộc địa không phải là vấn đề cấp thiết đối với Mĩ.

Câu 9: Mĩ đã đưa ra học thuyết Mơn rô với nội dung cơ bản là:

A. “ Châu Mĩ của người châu Mĩ”.

B. “ Cái gậy lớn”.

C. “ Liên Mĩ”.

D. “Ngoại giao đồng đô la”.

Câu 10: Để bảo vệ nền độc lập của đất nước, chính sách của Xiêm là

A. cải cách, mở cửa buôn bán với bên ngoài, dựa vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước đế quốc.

B. dựa vào sự bảo trợ của Mĩ để chống sự xâm lược của Anh và Pháp.

C. đóng cửa, không cho các thương nhân nước ngoài đến Xiêm buôn bán.

D. cải cách duy tân đất nước theo tấm gương của Nhật Bản.

Câu 11: Biện pháp chủ yếu nào dưới đây được các nước thực dân áp dụng để cai trị đối với các nước thuộc địa ?

A. Bần cùng hóa

B. Chia để trị..

C. Đồng hóa.

D. Ngu dân.

Câu 12: Vì sao trong cuộc đua giành giật thuộc địa của chiến tranh thế giới thứ nhất Đức là kẻ hung hăng nhất?

A. Vì Đức là kẻ đứng đầu trong phe liên minh.

B. Vì Giới cầm quyền Đức đã vạch sẳn kế hoạch chiến tranh.

C. Vì Đức có tiềm lực về kinh tế và tham vọng mở rộng lãnh thổ.

D. Vì Đức có tiềm lực về kinh tế và quân sự nhưng ít thuộc địa.

Câu 13: Ý nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương

B. Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa

C. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc

D. Nền kinh tế các nước Châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh

Câu 14: Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại của kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức trong giai đoạn đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Quân Đức dồn binh lực sang mặt trận phía Đông, cùng quân Áo – Hung tấn công Nga quyết liệt

B. Quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều quân từ mặt trận phía Tây về chống lại quân Nga

C. Quân Đức tấn công Bỉ, chặn con đường ra biển, không cho quân Anh sang tiếp viện

D. Quân Pháp phản công giành thắng lợi trên sông Mácnơ, quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu

Câu 15: Trước nguy cơ thất bại, chính phủ mới được thành lập ở Đức (3/10/1918) đã làm gì?

A. Chấp nhận bồi thường cho Mĩ

B. Đề nghị thương lượng với Mĩ

C. Kí hiệp ước với Mĩ thừa nhận thất bại

D. Bắt tay liên minh với Mĩ

Câu 16: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân khiến Mĩ quyết định tham gia vào cuộc chiến thế giới thứ nhất?

A. Mĩ muốn kết thúc chiến tranh.

B. Mĩ muốn phân chia thành quả với phe Hiệp ước.

C. Mĩ muốn tiêu diệt cả hai phe.

D. Phong trào cách mạng ở các nước dâng cao.

Câu 17: Sự kiện tiêu biểu nhất trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân phương Tây của nhân dân Châu Phi là

A. Cuộc đấu tranh của nhân dân An giê ri.

B. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê ti ô pi a.

C. Cuộc đấu tranh của nhân dân Ai cập.

D. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Xu đăng.

Câu 18: Cuộc khởi nghĩa được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia là:

A. Khởi nghĩa Pu côm bô

B. Khởi nghĩa Si vô tha

C. Khởi nghĩa Achaxoa

D. Khởi nghĩa Caomma đam

Câu 19: Nội dung chủ yếu của Hòa ước Brét Litốp là

A. Hai bên bắt tay cùng nhau chống đế quốc

B. Phá vỡ tuyến phòng thủ của Đức ở biên giới hai nước

C. Nước Nga rút ra khỏi chiến tranh đế quốc

D. Hai nước hòa giải để tập trung vào công cuộc kiến thiết đất nước

Câu 20: Vì sao trong cuộc đua giành giật thuộc địa của chiến tranh thế giới thứ nhất Đức là kẻ hung hăng nhất?

A. Vì Đức có tiềm lực về kinh tế và tham vọng mở rộng lãnh thổ.

B. Vì Giới cầm quyền Đức đã vạch sẳn kế hoạch chiến tranh.

C. Vì Đức là kẻ đứng đầu trong phe liên minh.

D. Vì Đức có tiềm lực về kinh tế và quân sự nhưng ít thuộc địa

Câu 21: Từ cuối thế kỉ XVIII dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng tư sản nào làm cho phong trào chống thực dân ở các nước Mĩ La Tinh phát triển mạnh mẽ ?

A. Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ và cuộc cải cách nông nô ở Nga.

B. Cuộc cách mạng tư sản Pháp và chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.

C. Nội chiến ở Mĩ và cách mạng tư sản Pháp.

D. Cuộc cải cách nông nô ở Nga và nội chiến ở Mĩ.

Câu 22: Đế quốc nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”.

A. Mĩ.

B. Anh.

C. Đức.

D. Nhật Bản.

Câu 23: Vào giữa thế kỉ XIX vương quốc Xiêm đứng trước sự xâm nhập đe dọa

A. Mĩ, Hà Lan, Pháp

B. Anh, Pháp, Mĩ

C. Anh, Pháp, Tây Ban Nha

D. Anh, Pháp

Câu 24: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi cuối thế kỉ XIX thất bại

A. Thực dân phương Tây mạnh về kinh tế và quân sự.

B. Phong trào đấu tranh còn non yếu.

C. Trình độ tổ chức còn ở mức thấp, sự chênh lệch về lực lượng.

D. Đảng cộng sản Châu Phi chưa kịp thời lãnh đạo phong trào.

Câu 25: Trước tình hình khủng hoảng của các nước Đông Nam Á vào giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây đã

A. mở rộng và từng bước hoàn thành việc xâm lược Đông Nam Á

B. đầu tư vào Đông Nam Á.

C. giúp đỡ các nước Đông Nam Á.

D. tiến hành thăm dò, xâm lược Đông Nam Á.

Câu 26: Lãnh đạo tổ chức chính trị bí mật ‘’Ai Cập trẻ ‘’ là :

A. A cha xoa.

B. Át-mét A-ra-bi

C. Mu-ha-mét Át-met.

D. Áp-đen-Ca-đe.

Câu 27: Ý nào không phản ánh đúng mục đích thành lập của hai khối quân sự đối đầu (Liên minh và Hiệp ước) đầu thế kỉ XX?

A. Ôm mộng xâm lược, cướp đọat lãnh thổ và thuộc địa của nhau

B. Giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm thế giới tư bản

C. Để tăng cường chạy đua vũ trang

D. Để lôi kéo đồng minh

Câu 28: Đâu là kết cục nằm ngoài mong muốn của giai cấp tư sản trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất?

A. Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi và sự ra đời của nước Nga Xô Viết.

B. Phe Liên minh Đức, Áo, Hunggari lần lượt tuyên bố đầu hàng.

C. 11/01/1918 Đức ký hiệp định đầu hàng không điều kiện.

D. 11/ 1917 Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh thế giới.

II: TỰ LUẬN: (3 điểm)

Câu hỏi: Em hãy lập bảng thống kê diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ở giai đoạn thứ hai theo yêu cầu: Thời gian, sự kiện, kết quả?

Đề kiểm giữa học kì I lớp 11 môn Lịch sử – Đề 2

SỞ GD&ĐT ………..

TRƯỜNG THPT……………

(Đề có 5 trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021

MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11

Thời gian làm bài …… Phút; 

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?

A. Nông nghiệp lạc hậu.

B. Công nghiệp phát triển.

C. Thương mại hàng hóa.

D. Sản xuất quy mô lớn.

Câu 2. Ý nào không phản ánh đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh.

C. Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản.

D. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

Câu 3. Hiến pháp năm 1889 quy định thể chế của nước Nhật là chế độ nào?

A. Dân chủ cộng hòa.

B. Dân chủ đại nghị.

C. Cộng hòa tư sản.

D. Quân chủ lập hiến.

Câu 4. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình Ấn Độ giữa thế kỉ XIX?

A. Thực dân Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ.

B. Anh và Pháp bắt tay nhau cùng thống trị Ấn Độ.

C. Chế độ phong kiến Ấn Độ sụp đổ hoàn toàn.

D. Các nước đế quốc từng bước can thiệp vào Ấn Độ.

Câu 5. Trong Đảng Quốc đại, Ti-lắc là thủ lĩnh của phái

A. Lập hiến.

B. Ôn hòa.

C. Cấp tiến.

D. Cộng hòa.

Câu 6. Thành phần chủ yếu sáng lập Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là

A. giai cấp tư sản Ấn Độ.

B. giai cấp công nhân Ấn Độ.

C. giai cấp nông dân Ấn Độ.

D. tầng lớp trí thức ở Ấn Độ.

Câu 7. Người khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là

A. Hồng Tú Toàn và Lương Khải Siêu.

B. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.

C. Từ Hi Thái hậu và Khang Hữu Vi.

D. Khang Hữu Vi và Tôn Trung Sơn.

Câu 8. Để trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, chính quyền Mãn Thanh đã làm gì?

A. Ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”.

B. Quyết định thực hiện công nghiệp hóa đất nước.

C. Trao quyền kinh doanh đường sắt cho công ti nước ngoài.

D. Xây dựng mạng lưới đường sắt đến các thành phố lớn ở Trung Quốc.

Câu 9. Ý nào không thể hiện đúng mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội?

A. Đánh đổ triều đình Mãn Thanh.

B. Tấn công tô giới của đế quốc tại Trung Quốc.

C. Khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc.

D. Thực hiện bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

Câu 10. Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của

A. Thực dân Anh.

B. Thực dân Pháp.

C. Thực dân Hà Lan.

D. Thực dân Tây Ban Nha.

Câu 11. Sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Campuchia năm 1863?

A. Thực dân Pháp buộc Cam-pu-chia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng.

B. Chính phủ Cam-pu-chia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp.

C. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước.

D. Cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam.

Câu 12. Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đều theo khuôn mẫu từ

A. Hoa Kì.

B. các nước phương Tây.

C. Nhật Bản.

D. Trung Quốc.

Câu 13. Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc biến thành thuộc địa vì

A. thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

B. thực hiện chính sách dựa vào các nước lớn.

C. vua Ra-ma tiến hành cải cách đất nước.

D. kí các hiệp ước bất bình đẳng với Anh, Pháp.

Câu 14. Người lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Xu-đăng năm 1882 là

A. Pu-côm-bô.

B. Áp-đen Ca-đe.

C. Át-mét A-ra-bi.

D. Mu-ha-mét Át-mét.

Câu 15. Cuối thế kỉ XIX cuộc đấu tranh nào của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây được xem là tiêu biểu nhất?

A. Cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập.

B. Cuộc đấu tranh của nhân dân An-giê-ri.

C. Cuộc đấu tranh của nhân dân Mô-dăm-bích.

D. Cuộc kháng chiến của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a.

Câu 16. Sau khi giành được độc lập, vấn đề quan trọng nhất mà nhân dân Mĩ Latinh phải tiếp tục đối mặt là

A. tình trạng nghèo đói.

B. kinh tế, xã hội lạc hậu.

C. các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo.

D. chính sách bành trướng của Mĩ.

Câu 17. Sự kiện lịch sử thế giới nổi bật vào năm 1914 là

A. hội nghị Véc-xai được khai mạc tại Pháp.

B. hội nghị Oa-sinh-tơn được tổ chức tại Mĩ.

C. cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ.

D. chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

Câu 18. Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX chủ yếu vì

A. vấn đề sở hữu vũ khí mới.

B. vấn đề thuộc địa.

C. chiến lược phát triển kinh tế.

D. chính sách đối ngoại.

Câu 19. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?

A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.

B. Mâu thuẫn giữa tư sản với chúa phong kiến ở các nước tư bản.

C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân ở các nước tư bản.

D. Thái tử Áo – Hung bị một người yêu nước Xéc-bi ám sát.

Câu 20. Đức sử dụng chiến lược nào trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

A. Đánh nhanh thắng nhanh.

B. Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán.

C. Tiến công thẳng vào phe Hiệp ước.

D. Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng.

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Trình bày kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

Câu 2 (3 điểm). Nêu và phân tích điểm giống và khác nhau giữa duy tân Minh Trị 1868 ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX.

……………

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/bo-de-thi-giua-hoc-ki-i-mon-lich-su-lop-11-42539/feed 0