Bộ đề thi giữa học kì I môn Sinh học lớp 10 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 14:23:58 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.10 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Bộ đề thi giữa học kì I môn Sinh học lớp 10 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Đề thi giữa học kì I môn Sinh học lớp 10 năm 2020 – 2021 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-giua-hoc-ki-i-mon-sinh-hoc-lop-10-42543 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-giua-hoc-ki-i-mon-sinh-hoc-lop-10-42543#comments Fri, 23 Oct 2020 11:03:46 +0000 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-giua-hoc-ki-i-mon-sinh-hoc-lop-10-42543

Related posts:

  1. Hướng dẫn giải bài toán lớp 4: Dạng toán thêm, bớt một chữ số ở bên trái một số
  2. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  3. Bài viết số 3 lớp 8 đề 2: Thuyết minh về chiếc mũ (nón) bảo hiểm
]]>
Đề thi giữa học kì I môn Sinh học lớp 10 năm 2020 – 2021

Đề thi giữa học kì I môn Sinh học lớp 10 năm 2020 – 2021, Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2020 – 2021 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi

Kì thi giữa học kì 1 đang đến gần, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo, các bạn học sinh lớp 10 tài liệu Đề thi giữa học kì I môn Sinh học lớp 10 năm 2020 – 2021.

Đây là tài liệu hữu ích, có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi dành cho các bạn học sinh lớp 10 ôn tập và hệ thống kiến thức đã học cũng như giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi. Sau đây, mời quý thầy cô và các bạn học sinh tải về để xem trọn bộ tài liệu.

Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học 10

Mức độ

Chủ đề

Các mức độ nhận thức
  Nhận biết Hiểu Vận dụng
      Vận dụng thấp Vận dụng cao
  TN TL TN TL TN TL TN TL

Giới thiệu chung về thế giới sống

* Nêu được các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống.
* Nêu được các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
* Nêu được khái niệm về giới, các đơn vị phân loại trong mỗi giới và hệ thống phân loại 5 giới.
* Nêu được đặc điểm chính của các giới sinh vật

– Giải thích tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
– Giải thích được các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
– Nêu được đặc điểm chính
phân biệt giới khởi sinh với các giới còn lại.
* Phân biệt được giới nấm với giới thực vật.

 

 

 

Nhận dạng các giới sinh
vật thông qua đại diện

 

Số câu: 2   2   1      
Số điểm 0.5   0.5   0.25      
Tỉ lệ 40%   40%   20%      

Thành phần hoá học của tế bào

* Nêu được các nguyên tố học tham gia cấu tạo tế bào và cơ thể, vai trò của các nguyên tố đại lượng vi lượng.
* Nêu được cấu trúc, đặc tính hoá lí và vai trò của nước đối với tế bào
* Trình bày được cấu trúc hoá học và chức năng của cacbohidrat.
* Nêu được cấu tạo và chức năng của mỡ và photpholipit.
* Nêu được cấu trúc và chức năng của protein.
* Trình bày được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN

* Phân biệt được nguyên tố đại lượng và vi lượng.
*Phân biệt các loại đường.
* Phân biệt được mỡ và dầu.
*Phân biệt mỡ với photpholipit.
* Giải thích tính chất của lipit, đặc tính của photpholipit.
* Hiểu được hiện tượng biến tính protrein
* Phân biệt được ADN với ARN.

* Nhận dạng được nhóm nguyên tố đại lượng và vi lượng.
* Giải thích hiện tượng thực tế khi đưa tế bào sống vào trong ngăn đá tủ lạnh, và các hiện tượng thực tế liên quan đến tính phân cực của nước
* Nhận dạng thực tế các nhóm đường, các sắc tố có bản chất là lipit.
* Giải thích được hiện tường thực tế là tại sao phải ăn protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau và tại sao các loại thịt khác nhau thì lại khác nhau.
* Giải thích được hiện tượng thực tế từ tính đặc trưng của ADN.

* Kết luận đúng về các thành phần hoá học của tế bào
*Lập bảng so sánh ADN với ARN
* Bài tập về AND

Số câu 4   3   2 1 2 1
Số điểm 1   0.75   0.5 0.75 0.5 1
Tỉ lệ 22.22%   16.67%   11.11% 16.67% 11.11% 22.22%

Cấu trúc của tế bào

– Nêu được đặc điểm của tế bào nhân sơ.

– Nêu được cấu tạo và chức năng của các thành phần TB nhân sơ.
-Nêu đặc điểm chung của TB nhân thực.

– Nêu được cấu tạo và chức năng của các thành phần cấu tạo của tế bào

– Giải thích được tại sao lại gọi tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ.
– Giải thích được ưu điểm của kích thước nhỏ ở tế bào nhân sơ.
– Giải thích sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của các bào quan.

– Giải thích hiện tượng thực tế về máu sắc của lá cây.
– Nhận dạng thưc tế về loại bào quan có ở các tế bào.

 

Số câu 4   2 1 2 1    
Số điểm 1   0.5 0.75 0.5 1.5    
Tỉ lệ 23.53%   11.76% 17.65% 11.76% 35.30%    

Đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 10 môn Sinh học

SỞ GD&ĐT ……….

TRƯỜNG THPT……….

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2020 – 2021

MÔN: SINH HỌC – LỚP 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. Cacbon hiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ các nguyên tố sau

A. H, O, N

B. C, H, N.

C. C, H, O

D. C, O, N

Câu 2. Tại sao hàng ngày ta phải ăn nhiều Protein từ nhiều loại thực phẩm khác nhau?

A. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại axitamin khác nhau

B. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại đường khác nhau

C. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại axit béo khác nhau

D. Để đảm bào cung cấp đủ các Nucleotit tự do khác nhau

Câu 3. Muốn xác định nhân thân, hai người có cùng huyết thống thì người ta làm gì?

A. Xác định trình tự axit amin trong protein

B. Đếm số lượng axitamin trong protein

C. Xác định trình tự Nu trong ADN

D. Đếm số Nu trong ADN của mỗi người

Câu 4. Khi ta đun sôi nước lọc cua thì thấy thịt cua đông lại thành từng mảng. Hiện tượng này gọi là

A. hiện tượng biến đổi B. hiện tượng biến tính C. hiện tượng đột biến D. hiện tượng biến dị

Câu 5. Một đơn phân của ADN được cấu tạo từ các thành phần

A. Đường C5H10O5, Axit phôtphoric, Bazơnitric loại A, T, G, X

B. Đường C5H10O5, Axit phôtphoric, Bazơnitric loại A, U, G, X

C. Đường C5H10O4, Axit phôtphoric, Bazơnitric loại A, T, G, X

D. Đường C5H10O4, Axit phôtphoric, Bazơnitric loại A, U, G, X

Câu 6. Trong sinh giới, các sinh vật được phân chia thành các giới theo thứ tự như sau

A. khởi sinh, nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật

B. nguyên sinh, khởi sinh, động vật, nấm, thực vật

C. nấm, thực vật, động vật, khới sịnh, nguyên sinh

D. động vật, thực vật, nấm, khởi sinh, nguyên sinh

Câu 7. Cấu tạo cơ thể đơn bào, nhân sơ, dinh dưỡng kiểu cộng sinh, kí sinh hoặc hoại sinh là đặc điểm của giới nào sau đây?

A. Nguyên sinh

B. động vật

C. Khởi sinh

D. thực vật

Câu 8. Chuỗi polipeptit dạng mạch thẳng liên tục cuộn xoắn hai lần sẽ tạo ra phân tử Protein cấu trúc bậc mấy?

A. Bậc bốn

B. Bậc ba

C. Bậc hai

D. Bậc một

Câu 9. Cho các đặc điểm sau: (1) sống tự dưỡng; (2) Trong tế bào có chất diệp lục; (3) di chuyển nhanh, (4) Phản ứng chậm với kích thích, ( 5) Sống cố định, (6) lấy ưhức ăn từ môi trường. Đặc điểm của giới thực vật là

A. (1), (2), (4), (6)

B. (1), (2), (4), (5)

C. (2), (3), (4), (6)

D. (2), (3), (4), (5)

Câu 10. Cho các dấu hiệu sau (1) chỉ có ở tổ chức sống cấp cao hơn, (2) tổ chức sống cấp dưới không có được, (3) được hình thành do sự tương tác của các bộ phân cấu thành. Đây là nội dung của đặc điểm nào trong thế giới sống?

A. Một hệ thống mở

B. Đặc điểm nổi trội

C. Nguyên tắc thứ bậc

D. Khả năng tự điều chỉnh

Câu 11. Trong phân tử ADN, số nucleotit loại A luôn bằng loại T và G luôn bằng X. Khi tính tổng số Nu trong phân tử ADN (N) thì ta sử dụng công thức nào sau đây?

A. N = 2A + 3G

B. H = 2A + 2G

C. N = 2A +2G

D. H = 2A + 3G

Câu 12. Nguyên tố nào sau đây không thuộc nhóm nguyên tố đa lượng ?

A. Iod

B. Cacbon

C. Lưu huỳnh

D. Phôtpho

Câu 13. Tại sao khi được sấy khô thì thực phẩm được bảo quản lâu hơn?

A. Một số chất độc bị bốc hơi gần hết.

B. Tính phân cực của phân tử nước bị mất.

C. Các chất hữu cơ gắn thành một khối bền chắc.

D. Hạn chế sự sinh sản của vi khuẩn và nấm

Câu 14. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm tế bào, …(1), quần xã, hệ sinh thái, …(2) và sinh quyển. (1) và (2) lần lượt là

A. (1) cơ thể, (2) hệ cơ quan

B. (1) phân tử, (2) bào quan

C. (1) mô, (2) quần thể

D. (1) cơ thể, (2) quần thể

Câu 15. Vai trò chủ yếu của nước trong tế bào là

A. tham gia hoạt hóa enzim B. tham gia các phân tử hữu cơ

C. tham gia duy trì sự sống D. tham gia cấu tạo tế bào

Câu 16. các hợp chất nào sau đây chủ yếu được cấu tạo từ hai phân tử đường đơn?

A. Fructôzơ, Glucôzơ , Galactôzơ B. Mantôzơ, Glucôzơ, Lactôzơ

C. Fructôzơ, Saccarôzơ, Galactôzơ D. Mantôzơ, Saccarôzơ, Lactôzơ

PHẦN II: TỰ LUẬN (6.0 ĐIỂM)

Câu 1: Trình bày cấu tạo và phân loại Cacbohydrat? Mỗi loại cho ví dụ kèm theo? ( 1.0 điểm)

Câu 2: Cho biết tế bào thực vật khác với tế bào động vật ở những điểm cơ bản nào? (1.0 điểm)

Câu 3: So sánh cấu trúc của ti thể với cấu trúc của lục lạp ( 1.25 điểm)

Câu 4: So sánh đặc điểm của 3 nhóm sinh vật sau: Nấm, Thực vật, Động vật? (1.25 điểm)

Câu 5: Một phân tử ADN có 0.408µm và hiệu số giữa A và Nucleotit không bổ sung với nó là 10%. Hãy tính tổng số Nucleotit của gen và số liên kết hidro của gen (1.0 điểm)

Câu 6: Giải thích tại sao khi quan sát tế bào gan của một người bị bệnh dưới kính hiển vi điện tử, người ta thấy hệ thống lưới nội chất trơn tăng lên một cách bất thường? (0.5 điểm)

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh 10

I. Trắc nghiệm: Tự làm

II. Tự luận

Câu hỏi

Hưỡng dẫn chấm

Điểm

Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân sơ (1.5 điểm)

 

– Kích thước nhỏ 1 – 5 micromet

– Chưa có nhân hoàn chỉnh

– Tế bào chất không có hệ thống nội màng, không có bào quan có màng bao bọc

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của màng sinh chất ở tế bào nhân thực (1.0 đ)

Cấu tạo: gồm lớp kép phospholipits và protein, ngoài ra cong có các gai glycoprotein (dấu chuẩn) và một số yếu tố khác

CHức năng:

bảo vệ các bào quan bên trong tế bào

Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường

0.5 điểm

 

0.5 điểm

Câu 3: So sánh cấu tạo và chức năng của ti thể với lục lạp ( 1.75 điểm)

 

-Giống nhau: có hai lớp màng, có AND và Rib, đều chứa các enzim

Khác nhau

Ti thể: màng trong gấp khúc tạo thành các mào chứa enzim hô hấp

Lục lạp màng trong trơn láng, bên trong chứa các Grana chứa sắc tố quang hợp và chất nền chứa enzim quang hợp

0.75điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 4: Phân biệt cấu trúc và chức năng của AND với ARN ( 1.25 điểm)

 

Cấu trúc

AND

ARN (mARN, tARN, rARN)

+ Đặc điểm cấu trúc

 

+ Liên kết giữa các nuclêotit trên 1 mạch

+ Liên kết giữa các nuclêotit trên 2 mạch

+ Hai chuỗi polinuclêotit xoắn song song quanh một trục tưởng tượng.

 

+ Liên kết cộng hóa trị.

 

+ Liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung. A –T; G – X

+ mARN cấu trúc 1 mạch thẳng., tARN cấu trúc 1 mạch có 3 thuỳ tròn, rARN cấu trúc 1 mạch có vòng xoắn cục bộ.

+ Liên kết cộng hóa trị; tARN và rARN có những đoạn LK Hiđrô theo nguyên tắc bổ sung.

+ Gập lại song song..

Chức năng

 

 

Mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền

mARN: Mang thông tin tổng hợp prôtêin

tARN: vận chuyển axit amin tới nơi tổng hợp prôtêin

rARN: Tham gia cấu tạo ribôxôm

 

 

Câu 5: Một phân tử AND có 150 chu kỳ xoắn và tỷ lệ A/G = 2/3. Hãy tính

– Tổng số Nucleotit của gen ( 0.25 điểm)

-Số Nucleotit mỗi loại (0.25 điểm)

 

– Tổng số Nu N = Cx 20 = 150 X 20 = 3000 Nu

– Có A + G = 1500 mà A = 2/3 G

– Suy ra A = T = 600Nu

G = X = 900Nu

 

0.25

điểm

 

0.25

điểm

]]>
https://quatangtiny.com/bo-de-thi-giua-hoc-ki-i-mon-sinh-hoc-lop-10-42543/feed 1