Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 8 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 00:47:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.9 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 8 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020 – 2021 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-khao-sat-chat-luong-dau-nam-mon-ngu-van-lop-8-38656 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-khao-sat-chat-luong-dau-nam-mon-ngu-van-lop-8-38656#respond Fri, 23 Oct 2020 04:49:10 +0000 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-khao-sat-chat-luong-dau-nam-mon-ngu-van-lop-8-38656

Related posts:

  1. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  2. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  3. Phân tích hình tượng con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
]]>
Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020 – 2021, Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020 – 2021 gồm 5 đề thi, có

Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020 – 2021 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Tài Liệu Học Thi muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Tài liệu bao gồm 5 đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án chi tiết kèm theo giúp các em học sinh ôn tập các dạng bài tập Ngữ văn. Đồng thời giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo ra đề kiểm tra cho các em học sinh lớp 8. Nội dung chi tiết mời bạn đọc cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 8

Đề khảo sát Ngữ văn 8 – Đề 1

I/- Văn- Tiếng Việt (4 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Hãy nêu những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ?

Câu 2: (1 điểm)

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” Phạm Duy Tốn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào để vạch trần bản chất “lòng lang dạ sói” của tên quan phụ mẫu trước sinh mạng của người dân? Qua cảnh đắp đê, đê vỡ, đánh tổ tôm và ù to, em hãy khái quát giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn.

Câu 3 (2 điểm)

Chuyển đổi mỗi câu chủ động sau thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.

a. Các kiến trúc sư xây dựng ngôi nhà này trong 3 năm.

b. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài : Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”.

Đề khảo sát Ngữ văn 8 – Đề 2

A. VĂN – TIẾNG VIỆT: (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” là của tác giả nào? Nêu nội dung chính của truyện.

Câu 2. (2 điểm)

Tìm phép liệt kê trong câu văn sau. Xét về cấu tạo, em cho biết đó là kiểu liệt kê gì?

“Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng.” (Thép Mới)

Câu 3. (1 điểm) Chuyển đổi câu chủ động dưới đây thành câu bị động.

– Chúng em nghiêm chỉnh chấp hành mọi luật lệ giao thông.

B. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)

Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng đầu tiên.

Đề khảo sát Ngữ văn 8 – Đề 3

Câu 1 (1đ): tìm từ trái nghĩa với các từ sau: dài, cao, sạch, hiền.

Câu 2 (1đ) : Thêm trạng ngữ vào các câu sau :

a, ……………cây cối đâm chồi nảy lộc.

b,…………… thành phố lên đèn như sao sa.

Câu 3(2đ) : Truyện ngắn Sống chết mặc bay ( ngữ văn 7) là của tác giả nào? Nội dung chính ?

Câu 4(1đ) : Trong các từ sau đây:

Lom khom, soàn soạt, rón rén, hu hu .

Từ nào thuộc từ tượng hình?

Câu 5(1đ) : Nêu tên tác giả, thể loại văn bản “Trong lòng mẹ” (Ngữ văn 8 – Tập 1)

Câu 6: (4đ)

Bằng một bài văn ngắn, em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ :

“ Đói cho sạch, rách cho thơm.”

Đề khảo sát Ngữ văn 8 – Đề 4

I. Văn học: (3 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm)

Chép lại chính xác bốn câu tục ngữ về con người và xã hội?

Câu 2: (2,0 điểm)

Trình bày những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản: Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn?

II. Tiếng Việt: (3 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm).

Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ minh họa?

Câu 2: (2,0 điểm).

Xác định câu đặc biệt trong các câu sau và cho biết tác dụng của chúng?

a/ Trời ơi! Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa.

(Khánh Hoài)

b/ An gào lên:

– Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!

– Chị An ơi!

Sơn đã nhìn thấy chị.

(Nguyễn Đình Thi)

III. Tập làm văn. (4,0 điểm).

Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Đáp án đề thi KSCL đầu năm lớp 8 môn Ngữ văn

Đáp án đề Ngữ văn 8 – Đề 1

 

Đáp án

Biểu điểm

Văn

Câu 1

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2

+ Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ :

– Ở: nhà sàn đơn sơ. Trong bữa ăn rất đạm bạc, dân dã, đời thường.

– Cách làm việc: suốt đời, suốt ngày.

– Trong cách nói và viết: câu nói ngắn gọn, dễ hiểu và có ý nghĩa sâu xa.

=> Cuộc sống giản dị, thanh bạch, tao nhã, suốt đời vì dân, vì nước.

+ Trong văn bản “Sống chết mặc bay” Phạm Duy Tốn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc:

– Tương phản.

– Tăng cấp.

– Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập gay gắt và hoàn toàn giữa cuộc sống của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại tiêu biểu là tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú trước sinh mạng của người dân.

– Giá trị nhân đạo: Đó là sự cảm thông sâu sắc của tác giả trước cảnh nhân dân hộ đê vô cùng vất vả và cảnh nhân dân điêu linh sau khi đê vỡ .

(0,25 điểm)

(0,25 điểm)

 

(0,25 điểm)

 

(0,25 điểm)

 

 

 

(0,25 điểm)

(0,25 điểm)

(0,25 điểm)

 

 

(0,25 điểm)

 

 

Câu 3

 

a. Các kiến trúc sư xây dựng ngôi nhà này trong 3 năm.

– Cách 1: Ngôi nhà này được các kiến trúc sư xây dựng trong 3 năm.

– Cách 2: Ngôi nhà này xây dựng trong 3 năm.

b. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.

– Cách 1: Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.

– Cách 2: Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.

(0,5 điểm)

 

(0,5 điểm)

 

(0,5 điểm)

(0,5 điểm)

 

 

Tập làm văn

a. Mở bài :

– Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.

– Đặt vấn đề: Vậy cần học tập như thế nào? Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.

b. Thân bài:

* “Học, học nữa, học mãi” nghĩa là như thế nào?

– Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.

Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:

+ Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.

+ Học nữa: Vế trước đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa.

+ Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội.

*Tại sao phải “ Học, học nữa, học mãi” ?

– Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.

– Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.

– Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.

Học ở đâu và học như thế nào?

– Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống…

– Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc….

– Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi…

Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao (không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ…)

c. Kết bài:

– Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.

 

(0.5 điểm)

 

(0.5 điểm)

 

 

 

(0.25 điểm)

 

 

(0.5 điểm)

 

 

(0.5 điểm)

 

(0.5 điểm)

 

 

(0.25 điểm)

 

(0.5 điểm)

 

 

 

(0.5 điểm)

 

 

(0.25 điểm)

 

(0.25 điểm)

(0.5 điểm)

 

 

(1.0 điểm)

 

Đáp án đề Ngữ văn 8 – Đề 2

I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (5 điểm)

Câu Nội dung Điểm
Câu 1 – Tác giả: Phạm Duy Tốn 0,5
– Nội dung:+ Lên án gay gắt thái độ vô trách nhiệm của tên quan phủ. 1,0
+ Bày tỏ niềm thương cảm đối với nhân dân. 1,0
Câu 2 – Tìm đúng phép liệt kê: Tre, nứa, trúc, mai, vầu 0,5
– Kiểu liệt kê không theo từng cặp. 1,0
Câu 3 Chuyển đổi thành câu bị động:Mọi luật lệ giao thông được chúng em nghiêm chỉnh chấp hành. 1

B. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)

I. Yêu cầu chung: Viết thành bài văn có bố cục 3 phần.

– Nội dung: Kể diễn biến của buổi khai trường đầu tiên đòi hỏi năng lực và tình cảm mang tính cá nhân. Cần phải viết chân thực bằng những rung cảm chân thành.

– Hình thức: Rõ ràng, mạch lạc, lời văn trong sáng.

II. Yêu cầu cụ thể:

1. Mở bài (1 điểm):

Nêu cảm nhận chung.

2. Thân bài (3 điểm):

Diễn biến buổi khai trường đầu tiên:

– Đêm trước ngày khai trường;

– Trên đường đến trường;

– Lúc dự lễ khai trường.

3. Kết bài (1 điểm):

Cảm xúc của em

Đáp án đề Ngữ văn 8 – Đề 3

Câu 1 (1đ): Các từ trái nghĩa tương ứng với các từ đã cho là: ngắn, thấp, bẩn, ác

Câu 2 (1đ) : Học sinh có thể thêm những từ ngữ khác nhau vào trước câu, miễn sao có được trạng ngữ chỉ thời gian phù hợp với nghĩa của câu.

Câu 3: (2 điểm)

– Tác giả: Phạm Duy Tốn (0,5 điểm)

– Nội dung:

+ Lên án gay gắt thái độ vô trách nhiệm của tên quan phủ. (0,75 điểm)

+ Bày tỏ niềm thương cảm đối với nhân dân. (0,75 điểm)

Câu 4 (1đ)

Các từ tượng hình: lom khom, rón rén.

Câu 5 (1đ) :

Văn bản “ Trong lòng mẹ” (Ngữ văn 8 – Tập 1) thuộc thể loại hồi kí của nhà văn Nguyên Hồng

Câu 6 (4đ):

Yêu cầu về kĩ năng :

HS viết thành bài văn ngắn có bố cục 3 phần , giải thích rõ ràng, diễn đạt trôi chảy.

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

Yêu cầu về kiến thức :

– Giải thích nghĩa đen : Dù đói cũng phải ăn uống sạch sẽ.

Dù quần áo có rách cũng phải giữ cho thơm tho.

– Nghĩa bóng ( là chủ yếu):

Đói, rách : Là hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn

Sạch, thơm : Là cách sống không tham lam, biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách.

– Khẳng định tính đúng đắn và ý nghĩa giáo dục của câu tục ngữ, nêu một vài liên hệ với thực tiễn cuộc sống.

*Biểu điểm:

Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên : 4đ

Đạt 2/3 yêu cầu ( hoặc chỉ giải thích nghĩa bóng) : 3đ

Đạt ½ yêu cầu , có một số lỗi diễn đạt : 2đ

Chỉ diễn nôm, không có kĩ năng giải thích vấn đề: không cho quá 1đ.

Đáp án đề Ngữ văn 8 – Đề 4

I. Văn học; (3 điểm).

Câu 1: Chép đúng số dòng, đúng chính tả, ………. (1,0 điểm).

Câu 2:

* Nghệ thuật. (1 điểm)

– Xây dựng tình huống tương phản – tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn ngọn, rất sinh động.

– Lựa chọn ngôi kể khách quan.

– Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động.

* Ý nghĩa : (1 điểm)

– Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu – đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc ; đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

II. Tiếng Việt: (3 điểm)

Câu 1: Nêu chính xác khái niệm được (0,5 điểm)

Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.

Lấy ví dụ chính xác được (0,5 điểm)

Ví dụ: A! Mẹ đã về.

Câu 2: Xác định đúng 5 câu đặc biệt được (1,0 điểm). Nêu đúng tác dụng được (1,0 điểm ).

a/ Trời ơi! – Dùng để bộc lộ cảm xúc.

b/

– Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!

– Chị An ơi! → Dùng để gọi đáp.

III. Tập làm văn.

* Yêu cầu chung:

– Thể loại: Nghị luận.

– Kiểu bài: Nghị luận chứng minh.

– Nội dung: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

– Hình thức: Bố cục ba phần rõ ràng. Các luận điểm sáng rõ, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi về ngữ pháp, dùng từ, chính tả. Chữ viết sạch, đẹp,……..

* Yêu cầu cụ thể.

– Mở bài: Rừng là cuộc sống của chúng ta.

– Thân bài:

+ Rừng tạo môi trường sinh thái bảo vệ cuộc sống.

+ Rừng ngăn lũ từ miền cao, hạn chế lụt.

+ Nơi nào không bảo vệ rừng luôn chịu ảnh hưởng của lũ lụt.

+ Nhiều nơi đã bảo vệ rừng, trồng rừng nhân tạo, tạo nguồn sinh sống cho nhân dân vùng núi.

+ Rừng đẹp góp phần tạo nên cảnh quan du lịch ở nhiều nơi.

– Kết bài: Hãy ngăn chặn và trừng phạt kẻ phá rừng.

* Biểu điểm của phần Tập làm văn.

Điểm 4: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên.

Điểm 3: Đảm bảo các yêu cầu, sai không quá 5 lỗi chính tả.

Điểm 2: Nội dung đầy đủ nhưng chưa sâu, kết cấu diễn đạt khá.

Điểm 1: Hiểu đề và nêu được một số yêu cầu. Sai nhiều lỗi diễn đạt.

Điểm 0: Lạc đề hoặc không làm bài.

………….

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/bo-de-thi-khao-sat-chat-luong-dau-nam-mon-ngu-van-lop-8-38656/feed 0