Dàn ý viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Tue, 27 Oct 2020 21:45:17 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.9 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Dàn ý viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Bài văn mẫu lớp 11: Viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông https://quatangtiny.com/viet-bai-tham-gia-cuoc-van-dong-tim-giai-phap-dam-bao-an-toan-giao-thong-40155 https://quatangtiny.com/viet-bai-tham-gia-cuoc-van-dong-tim-giai-phap-dam-bao-an-toan-giao-thong-40155#respond Fri, 23 Oct 2020 13:52:25 +0000 https://quatangtiny.com/viet-bai-tham-gia-cuoc-van-dong-tim-giai-phap-dam-bao-an-toan-giao-thong-40155

Related posts:

  1. Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông (Dàn ý + 18 Mẫu)
  2. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  3. Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến (Dàn ý + 11 mẫu)
]]>
Bài văn mẫu lớp 11: Viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, Mời các bạn cùng tham khảo Bài văn mẫu lớp 11: Viết bài tham gia cuộc

Sau đây, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn Bài văn mẫu lớp 11: Viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây.

Hy vọng tài liệu giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều ý tưởng hay và mới cho bài viết của mình. Sau đây, mời quý thầy cô giáo và các em cùng tham khảo.

Dàn ý viết bài tham gia vận động giải pháp đảm bảo an toàn giao thông

Dàn ý chi tiết số 1

1. Mở bài

– Giới thiệu: đảm bảo an toàn giao thông

2. Thân bài

a. An toàn giao thông là gì?

– An toàn là gì? An toàn là bình yên trọn vẹn, không xảy ra bất kì sơ suất gì ảnh hưởng đến bản thân và người xung quanh.

– Thế nào là an toàn giao thông? Là những người tham gia giao thông tuân thủ đúng luật giao thông …

b. Thực trạng an toàn giao thông hiện nay ra sao?

– Thực trạng giao thông hiện nay ở nước ta đang diễn ra phức tạp và những biểu hiện mất an toàn giao thông ngày càng tăng …

– Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần.

c. Vì sao bài toán an toàn giao thông ngày càng trở nên nan giải?

– Trước hết đó là ý thức kém của người tham gia giao thông.

– Hơn nữa luật giao thông chưa được phổ biến sâu rộng đến người dân.

– Biện pháp an toàn giao thông được thực hiện như thế nào?

– Không an toàn giao thông gây ra những thiệt hại gì? Không an toàn giao thông gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

– Làm thế nào để có được giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, nhất là đối với lứa tuổi học sinh? Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp …

3. Kết bài

– Đánh giá chung: đảm bảo an toàn giao thông.

– Bài làm tham khảo 1 Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.

Dàn ý chi tiết số 2

a. Mở bài

– Đặt vấn đề: trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.

– Nhận thức: tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước – cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

b. Thân bài

1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt nam hiện nay:

– Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 – 34 người chết và bị thương / 1 ngày.

– Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.

2. Hậu quả của vấn đề:

– Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.

– Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.

3. Nguyên nhân của vấn đề:

– Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm …)

– Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường …)

– Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn…)

– Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

4. Hành động của tuổi trê học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:

– Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.

– Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư…

– Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.

– Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông…

c. Kết bài

– An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.

– Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức… cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông …

Bài văn mẫu viết bài tham gia vận động giải pháp đảm bảo an toàn giao thông

Bài làm chi tiết số 1

“An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”.

Khẩu hiệu trên tuy ngắn gọn nhưng rất có ý nghĩa vì nó khuyên mọi người phải lo cho sự an toàn của bản thân mình và của mọi người, tránh gây ra những tai nạn đáng tiếc. Hiện nay, tai nạn giao thông chẳng những không giảm mà còn tăng lên đáng lo ngại. Vậy tuổi trẻ học đường – thế hệ tương lai của đất nước – có những suy nghĩ gì về cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông?

An toàn là gì? An toàn là bình yên trọn vẹn, không xảy ra bất lù sơ suất gì ảnh hưởng đến bản thân và người xung quanh. Thế nào là an toàn giao thông? Là những người tham gia giao thông tuân thủ đúng luật giao thông, không để xảy ra bất cứ tai nạn nào ảnh hưởng đến tính mạng đến của cải vật chất của bản thân mình và của người khác.

Tình trạng giao thông hiện nay ở nước ta đang diễn ra phức tạp những biểu hiện mất an toàn giao thông ngày càng tăng. Hiện nay dang diễn ra một thực trạng là phần lớn học sinh tham gia giao thông có ý thức chưa cao như phóng nhanh, vượt ẩu, đi bộ và băng qua đường không đúng quy định, chạy xe đạp dàn hàng hai, ba, thậm chí là năm, sáu trên đường gây cản trở giao thông…; phụ huynh lấn chiếm lòng đường để đưa đón học sinh vẫn tái diễn. Một số em chưa đủ tuổi nhưng vẫn điều khiển xe trên 50 phân khối đến trường. Nhiều trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, mô tô và vượt đèn đỏ khi đi qua các nút giao thông có đèn tín hiệu…, đi tắt bục, dàn hàng ngang trên đường, đi sai làn đường uống rượu bia trước khi tham gia giao thông, sử dụng điện thoại khi đi xe – chẳng những không nhường nhịn mà còn cố giành giật nhau từng khoảng trống trên đường, khi có va chạm nhẹ thì cố tình ăn vạ, rồi hung hăng đòi đánh người, hậu quả có khi còn nghiêm trọng hơn cả tai nạn thật…

Theo ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2014, cụ thể, từ ngày 16.12.2013 đến 15.12.2014 toàn quốc xảy ra 25.322 vụ tai nạn, khiến gần 9.000 người tử vong. Riêng tháng 12.2014, (từ ngày 16.11.2014 đến 15.12.2014), toàn quốc xảy ra hơn 2.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết 724 người.

Vì sao bài toán an toàn giao thông ngày càng trở nên nan giải? Trước hết là do ý thức kém của người tham gia giao thông. Khi đi đường, nhiều người bất chấp đèn báo, gặp đèn vàng, đèn đỏ vẫn ung dung “thẳng tiến”. Lại có những bác tài lái ô tô được mệnh danh là “tổ lái”: lạng lách, vượt đèn… là chuyện “cơm bữa”. Uống rượu, ngủ gật khi tham gia giao thông cũng không phải chuyện hiếm. Họ không ý thức được trách nhiệm phải đảm bảo an toàn cho hàng chục con người đang ngồi sau “vô lăng” của họ. Bên cạnh đó cũng có không ít người không có bằng lái nhưng vẫn điều khiển xe máy, ô tô. Trong đó phần nhiều là những bạn học sinh còn đang độ tuổi học sinh: tay lái còn yếu, phản xạ còn kém nên việc tham gia giao thông còn nhiều hạn chế. Nguy hiểm hơn, có nhiều bạn học sinh hoặc các nhóm thanh niên mới lớn tổ chức đua mô tô, xe máy… gây mất trật tự trị an, nguy hiểm đến tính mạng những người xung quanh và cho ngay cả bản thân họ. Luật giao thông cũng chưa được phổ biến sâu rộng đến người dân. Họ rất hồn nhiên đem rơm rạ, thóc lúa rải lên đường cao tóc, quôc lộ để phơi! Họ vô tư không kém khi lái xe đạp sang phần đường của ô tô xe máy rộng và thoáng hơn! Cơ sở vật chất cho giao thông cũng là nguyên nhân quan trọng. Phương tiện giao thông của chúng ta còn thiếu sót nhiều. Cùng với đó là hệ thống đường sá, cầu cống chưa đảm bảo. Có những quãng đường quốc lộ loang lổ vết “may vá” đắp đổi, lại có quãng xe đang lảo nhanh chợt sa vào… hố! Chưa hết, báo chí vài năm nay còn xôn xao vì bài ca “đào lên lấp xuống” những con đường. Là đường liên tỉnh, đường quốc lộ nhưng chỗ này đống đất, chỗ kia đống cát. Đường làm cả năm bảy năm chưa xong. Mùa nóng thì bụi ngất trời, mùa mưa như sa vào đầm lầy…

Không an toàn giao thông gây ra những thiệt hại gì? Không an toàn giao thông gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh thần dai dẳng. Các gia đình mất đi những người thân, xã hội mất đi những thành viên, những bàn tay lao động. May mắn hơn có người chỉ bị thương. Nhưng trong số ấy cũng có người phải mang bất hạnh suốt đời: bị mất đi một phần cơ thể, bị liệt, phải sống đời sống thực vật… Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt trong cuộc sống: trước hết, ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lí. Gia đình có người thân chết hoặc bị di chứng nặng nề về tinh thần, tình cảm; gây tâm lí hoang mang, bất an cho người tham gia giao thông. Ngoài ra tai nạn giao thông còn gây rối loạn an ninh trật tự: kẹt xe, ùn tắc giao thông; kẻ xấu lợi dụng móc túi, cướp giật… Tai nạn giao thông gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế bao gồm: chi phí mai táng cho người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông, về hạ tầng, chi phí khắc phục, chi phí điều tra…

Làm thế nào để có được giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, nhất là đối với lứa tuổi học sinh? Trước hết, công việc vô cùng cần thiết là học sinh tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường, lớp và tìm hiểu thêm đầy đủ hơn về vấn đề này. Vì họ là những chủ nhân trẻ tuổi của nước nhà nên cần có sự hiểu biết về giao thông để có thể làm chủ vấn đề an toàn giao thông, không để tai nạn xảy ra ngoài ý muốn. Có hiểu biết về pháp luật, chúng ta mới chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, không tham gia vào những hành vi phá hoại công trình giao thông… Có hiểu biết về luật pháp, ta mới tuyên truyền luật giao thông cho những người xung quanh, trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông, tham gia các đội thanh niên tình nguyện bảo an toàn giao thông… Thực tế cho thấy, nhiều đội thanh niên tình nguyện đã góp phần rất lớn vào việc giảm thiểu những vụ tắc đường, xử lí các vi phạm an toàn giao thông…

Nhà trường cần đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào nội quy nhà trường, vào các môn học và là một trong các nội dung đánh giá thi đua năm học. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy an toàn giao thông theo quy định, lồng ghép nội dung giáo dục an toàn giao thông trong các môn học: Đạo đức, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội… và các hoạt động của nhà trường; vận động học sinh, sinh viên hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân… Tập trung giáo dục thanh thiếu nhi, mẫu giáo, mầm non hình thành ngay nếp nghĩ, ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, giống như một công dân sinh ra phải biết hát Quốc ca nước mình. Thường xuyên triển khai các tiết học về quy tắc đảm bảo an toàn giao thông tại các buổi học chính khoá, ngoại khoá trong các môn. Đồng thời, thực hiện lồng ghép tuyên truyền vào các buổi chào cờ đầu tuần; tổ chức mời các chuyên gia về an toàn giao thông đến nói chuyện với các em; xây dựng các tiểu ban an toàn giao thông ngay tại mỗi lớp do bạn lớp trưởng phụ trách, nhắc nhở và giám sát học sinh trong lớp thực hiện nghiêm chỉnh các quy định…

Tổ chức chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” cho học sinh lớp 3, 4, 5 và “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cho học sinh lớp 10, 11, 12 tham gia: Các em được hướng dẫn cách đội mũ bảo hiểm đúng cách, cách ngồi an toàn sau xe máy, xe đạp. Đây đều là những kiến thức cần thiết rất gần gũi với đời sống hàng ngày. Khuyến khích việc học và dạy an toàn giao thông trong nhà trường: có thể tổ chức trò chơi, hội thi an toàn giao thông cho học sinh – sinh viên từng cấp như ghép biển báo giao thông và thử tài trí nhớ… Đây là phương pháp hiệu quả giúp các em biết cách tự bảo vệ mình khi tham gia giao thông cùng nhiêu loại phương tiện khác.

Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên Đưa việc chấp hành Luật Giao thông Đường bộ thành một tiêu chí dể đánh giá đạo đức của học sinh, cũng như một tiêu chí để đánh giá thi đua của nhà trường.

Một điều đáng nói nữa là trong cuộc vận dộng tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, chúng ta cần chú ý đến vấn đề xây dựng văn hoá giao thông trong văn hoá học đường. Phải bắt đầu xây dựng một môi trường văn hoá giao thông lành mạnh với những tiêu chuẩn, mô hình cụ thể để tạo nên thói quen ứng xử có văn hoá, đúng pháp luật khi tham gia giao thông. Vậy thế nào là văn hoá giao thông? Văn hoá giao thông biểu hiện dưới nhiều khía cạnh, trong đó, người tham gia giao thông tự giác chấp hành các quy định của pháp luật, nghiêm túc chịu phạt nếu sai phạm, ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm là thái độ có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng xã hội. Xây dựng văn hoá giao thông là phải tập trung nâng cao ý thức, thay đổi suy nghĩ của người tham gia giao thông: cần phải tôn trọng pháp luật. Nhà văn Mác-xim Gor-ki từng nói:

“Mục đích của văn hoá là giúp cho con người hiểu rõ bản thân, nâng cao lòng tự tin và nuôi dưỡng trong họ khát vọng về chân lí. Nó thức tỉnh trong tâm hồn họ sự hổ thẹn, lòng căm phẫn, tính gan dạ và làm đủ cách để con người trở nên mạnh mẽ và cổ vũ cuộc đời mình bằng tinh thần thiêng liêng của cái đẹp”.

Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề an toàn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra. Đây là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, cũng là lời nhắc nhở học sinh: hãy chấp hành luật giao thông và tuyên truyền cho mọi người chấp hành nghiêm chỉnh để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình với khẩu hiệu:

“An toàn là bạn, tai nạn là thù”.

Bài làm chi tiết số 2

Từ lâu, an toàn giao thông đã là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Thế nhưng, hiện nay, số vụ tai nạn giao thông lại đang gia tăng cả về số lượng hay chất lượng. Tình trạng an toàn giao thông ở nước ta hiện nay đã được xếp vào mức báo động đỏ. Vậy, làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đây là câu hỏi lớn chờ sự giải đáp và cụ thể hóa bằng hành động của tất cả mọi người.

“Thảm họa quốc gia” là cụm từ vô cùng đau xót khi nói về thực trạng giao thông ở nước ta hiện nay. Theo những số liệu gần đây, trung bình ở nước ta mỗi ngày có 24 người chết, hơn 60 người bị thương tật suốt đời vì tai nạn giao thông. Những con số biết nói này làm cho ta không khỏi băn khoăn, suy nghĩ về trách nhiệm của cả cộng đồng trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Tai nạn giao thông để lại những hậu quả vô cùng nặng nề. Tai nạn giao thông gây nhiều thiệt hại về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn hoặc có thể cướp đi mạng sống của con người chỉ trong một phút sơ xảy. Không chỉ thế, tai nạn giao thông còn để lại bao xót xa, đau thương, mất mát trong lòng những người có nạn nhân mất vì tai nạn giao thông. Hạnh phúc gia đình tan vỡ, người thân mất đi một người trụ cột, mất đi một bàn tay đảm đang thu vén gia đình. Tai nạn giao thông không dừng lại ở việc gieo rắc đau thương, nó còn gây những thiệt hại nặng nề về vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Nhiều người nước ngoài khi đi du lịch Việt Nam rất sợ mỗi lần phải băng qua đường vì xe cộ nườm nượp, tình trạng vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng xảy ra thường xuyên, phổ biến. Như vậy, giao thông đang là một trở ngại lớn cho vấn đề phát triển du lịch ở nước ta.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông nhưng đa phần nó xuất phát từ ý thức của người tham gia giao thông. Đó là những người thiếu ý thức thường vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, chen lấn, xô đẩy trên đường. Một số thanh niên thì tụ tập tổ chức đua xe trái phép, lái xe với tốc độ cao gây nguy hiểm cho người đi đường. Đồng thời, việc sử dụng rượu bia, nồng độ cồn trong máu cao quá mức quy định cũng là nguyên nhân gây nên những vụ tai nạn giao thông không đáng có. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác là do cơ sở hạ tầng ở nước ta còn kém, những con đường quốc lộ còn ẩn chứa nhiều nguy hiểm từ những ổ voi, ổ gà, những khu vực miền núi có địa hình hiểm trở, những vùng sâu vùng xa chưa được quan tâm, chú ý.

Góp phần đẩy lùi tai nạn giao thông là trách nhiệm của tất cả mọi người, trong đó có những người trẻ. Chúng ta cần tích cực tìm hiểu, học tập về luật lệ, quy định an toàn giao thông ở trường lớp. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tuyên truyền cho người thân, bạn bè về hậu quả to lớn của tai nạn giao thông, từ đó nâng cao ý thức chấp hành các luật lệ khi tham gia giao thông. Mỗi chúng ta chính là một tấm gương để người khác học tập và noi theo, vì thế, ta lại càng cần chấp hành nghiêm chỉnh và đầy đủ các quy định an toàn giao thông: đội mũ bảo hiểm, không dàn hàng, đánh võng, giúp đỡ nạn nhân bị tai nạn giao thông…

An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Thế hệ trẻ là lực lượng cốt cán, là những chủ

nhân tương lai của đất nước. Vì thế, chúng ta phải là những người tiên phong trong công cuộc giảm thiểu tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông vì cuộc sống của chính chúng ta và của tất cả mọi người.

]]>
https://quatangtiny.com/viet-bai-tham-gia-cuoc-van-dong-tim-giai-phap-dam-bao-an-toan-giao-thong-40155/feed 0