Để kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 00:54:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.10 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Để kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2016 – 2017 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-1-mon-tieng-viet-lop-4-nam-hoc-2016-2017-32289 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-1-mon-tieng-viet-lop-4-nam-hoc-2016-2017-32289#respond Fri, 23 Oct 2020 20:12:07 +0000 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-1-mon-tieng-viet-lop-4-nam-hoc-2016-2017-32289

Related posts:

  1. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  2. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  3. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
]]>
Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2016 – 2017

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2016 – 2017, Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2016 – 2017 có đáp án kèm theo được biên soạn tổng hợp

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng việt lớp 4 năm học 2016 – 2017 được sưu tầm, tổng hợp các bộ đề ôn tập có đáp án và bảng ma trận đề thi học kì 1 theo TT 22 kèm theo giúp các em học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức cơ bản đặt nền móng vững chắc cho các lớp về sau, đồng thời cũng là tài liệu để các thầy cô giáo tham khảo ra đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4. Sau đây mời thầy cô cùng các em cùng tham khảo, tải về xem bản đầy đủ.

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 số 1

A. KIỂM TRA ĐỌC (5 điểm):

1. Đọc thành tiếng (1,5 điểm): Các bài tập đọc và HTL đã học ở HKI (GV cho HS bốc thăm đọc một đoạn từ 3 – 5 phút).

2. Đọc hiểu + Kiến thức Tiếng Việt (3,5 điểm) – (20 phút): Đọc thầm bài Ông Trạng thả diều (Trang 104 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1); khoanh vào trước câu trả lời đúng và trả lời câu hỏi:

Câu 1: (0,5 điểm) Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

a. Chú có trí nhớ lạ thường.
b. Bài của chú chữ tốt văn hay.
c. Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

Câu 2: (0,5 điểm) Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”?

a. Vì chú rất ham thả diều.
b. Vì chú đỗ Trạng nguyên khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.
c. Vì chú biết làm diều từ lúc còn bé.

Câu 3: (0,5 điểm) Nguyễn Hiền sống vào đời vua nào?

a. Trần Thánh Tông
b. Trần Nhân Tông
c. Trần Thái Tông

Câu 4: (0,5 điểm) Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?

a. Ngoan ngoãn
b. Tiếng sáo
c. Vi vút

Câu 5: (0,5 điểm) Nhóm từ nào nói lên ý chí, nghị lực của con người?

a. Chí phải, chí lí
b. Quyết tâm, quyết chí
c. Nguyện vọng, chí tình

Câu 6: (0,5 điểm) Bài Ông Trạng thả diều có mấy danh từ riêng ?

Có ….. danh từ riêng. Đó là các từ: ………………………………………………………………….

Câu 7: (0,5 điểm) Hãy đặt câu hỏi có từ nghi vấn “ai” cho câu sau:

“Nguyễn Hiền là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta”

…………………………………………………………………………….

B. KIỂM TRA VIẾT (5 điểm)

1/ Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm): 25 phút

Bài: Ông Trạng thả diều

Viết đoạn: “Vào đời vua Trần Thái Tông, ……chơi diều”.

2/ Tập làm văn (3 điểm): 40 phút

Tả một đồ chơi mà em yêu thích.

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 số 2

I. Kiểm tra đọc (5 điểm)

1. Đọc thành tiếng (1 điểm)

Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng các đoạn sau và trả lời câu hỏi do giáo viên nêu (phù hợp với nội dung đoạn vừa đọc):

+ Bài “Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi” Sách TV4, tập 1/115-116

Đoạn 1: Từ “Bưởi mồ côi cha từ nhỏ……………..không nản chí”.

Đoạn 2: Từ “Bạch Thái Bưởi mở công ti……………bán lại tàu cho ông”.

+ Bài “Ông Trạng thả diều” Sách TV4, tập 1/104

Đoạn 1: Từ “Vào đời vua Trần………………….có thì giờ chơi diều”.

Đoạn 2: Từ “Sau vì nhà nghèo quá…………..vi vút tầng mây”.

+ Bài “Người tìm đường lên các vì sao” Sách TV4, tập 1/125-126

Đoạn 1: Từ “Từ nhỏ………………….hàng trăm lần”.

Đoạn 2: Từ “Có người bạn hỏi……………chế khí cầu bay bằng kim loại”.

+ Bài: “Văn hay chữ tốt” Sách TV4, tập 1/129

Đoạn 1: Từ “Thưở đi học…………. xin sẵn lòng”.

Đoạn 2: “Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng………….sao cho đẹp”.

+ Bài: “Chú Đất Nung” Sách TV4, tập 1/134

Đoạn 1: Từ “Tết Trung thu…………….. làm quen với nhau”.

Đoạn 2: Từ” Sáng hôm sau………… nóng rát cả chân tay”.

+ Bài: “Có chí thì nên” Sách TV4, tập 1/108

Đọc thuộc lòng cả bài tục ngữ.

+ Bài “Cánh diều tuổi thơ” Sách TV4, tập 1/146

Đoạn 1: Từ “Tuổi thơ của tôi……………… vì sao sớm”.

Đoạn 2: Từ: “Ban đêm……………….khát khao của tôi”.

+ Bài “Kéo co” Sách TV4, tập 1/155

Đoạn 1: Từ “Kéo co phải đủ ba keo……………… xem hội”.

Đoạn 2: Từ “Làng Tích Sơn……..thắng cuộc”.

+ Bài: “Tuổi ngựa” Sách TV4, tập 1/149

Đọc thuộc lòng 8 câu thơ do học sinh chọn.

2. Đọc thầm: (4 điểm)

SẦU RIÊNG

Sầu riêng là loại trái quý hiếm của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét nữa mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư tháng năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn… Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Đọc thầm nội dung bài “Sầu riêng”, dựa vào nội dung bài đọc trả lời câu hỏi và bài tập sau:

Khoanh tròn vào trước ý trả lời lời đúng nhất: (3 điểm)

Câu 1: Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (0,5 điểm)

A. Miền Bắc. B. Miền Trung. C. Miền Nam.

Câu 2: Những cụm từ nào dưới đây miêu tả hương vị đặc biệt của trái sầu riêng: (0,5 điểm)

A. Thân nó khẳng khiu, cao vút; hương tỏa ngạt ngào; vị ngọt đến đam mê.
B. Mùi thơm đậm, bay rất xa; thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn; hương vị quyến rũ đến kì lạ.
C. Hoa đậu từng chùm, hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi; hương tỏa ngạt ngào; vị ngọt đến đam mê.

Câu 3: Những từ ngữ tả hoa của cây sầu riêng là: (0,5 điểm)

A. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như héo.
B. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột,…
C. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.

Câu 4. Từ trổ trong câu: “Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm.” là: (0,5 điểm)

A. Danh từ. B. Động từ. C. Tính từ.

Câu 5. Câu: “Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm.” Thuộc kiểu câu gì? (0,5 điểm)

A. Câu hỏi. B. Câu kể. C. Câu cảm

Câu 6: Chủ ngữ trong câu: “Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm.” là: (0,5 điểm)

A. Hoa. B. Hoa sầu riêng. C. Hoa sầu riêng trổ.

Câu 7: Ghi lại câu văn miêu tả những nét đặc sắc của dáng cây sầu riêng. (0,5 điểm)

Câu 8: Tìm trong bài và viết ra: (0,5 điểm)

– 1 động từ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

– 1 tính từ: . . . . . . . . . . . . . .. . . .. . . . . . .

II. Kiểm tra viết: (5 điểm)

1. Chính tả: Nghe – viết (2 điểm)

Cái đẹp

Cuộc sống quanh ta thật đẹp. Có cái đẹp của đất trời: nắng chan hòa như rót mật xuống quê hương, khóm trúc xanh rì rào trong gió … Có cái đẹp do bàn tay con người tạo nên: những mái chùa cong vút, những bài ca náo nức lòng người…. Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn. Chỉ những người biết sống đẹp mới có khả năng thưởng thức cái đẹp và tô điểm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.

2. Tập làm văn: (3 điểm)

Đề bài: Tả một đồ dùng học tập mà em thích nhất.

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 số 3

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (5 điểm): (Đọc thành tiếng: 4 điểm, trả lời câu hỏi: 1 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm (Thời gian làm bài: 20 phút)

ĐÁNH TAM CÚC

Ấy là lúc mọi công việc bề bộn đã xong. Tết đã qua được một ngày. Bánh chưng, chè kho, cỗ bàn, quần áo, đi chúc Tết,…tất cả đã đâu vào đấy một cách vui vẻ. Bây giờ, dưới ánh đèn phấn ấm cúng, trên chiếc ổ rơm còn thơm mùi lúa đồng, trong khói nhang thơm ngát,…chị tôi mới bóc cỗ tam cúc còn mới ra và nói: Nào…

Bao giờ cũng thế, chị ngồi một góc ổ rơm, tôi ngồi ghé bên cạnh để được lây cái hương thơm từ người chị, tóc chị tỏa ra mùi bồ kết, mùi nước lá mùi già, mùi xà phòng thơm thoảng từ tấm áo phin nõn trắng tinh chị chỉ mặc trong ba ngày Tết…và thứ hương gì mà tôi không hiểu nổi, chỉ biết từ đôi vai tròn của chị, từ cái miệng tươi như hoa…

Con tượng vàng béo múp. Con mã điều hơi giống con dê. Con tốt đỏ đi đất, đầu đội nón dấu, tay cầm giáo. Con pháo cong cong. Con xe có hình hộp…Con chui sấp, con lật ngửa… Tiếng gọi một, gọi đôi, lúc tứ tử trình làng…Mỗi lúc được ăn “kết”, chị lại ôm choàng lấy tôi mà cười, không khí lại càng thêm vui vẻ. Lại có lúc “cả làng” cười phá lên vì tướng bà bị …té re… làm cho ba gian nhà như mở hội, và hương vị Tết càng nồng ấm, đúng là vui như Tết, mặc cho ngoài trời tối đen như mực, thỉnh thoảng vang kí cốp tiếng guốc ai về muộn.

Tiền đánh tam cúc chỉ là mấy que tăm hoặc mấy que diêm, có khi là mấy cùi cau khô long hạt, vậy mà mọi người say mê lạ.

Càng chơi má chị tôi càng hồng lên. Có lẽ vì hơi ấm của ổ rơm, của ánh đèn, của khói nhang, của tiếng cười, của mùa xuân, của ánh mắt ai nhìn trộm…làm chị xao xuyến một điều gì…

Tết qua đi. Ổ rơm dẹp lại. Chị cho tôi cỗ bài còn mới. Bon trẻ con chúng tôi cũng đánh tam cúc, mặc dầu mỗi ngày nó thiếu dần đi một vài cây, đánh lung tung, gọi lung tung, chẳng biết đứa nào được, đứa nào thua, vẫn vui dù không thể bằng tết, có chị tôi bên cạnh.

Tôi đã mong biết bao nhiêu lại đến Tết sang năm, chờ chị tôi đến tối mùng Một, giở cỗ bài mới không biết chị mua từ lúc nào, và nói: Nào…

Theo Băng Sơn

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và thực hiện theo yêu cầu

1. Trong câu chuyện, cậu bé và chị gái đánh tam cúc vào thời gian nào?

A. Vào ngày Ba mươi Tết.
B. Vào sáng mùng một Tết.
C. Vào tối mùng một Tết.

2. Tại sao họ lại chọn vào thời gian đó để chơi?

A. Vì lúc đó là thời gian dành để chơi.
B. Vì lúc đó mọi công việc bề bộn của ngày Tết đã xong.
C. Vì lúc đó họ mới có tiền mừng tuổi.

3. Có những quân bài nào được kể đến trong cỗ bài tam cúc trong câu chuyện?

A. Con tượng vàng – con mã điều – con tốt đỏ – con tướng ông – con pháo.
B. Con tượng vàng – con mã điều – con tốt đỏ – con tướng bà – con pháo – con xe.
C. Con tượng vàng – con mã điều – con tốt đỏ – con tướng ông – con tướng bà.

4. Có những cách đánh nào được kể đến trong câu chuyện?

A. Gọi một – gọi đôi – tứ tử trình làng – ăn kết.
B. Gọi đôi – gọi ba – ăn kết – kết ba.
C. Gọi ba – tứ tử trình làng – kết ba.

5. Người thắng cuộc được thưởng gì?

A. Tiền bạc.
B. Búng tai người khác.
C. Tiền làm từ que tăm, que diêm, mấy cùi cau khô,..

6. Đặt câu với từ ” đánh tam cúc”:

……………………………………………………………………………

7. Đây là kiểu câu gì? Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây?

Chị ngồi ở một góc ổ rơm.

………………………………………………………………………………………

8. Trong các câu sau đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi:

A. Bạn có thích đánh tam cúc không?
B. Tôi không biết bạn có biết đánh tam cúc không?
C. Nào, chúng mình cùng chơi đánh tam cúc đi?

9. Tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu sau:

Con tốt đỏ đi đất, đầu đội nón dấu, tay cầm giáo. Con pháo cong cong.

– Danh từ: ……………………………………………………………………………

– Động từ: ……………………………………………………………………………

– Tính từ: ……………………………………………………………………………

B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

I. Viết chính tả (5 điểm – 20 phút)

1. Nghe – viết: Chiếc áo búp bê (4 điểm)

2. Bài tập chính tả: Điền n/l (1 điểm)

…..ắng thương chúng em giá rét

Nên …..ắng vào áo em đây

…..ắng ….àm chúng em ấm tay

Mỗi …..ần chúng em nhúng ……ước

Mà nắng cũng hay …..àm ……ũng

Ở trong ……òng mẹ rất nhiều

Mỗi ……ần ôm em, mẹ yêu

Em thấy ấm ơi là ấm.

Xuân Quỳnh

II. Tập làm văn (5 điểm – 20 phút)

Hãy tả một đồ chơi mà em thích.

]]>
https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-1-mon-tieng-viet-lop-4-nam-hoc-2016-2017-32289/feed 0
Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-1-mon-tieng-viet-lop-4-34674 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-1-mon-tieng-viet-lop-4-34674#respond Fri, 23 Oct 2020 17:33:09 +0000 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-1-mon-tieng-viet-lop-4-34674

Related posts:

  1. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  2. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
  3. Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến (Dàn ý + 11 mẫu)
]]>
Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4, Mời các em học sinh cùng tham khảo bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em học

Nhằm giúp các em học sinh lớp 4 có thêm tài liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi học kì I. Tài Liệu Học Thi xin gửi đến quý thầy cô giáo cùng các em học sinh Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4. Mời các em học sinh cùng tham khảo để củng cố lại kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải đề nhé!

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

Đề 1

Bài 1: Hãy cho biết các từ gạch dưới trong các thành ngữ, tục ngữ sau là danh từ (DT) hay động từ (ĐT), tính từ (TT), bằng cách điền dưới gạch chân:

  1. Nhường cơm sẻ áo.
  2. Giấy rách phải giữ lấy lề.
  3. lành đùm rách.
  4. Đói cho sạch rách cho thơm.
  5. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Bài 2: Chép lại ba thành ngữ, tục ngữ nói về chủ điểm thương người như thể thương thân trong số các thành ngữ, tục ngữ ở bài 1:

(1)…………………………………………………………………………………….

(2)…………………………………………………………………………………….

(3)…………………………………………………………………………………….

Bài 3: Ghi vào mỗi ô trống 2 ví dụ về cách thể hiện mức độ khác nhau của mỗi đặc điểm cho trước (xinh, đẹp):

Cách thể hiện mức độ

Xinh

Đẹp

Cách 1

(Tạo ra các từ ghép, từ láy)

Cách 2

(Thêm các từ rất, quá, lắm)

Cách 3

(Tạo ra phép so sánh)

Bài 4: Đặt 3 câu với 3 từ ngữ tìm được ở 3 ô trong cột từ xinh ở bài 3:

(1)…………………………………………………………………………………….

(2)…………………………………………………………………………………….

(3)…………………………………………………………………………………….

Bài 5: Trong bài Tre Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Duy viết:

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.

Hãy cho biết: Hình ảnh của tre trong đoạn thơ trên gợi lên phẩm chất gì của người Việt Nam? Để góp phần gợi tả phẩm chất tốt đẹp ấy, tác giả đã sử dụng những động từ, tính từ nào ở 2 dòng thơ đầu?

Bài 6: Kể lại một việc em đã làm hoặc chứng kiến nói về chủ điểm đã học: Thương người như thể thương thân. (Bài viết có độ dài khoảng 12 câu)

Đề 2

Bài 1: Xác định các từ đơn, từ phức trong hai dòng thơ và ghi vào bảng dưới.

Cháu nghe câu chuyện của bà

Hai hàng nước mắt cứ nhòa rung rung.

Từ đơn

Từ phức

Bài 2: Ghép các tiếng mơ, mọng, ước, mong, muốn thành 10 từ phức (từ ghép) có nghĩa gần gũi với nhau và ghi vào chỗ trống:

(1) …………………………………….. (6) …………………………………..

(2) ………………………………… (7) ………………………………….

(3) ………………………………… (8) ………………………………….

(4) ………………………………… (9) …………………………………

(5) ………………………………… (10) ………………………………..

Bài 3: Gạch dưới từ không phải động từ trong mỗi dãy từ dưới đây:

  1. Cho, biếu, tặng, sách, mượn, lấy.
  2. Ngồi, nằm, đi, đứng, chạy, nhanh.
  3. Ngủ, thức, êm, khóc, cười, hát.
  4. Hiểu, phấn khởi, lo lắng, hồi hộp, nhỏ nhắn, sợ hãi.

Bài 4: Gạch dưới các tính từ trong đoạn thơ sau:

Em vẽ làng xóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát

Trời mây bát ngát

Xanh ngắt mùa thu

Xanh màu ước mơ…

Định Hải

Bài 5: Đọc đoạn thơ sau của Mai Thị Bích Ngọc:

Em mơ làm mây trắng

Bay khắp nẻo trời cao

Nhìn non song gấm vóc

Quê mình đẹp biết bao!

Em mơ làm nắng ấm

Đánh thức bao mầm xanh

Vươn lên từ đất mới

Mang cơm no áo lành.

Hãy nêu cảm nhận và suy nghĩ của em về ước mơ của bạn nhỏ thể hiện qua hai khổ thơ trên.

Bài 6: Hãy kể lại câu chuyện nói về kỉ niệm đáng nhớ giữa em và người bạn thân.

Đề 3

Bài 1: Tìm từ ghép, từ láy chứa tiếng ở cột A và ghi vào ô trống trong bảng (mỗi ô trống ghi 1 từ):

A

Từ ghép

Từ láy

Khỏe

Đẹp

Chăm

Nhanh

Bài 2: Đặt câu với mỗi từ in đậm (theo từ loại được xác định trong ngoặc):

  1. Dũng cảm (tính từ)
  2. Dũng khí (danh từ)
  3. Mơ ước (động từ)
  4. Ước mơ (danh từ)

Bài 3: Đặt câu hỏi để thể hiện từ mục đích sau:

  1. Khen ngợi một bạn có hành động bảo vệ môi trường.
  2. Chê trách một bạn có hành động không bảo vệ môi trường.
  3. Khẳng định việc học tập là cần thiết.
  4. Mong muốn được giúp một cụ già đi qua đường có nhiều xe cộ.

Bài 4: Chữa lại các câu sai dưới đây bằng hai cách khác nhau: Thêm từ ngữ, bớt từ ngữ.

a) Trong những tán lá xanh um lấp ló quả vàng

– Thêm từ ngữ:

– Bớt từ ngữ:

b) Tiếng hát hào hùng với khí thế đoàn quân chiến thắng.

– Thêm từ ngữ:

– Bớt từ ngữ:

Bài 5: Trong bài thơ Mẹ ốm, Trần Đăng Khoa có viết:

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan.

Em hiểu hai dòng thơ đầu muốn nói gì? Hai dòng thơ cuối bộc lộ suy nghĩ của bạn nhỏ về mẹ như thế nào? Điều đó cho thấy tình cảm gì của bạn nhỏ?

Bài 6: Hãy viết thư cho bạn kể lại một câu chuyện nói về công ơn của cha mẹ đối với em như ý nghĩa câu ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về file word để xem tiếp

]]>
https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-1-mon-tieng-viet-lop-4-34674/feed 0