Đề thi giữa học kì I môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Tue, 27 Oct 2020 21:09:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.10 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Đề thi giữa học kì I môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2020 – 2021 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-giua-hoc-ki-1-mon-tieng-viet-lop-3-34972 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-giua-hoc-ki-1-mon-tieng-viet-lop-3-34972#respond Fri, 23 Oct 2020 03:13:42 +0000 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-giua-hoc-ki-1-mon-tieng-viet-lop-3-34972

Related posts:

  1. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  2. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  3. Nghị luận về câu Biển học là mênh mông sách vở chỉ là vùng biển gần bờ (Dàn ý + 4 mẫu)
]]>
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2020 – 2021

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2020 – 2021, Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2020 – 2021 gồm 3 đề thi, có đáp án kèm theo. Giúp

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2020 – 2021 gồm 3 đề thi, có đáp án kèm theo. Giúp các em học sinh lớp 3 ôn tập, củng cố kiến thức thật tốt, nhằm đạt kết quả cao trong bài thi tiếp theo của mình. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Đề kiểm tra giữa học kì I lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 1

Đề thi giữa kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 1

Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu

Em hãy đọc thầm văn bản sau và trả lời các câu hỏi.

Mùa hoa cải dầu (Nanohana) thường rộ vào khoảng tháng 3, tháng 4, và đến gần cuối tháng 5 – lúc cây cải đã hơi già và hoa nở vàng rực rỡ. Vào thời gian này những bông hoa cải bắt đầu nở rộ và đẹp nhất trong năm. Khi đi trên những cánh đồng hoa cải, các bạn sẽ thấy những bụi phấn hoa cải bám trên quần áo tạo nên hương thơm độc đáo, đó là mùi hương cay cay nồng nồng khó tả.

Hoa cải dầu thường được dùng làm thực phẩm và có vị hơi đắng. Khi tuyết của mùa đông vừa tan, hạt cải đã được gieo ngay xuống các cánh đồng, để khi nắng xuân vừa ấm rực, thì giống như các loài cây hoa khác, cây cải cũng tưng bừng nở hoa.

Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. Hoa cải dầu thường nở vào khoảng thời gian nào trong năm?

A. Từ tháng 3 đến giữa tháng 5

B. Từ tháng 3 đến cuối tháng 5

C. Từ tháng 3 đến đầu tháng 5

2. Thời điểm nào thì được gọi là “mùa hoa cải dầu”?

A. Khi cây cải dầu bắt đầu ra những nụ hoa đầu tiên

B. Khi những cây cải non vừa phát triển, xanh tốt

C. Khi những cây cải dầu hơi già và hoa thì nở vàng rực

3. Hoa cải dầu có mùi hương như thế nào?

A. Mùi hương cay cay nồng nồng khó tả

B. Mùi hương ngọt ngào mê say

C. Mùi hương nhạt nhòa khó nhận thấy

4. Người ta thường gieo trồng cây cải dầu khi nào?

A. Khi những bông tuyết đầu tiên rơi xuống

B. Khi có một lớp tuyết dày bao phủ trên mặt đất

C. Khi lớp tuyết dày vừa tan đi hết

Câu 2. Em hãy kể tên các loài hoa nở vào mùa xuân mà mình yêu thích cho mọi người cùng nghe.

….…………………………………………………….

….…………………………………………………….

Phần 2. Kiểm tra viết

Câu 1. Chính tả

1. Nghe – viết

Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay, có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bạn của cây phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé thơ.

2. Bài tập:

Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:

  • Kẻ địch đã bị ………………………… (giết hại, tiêu diệt).
  • Những chú cún con rất ………………………… (đáng yêu, khôi ngô).
  • Cô giáo em ………………………… (hát, hót) rất hay.
  • Em bé đang ngoan ngoãn ………………………… (ăn, đớp) cơm.

Câu 2. Luyện từ và câu

a. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

  • Ở trường, chúng em được học những bài học thú vị và bổ ích.

….…………………………………………………….

  • Vào sáng chủ nhật, em thường dậy sớm tưới nước cho vườn hoa.

….…………………………………………………….

b. Em hãy đặt các câu theo mẫu Ai làm gì? Có chứa từ:

  • Chăm chỉ

….…………………………………………………….

  • Viết bài

….…………………………………………………….

c. Viết tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau:

Câu có hình ảnh so sánh Sự vật 1 Sự vật 2
a. Nhìn từ trên cao, dòng sông như một tấm lụa khổng lồ vắt ngang miền quê.    
b. Vào mùa thu, nhìn từ xa cây bàng giống như một ngọn đuốc cháy rực rỡ.    

Câu 3. Tập làm văn

Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu, kể về môn học em yêu thích nhất.

….…………………………………………………….

….…………………………………………………….

….…………………………………………………….

….…………………………………………………….

….…………………………………………………….

….…………………………………………………….

Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 1

Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu

Câu 1.

1. B

2. C

3. A

4. C

Câu 2.

  • Gợi ý: hoa mai, hoa đào, hoa hồng, hoa mận, hoa cẩm chướng, hoa cúc, hoa ly…

Phần 2. Kiểm tra viết

Câu 1. Chính tả

1. Nghe – viết

– Yêu cầu:

Tốc độ viết ổn định, không quá chậm

Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc

Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét

Trình bày sạch sẽ, gọn gàng

2. Bài tập

  • Kẻ địch đã bị tiêu diệt (giết hại, tiêu diệt).
  • Những chú cún con rất đáng yêu (đáng yêu, khôi ngô).
  • Cô giáo em hát (hát, hót) rất hay.
  • Em bé đang ngoan ngoãn ăn (ăn, đớp) cơm.

Câu 2. Luyện từ và câu

1.

  • Ở trường, ai được học những bài học thú vị và bổ ích?
  • Vào sáng chủ nhật, em thường làm gì?

2. Gợi ý:

  • Bạn Lan đang chăm chỉ giúp mẹ quét nhà.
  • Trong lớp, các bạn học sinh đang nghiêm túc viết bài.

3.

Câu có hình ảnh so sánh

Sự vật 1

Sự vật 2

a. Nhìn từ trên cao, dòng sông như một tấm lụa khổng lồ vắt ngang miền quê.

dòng sông

tấm lụa

b. Vào mùa thu, nhìn từ xa cây bàng giống như một ngọn đuốc cháy rực rỡ.

cây bàng

ngọn đuốc

Câu 3. Tập làm văn

Gợi ý dàn bài chi tiết:

  • Ở lớp, em yêu thích nhất là môn học nào?
  • Những hoạt động chính của môn học đó là gì? (tính toán, vẽ ình, viết chữ, đặt câu, hát, chạy…)
  • Vì sao em lại thích môn học đó? (rất vui, hay, thú vị, hấp dẫn, đem đến nhiều kiến thức bổ ích, giúp cơ thể khỏe mạnh…)
  • Em có những tình cảm, mong muốn gì dành cho môn học này trong tương lai?
  • Em sẽ cố gắng hết sức mình để học tập tốt môn học ấy và các môn học khác không?

Đề kiểm tra giữa học kì I lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 2

Đề thi giữa kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 2

Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu

Bạch Mã là một dãy núi đẹp, là phần nằm ngang của dãy Trường Sơn, chạy cắt ra sát biển. Nơi đây có đèo Hải Vân nổi tiếng, có lưu lượng mưa lớn nhất Việt Nam. Dãy này có đỉnh núi cao nhất là 1444m, là nơi quy tụ nhiều loài động, thực vật quý hiếm ở miền nhiệt đới.

“Nóc nhà” của dãy Trường Sơn là dãy Ngọc Linh với đỉnh cao nhất lên đến 2598m, đứng thứ 2 ở Việt Nam sau đỉnh Phan-xi-păng. Dãy núi này là một phần lớn của Trường Sơn Nam, nằm trên cao nguyên phía Bắc Tây Nguyên, thuộc địa phận các tỉnh: Kon Tum, Quảng Nam, Quãng Ngãi và Gia Lai.

(trích Dãy Trường Sơn: Đệ nhất thiên nhiên Đông Dương)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. Đèo Hải Vân nằm ở dãy núi nào?

A. Dãy Bạch Mã

B. Dãy Ngọc Linh

C. Dãy Hoành Sơn

2. Đỉnh núi cao nhất ở dãy Bạch mã cao bao nhiêu m?

A. 1144m

B. 1444m

C. 1411m

3. Dãy núi Ngọc Lĩnh nằm trên địa phận các tỉnh nào?

A. Kon Tum, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Tây Nguyên

B. Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam

C. Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Nam

4. Nơi nào có lưu lượng mưa lớn nhất nước ta?

A. Đèo Hải Vân

B. Đèo Khánh Lê

C. Đèo Tam Điệp

5. Dãy Bạch Mã có nhiều loài động, thực vật của miền nào?

A. Ôn đới

B. Nhiệt đới

C. Hàn đới

6. Nơi cao nhất của dãy núi Trường Sơn là ở đâu?

A. Dãy Bạch Mã

B. Dãy Ngọc Lĩnh

C. Dãy Hoành Sơn

Phần 2. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

1. Nghe – viết

Dảy Trường Sơn kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ. Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt lồi quay ra Biển Đông.

2. Bài tập

Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:

  • Các học sinh vui vẻ ………….. (hò reo, hò hét) trước sự xuất hiện của ca sĩ Mỹ Tâm.
  • Các chiến sĩ đã anh dũng ………….. (chiến trận, chiến đấu) đến hơi thở cuối cùng.
  • Bạn Lan đang ………….. (chăm chỉ, chăm chú) nhìn vào màn hình ti vi.

Câu 2. Luyện từ và câu

1. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của các câu sau

  • Chú Tư là thợ lặn giỏi nhất của cả vùng.

….……………………………………………………………

  • Hễ nước lên, là đàn cá lại đua nhau kéo về.

….……………………………………………………………

2. Tìm 5 từ chỉ hoạt động của học sinh trong lớp học. Chọn 1 trong các từ vừa tìm được, đặt câu theo mẫu Ai làm gì?

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

3. Viết tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau:

Câu có hình ảnh so sánh Sự vật 1 Sự vật 2
a. Đôi mắt chú chó đen láy, tròn xoa như hai hạt nhãn.    
b. Những cánh hoa mềm mại, dập dìu trong gió như những cánh bướm.    

Câu 3. Tập làm văn

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một anh, chị hàng xóm mà em yêu quý.

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 2

Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu

1. A

2. B

3. B

4. A

5. B

6. B

Phần 2. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

1. Nghe – viết

– Yêu cầu:

  • Tốc độ viết ổn định, không quá chậm
  • Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc
  • Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét
  • Trình bày sạch sẽ, gọn gàng

2. Bài tập

Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:

  • Các học sinh vui vẻ hò reo (hò reo, hò hét) trước sự xuất hiện của ca sĩ Mỹ Tâm.
  • Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu (chiến trận, chiến đấu) đến hơi thở cuối cùng.
  • Bạn Lan đang chăm chú (chăm chỉ, chăm chú) nhìn vào màn hình ti vi.

Câu 2. Luyện từ và câu

1. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của các câu sau

  • Ai là thợ lặn giỏi nhất của cả vùng?
  • Hễ nước lên, là đàn cá lại làm gì?

2.

– Từ chỉ hoạt động của học sinh trong lớp học: nghe giảng, viết bài, chép bài, làm bài, phát biểu, ghi nhớ, thảo luận, phản biện, kẻ bảng, xóa bảng…

– Đặt câu:

  • Bạn lan đang chăm chú viết bài.
  • Linh là học sinh chăm phát biểu nhất lớp em.

3.

Câu có hình ảnh so sánh Sự vật 1 Sự vật 2
a. Đôi mắt chú chó đen láy, tròn xoa như hai hạt nhãn. đôi mắt hạt nhãn
b. Những cánh hoa mềm mại, dập dìu trong gió như những cánh bướm. cánh hoa cánh bướm

Câu 3. Tập làm văn

Gợi ý dàn bài chi tiết:

  • Người đó có tên là gì? Năm nay khoảng bao nhiêu tuổi?
  • Người đó đang đi học hay đã đi làm rồi? Hiện đang học ở đâu? Hay làm nghề gì?
  • Tình cảm của em và gia đình em với người đó.
  • Tình cảm của người đó đối với em và gia đình.
  • Những mong muốn của em về mối quan hệ với người đó trong tương lai.

…………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/bo-de-thi-giua-hoc-ki-1-mon-tieng-viet-lop-3-34972/feed 0