Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 07:52:57 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.9 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2016 – 2017 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-1-mon-ngu-van-lop-8-nam-hoc-2016-2017-32278 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-1-mon-ngu-van-lop-8-nam-hoc-2016-2017-32278#respond Fri, 23 Oct 2020 20:12:13 +0000 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-1-mon-ngu-van-lop-8-nam-hoc-2016-2017-32278

Related posts:

  1. Bài văn mẫu Lớp 8: Bài viết số 2 (Đề 1 đến Đề 4)
  2. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  3. Tả một cây cổ thụ (Dàn ý + 36 mẫu)
]]>
Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2016 – 2017, Dưới đây là: Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2016 – 2017 nhằm giúp các bạn học sinh có tài

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2016 – 2017. Qua việc tham khảo một số đề thi của các trường, bạn sẽ được làm quen với cấu trúc đề, rèn thêm khả năng làm bài tập Ngữ văn của mình, từ đó giúp ích trong quá trình luyện thi học kì. Chúc các bạn thành công!

ĐỀ SỐ 1

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU 2,0 điểm

Đập đá ở Côn Lôn

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!

Phan Châu Trinh – Sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015

Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:

1) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

2) Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào? (Không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc)

3) Nêu ý nghĩa của bài thơ.

4) Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này.

II. PHẦN LÀM VĂN 8,0 điểm

Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà em yêu thích.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 2,0 điểm

Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

  • Bài thơ được Phan Châu Trinh làm trong thời gian bị bắt đày ra Côn Lôn (Côn Đảo).
  • HS có thể nêu hoặc không nêu cụ thể thời gian từ 1908 – 1910 cũng cho điểm tối đa (0,5 điểm).

Câu 2. Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào?

Trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt của thực dân Pháp, người tù buộc phải làm công việc lao động khổ sai hết sức cực nhọc, không ít người đã kiệt sức và gục ngã…

Câu 3. Nêu ý nghĩa của bài thơ: Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ giúp ta cảm nhận được hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng, đổi chí

Câu 4. Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này:

Yêu cầu học sinh kể được 3 bài thơ, 3 tác giả: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu; Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà, Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải.

II. PHẦN LÀM VĂN: 8,0 điểm

Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà em yêu thích.

* Yêu cầu:

  • HS vận dụng các phương pháp thuyết minh, quan sát, tích lũy kiến thức thực tế để viết bài văn thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà em yêu thích.
  • Học sinh có thể lựa chọn để thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà các em yêu thích. Trong quá trình chấm bài, gv cần chú ý cách vận dụng lý thuyết kết hợp với kiến thức thực tế của hs, khuyến khích sự sáng tạo – những bài hs sao chép lại bài mẫu đã có trong sách giáo khoa và các loại sách tham khảo không cho điểm cao.

a. Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà em yêu thích.
  • Khuyến khích sự giới thiệu sáng tạo của hs (tạo ra một tình huống, một khung cảnh để giới thiệu về loài hoa hoặc một loài cây gắn với khung cảnh ngày Tết cổ truyền của dân tộc…)

b. Thân bài: Yêu cầu hs biết vận dụng các phương pháp thuyết minh chủ yếu (nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, so sánh, phân loại, dùng số liệu…) để làm rõ về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết…

  • Thuyết minh về hình dáng, màu sắc, hương thơm, vẻ đẹp của loài hoa hoặc đặc điểm của một loài cây ngày Tết…
  • Thuyết minh về cấu tạo, đặc điểm, tính chất nổi bật của loài hoa (hoặc loài cây), sự phong phú về số lượng, về nơi thường trồng loài hoa (loài cây)…
  • Giới thiệu các loài hoa (loài cây) ngày Tết cổ truyền của dân tộc tương đồng (gần, cùng họ, cùng loài…), so sánh hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp của loài hoa (loài cây) này với các loài hoa (loài cây) khác …
  • Nêu rõ giá trị hoặc công dụng, ý nghĩa…của loài hoa (loài cây) ngày Tết đối với cuộc sống con người, với truyển thống văn hóa của vùng quê, hoặc của đất nước…

c. Kết bài

  • Học sinh bày tỏ thái độ, tình cảm với loài hoa (hoặc loài cây) vừa thuyết minh.
  • Nêu trách nhiệm của bản thân với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, làm đẹp cảnh quan ở gia đình, nhà trường, ngoài xã hội …

III. VẬN DỤNG CHO ĐIỂM (Phần làm văn)

  • Điểm 7 – 8: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn thuyết minh, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, bài viết đảm bảo chính xác, gãy gọn, khúc chiết, sáng tỏ; diễn đạt tốt, trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả.
  • Điểm 5 – 6: Biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn thuyết minh, trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, bài viết có đôi chỗ chưa đảm bảo chính xác, gãy gọn; diễn đạt có thể chưa tốt, còn có chỗ lạc sang miêu tả, giải thích, mắc một số lỗi chính tả.
  • Điểm 3 – 4: Chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn thuyết minh, còn thiếu nhiều ý, nhiều chỗ lạc sang miêu tả, kể chuyện lan man; bài viết chưa có bố cục mạch lạc, chữ viết chưa đúng chính tả, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.
  • Điểm 1 – 2: Chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn thuyết minh, lạc đề sang miêu tả, kể chuyện lan man…
  • Điểm 0: Bỏ giấy trắng.

* Lưu ý:

  • Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần hết sức quan tâm đến kỹ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày cả nội dung và hình thức trình bày, chữ viết, chính tả là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của hs.
  • Tôn trọng sự sáng tạo trong quá trình làm bài văn thuyết minh của học sinh. Không yêu cầu học sinh nhất thiết phải theo đúng trình tự như Hướng dẫn chấm bài kiểm tra trên đây.
  • Khi cho điểm toàn bài, giáo viên cần xem xét cụ thể các yêu cầu này và có hướng khắc phục trong HK II với từng đối tượng học sinh.
  • Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0; 4,5; 5,0; 5,5 . . . 9,0; 9,5; 10).

ĐỀ SỐ 2

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Ngữ văn – Lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm)

Câu 1. “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí. B. Truyện ngắn. C. Hồi kí. D. Tiểu thuyết.

Câu 2. Trong văn bản “Hai cây phong”, người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề gì?

A. Nhà văn. B. Họa sĩ. C. Nhạc sĩ. D. Nhà báo.

Câu 3. Chủ đề của văn bản là gì?

A. Là một luận điểm lớn được triển khai trong văn bản
B. Là câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản.
C. Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản
D. Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản.

Câu 4. Câu văn “Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền” sử dụng biện pháp tu từ nào để miêu tả hai cây phong?

A. So sánh. B. Nói quá. C. Điệp ngữ. D. Ẩn dụ.

II. Phần tự luận (8,0 điểm)

Câu 5.

Thế nào là câu ghép và cho một ví dụ cụ thể? Trình bày các cách nối vế câu ghép?

Câu 6.

Đọc văn bản “Lão Hạc” của Nam cao có ý kiến cho rằng: “Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu con”. Em hãy chứng minh nhận xét trên.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

Phần I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm). Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

B

D

A

Phần II. Tự luận. (8,0 điểm)

Câu 5: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu. (0,5 điểm)

Ví dụ: Sáng thứ hai, thầy cô giáo / họp giao ban còn học sinh / tập trung chào cờ.
Trạng ngữ C1 V1 C2 V2

Ví dụ đúng được 0,5 điểm.

Có hai cách nối các vế câu:

  • Dùng những từ có tác dụng nối, cụ thể: (0,5 điểm)
    • Nối bằng một quan hệ từ.
    • Nối bằng một cặp quan hệ từ.
    • Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng)
  • Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phảy, dấu chấm phảy hoặc dấu hai chấm. (0,5 điểm)

Câu 6:

* Yêu cầu về hình thức:

  • Viết đúng kiểu bài nghị luận: Chứng minh một nhận định văn học về một nhân vật văn học.
  • Bố cục rõ ràng gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
  • Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, không sai câu, chính tả…

* Yêu cầu nội dung cụ thể:

A. Mở bài: (0,5 điểm)

  • Giới thiệu nhà văn Nam cao, nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 – 1945 với nhiều tác phẩm hay trong đó có truyện ngắn “Lão Hạc”.
  • Giới thiệu nhân vật lão Hạc, một người nông dân nghèo khổ nhưng có những phẩm chất cao đẹp. Trích nhận định:”Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu con”.

B. Thân bài: (5,0 điểm)

1. Lão Hạc điển hình cho cuộc sống nghèo khổ của người nông dân: (2,0 điểm)

  • Lão sống nghèo khổ, cô đơn một mình với con chó Vàng.
  • Tài sản: Một túp lều, ba sào vườn, con chó.
  • Gia cảnh: Vợ chết sớm, con trai lão vì nghèo không cưới được vợ phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su.
  • Hàng ngày lão cày thuê cuốc mướn kiếm sống, và muốn dành dụm tiền cho con.
  • Nhưng lão bị ốm một trận, ốm 2 tháng 18 ngày. Làng mất nghề sợi lão không kiếm được việc gì làm thêm; bão, mất mùa hoa màu không thu được gì; lão và con chó hàng ngày vẫn phai tiêu tốn ba hào gạo. Lão yêu quý con chó nhưng vì không thể nuôi nó thêm đành phải bán nhưng lão ăn năn, day dứt ân hận, đau khổ khi phải bán con chó.
  • Sau khi bán chó lão gửi ông giáo trông nom mảnh vườn sau này trao lại cho con; ba mươi đồng bạc để nhờ ông giáo đưa bà con hàng xóm lo liệu việc hậu sự cho lão.
  • Lão sống càng khổ hơn trước, kiếm được gì ăn nấy: Củ chuối, sung luộc, củ ráy,…
  • Cuối cùng lão đã phải xin bả chó và chết đau đớn vật vã mấy tiếng đồng hồ.
  • Cái chết của lão Hạc phản ánh sự cùng quẫn bế tắc của người nông dân Việt Nam trong xã hội đương thời, việc làm, cái đói, miếng ăn đã đè nặng lên đôi vai người nông dân.

2. Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu con. (3,0 điểm)

* Lão Hạc sống trong sạch, giàu lòng tự trọng: (1,5 điểm)

  • Lão nghèo khổ nhưng làm ăn lương thiện, kiếm tiền bằng sức lao động của mình.
  • Lão từ chối ông giáo khi ông giáo ngấm ngầm giúp lão gần như là hách dịch.
  • Lão gửi tiền lo hậu sự vì không muốn làm phiền những người hàng xóm nghèo khổ như mình.
  • Lão yêu quý con chó nên khi bán nó đi lão ăn năn, day dứt ân hận, đau đớn và nghĩ mình đã lừa một con chó.
  • Lão đã tự chọn cho mình cái chết của một con chó bị lừa ăn phải bả để tự trừng phạt mình.

* Lão Hạc rất yêu thương con và giàu đức hi sinh: (1,5 điểm)

  • Nhà nghèo lão không đủ tiền cưới vợ cho con, nên lão động viên con kiếm đám khác; luôn nhớ về con day dứt vì không lo được cho con đám cưới và tính toán cho con sau này khi nó trở về.
  • Tình yêu thương con lão gửi gắm qua tình cảm với con chó Vàng vì đó là kỉ vật của con trai lão để lại, lão quý chó như con cháu, trò chuyện đối xử với nó như với người, bán nó ăn năn day dứt ân hận.
  • Lão không bán mảnh vườn đi để sống mà dành lại cho con; trao gửi ông giáo trông nom cẩn thận trước khi chết. Sự hy sinh của lão âm thầm mà sâu sắc, cao thượng.

C. Kết bài: (0,5 điểm)

  • Khẳng định lại cuộc đời và phẩm chất của lão Hạc.
  • Khẳng định giá trị nhân đạo của tác phẩm

* Lưu ý: Trên đây là một số gợi ý chung mang tính định hướng. Các giám khảo chấm cần linh hoạt. Cần chú ý khuyến khích những bài viết hiểu đề, có chất văn, diễn đạt tốt.

]]>
https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-1-mon-ngu-van-lop-8-nam-hoc-2016-2017-32278/feed 0
Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018 (Có đáp án) https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-ki-1-mon-ngu-van-lop-8-35861 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-ki-1-mon-ngu-van-lop-8-35861#respond Fri, 23 Oct 2020 17:14:07 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-ki-1-mon-ngu-van-lop-8-35861

Related posts:

  1. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  2. Tả một cây cổ thụ (Dàn ý + 36 mẫu)
  3. Bài viết số 1 lớp 9 đề 2: Thuyết minh về một loài cây
]]>
Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018 (Có đáp án), Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 8 có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi môn Ngữ văn,

Để tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm cho kì thi học kì 1 sắp tới mời các em học sinh lớp 8 tham khảo Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018. Nội dung đề thi bám sát chương trình học, cấu trúc đề trình bày khoa học và logic. Hy vọng đề thi sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng giải đề tốt hơn!

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: NGỮ VĂN 8

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 2,0 điểm

Đập đá ở Côn Lôn

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con!

Phan Châu Trinh – Sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015 Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:

1) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

2) Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào? (Không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc)

3) Nêu ý nghĩa của bài thơ.

4) Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này.

II. PHẦN LÀM VĂN: 8,0 điểm

Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà em yêu thích.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 2,0 điểm

Câu

Nội dung

Điểm

1

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

– Bài thơ được Phan Châu Trinh làm trong thời gian bị bắt đày ra Côn Lôn (Côn Đảo).

– HS có thể nêu hoặc không nêu cụ thể thời gian từ 1908 – 1910 cũng cho

điểm tối đa (0,5 điểm).

0,5

2

Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào?

Trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt của thực dân Pháp, người tù buộc phải làm công việc lao động

khổ sai hết sức cực nhọc, không ít người đã kiệt sức và gục ngã…

0,5

3

Nêu ý nghĩa của bài thơ: Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ giúp ta cảm nhận được hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan nhưng vẫn không sờn

lòng, đổi chí

0,5

4

Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này: Yêu cầu học sinh kể được 3 bài thơ, 3 tác giả: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu; Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà,

Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải.

0,5

II. PHẦN LÀM VĂN: 8,0 điểm

Câu

Nội dung

Điểm

2

Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà em yêu thích.

* Yêu cầu:

HS vận dụng các phương pháp thuyết minh, quan sát, tích lũy kiến thức thực tế để viết bài văn thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài

8,0

cây ngày Tết ở Việt Nam mà em yêu thích.

– Học sinh có thể lựa chọn để thuyết minh về một loài hoa hoặc một

loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà các em yêu thích. Trong quá trình

chấm bài, gv cần chú ý cách vận dụng lý thuyết kết hợp với kiến thức

thực tế của hs, khuyến khích sự sáng tạo – những bài hs sao chép lại bài

mẫu đã có trong sách giáo khoa và các loại sách tham khảo không cho

điểm cao.

a. Mở bài:

1,0

– Giới thiệu khái quát về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt

0,5

Nam mà em yêu thích.

– Khuyến khích sự giới thiệu sáng tạo của hs (tạo ra một tình huống,

0,5

một khung cảnh để giới thiệu về loài hoa hoặc một loài cây gắn với

khung cảnh ngày Tết cổ truyền của dân tộc…)

b. Thân bài: Yêu cầu hs biết vận dụng các phương pháp thuyết minh

6,0

chủ yếu (nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, so sánh, phân loại, dùng số

liệu…) để làm rõ về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết…

– Thuyết minh về hình dáng, màu sắc, hương thơm, vẻ đẹp của loài hoa

2,0

hoặc đặc điểm của một loài cây ngày Tết…

– Thuyết minh về cấu tạo, đặc điểm, tính chất nổi bật của loài hoa (hoặc

2,0

loài cây), sự phong phú về số lượng, về nơi thường trồng loài hoa (loài

cây)…

– Giới thiệu các loài hoa (loài cây) ngày Tết cổ truyền của dân tộc tương

1,0

đồng (gần, cùng họ, cùng loài…), so sánh hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp

của loài hoa (loài cây) này với các loài hoa (loài cây) khác …

– Nêu rõ giá trị hoặc công dụng, ý nghĩa…của loài hoa (loài cây) ngày

1,0

Tết đối với cuộc sống con người, với truyển thống văn hóa của vùng

quê, hoặc của đất nước…

c. Kết bài

1,0

– Học sinh bày tỏ thái độ, tình cảm với loài hoa (hoặc loài cây) vừa

0,5

thuyết minh.

– Nêu trách nhiệm của bản thân với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, làm đẹp cảnh quan ở gia đình, nhà trường, ngoài xã hội …

0,5

III. VẬN DỤNG CHO ĐIỂM (Phần làm văn)

Điểm 7 – 8: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn thuyết minh, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, bài viết đảm bảo chính xác, gãy gọn, khúc chiết, sáng tỏ; diễn đạt tốt, trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả.

Điểm 5 – 6: Biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn thuyết minh, trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, bài viết có đôi chỗ chưa đảm bảo chính xác, gãy gọn; diễn đạt có thể chưa tốt, còn có chỗ lạc sang miêu tả, giải thích, mắc một số lỗi chính tả.

Điểm 3 – 4: Chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn thuyết minh, còn thiếu nhiều ý, nhiều chỗ lạc sang miêu tả, kể chuyện lan man; bài viết chưa có bố cục mạch lạc, chữ viết chưa đúng chính tả, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.

Điểm 1 – 2: Chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn thuyết minh, lạc đề sang miêu tả, kể chuyện lan man…

Điểm 0: Bỏ giấy trắng.

Lưu ý:

  • Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần hết sức quan tâm đến kỹ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày cả nội dung và hình thức trình bày, chữ viết, chính tả là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của
  • Tôn trọng sự sáng tạo trong quá trình làm bài văn thuyết minh của học sinh. Không yêu cầu học sinh nhất thiết phải theo đúng trình tự như Hướng dẫn chấm bài kiểm tra trên đây.
  • Khi cho điểm toàn bài, giáo viên cần xem xét cụ thể các yêu cầu này và có hướng khắc phục trong HK II với từng đối tượng học

Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0; 4,5; 5,0; 5,5 . . . 9,0; 9,5; 10).

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-ki-1-mon-ngu-van-lop-8-35861/feed 0
Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019 – 2020 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-1-mon-ngu-van-lop-8-34922 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-1-mon-ngu-van-lop-8-34922#comments Fri, 23 Oct 2020 10:24:27 +0000 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-1-mon-ngu-van-lop-8-34922

Related posts:

  1. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
  2. Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến (Dàn ý + 11 mẫu)
  3. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
]]>
Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019 – 2020, Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019 – 2020 dành cho các bạn học sinh lớp 8 tham khảo để làm quen

Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 8 tham khảo tài liệu Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019 – 2020 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, đăng tải ngay sau đây.

Tài liệu bao gồm 8 đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án chi tiết kèm theo. Tài liệu giúp các bạn học sinh hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi cho các thầy cô giáo. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các em ôn tập và đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Ngoài ra các bạn học sinh lớp 8 tham khảo thêm một số đề thi học kì 1 môn Toán, môn Ngữ văn, Lịch sử, Hóa học.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 – Đề 1

Đề bài

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1: Dòng nào nói đúng giá trị nội dung của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”?

A. Hình tượng người anh hùng thất thế, gặp bước nguy nan, buồn bã, bị động, lao động nhọc nhằn.

B. Hình tượng người anh hùng cứu nước buồn bã, bi quan vì phải lao động khổ sai.

C. Hình tượng người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.

D. Hình tượng người tù khổ sai lao động cực nhọc, nhỏ bé trước thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.

Câu 2: Dòng nào nêu đúng đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”?

A.Tình tiết chặt chẽ và kết cấu đảo ngược tình huống hai lần.

B. Ngòi bút đậm chất hội họa và hai mạch kể đan xen.

C. Lối kể chuyện hấp dẫn, đan xen hiện thực và mộng tưởng.

D. Biện pháp tương phản và giọng điệu hài hước.

Câu 3: Vấn đề bức thiết được đặt ra trong văn bản: “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” là gì?

A. Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và lời kêu gọi: “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”.

B. Thuốc lá giống như một thứ ôn dịch.

C. Gia tăng dân số gây trở ngại lớn tới đời sống và xã hội. D. Ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại chỉ trong thời đại ngày nay.

Câu 4: Nội dung nào không cần thiết trong bài thuyết minh về một đồ dùng?

A. Xuất xứ, nguồn gốc

C. Cách sử dụng, bảo quản

B. Cấu tạo, công dụng

D. Cảm xúc, suy nghĩ về đồ dùng

PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Bài 1: (4 điểm) Cho đoạn thơ sau:

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
(Trích Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo Dục)

1. Nêu tên tác phẩm, tác giả (0.5 điểm).

2. Từ “thảo” trong đoạn thơ trên được dùng với nghĩa nào?(0.5 điểm).

3. Tóm tắt nội dung đoạn thơ bằng một câu (0.5 điểm).

4. Trong đoạn thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ gì ? Nêu ngắn gọn tác dụng (0.5 điểm).

5. Cho câu chủ đề sau: “Đoạn thơ là hình ảnh ông đồ những ngày huy hoàng, đắc ý”. Con hãy viết đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch khoảng 7 – 9 câu làm sáng tỏ câu chủ đề trên.

Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một tình thái từ hoặc trợ từ hoặc thán từ ? (Gạch chân, chỉ rõ câu ghép và từ loại đã sử dụng, đánh số câu trong đoạn văn).

Bài 2: (4 điểm). Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Thuyết minh về một phong tục (mừng tuổi, gói bánh chưng)

Đề 2: Thuyết minh về một loài hoa (hoa sen, hoa hồng)

—– Hết –—-

(Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm và thu lại đề sau khi kiểm tra.)

Đáp án

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1: C

Câu 2: D

Câu 3: A

Câu 4: D

PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Bài 1. (4 đ) Yêu cầu HS trả lời đúng:

1. Đoạn trích thuộc bài thơ “Ông đồ” , tác giả : Vũ Đình Liên

2. Từ “thảo”: nét nọ liền nét kia, thường có bỏ đi một số nét => trong bài thơ nghĩa là viết theo, viết nhanh, ý chỉ hành động viết điêu luyện, nghệ thuật.

3. Đoạn thơ ca ngợi, trân trọng tài năng của ông đồ trong nghệ thuật viết chữ.

4. Biện pháp tu từ So sánh – làm nổi bật tài năng viết chữ của ông đồ: chữ viết đẹp, mềm mại, phóng khoáng, có hồn => Ngợi ca ông đồ, một tài năng nghệ thuật.

5. Viết đoạn văn:

– Hình thức: (0.75 đ)

+ Đủ số câu (khoảng 7 – 9 câu), đúng cấu trúc diễn dịch (0.25 đ)

+ Gạch chân và chỉ rõ 1 câu ghép, 1 thán từ hoặc trợ từ, tình thái từ. (0.5 đ)

– Nội dung: (1.25) làm sáng tỏ câu chủ đề HS sử dụng câu chủ đề và triển khai theo nội dung đã được trình bày trong đoạn thơ. (Chú ý sử dụng ít nhất 1 câu ghép, 1 thán từ hoặc trợ từ, tình thái từ. )

+ Ông đồ là trung tâm của không gian ngày Tết nơi phố phường “Bao nhiêu …”

+ Ông được mọi người ngưỡng mộ, tôn vinh.

+ Ông được trổ tài trong sự thăng hoa, trong niềm vui của người được bảo tồn một mĩ tục.

+ Nghệ thuật so sánh đẹp, giàu giá trị tạo hình => Gợi tả nét chữ mềm mại, phóng khoáng, có hồn => Ngợi ca ông đồ, một tài năng nghệ thuật.

Bài 2. (4 điểm)

HS có thể triển khai theo ý tưởng của riêng mình, tuy nhiên, cần đầy đủ những nội dung chính cần có trong bài.

Dàn ý tham khảo: Đề 1: Thuyết minh về một phong tục (mừng tuổi, gói bánh chưng)

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt ,giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: bánh chưng

II. THÂN BÀI

1. Nguồn gốc bánh chưng: nó là loại bánh xuất hiện từ xa xưa theo sự tích bánh chưng bánh giầy.

2. Cách làm bánh chưng

– Công đoạn chuẩn bị: nguyên liệu, bếp,..

– Công đoạn gói bánh: gói tay, gói khuôn

– Công đoạn nấu:thời gian , lượng nước

3. Đặc điểm bánh chưng (phân loại, hình dáng )

4. Ý nghĩa và giá trị sử dụng của bánh chưng, cách bảo tồn phong tục.

5. Cách bảo quản bánh.

III. KẾT BÀI : khẳng định giá trị của bánh, mở rộng, liên hệ.

Đề 2: Thuyết minh về một loài hoa (hoa sen, hoa hồng)

I. MỞ BÀI: Dẫn dắt ,giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: hoa hồng, hoa sen

II. THÂN BÀI:

1. Nguồn gốc, xuất xứ

2. Đặc điểm, phân loại, cấu tạo.

3. Ý nghĩa, giá trị.

4. Trồng và chăm sóc

5. Cách bảo quản

III. KẾT BÀI : khẳng định giá trị của hoa, mở rộng, liên hệ.

* Biểu điểm:

– Hình thức đoạn văn: 0.5đ

– Mở đoạn: 0.5đ

– Thân đoạn: 2.5đ (mỗi ý 0,5 đ)

– Kết đoạn: 0.5đ

* Chú ý : Kiến thức chính xác, diễn đạt lưu loát, sắp xếp ý hợp lí, vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh. Các con cần chứng tỏ mình đang làm văn thuyết minh chứ không thuyết minh về đối tượng một cách khô khan. Bài làm không phải là sự sao chép kiến thức đơn thuần.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 – Đề 2

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)

Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng mà em lựa chọn vào bài làm.

Câu 1: Trong những từ sau từ nào là từ tượng thanh?

A. Mơn man.

B. Còm cõi.

C. Lảnh lót.

D. Dò dẫm.

Câu 2: Dòng nào sau đây chứa các từ ngữ cùng trường với từ vựng?

A. Tế bào, hồng cầu, máu, ô xít các bon.

B. Chất độc, oxit các bon, hắc ín, hồng cầu, máu.

C. Vòm họng, phế quản, bụi, vi khuẩn, vi trùng, chất độc.

D. Vòm họng, phế quản, lông mao, lông rung, nang phổi, phổi.

Câu 3: Trong câu”Ngay cả tôi cũng không hình dung ra sự việc.” từ “ngay” thuộc từ loại nào?

A. Trợ từ.

B. Thán từ.

C. Tình thái từ.

D. Quan hệ từ.

Câu 4: Câu văn “ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.” thuộc kiểu câu nào?

A. Câu đơn.

B. Câu ghép.

C. Câu đặc biệt.

D. Câu rút gọn.

Câu 5: Trong câu “ Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau” hai vế câu có quan hệ ý nghĩa nào ?

A. Lựa chọn.

B. Nguyên nhân.

C. Tương phản.

D. Tiếp nối.

Câu 6: Trong câu Người xưa có câu : Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng” dấu ngoặc kép có công dụng gì?

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

D. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san…được dẫn.

Câu 7: Các từ : ba, má, tía, trái… thuộc nhóm từ nào?

A. Biệt ngữ xã hội.

B. Từ địa phương .

C. Từ toàn dân.

D. Từ Hán Việt.

Câu 8: Trong câu thơ “ Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa

B. Nói quá

C. Nói giảm, nói tránh

D. Ẩn dụ

Phần II: Đọc hiểu (2,5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

“Và buổi chiều hôm đó, Xiu tới bên giường Giôn-xi nằm, thấy Giôn-xi đang vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm rất vô dụng, chị ôm lấy cả người Giôn-xi lẫn chiếc gối.

“Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “ Cụ Bơ- men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, vài chiếc bút lông rơi vung vãi và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tái sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”

( Trích “Chiếc lá cuối cùng” – O Hen- ri, SGK Ngữ văn 8, NXBGD 2009, trang 89)

Câu 1 ( 0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích trên?

Câu 2 ( 0,5 điểm). Cho biết ý nghĩa của việc tác giả kết thúc truyện “ Chiếc lá cuối cùng” bằng lời của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?

Câu 3 ( 0,75 điểm). Vì sao có thể nói chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác?

Câu 4 ( 0,75 điểm). Đọc truyện “ Chiếc lá cuối cùng” em rút ra được bài học sống nào? Hãy chia sẻ về một bài học mà em tâm đắc bằng 3 – 5 câu văn?

Phần III: Làm văn (5,5 điểm)

Câu 1 ( 1,5 điểm). Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ sau:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Tháng này bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
(“ Đập đá ở Côn Lôn”, Phan Châu Trinh, SGD Ngữ văn 8, NXBGD 2009, trang 148, 149)

Câu 2 ( 4,0 điểm) Giới thiệu về một đồ dùng quen thuộc với con người trong cuộc sống?

…………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-1-mon-ngu-van-lop-8-34922/feed 2