Đề thi môn Ngữ văn – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 10:41:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.9 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Đề thi môn Ngữ văn – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn hệ Giáo dục thường xuyên năm 2012 https://quatangtiny.com/de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-ngu-van-he-giao-duc-thuong-xuyen-nam-2012-21690 https://quatangtiny.com/de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-ngu-van-he-giao-duc-thuong-xuyen-nam-2012-21690#respond Sat, 24 Oct 2020 01:39:32 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-ngu-van-he-giao-duc-thuong-xuyen-nam-2012-21690

Related posts:

  1. Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân Giáo viên năm 2020 – 2021
  2. Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nâng hạng giáo viên THCS hạng I (2 Mẫu)
  3. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
]]>
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn hệ Giáo dục thường xuyên năm 2012, Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn dành cho hệ Giáo dục thường xuyên năm học 2012

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn dành cho hệ Giáo dục thường xuyên năm học 2012

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-ngu-van-he-giao-duc-thuong-xuyen-nam-2012-21690/feed 0
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn hệ Phổ thông năm 2012 https://quatangtiny.com/de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-ngu-van-he-pho-thong-nam-2012-21764 https://quatangtiny.com/de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-ngu-van-he-pho-thong-nam-2012-21764#respond Sat, 24 Oct 2020 01:39:11 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-ngu-van-he-pho-thong-nam-2012-21764

Related posts:

  1. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  2. Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nâng hạng giáo viên THCS hạng I (2 Mẫu)
  3. 33 câu hỏi đáp về Chương trình giáo dục phổ thông 2018
]]>
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn hệ Phổ thông năm 2012, Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn hệ Giáo dục phổ thông năm học 2012

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn hệ Giáo dục phổ thông năm học 2012

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-ngu-van-he-pho-thong-nam-2012-21764/feed 0
Đề thi học kỳ II lớp 12 trường THPT Phạm Văn Đồng năm 2012 – 2013 môn Ngữ văn https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-ky-ii-lop-12-truong-thpt-pham-van-dong-nam-2012-2013-mon-ngu-van-29135 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-ky-ii-lop-12-truong-thpt-pham-van-dong-nam-2012-2013-mon-ngu-van-29135#respond Fri, 23 Oct 2020 21:56:27 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-ky-ii-lop-12-truong-thpt-pham-van-dong-nam-2012-2013-mon-ngu-van-29135

Related posts:

  1. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  2. Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến (Dàn ý + 11 mẫu)
  3. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
]]>
Đề thi học kỳ II lớp 12 trường THPT Phạm Văn Đồng năm 2012 – 2013 môn Ngữ văn, Đề thi học kỳ II lớp 12 trường THPT Phạm Văn Đồng năm 2012 – 2013 môn Ngữ văn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG

ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM 2012-2013

MÔN THI: NGỮ VĂN – LỚP 12
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Thí sinh chọn một trong hai đề:

ĐỀ I:

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm):

Câu 1– Lí thuyết (2 điểm):

Nêu những nét chính về quan niệm sáng tác và phong cách nghệ thuật của tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Câu 2 – Nghị luận xã hội (3 điểm):

Nhà bác học S. Đác – uyn nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau:

Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học“.

Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên và tự rút ra kinh nghiệm về con đường học tập của chính bản thân mình.

PHẦN RIÊNG: (5 điểm – thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu 3a hoặc 3b)

Câu 3a – Theo chương trình cơ bản: Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”

(Trích “Đất Nước”- trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 3b – Theo chương trình nâng cao: Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là một nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hãy phân tích nhân vật để làm sáng tỏ nhận định trên.

ĐỀ II:

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm):

Câu 1– Lí thuyết (2 điểm):

Trình bày vắn tắt nội dung nguyên lí “Tảng băng trôi” của Hê-minh-uê. Chỉ ra ý nghĩa phần nổi và một số ý nghĩa phần chìm của đoạn trích đã học từ truyện “Ông già và biển cả”.

Câu 2 – Nghị luận xã hội (3 điểm):

“Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất”.

Viết một bài văn ngắn không quá 400 từ, trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.

PHẦN RIÊNG: (5 điểm – thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu 3a hoặc 3b)

Câu 3a – Theo chương trình cơ bản:

Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.

Câu 3b – Theo chương trình nâng cao:

Phân tích vẻ đẹp hình tượng Lor-ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-ky-ii-lop-12-truong-thpt-pham-van-dong-nam-2012-2013-mon-ngu-van-29135/feed 0
Đề thi học kỳ I lớp 10 THPT tỉnh An Giang năm 2012 – 2013 môn Ngữ văn – Có đáp án https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-ky-i-lop-10-thpt-tinh-an-giang-nam-2012-2013-mon-ngu-van-29206 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-ky-i-lop-10-thpt-tinh-an-giang-nam-2012-2013-mon-ngu-van-29206#respond Fri, 23 Oct 2020 21:56:16 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-ky-i-lop-10-thpt-tinh-an-giang-nam-2012-2013-mon-ngu-van-29206

Related posts:

  1. Thuyết minh về con trâu Việt Nam (Dàn ý + 11 mẫu)
  2. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  3. Điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2020
]]>
Đề thi học kỳ I lớp 10 THPT tỉnh An Giang năm 2012 – 2013 môn Ngữ văn – Có đáp án, Đề thi học kỳ I lớp 10 THPT tỉnh An Giang năm 2012 – 2013 môn Ngữ văn – Có đáp

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
AN GIANG

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 10 THPT NGUYỄN KHUYẾN
NĂM HỌC 2012 – 2013

MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2 điểm)

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố nào? Chỉ ra các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau:

“Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công!
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

(Ca dao)

Câu 2: (3 điểm)

Nước là một tài nguyên vô cùng quí giá nhưng hiện bị ô nhiễm một cách trầm trọng. Em hãy viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ nêu suy nghĩ bản thân về vấn đề trên?

Câu 3: (5 điểm)

Em cảm nhận thế nào về cuộc đời nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-ky-i-lop-10-thpt-tinh-an-giang-nam-2012-2013-mon-ngu-van-29206/feed 0
Đề thi học kỳ I lớp 11 THPT tỉnh An Giang năm 2012 – 2013 môn Ngữ văn – Có đáp án https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-ky-i-lop-11-thpt-tinh-an-giang-nam-2012-2013-mon-ngu-van-29211 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-ky-i-lop-11-thpt-tinh-an-giang-nam-2012-2013-mon-ngu-van-29211#respond Fri, 23 Oct 2020 21:56:13 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-ky-i-lop-11-thpt-tinh-an-giang-nam-2012-2013-mon-ngu-van-29211

Related posts:

  1. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  2. Điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2020
  3. Sáng kiến kinh nghiệm lớp 7: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
]]>
Đề thi học kỳ I lớp 11 THPT tỉnh An Giang năm 2012 – 2013 môn Ngữ văn – Có đáp án, Đề thi học kỳ I lớp 11 THPT tỉnh An Giang năm 2012 – 2013 môn Ngữ văn – Có đáp

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
AN GIANG

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 11 THPT NGUYỄN KHUYẾN
NĂM HỌC 2012 – 2013

MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2 điểm)

Chi tiết kết thúc truyện ngắn Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân là gì? Cho biết ý nghĩa của chi tiết đó?

Câu 2: (3 điểm)

Viết bài văn ngắn khoảng 400 từ nêu suy nghĩ của em về vấn đề: Hiện nay có nhiều hoạt động kinh doanh buôn bán thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khiến xã hội phải quan tâm.

Câu 3: (5 điểm)

Em cảm nhận thế nào về cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và thị Nở. Tiếng hát vút cao của tình người, đỉnh cao của giá trị nhân đạo.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-ky-i-lop-11-thpt-tinh-an-giang-nam-2012-2013-mon-ngu-van-29211/feed 0
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Lâm Đồng môn Ngữ văn https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-lop-9-thcs-tinh-lam-dong-mon-ngu-van-29970 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-lop-9-thcs-tinh-lam-dong-mon-ngu-van-29970#respond Fri, 23 Oct 2020 21:22:58 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-lop-9-thcs-tinh-lam-dong-mon-ngu-van-29970

Related posts:

  1. Phân tích truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Dàn ý + 16 mẫu)
  2. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
  3. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
]]>
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Lâm Đồng môn Ngữ văn, Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Lâm Đồng môn Ngữ văn

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
LÂM ĐỒNG

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2010- 2011

MÔN THI: NGỮ VĂN – THCS
Thời gian:
150 phút (Không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 18/02/2011

Câu 1: (8 điểm)

“Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời”.

(M.Gorki)

Viết văn bản nghị luận, trình bày những suy nghĩ của em về quan niệm trên.

Câu 2: (12 điểm)

Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua các tác phẩm Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết.

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-lop-9-thcs-tinh-lam-dong-mon-ngu-van-29970/feed 0
Đề thi học sinh giỏi cấp THPT tỉnh Lâm Đồng môn Ngữ văn https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-cap-thpt-tinh-lam-dong-mon-ngu-van-29980 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-cap-thpt-tinh-lam-dong-mon-ngu-van-29980#respond Fri, 23 Oct 2020 21:22:52 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-cap-thpt-tinh-lam-dong-mon-ngu-van-29980

Related posts:

  1. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  2. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  3. Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 6 khóa XII của Đảng viên (20 mẫu bài)
]]>
Đề thi học sinh giỏi cấp THPT tỉnh Lâm Đồng môn Ngữ văn, Đề thi học sinh giỏi cấp THPT tỉnh Lâm Đồng môn Ngữ văn

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
LÂM ĐỒNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2010- 2011

MÔN THI: NGỮ VĂN – THPT
Thời gian:
180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 18/02/2011

Câu 1: (8 điểm)

Biết lắng nghe – điều kì diệu của cuộc sống.

Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trên.

Câu 2: (12 điểm)

Bàn về quá trình văn học, sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008, trang 178 viết: “Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân: văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết, người sau thâu nhận giá trị văn học của người trước và tạo nên những giá trị mới”.

Anh / chị hãy làm rõ dấu ấn thơ ca dân gian trong một số tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại để thấy được “văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết”.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết.

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-cap-thpt-tinh-lam-dong-mon-ngu-van-29980/feed 0
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2017 – 2018 https://quatangtiny.com/de-thi-tuyen-sinh-vao-lop-10-mon-ngu-van-nam-hoc-2017-2018-33311 https://quatangtiny.com/de-thi-tuyen-sinh-vao-lop-10-mon-ngu-van-nam-hoc-2017-2018-33311#respond Fri, 23 Oct 2020 18:48:01 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-tuyen-sinh-vao-lop-10-mon-ngu-van-nam-hoc-2017-2018-33311

Related posts:

  1. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  2. Phân tích truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Dàn ý + 16 mẫu)
  3. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
]]>
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2017 – 2018, Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2017 – 2018 giúp các em học sinh lớp 9 rèn luyện kỹ

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2017 – 2018 giúp các em học sinh lớp 9 rèn luyện kỹ năng giải đề, biết cách phân bổ thời gian hợp lý để làm bài thi tuyển sinh vào lớp 10 đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:

Bộ đề thi vào lớp 10 THPT môn Toán năm học 2016 – 2017

Bộ đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm học 2016 – 2017

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2017 – 2018

Câu 1:(2 điểm). Cho đoạn văn:

”… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thi vai trò con người lại càng nổi trội”

(Ngữ văn 9, tập 2 , NXBGD – 2006)

A. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai?

B. Tìm câu chủ đề của đoạn văn trên.

C. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?

D. Từ được in đậm trên là thành phần biệt lập gì?

Câu 2: (3 điểm)

Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác

Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Câu 3: (5 điểm)

”Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công hình ảnh những con người bình thường mà cao đẹp”.

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích đã học để làm sáng tỏ nhận định trên.

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-tuyen-sinh-vao-lop-10-mon-ngu-van-nam-hoc-2017-2018-33311/feed 0
Đáp án đề thi môn Ngữ Văn THPT Quốc gia 2020 – Đợt 2 https://quatangtiny.com/de-thi-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-33679 https://quatangtiny.com/de-thi-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-33679#comments Fri, 23 Oct 2020 05:00:10 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-33679

Related posts:

  1. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (Dàn ý + 13 Mẫu)
  2. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
  3. Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến (Dàn ý + 11 mẫu)
]]>
Đáp án đề thi môn Ngữ Văn THPT Quốc gia 2020 – Đợt 2, Sáng nay 3/9, thí sinh bắt đầu làm môn thi đầu tiên của đợt 2 kỳ thi THPT Quốc gia 2020 là môn Ngữ Văn, với

Sáng nay 3/9, thí sinh bắt đầu làm môn thi đầu tiên của đợt 2 kỳ thi THPT Quốc gia 2020 là môn Ngữ Văn, với thời gian làm bài 120 phút. Chiều nay các em sẽ thi môn Toán, còn ngày 4/9 làm bài thi Khoa học tự nhiên, Ngoại ngữ, bài thi Khoa học xã hội.

Đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2020 – Đợt 2

Gợi ý đáp án đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2020 đợt 2

I. Đọc hiểu:

Câu 1: PTBĐ: Nghị luận

Câu 2: Người ta e ngại rằng dự án xây dựng đường hầm xuyên biển Manche là một dự án viển vông: Khi đường hầm nối liền nước Anh và eo biển Manche là quá dài (trên 50 mét) và khoa học công nghệ của thời kỳ đó chưa mấy phát triển.

Câu 3: Cơ sở làm nên thành công: niềm tin và sự kiên trì

Câu 4: Gợi ý:

– Đồng ý: Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất.

– Lý do:

+ Niềm tin giúp cho con người kiên trì theo đuổi ước mơ, đam mê của bản thân.

+ Niềm tin thúc đẩy con người hành động, nỗ lực để hoàn thành mục tiêu và có nghị lực để tìm cách để vượt qua những khó khăn.

II. Tập làm văn

Câu 1:

Dàn ý:

I. Mở bài:

– Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào chính bản thân mình trong cuộc sống của mỗi con người.

II. Thân bài:

Giải thích khái niệm niềm tin vào bản thân: Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống…

– Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác:

+ Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người không có ý chí, không có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm gì, vì thế mọi điều khác như tiền bạc, công danh, sẽ trở thành vô nghĩa…

+ Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình…

– Việc đánh mất niềm tin vào bản thân đang là một thực tế nhức nhối trong cuộc sống hiện đại của một bộ phận giới trẻ:

+ Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ, được bao bọc từ nhỏ nên khi phải đối diện với thử thách cuộc sống thì không thể tự sống bằng chính khả năng của mình, không đủ bản lĩnh sống, dẫn đến phải gục ngã, đầu hàng trước cuộc sống

+ Trong thời đại hội nhập quốc tế một bộ phận giới trẻ khác không trau dồi, rèn luyện nên không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội dẫn đến tâm lý thua kém, tự ti, không xác định được phương hướng của cuộc đời dễ bị người khác lừa gạt, lôi kéo —> hình thành một bộ phận thanh niên có tính cách bạc nhược, ăn bám, ỷ lại thậm chí là hư hỏng.

– Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ. Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình không có nghĩa là tự phụ, huênh hoang, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình trong cuộc sống không có nghĩa là coi thường người khác. Niềm tin vào bản thân càng không có nghĩa là bằng mọi cách để đạt được những điều mình muốn bất chấp cương thường đạo lý, bất chấp lẽ phải.

– Phải làm gì để xây dựng niềm tin vào bản thân:

+ Đối với mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, trau dồi, rèn luyện về kiến thức và đạo đức, không ngừng giao lưu học hỏi. Sớm hình thành lý tưởng sống và dám đấu tranh để thực hiện lý tưởng đó.

+ Đối với các cơ quan quản lý xã hội: Xây dựng và phát huy lối học sáng tạo, học đi đôi với hành, học kết hợp với ứng dụng; giáo dục ý thức cá nhân và hình thành tính tự tin, giàu tự trọng cho thế hệ học sinh, sinh viên; động viên, trân trọng, biểu dương những cá nhân dám nghĩ dám làm, có những đóng góp tích cực cho xã hội.

III. Kết bài:

– Liên hệ với bản thân

Câu 2: (5 điểm) – Gợi ý

– Sau những hoài niệm về thiên nhiên và con người Việt Bắc, đoạn thơ tiếp theo dẫn người đọc vào khung cảnh kháng chiến với những cảnh tượng rộng lớn, những chiến thắng hào hùng. Đoạn thơ có nhịp điệu sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ của bản anh hùng ca. Mở đầu đoạn thơ là nỗi nhớ về nhũng kỉ niệm của cuộc kháng chiến anh hùng với hình ảnh của núi rừng, đất trời và con người cùng đánh giặc:

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù.
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.”

– Sự trùng điệp của ngôn từ đã tái hiện sinh động địa hình rừng núi hiếm trở. Từ “rừng cây” đến “núi giăng”, “rừng tre”, “rừng vây” … tất cả được bao phủ trong mênh mông bốn mặt sương mù nhằm tạo ấn tượng về sự bí ẩn của núi rừng Việt Bắc. Có lúc thiên nhiên nơi đây thật dịu dàng, thơ mộng nhưng khi kẻ thù tràn tới thì núi rừng đã được nhân hóa để trở thành sức mạnh ngăn bước quân thù. Ở vùng đất chiến khu, tình quân dân và sự kết hợp sức mạnh của thiên nhiên, con người đã tạo nên những chiến công lừng lẫy.

– Sau câu hỏi gợi nhớ gợi thương:

“Ai về ai có nhớ không?”
– Là lời khẳng định quen thuộc:
“Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà.”

– “Ai về ai có nhớ không?” — Cầu hỏi phiếm chỉ với đại từ “ai”. Tố Hữu không nhắc chính xác đến một dối tượng nào cả mà hỏi tất cả những người đã từng gắn bó với Việt Bắc. Một câu hỏi gợi nhiều lưu luyến, bâng khuâng, đậm đà tình nghĩa.

– Điệp từ “nhớ” lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ hòa cùng niềm vui, niềm tự hào trước những chiến công. Đây “Phủ Thông”, kia “đèo Giàng” rồi những trận thủy chiến trên sông Lô oai hùng… tất cả đều gợi về những mốc son lịch sử. Nhịp thơ dồn dập như mô phỏng khí thế thần tốc, hào hùng của quân dân ta trong các chiến thắng vang dội của Việt Bắc anh hùng.

– Nhớ trận Phủ Thông, đèo Giàng cùng những lưỡi mác, anh bộ đội cụ Hồ trong tư thể dũng sĩ lẫm liệt đã làm cho giặc Pháp bạt vía kinh hồn những năm đầu kháng chiến. Nhớ sông Lô là nhớ đến chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947:

“Tàu giặc tắm sông Lô
Tha hồ mà uống nước
Máu tanh đến bây giờ
Chưa tan mùi bữa trước.”
(Cá nước)

– Nhớ phố Ràng là nhớ tới trận công kiên chiến có pháo binh tham gia vào cuối năm 1949, đánh dấu bước trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp của quân dân ta. Từ đó tiến lên đánh lớn và thắng lớn trong chiến dịch Biên Giới giải phóng Cao Băng, Lạng Sơn.

– Đoạn thơ như một nỗi nhớ bao trùm, trải dài với những địa danh tiêu biếu cho những trang kí sự chiến trường, để lại bao tự hào trong lòng người đọc về bước đi lên của lịch sử dân tộc. Có biết bao chiến sĩ đã anh dũng hi sinh, hừng ngã xuống nơi chiến trường để đưa ra những tên núi, tên sông, tên đèo vào những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc.

– Nếu như ở những đoạn thơ trước, Tố Hữu mang đên cho người đọc vẻ đẹp của tình nghĩa quân dân qua những kỉ niệm ngọt ngào, gắn bó thì ở đoạn thơ này, nhà thơ đã đột ngột chuyển dòng. Không còn nhũng dòng thơ ngọt ngào như ca dao nữa mà đoạn thơ này đã mang âm hưởng của cảm hứng sử thi hùng tráng. Đó là những hình ảnh của những đoàn quân ra trận vô tận điệp điệp trùng trùng. Là hình ảnh hùng vĩ của cuộc chiến tranh nhân dân từ những đoàn dân công, đoàn xe cơ giới trên đường ra trận làm bừng sáng những đêm kháng chiến:

“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất nung
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm tham sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui v
ề Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”

– Đoạn thơ tràn đầy âm hưởng hùng ca, mang dáng vẻ của sử thi hiện đại. Chỉ cần phác họa khung cảnh hùng tráng ở Việt Bắc, Tố Hữu đã cho thấy khí thế vô cùng mạnh mẽ, hào hùng của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì Tổ quốc độc lập, tự do:

“Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung.”

– Đọc câu thơ, ta nhận ra rằng “Những đường Việt Bắc” ở đây là nhiều con đường do dân và quân Việt Bắc mở để phục vụ sản xuất và kháng chiến. Đó là những con đường có thực như tác giả từng viết: “Đường ta rộng thênh thang tám thước.” Đường Bắc Sơn, đường Đình Cả, Thái Nguyên, đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên… nhũng con đường mở ra cùng với chiến thắng của quân dân ta. Và hơn hết, đó là những con đường đầy ý nghĩa tượng trưng, khái quát cho cả quá trình đi lên của kháng chiến và cách mạng. Hai chữ “của ta” vang lên chắc nịch, hùng hồn. Đó là niềm tự hào về những con đường Việt Bắc đã và đang được giải phóng.

– Đọc câu thơ ta thấy ngay âm hưởng hùng tráng của bài ca kháng chiến vang lên từ những từ láy “đêm đêm”, “rầm rập” và từ gợi hình ảnh “đất rung”. Từ láy “rầm rập” diễn tả bước chân mạnh mẽ tràn đầy dũng khí của một đoàn quân vừa đông đảo, vừa hào hùng. Hình ảnh so sánh kết hợp với những phụ âm rung trong các từ rầm rập, rung càng làm rõ khí thế đoàn quân ra trận với sức mạnh rung trời, chuyển đất.

– Hình ảnh thơ khiến ta hình dung tới một cuộc diễu binh hùng tráng của cả dân tộc:

“Xuân hãy xem cuộc diễu binh hùng vĩ
Ba mươi mốt triệu nhân dân
Tất cả hành quân
Tất cả thành chiến sĩ.”

– Bước chân của đoàn quân chính nghĩa mang đậm sắc màu huyền thoại khiến tầm vóc của con người Việt Bắc, con người Việt Nam được nâng lên ngang tầm vũ trụ. Trong hoài niệm của người về xuôi, Việt Bắc không chỉ hiện ra với sức mạnh hùng tráng của đoàn quân ra trận mà còn lưu lại ân tượng không quên vê sức mạnh của quân đội nhân dân:

“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.”

– Đoàn quân tiến ra mặt trận đông đảo người, lớp lớp nối dài vô tận trên những con đường Việt Bắc như những dãy núi hùng vĩ kế tiếp nhau. Điệp ngữ “điệp điệp trùng trùng” gợi lên sự đông đảo, lớn mạnh. Đó là sức mạnh vô địch chứng tỏ sự trưởng thành của quân dân ta, đồng thời cũng cho thấy quân đội Việt Nam đã thực sự lớn mạnh cả về chất và lượng, có thế đương dầu với mọi kẻ thù to lớn. Câu thơ được viết bằng bút pháp cường điệu mang đậm cảm hứng anh hùng ca, thê hiện niềm phơi phới về sức mạnh của một dân tộc đứng lên chiến đấu vĩ độc lập, tự do.

– Giống như hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu, “Ánh sao đầu súng” trước hết là hình ảnh thực khi người lính hành quân trong đêm đi dưới bầu trời đầy sao và ngôi sao trên mũ các anh như cũng lấp lánh ánh sáng. Nếu ánh trăng trong thơ Chính Hữu tượng trưng cho hòa hình thì ánh sao của Tố Hữu biếu tượng cho lí tưởng cao đẹp mà người chiến sĩ hướng tới trên đường ra trận.

– Câu thơ có sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn khi tác giả nhận ra ánh sao lấp lánh làm bạn cùng vành mũ quen thuộc của anh bộ đội cụ Hồ. Ba hình ảnh súng – sao – mũ như đi cùng nhau. Khâu súng tượng trưng cho ý chí đánh giặc của người lính, chiếc mũ là cách nói hoán dụ đế nói về người lính nhưng đồng thời lại để chỉ tầm vóc vươn tới sao trời của người lính.

– Vành mũ của người lính từng xuất hiện trong thơ Chính Hữu:

“Vẫn đôi dép lội chiến trường
Vẫn vành mũ lá coi thường hiểm nguy.”

(Tố Hữu)

– Người lính ra chiến trận mang theo cả Tố quốc bên mình:

“Anh vào bộ đội sao trên mũ
Vẫn mãi là sao sáng dẫn đường
Em mãi là hoa thơm trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.” (Vũ Cao)

– Nhà thơ đã dùng thước đo của vũ trụ để đo tầm vóc của người chiến sĩ cách mạng. Những người chiến sĩ đang hành quân ra trận, đó là âm hưởng của những chữ “đi”, “điệp điệp”, “trùng trùng”. Từ hình ảnh ấy Tố Hữu như dựng lên trước mắt người đọc vẻ đẹp của những đoàn binh ra trận mà như một rải ngân hà lấp lánh đang cuồn cuộn đổ về phía trước.

– Bên cạnh người chiến sĩ hiên ngang anh dũng đứng mũi chịu sào là đoàn dân công xung phong ra hỏa tuyến phục vụ cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc:

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.”

– Câu thơ không hề có một chữ “điệp điệp”, “trùng trùng” nào mà ta vẫn cảm giác thấy sự điệp trùng ấy. Đó là cảm giác có được bởi cấu trúc hết sức độc đáo của câu thơ. Tổ Hữu không viết “Từng đoàn dân công đỏ đuốc” mà mở đâu câu thơ là hai chữ “dân công”, cuối câu thơ là hai chữ “từng đoàn” – cấu trúc ấy gợi ra sự điệp trùng vô tận của những đoàn dân công. Vậy họ là ai? Họ là những người đi mở đường, xẻ núi, quang gánh xe thồ vận chuyến lương thực, thuốc men, đạn dược ra tuyền tuyến. Nghệ thuật đảo ngữ và hai thanh trắc liên tiếp trong cụm từ “đỏ đuốc”, “nát đá” nhằm tô đậm thêm khí thế, sức mạnh của đoàn dân công. Những ánh đuốc soi đường, đỏ rực trong đêm tối tối tiếp nhau gợi không khí vui tươi, náo nức. Hình ảnh “Bước chân nát đá” là cách nói quá ca ngơi sức mạnh phi thường của các anh chị dân công. Bàn chân của họ là bàn chân của những người đội đá vá trời, đạp bằng gian lao đế làm nên chiến thắng. Nhũng bước chân ấy vừa thần thoại hóa sức mạnh của con người, vừa tôn vinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh. Hình ảnh “muôn tàn lửa bay” thật giàu sức gợi hình, gợi cảm. Đó là lửa bay lên từ ngọn đuốc trong đêm tối hay là ngọn lửa cháy trong trái tim yêu nước của đoàn dân công.

– Hình ảnh “bàn chân” là hình tượng biểu trưng cho sức mạnh con người gắn liền với những chặng đường đấu tranh cách mạng. Sức mạnh của bàn chân ấy đã từng được nhắc tới trong bài thơ Ta đi tới:

“Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn
Đã bước dưới mặt trời cách mạng
Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng
Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!”

(Ta đi tới – Tố Hữu)

– Tiếp theo đoàn dân công là những chiếc xe vận tải kéo nhau ra mặt trận:

“Nghìn đêm thăm thắm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.”

– Những chiếc xe nối tiếp nhau với ánh đèn bật sáng phá tan lớp sương dày đặc để đấy lùi mọi thiếu thốn, khó khăn đã diễn tả niềm lạc quan, niêm tin tươi sáng vào tương lai huy hoàng. Đáng chú ý ở câu thơ này là sự tương phản giữa quá khứ “thăm thẳm sương dày” với “ánh sáng của ngày mai lên” nhằm làm nổi bật giá trị của cuộc kháng chiến. Hai chữ “bật sáng” diễn tả khoảnh khắc chói lòa, cuộc kháng chiến chuyến sang thời kì mới, thời kì chiến thẳng huy hoàng.

– Nhắc tới Việt Bắc là nhớ tới căn cứ địa kháng chiến, nói tới những tên đất, tên làng, tên sông, tên suối vang dội chiến công. Bởi thế, những câu thơ tiếp theo cất lên khúc khải hoàn náo nức, say mê:

“Tin vui thắng trận trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”

– Niềm vui chiến thắng tràn ngập khắp mọi miền Tổ quốc từ Bắc vào Nam, từ Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên tới Đồng Tháp, An Khê, Việt Bắc. Những địa danh ấy trở thành điếm nhớ thiêng liêng rất đỗi tự hào trong lòng người về xuôi. Tố Hữu sử dụng bốn câu thơ để miêu tả không khí chiến thắng dang dồn dập trên khắp đất nước. Cũng là một thủ pháp liệt kê những những địa danh ở đây không gắn với chữ “nhớ” như ở những dòng thơ đầu mà gắn với chữ “vui” để thấy tin vui như đang bay lên trên cao từ khắp mọi miền Việt Nam. Điệp từ “vui” lặp đi lặp lại bốn lần: tin vui, vui về, vui từ, vui lên nhằm thể hiện sự lan tỏa của những tin vui khắp mọi miền Tố quốc đế làm náo nức muôn triệu trái tim người dân Việt. Đọc đoạn thơ này, Chế Lan Viên đã nhận ra sự thú vị trong cách gọi tên địa danh: “Hãy đọc to lên, hãy để hồn thơ và nhạc điệu lỗi cuốn ta đi, ta sẽ thấy rằng nhạc điệu trong những địa danh đó đã tạo nên một tình cảm rất sâu. Đó là lòng yêu đắm say đất nước, yêu như tát mãi không cạn, yêu như muốn mãi gọi tên lên – chỉ một cái tên thôi cũng đủ làm chấn động cả trái tim rồi.”

– Đoạn thơ viết về Việt Bắc kháng chiến đã khái quát bức tranh sử thi hùng tráng, ca ngợi sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và nhân dân anh hùng. The thơ lục bát được sử dụng sáng tạo, giọng điệu sôi nổi, phấn chấn tạo nên khúc anh hùng ca tràn đầy lòng tự hào về niềm vui, niềm tin chiến thắng.

Đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2020 đợt 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020 – Đợt 2
Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Chỉ những ai dám tin mình có thể làm được những việc tưởng chừng bất khả thì mới thực sự cáng đáng được công việc! Trái lại, những người thiếu niềm tin thì chẳng bao giờ đạt được gì cả. Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, niềm tin có thể giúp ta làm được nhiều việc lớn hơn cả dịch chuyển một ngọn núi. Chẳng hạn như trong thám hiểm vũ trụ, yếu tố quan trọng nhất, cũng là yếu tố cần thiết, chính là niềm tin vào khả năng nhân loại có thể làm chủ được khoảng không bao la ấy. Nếu không có niềm tin vững chắc vào khả năng con người du hành trong không gian, các nhà khoa học đã không thể có đủ lòng dũng cảm, niềm đam mê và sự nhiệt tình để biến điều đó thành sự thật. Trong việc đối diện với ung thư cũng vậy, niềm tin vào khả năng chữa khỏi bệnh nan y này đã tạo động lực lớn lao giúp con người tìm ra nhiều phác đồ điều trị. Hoặc vào trước năm 1994, người ta bàn luận xôn xao chung quanh việc xây dựng đường hầm xuyên biển Manche nối liền nước Anh với lục địa châu Âu, dài trên 50km, với e ngại đó là một dự án viển vông. Quả thực, dự án xuyên biển Manche được khởi đầu với không ít sai lầm, nhưng cuối cùng đã thành công vào năm 1994, trở thành đường hầm dưới biển dài nhất thế giới. Chính niềm tin kiên trì là động lực quan trọng dẫn đến sự ra đời của đường hầm biển Manche, mà Hiệp hội Kỹ sư dân dụng Mỹ gọi đó là một trong bảy kỳ quan thế giới hiện đại.

Trích Dám nghĩ lớn, David J. Schwartz, Ph.D, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr.19-20)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 

Câu 2. Theo đoạn trích, người ta e ngại điều gì khi xây đựng đường hầm xuyên biển Manche?

Câu 3. Chỉ ra điểm tương đồng về cơ sở làm nên thành công trong thám hiểm vũ trụ và xây dựng đường hầm xuyên biển Manche được nêu trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: “Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất”? Vì sao?

II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dụng đoạn trích ở phản Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bảy suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điển)

Phân tích khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến được nhà thơ Tố Hữu hể hiện qua đoạn trích sau:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà…

Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.112 – 113)

Đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2020 – Đợt 1

Đáp án đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2020 đợt 1

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Câu 1 (0.5đ)

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 

Câu 2 (0.75đ):

Thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc Cực giữa mùa hè ngắn ngủi đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mảnh đời thật ngắn ngủi.

Câu 3 (0.75đ):

Điểm giống nhau: Sống trong điều kiện khắc nghiệt, tận dụng cơ hội thuận lợi để sinh trưởng trong khoảng thời gian ngắn. 

Câu 4 (1đ):

– Bày tỏ quan điểm: Đồng tình/Không đồng tình/Đồng tình một phần

– Lí giải hợp lí, thuyết phục

Gợi ý: 

– Ý kiến: Đồng tình

– Lý do:

  • Cuộc đời của mỗi người đều là hữu hạn, chính vì vậy cần sống hết mình để tận hưởng cuộc sống ở hiện tại.
  • Nếu không sống hết mình trong hiện tại, đến một thời điểm nào đó bạn sẽ cảm thấy nuối tiếc về những gì đã qua.
  • Sống hết mình tức là không ngại dấn thân, điều đó sẽ đưa bạn đến gần hơn với thành công.
  • Dù nhỏ bé, nhưng mỗi con người đều có giá trị riêng, những thành công tạo ra được hiện tại sẽ là tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh trong tương lai.

II. Làm văn (7đ):

1. Nghị Luận xã hội (2đ)

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0.25đ): Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25đ): Sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày. 

c. Triển khai vấn đề nghị luận (1đ): 

– Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống.

– Có thể theo hướng: Trân trọng cuộc sống mỗi ngày giúp con người biết trải nghiệm để tận hưởng cuộc sống, tận dụng thời gian và cơ hội để phát triển bản thân, từ đó tạo ra các giá trị, phát triển tương lai, đóng góp cho cộng đồng. 

d. Chính tả, ngữ pháp (0.25đ)

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo (0.25đ)

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 

Mẫu 1

Học sinh hình thành văn bản dựa vào các gợi ý sau:

Trân trọng cuộc sống mỗi ngày: sống trọn vẹn, làm việc và tận hưởng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, bỏ qua mọi rối ren, ưu phiền.

Bàn luận: trân trọng cuộc sống giúp chúng ta sống có ích hơn, vui vẻ hơn, tạo năng lượng tích cực cho mọi người… → cuộc sống tốt đẹp hơn.

Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng về những người trân trọng cuộc sống (lưu ý: dẫn chứng tiêu biểu, nổi bật được nhiều người biết đến).

Phản biện: nhiều người sông bi quan, chưa biết trận trọng cuộc sống hoặc quá lao theo thú vui cá nhân mà bỏ lỡ những điều tốt đẹp.

Rút ra bài học cho bản thân.

Mẫu 2

Mở bài: Dẫn dắt để giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Con người cần biết trân trọng cuộc sống.

Thân bài:

1. Giải thích

– Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống và cuộc sống của con người cũng là hữu hạn.

– Trân trọng cuộc sống:

Biết quý trọng từng khoảng thời gian bạn được sống.

Sống hết mình và sống có ích…

2. Bình luận và chứng minh

– Cuộc đời của mỗi người đều là hữu hạn, chính vì vậy cần sống hết mình để tận hưởng những điều tốt đẹp trong cuộc sống hiện tại.

– Nếu không biết trân trọng cuộc sống của bản thân, đến một thời điểm nào đó bạn sẽ cảm thấy nuối tiếc về những năm tháng đã sống lãng phí.

– Khi biết trân trọng cuộc sống của chính mình, bạn không chỉ đạt được những thành công mà còn có được sự yêu thương, trân trọng của những người xung quanh.

– Dẫn chứng:

Quá khứ: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp…

Hiện tại: Cố nhạc sĩ Trần Lập…

=> Họ đều là những con người sống hết mình, cống hiến cho đất nước và để lại nhiều tiếc thương cho những người xung quanh khi ra đi.

– Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người không biết trân trọng cuộc sống: sa ngã vào các tệ nạn xã hội, chạy theo lối sống đua đòi vật chất, nhiều học sinh sinh viên không chịu cố gắng học tập mà chỉ ham chơi, ỷ lại vào người khác… Đó đều là những hành vi đáng lên án trong xã hội hiện đại.

3. Liên hệ bản thân

Học sinh cần cố gắng học tập nâng cao kiến thức và tu dưỡng rèn luyện đạo đức để xứng đáng với danh hiệu chủ nhân tương lai của đất nước.

Kết bài: Khẳng định lại giá trị của việc biết trân trọng cuộc sống.

2. Nghị luận văn học: Phân tích Đất nước (5đ)

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0.25đ): Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5đ): Tư tưởng Đất nước của Nhân dân. 

c. Triển khai vấn đề nghị luận theo các luận điểm:

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, trường ca Mặt đường khát vọng và đoạn trích (0.5đ)

– Tư tưởng Đất nước của nhân dân được thể hiện qua sự khẳng định vai trò của nhân dân (2đ):

  • Nhân dân xây dựng, bảo vệ và làm ra lịch sử đất nước
  • Nhân dân sáng tạo, giữ gìn và phát huy các giá trị vật chất, tinh thần của dân tộc.
  • Nhân dân là chủ nhân của đất nước. 

– Tư tưởng đất nước của nhân dân được thể hiện qua giọng điệu vừa trữ tình, vừa tha thiết, vừa suy tư sâu lắng… (0.5đ). 

– Đánh giá (0.5đ):

  • Thể hiện nhân thức sâu sắc của nhà thơ với vai trò của nhân dân đối với đất nước, góp phần làm nên phong cách trữ tình – chính luận của Nguyễn Khoa Điềm.
  • Có ý nghĩa thức tỉnh thế hệ trẻ thời chống Mỹ và tuổi trẻ hôm nay về tình yêu, trách nhiệm đối với đất nước. 

d. Chính tả, ngữ pháp (0.25đ):

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 

e. Sáng tạo (0.5đ):

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 

Đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2020 đợt 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:

Không cần ngôn ngữ, mọi sự sống nhỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người cha trọng của việc “sống hết mình ở thời khắc này.”. Chẳng hạn tại vùng Tsunoda thuộc Bắc Cực, giữa mùa hè ngắn ngủi, các loài thực vật đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mảnh đời thật ngắn ngủi. Có lẽ chúng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh mạng mình cho tự nhiên. Rõ ràng là chúng thực sự sống hết mình cho hiện tại, không ảo tưởng không phân tâm.

Ngay cả ở vùng sa mạc khô cằn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa, nhưng mỗi khi có những giọt nước hiếm hoi trút xuống thì các loài thực vật lại vội vã nở mầm và nở hoa. Và trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần ngắn ngủi, chúng ra hạt, oằn mình chịu đựng trong cát, trong cái nóng như thiêu như đốt, tiếp tục sống chờ đến trận mưa sau để nòi giống của chúng sẽ lại trỗi dậy…Quả thật là muôn loài trong tự nhiên đều sống hết mình, sống nghiêm túc trong từng khoảnh khắc, trong suốt khoảng thời gian sống được hạn định…

Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai. Vậy thì loài người chúng ta càng phải biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày để không thua kém cỏ cây muông thú. Điều này tôi cho rằng, vừa là lời hứa của chúng ta với vũ trụ đã tạo tác ra chúng ta và ban cho chúng ta giá trị cuộc sống, vừa là điều kiện cần thiết để chúng ta trình diễn vở kịch cuộc đời mình đúng với những giấc mơ sâu thẳm trong tâm hồn.

(Trích Cách sống từ điều bình thường trở nên phi thường, INAMORIKAZUO, Phạm Hữu Lợi
dịch, Nxb Lao động)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế nào giữa mùa hè ngắn ngủi.

Câu 3. Chỉ ra những điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và Yuls sa mạc Sahara trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với nhận định của tác giả “Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai”? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày.

Câu 2. (5,0 điểm). Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích sau:

Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Những em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

(Trích Đất nước – trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.121)

………………..Hết……………

Đề Văn

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-33679/feed 1