Đề thi tham khảo THPT quốc gia 2018 môn Ngữ Văn – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 13:38:32 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.10 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Đề thi tham khảo THPT quốc gia 2018 môn Ngữ Văn – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Nghệ An – Lần 1 (Có đáp án) https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2018-mon-ngu-van-so-gd-dt-nghe-an-lan-1-co-dap-an-36919 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2018-mon-ngu-van-so-gd-dt-nghe-an-lan-1-co-dap-an-36919#respond Fri, 23 Oct 2020 16:34:53 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2018-mon-ngu-van-so-gd-dt-nghe-an-lan-1-co-dap-an-36919

Related posts:

  1. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
  2. Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến (Dàn ý + 11 mẫu)
  3. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
]]>
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Nghệ An – Lần 1 (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Nghệ An – Lần 1 (Có đáp án), Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và nắm vững những kiến thức cơ bản để

Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Nghệ An – Lần 1 (Có đáp án) đươc Tài Liệu Học Thi tổng hợp đăng tải ngay sau đây.

Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Đề thi thử môn Văn THPT Quốc gia 2018

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

LIÊN TRƯỜNG THPT

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2018

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.

Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la.”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không?…

Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!

(Theo Hương Tâm, Ngữ văn 9, Tập hai – NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, tr.35-36)

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” nói lên điều gì?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với nhận xét của tác giả “Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức” không? Tại sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Tri thức là sức mạnh”.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:

…“Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”…

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu – Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 112)

Từ đó liên hệ với đoạn:

…“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”…

(Trích Từ ấy , Tố Hữu – Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 43)

để nêu nhận xét về sự vận động và phát triển của cái tôi trữ tình Tố Hữu qua 2 đoạn thơ trên./.

.——————– — Hết —————————

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

LIÊN TRƯỜNG THPT

HƯỚNG DẪN CHẤM

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2018

Bài thi: NGỮ VĂN

(Hướng dẫn chấm gồm 2 trang)

I.ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm)

I. Yêu cầu chung:

– Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản; có thể trả lời theo các cách khác nhau, miễn là đảm bảo nội dung thông tin.

– Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả.

II. Yêu câu cụ thể:

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. (0,5đ)

Câu 2. Hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản: chứng minh, bình luận. (0,5đ)

Câu 3. Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” đã khẳng định: sức mạnh của tri thức. Nó chứng minh cho chân lí: người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. (1,0đ)

Câu 4. Thí sinh có thể đồng tình, hoặc không đồng tình với nhận xét Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức của tác giả song phải lí giải được nguyên nhân một cách hợp lí và có sức thuyết phục. (1,0đ)

II. LÀM VĂN.

Câu 1: (2,0 điểm)

– Yêu cầu về hình thức: Biết tổ chức thành một đoạn văn (khoảng 200 chữ), kết cấu đoạn chặt chẽ, triển khai ý mạch lạc; không sai phạm quy tắc chính tả, đặt câu… (0,5đ)

– Yêu cầu về nội dung: Có nhiều cách trình bày, song phải đảm bảo những ý cơ bản sau:

+ Tri thức là sức mạnh:

* Đối với cá nhân: Tri thức góp phần khẳng định vị thế xã hội của bản thân đồng thời góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người… (0,5đ)

* Đối với cộng đồng, xã hội: Tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát triển của xã hội. (0,5đ)

+ Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người cần nhận thức được sức mạnh của tri thức từ đó, thường xuyên trau dồi, bồi đắp tri thức cho bản thân… (0,5đ)

Câu 2: (5,0 điểm)

I. Yêu cầu về kĩ năng

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề

2. Xác định dúng vấn đề cần nghị luận

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

II. Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các nội dung chính sau:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

– Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam với phong cách thơ trữ tình – chính trị, mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng dân tộc đậm đà.

– Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng đường cách mạng của dân tộc. Từ ấy và Việt Bắc là hai bài thơ tiêu biểu.

– Hai đoạn trích nói riêng và hai bài thơ nói chung thể hiện sự vận động và phát triển cái tôi trữ tình của Tố Hữu.

2. Giải thích cái tôi trữ tình

– Là tâm trạng, cảm xúc, cảm nhận riêng của nhà thơ về cuộc sống…

3. Cảm nhận về cái tôi trữ tình trong đoạn thơ ở bài Việt Bắc

a. Cái tôi hóa thân thành cái ta, hội tụ sức mạnh lớn lao của cả dân tộc…

b. Cái tôi nhân danh Việt Bắc – trung tâm của kháng chiến, đầu não của cách mạng, trái tim của dân tộc với khí thế ra trận hào hùng sôi nổi; với niềm hãnh diện, tự hào, tin tưởng vào chiến thắng…

c. Cái tôi mang tầm vóc sử thi và cảm hứng lãng mạn với cách sử dụng nhuần nhuyễn các từ láy, các biện pháp tu từ…

4. Liên hệ với cái tôi trữ tình trong đoạn thơ ở bài Từ ấy

a. Là cái tôi tự nguyện gắn bó với quần chúng lao khổ, với cuộc đời rộng lớn, với đất nước, nhân dân…

b. Là cái tôi khát khao được cống hiến hết mình cho lí tưởng, thể hiện ý thức trách nhiệm của người chiến sĩ…

c. Là cái tôi nhận thức sâu sắc về sức mạnh của khối đoàn kết…

d. Là cái tôi đầy háo hức, trẻ trung, sôi nổi, say sưa, chân thành: cách sử dụng phép điệp; từ ngữ giàu ý nghĩa và sắc thái biểu cảm…

5. Nhận xét về sự vận động của cái tôi nhà thơ Tố Hữu:

a. Từ Từ ấy đến Việt Bắc thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ của cái tôi trữ tình song hành với bước chuyển của cách mạng Việt Nam.

b. Từ cái tôi của một trí thức yêu nước say mê, hạnh phúc khi bắt gặp lí tưởng Đảng trong Từ ấy phát triển thành cái ta nhân danh cách mạng và dân tộc lớn lao, cao đẹp trong Việt Bắc; đó là sự chuyển biến từ nhận thức lí thuyết đến trải nghiệm thực tế trong hành trình cách mạng của người chiến sĩ.

c. Hai đoạn thơ nói riêng, hai bài thơ nói chung nồng nàn hơi thở của thời đại và tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2018-mon-ngu-van-so-gd-dt-nghe-an-lan-1-co-dap-an-36919/feed 0
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn trường THPT Lý Tự Trọng (Có đáp án) https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2018-mon-ngu-van-truong-thpt-ly-tu-trong-36834 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2018-mon-ngu-van-truong-thpt-ly-tu-trong-36834#respond Fri, 23 Oct 2020 16:34:50 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2018-mon-ngu-van-truong-thpt-ly-tu-trong-36834

Related posts:

  1. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  2. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  3. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
]]>
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn trường THPT Lý Tự Trọng (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn trường THPT Lý Tự Trọng (Có đáp án), Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn trường THPT Lý Tự Trọng có đáp án

Để hỗ trợ các bạn học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia 2018 hiệu quả nhất, Tài Liệu Học Thi xin gửi đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn trường THPT Lý Tự Trọng (Có đáp án). Đề thi có đáp án chi tiết kèm theo sẽ giúp các bạn ôn luyện và làm quen với cấu trúc đề thi để rút kinh nghiệm cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới.

TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG

TỔ NGỮ VĂN

KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018

Bài thi môn NGỮ VĂN. Thời gian: 120 phút (KKGĐ)

I.ĐỌC HIỂU ( 4 điểm )

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viên, đặc biệt là con cái.

Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp nhà mà giữ không tốt thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được. Điều đáng nói, giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình. Quan trọng để giữ nếp nhà là người lớn phải là tấm gương soi chiếu để cho con cái học theo. Cha mẹ mà không tốt – như bây giờ đang có hiện tượng xã hội xảy ra là cha mẹ có quyền có chức mà cố vơ vét rồi tham nhũng khi làm quan – thì con cái không thể nên thành được.

Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, rồi tới môi trường rộng lớn hơn là xã hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn.

( Nguyễn Sự – Người lớn phải là tấm gương soi chiếu)

Dẫn theo Tuổi trẻ online ngày 25.02.2018)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, việc gì là quan trọng để giữ nếp nhà?(0,5 điểm)

Câu 3. Từ nội dung đoạn trích, Anh/Chị hãy rút ra mối quan hệ giữa gia đình và xã hội.(1.0 điểm)

Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm “Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn”(1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân và xã hội.

Câu 2 (5 điểm)

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

( Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2016)

Cảm nhận của Anh/Chị về đoạn thơ trên. Từ đó, liên hệ đến những suy cảm của Xuân Diệu trong bài thơ Vội Vàng (Ngữ Văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2016) để thấy những điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn về cuộc đời và khát vọng sống của mỗi nhà thơ.

—————-o0o……………..HẾT………………..o0o……………..

HƯỚNG DẪN CHẤM

(Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang)

Thầy cô cần quan sát bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.

Điểm thành phần tính đến 0,25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định.

PHẦN

NỘI DUNG

ĐIỂM

Đọc hiểu

3.0

Câu 1

Phương thức nghị luận/ nghị luận

0,5

Câu 2

Theo tác giả, việc quan trọng để giữ nếp nhà là: người lớn phải là tấm gương soi chiếu để cho con cái học theo. Cha mẹ mà không tốt thì con cái không thể nên thành được.

0,5

Câu 3

Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội:

– Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi.

– Nếp nhà mà giữ không tốt thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được.

– Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn.

1.0

Câu 4

Học sinh có thể trả lời đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm “Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn” của tác giả. Giám khảo cho điểm tùy vào sự lý giải hợp lý, thuyết phục của thí sinh.

1.0

Làm văn

7.0

Câu 1

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân và xã hội.

2.0

1. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn nghị luận

0.25

2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân và xã hội.

0.25

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Học sinh có thể trình bày nội dung đoạn văn theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:

– Gia đình là gì?

– Vai trò, ảnh hưởng của gia đình đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và toàn xã hội.

+ Gia đinh và xã hội có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.

+ Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội có ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến đời sống xã hội.

* Đối với gia đình có nền nếp văn hóa tốt.

* Đối với gia đình không có nền nếp văn hóa.

– Trách nhiệm của xã hội và mỗi cá nhân trong việc xây dựng gia đình.

1.0

4.Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25

5.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,25

Câu 2

Cảm nhận hai khổ thơ cuối trong bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh. Từ đó, liên hệ đến những suy cảm của Xuân Diệu trong bài thơ Vội Vàng (Ngữ Văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2016) để thấy những điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn về cuộc đời và khát vọng sống của mỗi nhà thơ.

5.0

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề.

0.5

2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về đoạn thơ nêu trong đề bài và liên hệ đúng theo yêu cầu của đề.

0.5

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

– Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng và đoạn thơ.

– Cảm nhận về đoạn thơ:

+ Suy cảm của Xuân Quỳnh về sự chảy trôi của thời gian, sự rộng lớn của không gian và sự ngắn ngủi, nhỏ bé, mong manh của cuộc đời con người.

+ Khát vọng của nhà thơ được sống, được dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu để vượt qua sự hữu hạn của cuộc đời.

+ Về nghệ thuật:

· Lời thơ biến hóa, lúc giằng trở, suy tư, lúc thôi thúc khát khao mãnh liệt.

· Sử dụng biện pháp tu từ so sánh; thế giới hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, mang màu sắc triết lý gợi những liên tưởng sâu xa.

– Đánh giá chung: Đoạn thơ thể hiện rõ phong cách thơ Xuân Quỳnh. Đó là tiếng thơ của một người phụ nữ vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa thấm đẫm suy tư về khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc giữa đời thường.

* Liên hệ những suy cảm của nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơ Vội Vàng:

Xuân Diệu cảm nhận cuộc sống trần thế là một “bữa tiệc trần gian” ngập tràn thanh sắc, đẹp đẽ, tươi non, say đắm, gọi mời mà thời gian thì cuộn chảy, tuổi trẻ thì qua mau, một đi không trở lại.

– Vì thế, nhà thơ tự giục giã mình hãy gấp gáp, vội vàng, cuồng nhiệt nhập thế để “thâu” lấy, tận hưởng cho kì hết vẻ đẹp của cuộc sống, của tình yêu và của tuổi trẻ.

– Về nghệ thuật, lời thơ Xuân Diệu cuồng nhiệt, hối hả, gấp vội, đắm say. Thế giới hình ảnh sinh động, tràn trề sức sống. Hệ thống các động từ mạnh, tăng tiến, giàu sắc thái biểu đạt, biểu cảm. Các biện pháp điệp được sử dụng hiệu quả.

* So sánh:

– Điểm tương đồng:

+ Cả hai nhà thơ đều giống nhau trong cách nhìn về cuộc đời. Từ đó, xác định một thái độ sống tích cực, đầy khát khao, giàu ý nghĩa nhân văn.

+ Đều thể hiện một cái tôi nội cảm đầy giằng trở, suy tư và ước muốn thiết tha, mãnh liệt – một cái tôi yêu đời, yêu sống, gắn bó thiết tha với cuộc sống.

– Điểm khác biệt:

Cảm nhận được sự hữu hạn của cuộc đời, nếu như Xuân Quỳnh trăn trở, khát khao tận hiến trọn vẹn sự sống của mình cho cuộc sống, cho tình yêu để bất tử trước thời gian thì Xuân Diệu lại xác định một thái độ sống gấp vội, cuồng si, sống hết từng giây phút của đời mình để tận hưởng cho kì cùng vẻ đẹp của cuộc sống, của tuổi trẻ.

3.0

4.Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,5

5.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,5

ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.00

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2018-mon-ngu-van-truong-thpt-ly-tu-trong-36834/feed 0
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc – Lần 3 (Có đáp án) https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2018-mon-ngu-van-truong-thpt-dong-dau-vinh-phuc-lan-3-36939 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2018-mon-ngu-van-truong-thpt-dong-dau-vinh-phuc-lan-3-36939#respond Fri, 23 Oct 2020 16:30:40 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2018-mon-ngu-van-truong-thpt-dong-dau-vinh-phuc-lan-3-36939

Related posts:

  1. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  2. Phân tích truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Dàn ý + 16 mẫu)
  3. 74 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
]]>
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc – Lần 3 (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc – Lần 3 (Có đáp án), Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và nắm vững những kiến

Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc – Lần 3 (Có đáp án) đươc Tài Liệu Học Thi tổng hợp đăng tải ngay sau đây.

Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Đề thi thử môn Văn THPT Quốc gia 2018 trường THPT Đồng Đậu

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn…

Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn cống của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khó thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn…

Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào sự phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.

(Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức).

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta con gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn cống của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. (1,0 điểm)

Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi?(1,0 điểm)

Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? (0,5 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn”.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân tự coi mình là người “đi tìm cái thứ vàng của màu sắc núi sông Tây Bắc…”

Anh/Chị hãy cảm nhận về thứ vàng của màu sắc núi sông Tây Bắc qua hình tượng con Sông Đà.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2018-mon-ngu-van-truong-thpt-dong-dau-vinh-phuc-lan-3-36939/feed 0
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Bắc Ninh https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2018-mon-ngu-van-so-gd-dt-bac-ninh-co-dap-an-36972 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2018-mon-ngu-van-so-gd-dt-bac-ninh-co-dap-an-36972#respond Fri, 23 Oct 2020 16:30:09 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2018-mon-ngu-van-so-gd-dt-bac-ninh-co-dap-an-36972

Related posts:

  1. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  2. Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến (Dàn ý + 11 mẫu)
  3. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
]]>
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Bắc Ninh, Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Bắc Ninh là tài liệu ôn thi THPT quốc gia

Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Bắc Ninh được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Bắc Ninh là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Ngữ văn chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tại Tài Liệu Học Thi để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.

Đề thi thử THPT quốc gia môn Toán năm 2018 trường THPT Yên Định 2, Thanh Hóa – Lần 2

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Thái Bình – Lần 2

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Địa lý sở GD và ĐT Thái bình (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2018

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẮC NINH
PHÒNG KHẢO THÍ KIỂM ĐỊNH

(Đề thi gồm 02 trang)

ĐỀ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018
Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm )

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Có bao giờ chúng ta yêu thế gian này như yêu ngôi nhà có bếp lửa ấm áp của mình không? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại như yêu một người máu thịt của mình không? Chúng ta từng nói đến việc làm sao trở thành những công dân toàn cầu. Danh từ Công dân toàn cầu rất dễ làm cho những ai đó lầm tưởng về một siêu nhân trong những khía cạnh nào đấy. Nhưng bản chất duy nhất của một công dân toàn cầu là một người biết yêu thương thế gian này và luôn tìm cách cải biến thế gian. Có thể sẽ có những công dân kêu lên đầy bất lực: Ta chỉ là một sinh linh bé nhỏ này làm sao ta có thể yêu thương và che chở cả thế gian rộng lớn nhường kia! Việc yêu thương và che chở cho cả thế gian có phải là một ước mơ hay một nhân cách hão huyền không? Không. Đó là một hiện thực và đó là một nguyên lý. Khi một con người yêu thương chân thực mảnh đất con người đó đang đứng dù chỉ vừa hai bàn chân thì người đó đã yêu cả trái đất này. Khi bạn yêu một cái cây bên cạnh bạn thì bạn yêu mọi cái cây trên thế gian. Khi bạn yêu thương một con người bên cạnh thì bạn yêu cả nhân loại. Và khi tất cả những con người dù bé nhỏ đến đâu yêu thương người bên cạnh thì tình thương yêu ấy sẽ ngập tràn thế gian này.

Tình yêu thương nhân loại sẽ ngay lập tức trở nên hão huyền và mang thói đạo đức giả khi ch ng ta nói đến tình yêu thương đó mà không bao giờ ch ng ta yêu thương n i một người bên cạnh. à thói đạo đức giả đang lan rộng trên thế gian chúng ta đang sống.

Hãy cứu thế gian này khỏi những hận thù, những ích kỷ, những vô cảm và giá lạnh bằng những hành động cụ thể của mỗi con người đang sống trên thế gian này. Đấy là tiếng kêu khẩn thiết, đầy tình thương yêu và trách nhiệm của biết bao con người đang sống trên thế gian này.

(Trích Cần một ngày hòa giải để yêu thương)

Câu 1. Theo văn bản, phẩm chất cốt lõi của một “công dân toàn cầu” là gì?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 3. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào khi bàn về “ Phẩm chất duy nhất của công dân toàn cầu”?

Câu 4. Anh/chị thử đưa ra một định nghĩa khác về “công dân toàn cầu”.

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Theo anh/chị, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để trở thành “công dân toàn cầu”? viết đoạn văn (khoảng 200 chữ trình bày quann điểm của mình.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

(Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11 Tập hai giáo dục Việt Nam, 2016, tr.22)

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Đề ngàn năm còn vỗ

(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.156)

—————————-o0o——————————–

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2018-mon-ngu-van-so-gd-dt-bac-ninh-co-dap-an-36972/feed 0
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Đại học Vinh, Nghệ An https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-ngu-van-truong-thpt-chuyen-dai-hoc-vinh-nghe-an-37253 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-ngu-van-truong-thpt-chuyen-dai-hoc-vinh-nghe-an-37253#respond Fri, 23 Oct 2020 16:15:08 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-ngu-van-truong-thpt-chuyen-dai-hoc-vinh-nghe-an-37253

Related posts:

  1. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  2. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  3. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
]]>
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Đại học Vinh, Nghệ An

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Đại học Vinh, Nghệ An, Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Đại học Vinh, Nghệ

Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Đại học Vinh, Nghệ An – Lần 1 (Có đáp án) được Tài Liệu Học Thi tổng hợp đăng tải ngay sau đây. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 tại Tài Liệu Học Thi để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2018

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

(Đề thi gồm 02 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 – LẦN 1

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

ngày chúng tôi đi

các toa tàu mở toang cửa không có gì phải che giấu nữa

những thằng lính trẻ măng

tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ những thằng lính trẻ măng

quân phục xùng xình

chen bám ở bậc toa như chồi như nụ

con tàu nổi hiệu còi rung hết cỡ

và dài muốn đứt hơi

hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ

thế hệ chúng tôi

hiệu còi ấy là một lời tuyên bố

một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận

mà trách nhiệm nặng hơn nòng cối 82

vẫn thường vác trên vai

một thế hệ thức nhiều hơn ngủ

xoay trần đào công sự

xoay trần trong ý nghĩ

đi con đường người trước đã đi

bằng rất nhiều lối mới

(Một người lính nói về thế hệ mình – Thanh Thảo, 123, NXB Hội Nhà văn, 2007, tr. 63 – 64)

Câu 1. Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng thể thơ gì? Anh/ chị dựa vào đâu để xác định như vậy?

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và nêu tên các biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản.

Câu 3. Đại từ “chúng tôi” trong đoạn thơ chỉ đối tượng nào? Ngoài đại từ này, đối tượng đó còn được gọi tên bằng một số cụm từ khác. Hãy chép ra các cụm từ ấy.

Câu 4. “Thế hệ chúng tôi” được khắc họa trong văn bản có những đặc điểm gì nổi bật? Tác giả đã

dựng chân dung của thế hệ mình với thái độ như thế nào?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Theo những điều được gợi lên từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày nhận thức của anh/ chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước, dân tộc.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu – Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2017), hai nhân vật Phùng và Đẩu từng có lúc thốt lên: “Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!”.

Qua phân tích tình huống dẫn đến cảm giác ngạc nhiên, bối rối chứa đựng trong lời nói ấy của các nhân vật, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.

————–HẾT————–

ĐÁP ÁN

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3,0

VB 1

1

Thể thơ được dùng trong văn bản: thể thơ tự do.

0,25

Căn cứ để xác định: số chữ trong các câu không đều nhau; cách ngắt

dòng phóng túng; vần gieo không theo mô hình cố định, thậm chí có

0,25

chỗ bỏ qua vần…

2

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm (hoặc trữ tình) và tự sự.

Các biện pháp tu từ nổi bật: ẩn dụ, so sánh.

0,25

0,25

3

Đối tượng được chỉ định bằng đại từ “chúng tôi”: những người lính trẻ thời chống Mỹ cứu nước.

Một số cụm từ khác cùng chỉ về đối tượng: “những thằng lính trẻ măng”, “thế hệ chúng tôi”, “một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận”, “một thế hệ thức nhiều hơn ngủ”.

0,25

0,50

Lưu ý: Vế thứ nhất của câu hỏi giúp xác định mức độ hiểu biết của thí sinh về tác giả và bối cảnh được miêu tả trong văn bản. Vế thứ hai của câu hỏi kiểm tra một kỹ năng đọc thơ mang tính đặc thù: nhận ra sự lặp lại với một số biến hóa của những từ/ hình ảnh then chốt, từ đó, xác định được hình tượng trung tâm và thông điệp chính của

văn bản.

4

“Thế hệ chúng tôi” được khắc họa với những đặc điểm nổi bật: cởi mở, tinh nghịch, trẻ trung (không có gì phải che giấu nữa, tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ, chen bám ở bậc toa như chồi như nụ); dám gánh vác trách nhiệm trước đất nước (hiệu còi ấy là một lời tuyên bố); dày dạn, kiên trì trước những thử thách khốc liệt (mỗi ngày đều đụng trận, vác cối nặng, thức nhiều hơn ngủ, xoay trần đào công sự…); đầy tinh thần sáng tạo trong hành trình cuộc sống (xoay trần trong ý nghĩ, đi… bằng rất nhiều lối mới…).

Thái độ của tác giả khi dựng chân dung thế hệ mình: tự tin, yêu quý, tự hào, không hề có một chút mặc cảm.

1,00

0,25

Lưu ý: Thí sinh không nhất thiết phải dùng đúng các từ định danh đặc điểm đối tượng miêu tả/ khắc họa và các từ khái quát về thái độ của nhà thơ giống như trong đáp án. Điều quan trọng là nhận ra được nội dung biểu đạt và sắc thái ý nghĩa riêng của những cụm từ/ hình ảnh nổi bật có trong văn bản được chọn in nghiêng ở trên. Thí sinh nêu “đúng” một đặc điểm sẽ được 0,25 điểm. Vế sau câu hỏi tuy quan trọng

nhưng khó trả lời nên đáp án chỉ quy định điểm là 0,25.

II

LÀM VĂN

1

Viết về trách nhiệm xã hội của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước, dân tộc

2,0

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước, dân tộc.

0,25

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

– Thế hệ trẻ, với đặc điểm trẻ trung, cởi mở của mình, luôn là nét tươi

sáng, tích cực của bức tranh cuộc sống.

– Nói tới thế hệ trẻ là nói tới những hành trình đầy niềm hưng phấn, với

0,25

0,25

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-ngu-van-truong-thpt-chuyen-dai-hoc-vinh-nghe-an-37253/feed 0
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Sơn La (Có đáp án) https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-ngu-van-truong-thpt-chuyen-son-la-37280 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-ngu-van-truong-thpt-chuyen-son-la-37280#respond Fri, 23 Oct 2020 16:15:00 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-ngu-van-truong-thpt-chuyen-son-la-37280

Related posts:

  1. Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân (Dàn ý + 10 Mẫu)
  2. Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng người lái đò (Sơ đồ tư duy)
  3. Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng
]]>
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Sơn La (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Sơn La (Có đáp án), Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Sơn La có đáp án kèm

Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Sơn La – Lần 1 (Có đáp án) được Tài Liệu Học Thi tổng hợp đăng tải ngay sau đây. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 tại Tài Liệu Học Thi để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2018

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN LA
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Đề thi có 2 trang)

KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM HỌC 2017 – 2018 (LẦN 1)

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

“Michael Dowling là chủ tịch hội đồng quản trị của một trong những ngân hàng lớn nhất tiểu bang Minnesota và từng được phòng Thương mại Hoa kỳ bầu chọn là vị lãnh đạo tiêu biểu của năm… Một lần, ông được mời đến thăm các thương bệnh binh ở thành phố Luân Đôn – những con người đã phải đối mặt với thế chiến II khốc liệt.

Mở đầu buổi nói chuyện, Michael nói với các khán giả của ông rằng thương tích mà họ đang gánh chịu chẳng đáng là gì, rằng thay vì chìm đắm trong đau khổ, thất vọng họ hãy đứng lên, hăng hái trở lại và tiếp tục cống hiến cho cuộc sống. Ngay lập tức nhiều tiếng xì xào phản đối nổi lên…

Rất bình thản, Michael tiếp tục bài phát biểu của mình. Ông khuyên họ hãy giữ vững niềm tin vào bản thân và tự đặt ra những mục tiêu để phấn đấu. Khi ông kết thúc, cơn thịnh nộ của các thương bệnh binh lên đến đỉnh điểm. Họ lớn tiếng phản đối chê bai lẫn thóa mạ ông. Nhưng lạ thay, vị chủ tịch không hề nao núng. Ông im lặng, bình thản ngồi xuống chiếc ghế gần đó và bắt đầu “tháo” chân phải của mình ra. Trông thấy cảnh đó, những người lính có vẻ lắng dịu một chút. Họ chăm chú quan sát hành động kì lạ của ông. Michael tháo tiếp một bên chân còn lại của mình, rồi lặng lẽ tháo luôn cánh tay phải, bàn tay trái của mình… Ông tiếp tục nói, những lời tâm tình dịu dàng của người đồng cảnh ngộ, rằng thành công của mỗi người phụ thuộc vào việc họ có dám đặt ra cho mình những mục tiêu phấn đấu hay không và mức độ nhẫn nại để thực hiện những mục tiêu ấy đến đâu. Những người cựu chiến binh yên lặng. Người đàn ông tật nguyền đang phát biểu trên bục kia đã thực sự truyền cho họ một sức sống mới.”

(Trích “Vượt lên chính mình” – Những câu chuyện cuộc sống – NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 42)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm)

Câu 2: Thái độ của những người thương bệnh binh khi nghe Michael nói chuyện? (0,5 điểm)

Câu 3: “Người đàn ông tật nguyền đang phát biểu trên bục kia đã thực sự truyền cho họ một sức sống mới.”. Theo anh (chị), “sức sống” mà Michael truyền cho các thương bệnh binh được là gì?

Câu 4: Suy nghĩ của anh (chị) về bài hoc từ l ời khuyên của Michael v ới các thương bệnh binh trong phần mở đầu buổi nói chuyện: “thay vì chìm đắm trong đau khổ họ hãy đứng lên, hăng hái trở lại và tiếp tục cống hiến”? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0điểm)

Câu 1 (2 điểm):Bằng môt đoạn văn khoảng 200 chữ, anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về lời tâm tình Michael nói với các thương bêṇ h binh : “…thành công của mỗi người phụ thuộc vào việc họ có dám đặt ra cho mình những mục tiêu phấn đấu hay không và mức độ nhẫn nại để thực hiện những mục tiêu ấy đến đâu”.

Câu 2 (5 điểm):

Trình bày hiểu biết và cách đánh giá của anh (chị) về nhân vật người vợ nhặt (Truyện ngắn “Vợ nhặt” – Kim Lân). Từ đó, hãy liên hệ với nhân vật thị Nở (Truyện ngắn “Chí Phèo” – Nam Cao) để phát hiện những nét riêng của các nhà văn khi khắc họa thân phận con người.

———- Hết ———

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: ………………………………………; Số báo danh: …………………………..

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN LA

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM HỌC 2017 – 2018 (LẦN 1)

Môn: VĂN

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

I

Đọc hiểu

1

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

0,5

2

– Lúc đầu, những thương bệnh binh đã xì xào phản đối, thậm chí giận dữ và lớn tiếng chê bai thóa mạ ông.

– Sau khi chứng kiến cảnh Michael “tháo rời” từng phần tay chân của mình, họ lắng dịu dần, chăm chú quan sát và im lặng. Họ đã được tiếp thêm nguồn

sức sống mới.

0,5

3

“Sứ c sống mới” mà Michael đã truyền cho những người thương binh năṇ g đươc̣ làm nên bởi chính bản thân ông . Michael đã cho những thương binh ấy thấy, ông cũng như ho ̣, cũng có rất nhiều thiệt thòi , thiếu khuyết về thể chất . Nhưng bằng muc̣ đích sống , bằng sự nỗ lưc̣ , cố gắng, bằng khát voṇ g cống hiến cho đời, ông đã thành công. Michael có thể làm đươc̣ thì ho ̣cũng có thể làm được. Từ tấm gương của Michael , những người thương bi nh ấy có thể

tìm thấy nguồn động lực để vượt lên chính mình.

1,0

4

– Chìm đắm trong đau khổ thì sẽ bị nỗi đau khổ ấy hủy hoại tâm hồn , vắt kiêṭ sứ c lưc̣ và che khuất lối đến tương lai . Chỉ có đứng lên , hăng hái trở la ̣i và tiếp tuc̣ cống hiến mới khiến con người trở nên maṇ h mẽ để tìm thấy ý nghiã cuôc̣ sống, niềm vui và đôṇ g lưc̣ sống.

– Để đứ ng lên cần có khát voṇ g sống , tình yêu cuộc sống và nghị lực mạnh

mẽ. Cũng cần cả hiểu biết về chính mình , về yêu cầu của xã hôị để tìm hướng đi, cách khẳng định mình.

– Đây là lời khuyên hữu ích với những người đang phải đối măṭ với thất baị , thiêṭ thòi, đau khổ. Song để tiếp thu đươc̣ lời khuyên này cũng cần có sự tỉnh

táo sáng suốt của lí trí.

1,0

II

1

Nghị luận xã hội

Yêu cầu chung:

– Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.

– Hiểu đúng yêu cầu của đề; có kĩ năng viết văn nghị luận xã hội; có quan

điểm, chính kiến về vấn đề; có lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục; thái độc chân thành, nghiêm túc…

Yêu cầu cụ thể:

Giới thiệu vấn đề nghị luận:

(1) Giải thích

+ Thành công: đaṭ đươc̣ muc̣ tiêu, đaṭ đươc̣ điều mong muốn, đaṭ đươc̣ kết quả như dự định.

+ Mục tiêu phấn đấu: cái đích đặt ra để hướng tới.

+ Sự nhâñ naị: thái độ kiên trì theo đuổi đến cùng một mục tiêu nào đó và vì mục tiêu ấy có thể chấp nhận, chịu đựng những cản trở.

=> Để thành công, người ta phải đăṭ ra môṭ cái đích để hướng tới và phải có

sự kiên trì theo đuổi đến cùng mục tiêu đó.

0,5

(2) Phân tích, lí giải

+ Khi có môṭ muc̣ tiêu , môṭ cái đích để hướng tới thì cái đích ấy sẽ chính là điṇ h hướng cho moị hành đôṇ g để tâp̣ trung sứ c lưc̣ , khả năng của bản thân . Mục tiêu đặt ra cũng là sự thôi thúc về tinh thần để mỗi người phá t huy cả

khả năng sẵn có và năng lực còn tiềm ẩn . Có mục tiêu , cuôc̣ sống cũng trở

0.5

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-ngu-van-truong-thpt-chuyen-son-la-37280/feed 0
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THCS&THPT Hồng Vân https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-ngu-van-truong-thcs-thpt-hong-van-37314 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-ngu-van-truong-thcs-thpt-hong-van-37314#respond Fri, 23 Oct 2020 16:14:53 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-ngu-van-truong-thcs-thpt-hong-van-37314

Related posts:

  1. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  2. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  3. Phân tích truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Dàn ý + 16 mẫu)
]]>
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THCS&THPT Hồng Vân

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THCS&THPT Hồng Vân, Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THCS&THPT Hồng Vân có đáp án kèm theo là tài

Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THCS&THPT Hồng Vân (Có đáp án) được Tài Liệu Học Thi tổng hợp đăng tải ngay sau đây. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 tại Tài Liệu Học Thi để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2018

SỞ GD & ĐT T.T.HUẾ

TRƯỜNG THCS & THPT HỒNG VÂN

ĐỂ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 – 2018

MÔN : NGỮ VĂN 12 THPT – BAN CƠ BẢN

Thời gian làm bài : 120 phút, không kể thời gian phát đề

A. Chuẩn kiến thức kĩ năng

– Phát hiện và bổ sung những mặt còn yếu về kiến thức, kĩ năng.

– Rút được những kinh nghiệm bổ ích để chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp THPT.

=> Năng lực hướng tới

– Năng đọc hiểu.

– Năng lực thu thập, lựa chọn và xử lí thông tin, dẫn chứng tiêu biểu để tạo lập đoạn văn bản và văn bản nghị luận văn học.

– Năng lực phân tích và đề xuất cách giải quyết những tình huống cụ thể được đặt ra trong tác phẩm và trong thực tiễn đời sống được gợi ra từ tác phẩm.

– Năng lực xây dựng cấu trúc, dàn ý cho một bài văn nghị luận văn học.

– Năng lực trình bày, cảm nhận, suy nghĩ và quan điểm của cá nhân.

B. Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

– Xác định dạng đề

– Chỉ ra những phong cách ngôn ngữ và thao tác lập luận, nội dung của vấn đề nghị luận

– Lập dàn ý.

– Chọn ý để triển khai thành đoạn văn NLXH và bài văn NLVH hoàn chỉnh.

– Viết đoạn văn và bài văn đáp ứng đủ yêu cầu về hình thức và bố cục.

– Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo tác phẩm.

-Xác định được vấn đề nghị luận (Nội dung, nghệ thuật, hình tượng…)

Xác định phạm vi kiến thức cần sử dụng.

– Lựa chọn các phương thức biểu đạt, thao tác lập luận cho bài viết.

– Kết hợp các phương thức biểu đạt, thao tác lập luận cho bài viết.

Xác định được các thao tác lập luận cần sử dụng để tạo lập văn bản.

Câu hỏi định tính, định lượng:

– Câu hỏi đọc hiểu tác phẩm đòi hỏi trả lời ngắn.

– Câu hỏi phân tích nhân vật đòi hỏi trả lời dài.

Bài tập thực hành: Bài viết nghị luận liên quan đến một nhân vật, một vấn đề trong 2 tác phẩm thơ và văn xuôi Việt Nam cận và hiện đại (Ngữ văn 11-12)

– Bài bắt buộc theo những định hướng cho trước.

C. Xây dựng đề kiểm tra

1.Ma trận đề kiểm tra

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

1. Đọc hiểu

– Nhận biết được phong cách ngôn ngữ thao tác lập luận.

– Hiểu được ý nghĩa hình ảnh được tái hiện trong ngữ liệu câu hỏi.

– Bài viết có nội dung sáng tạo…

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

4

3,0

30%

4

3,0

30%

2. Làm văn

.- Hiểu cách lập dàn ý cho đề bài.

– Biết hình thành các luận điểm cho bài viết

– Lập dàn ý cho đề bài.

– Hình thành các luận điểm cho bài viết

– Cảm nhận về hình tượng nhân vật văn học

– Tạo lập một đoạn văn bản nghị luận xã hội đúng về nội dung , hình thức và một văn bản nghị luận văn học hoàn chỉnh.

– Hoàn thành bài viết: chặt chẽ, thuyết phục, sáng tạo…

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

7.0

70%

2

7.0

70%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4

3,0

30%

2

7.0

70%

6

10

100%

2. Đề kiểm tra

SỞ GD & ĐT T.T.HUẾ

TRƯỜNG THCS & THPT HỒNG VÂN

ĐỂ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 – 2018

MÔN : NGỮ VĂN 12 THPT – BAN CƠ BẢN

Thời gian làm bài : 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :

Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng : “Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn : “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.

Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi : “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá : 9.999 đô la.” Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không ?…

Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực !

(Theo Hương Tâm, Ngữ văn 9, Tập hai – NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, tr.35-36)

Câu 1. (0,5 điểm) Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ?

Câu 2. (0,5 điểm) Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. (1,0 điểm) Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” nói lên điều gì ?

Câu 4. (1,0 điểm) Anh/chị có đồng tình với nhận xét của tác giả “Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức” không ? Tại sao ?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Tri thức là sức mạnh”.

Câu 2. (5,0 điểm)

Trong bài thơ Thương vợ Trần Tế Xương cho ta thấy vẻ đẹp của người phụ nữ tần tảo hi sinh vì chồng con. Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật người đàn bà hàng chài chịu đựng nhiều đau khổ, nhọc nhằn vì đàn con.

Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam ở hai nhân vật này.

———————- Hết ———————

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-ngu-van-truong-thcs-thpt-hong-van-37314/feed 0
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ văn trường THPT Phạm Công Bình, Vĩnh Phúc – Lần 3 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-truong-thpt-pham-cong-binh-37503 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-truong-thpt-pham-cong-binh-37503#respond Fri, 23 Oct 2020 16:05:25 +0000 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-truong-thpt-pham-cong-binh-37503

Related posts:

  1. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  2. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  3. Điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2020
]]>
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ văn trường THPT Phạm Công Bình, Vĩnh Phúc – Lần 3

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ văn trường THPT Phạm Công Bình, Vĩnh Phúc – Lần 3, Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ văn trường THPT Phạm Công Bình,

Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ văn trường THPT Phạm Công Bình, Vĩnh Phúc – Lần 3 (Có đáp án) được Tài Liệu Học Thi tổng hợp đăng tải ngay sau đây. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 tại Tài Liệu Học Thi để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2018

]]>
https://quatangtiny.com/bo-de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-truong-thpt-pham-cong-binh-37503/feed 0
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Hà Tĩnh https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-so-gd-dt-ha-tinh-37533 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-so-gd-dt-ha-tinh-37533#respond Fri, 23 Oct 2020 16:05:08 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-so-gd-dt-ha-tinh-37533

Related posts:

  1. Danh sách mã Sở GD&ĐT tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020
  2. Hướng dẫn giải bài toán lớp 4: Dạng toán thêm, bớt một chữ số ở bên trái một số
  3. 33 câu hỏi đáp về Chương trình giáo dục phổ thông 2018
]]>
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Hà Tĩnh có đáp án kèm theo là tài liệu ôn thi THPT

Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (Có đáp án) được Tài Liệu Học Thi tổng hợp đăng tải ngay sau đây. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 tại Tài Liệu Học Thi để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2018

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-so-gd-dt-ha-tinh-37533/feed 0
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THPT Quỳnh Lưu 2, Nghệ An https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-truong-thpt-quynh-luu-2-nghe-an-37546 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-truong-thpt-quynh-luu-2-nghe-an-37546#respond Fri, 23 Oct 2020 16:00:30 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-truong-thpt-quynh-luu-2-nghe-an-37546

Related posts:

  1. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  2. Sáng kiến kinh nghiệm: Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy lớp 4, 5
  3. Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến (Dàn ý + 11 mẫu)
]]>
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THPT Quỳnh Lưu 2, Nghệ An

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THPT Quỳnh Lưu 2, Nghệ An, Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THPT Quỳnh Lưu 2, Nghệ An có đáp án

Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THPT Quỳnh Lưu 2, Nghệ An (Có đáp án) được Tài Liệu Học Thi tổng hợp đăng tải ngay sau đây. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 tại Tài Liệu Học Thi để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2018

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) (…)Có một loại lực vô cùng mạnh mẽ, loại lực mà tới tận bây giờ khoa học cũng chưa thể tìm ra định nghĩa chính xác nào cho nó. Lực này bao gồm và chi phối mọi loại lực khác, thậm chí còn đứng sau vô vàn hiện tượng do vũ trụ vận hành mà chúng ta chưa thể lí giải. Đó chính là TÌNH YÊU.

(2) Khi các nhà khoa học tìm kiếm một học thuyết chung cho vũ trụ, họ đã bỏ qua lực vô hình nhưng mạnh mẽ nhất này. Tình yêu là ánh sáng soi chiếu tâm hồn những người biết trao và nhận nó. Tình yêu là lực hấp dẫn, bởi nó khiến người ta cuốn hút lẫn nhau. Tình yêu là sức mạnh, bởi nó phát triển bản tính tốt đẹp nhất trong ta, giúp nhân loại không bị che mắt bởi sự ích kỷ mù quáng. Tình yêu hé lộ và gợi mở. Tình yêu có thể khiến chúng ta sống và chết. Tình yêu là Chúa và Chúa cũng là tình yêu.

(3) Loại lực này giải thích mọi điều và thổi ý nghĩa vào cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta đã bỏ qua nó quá lâu. Có lẽ là do chúng ta vẫn duy trì nỗi sợ trước một thứ con người không thể nào hiểu và kiểm soát được. (…)

(4) Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm ý nghĩa của sự sống, nếu ta muốn bảo vệ thế giới và tất cả những giống loài khác, tình yêu chính là câu trả lời đầu tiên và duy nhất.

(5) Có thể chúng ta chưa sẵn sàng để tạo ra một quả bom tình yêu, một thiết bị đủ mạnh để hoàn toàn phá hủy sự ghét bỏ, ích kỷ và tham lam đang tàn phá hành tinh này. Dù vậy, mỗi con người vẫn luôn mang trong mình một chiếc máy phát tình yêu vô cùng mạnh mẽ và luôn sẵn sàng để được giải phóng.(…)

(Trích Thư của Albert Einstein gửi con gái về một nguồn sức mạnh vô hình, theo www.vietnamnet.vn, 20/10/2016)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm)

Câu 2. Trong đoạn trích, Albert Einstein đã chia sẻ với con gái về phát hiện mới mẻ gì? (0.5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra các phương thức liên kết được sử dụng trong đoạn văn (3). (1.0 điểm)

Câu 4. Theo anh/chị, thông điệp sâu sắc nhất của văn bản trên là gì? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm ý nghĩa của sự sống, nếu ta muốn bảo vệ thế giới và tất cả những giống loài khác, tình yêu chính là câu trả lời đầu tiên và duy nhất.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:

(…) Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.

Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. (…)

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, tr.30)

(…) Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình đẫm bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi, cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng ra nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu, thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người? Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi, hay trận ốm thay đổi hắn về sinh lí cũng thay đổi cả tâm lí nữa? Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bấy giờ mới nguy! Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn. Hắn thấy tự nhiên nhẹ người. (…)

(Trích Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục, tr.151)

Từ đó, anh/chị hãy làm rõ nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn qua văn bản?

———-Hết———

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ, tên thí sinh: ………………………………; Số báo danh: ………………………………

Chữ kí của cán bộ coi thi 1: ………………..; Chữ kí của cán bộ coi thi 2: ………………….

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018

Bài thi: NGỮ VĂN

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

(Đáp án – thang điểm gồm có 03 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0

1

Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận.

0.5

2

Trong đoạn trích, Albert Einstein đã chia sẻ với con gái phát hiện về một loại lực vô cùng mạnh mẽ, bao gồm và chi phối mọi loại lực khác, đó chính là Tình yêu.

0.5

3

Các phương thức liên kết được sử dụng ở đoạn văn (3): thế (, một thứ thay cho loại lực này; nối (tuy nhiên, có lẽ là), lặp (chúng ta).

1.0

4

Làm rõ được thông điệp sâu sắc từ văn bản: Tình yêu là nguồn năng lượng vô hạn, nguồn sức mạnh vô tận. Hãy yêu thương nhau nhiều hơn; có lí giải hợp lí, thuyết phục về sức mạnh và vai trò quan trọng của của tình yêu.

1.0

II

LÀM VĂN

7.0

1

Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm ý nghĩa của sự sống, nếu ta muốn bảo vệ thế giới và tất cả những giống loài khác, tình yêu chính là câu trả lời đầu tiên và duy nhất.

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Vai trò quan trọng của tình yêu trong cuộc sống con người.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vai trò, ý nghĩa của tình yêu đối với cá nhân, xã hội và toàn nhân loại. Có thể theo hướng sau:

– Tình yêu giúp con người có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để đi tới thành công; giúp ta xích lại gần nhau để dựng xây một cuộc sống tốt đẹp hơn.

– Tình yêu giúp nhân loại xóa bỏ chiến tranh, hận thù, đau khổ, bảo vệ sự trường tồn mãi mãi của Trái đất này.

1.0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục.

0.25

2

Cảm nhận hai đoạn văn trong Vợ nhặtChí Phèo, làm rõ tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn qua văn bản.

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Sự đổi thay của Tràng sau khi có vợ; của Chí Phèo sau cuộc tình với thị Nở và được thị ân cần chăm sóc. Qua đó làm sáng tỏ tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* Giới thiệu ngắn gọn về hai tác giả, tác phẩm, đoạn trích

0.5

*Cảm nhận hai đoạn văn:

Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

* Điểm giống nhau:

– Về nội dung: Hai đoạn văn đều tập trung miêu tả sự thay đổi có tính chất bước ngoặt về tâm lí của nhân vật Tràng sau khi có vợ và của Chí Phèo trước sự chăm sóc ân cần của thị Nở:

+ Tràng thấy trưởng thành trong nhận thức và suy nghĩ. Sự kiện có vợ đã khiến anh cảm thấy yêu thương và gắn bó với căn nhà của mình. Lần đầu tiên, Tràng ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ với gia đình, với vợ con; anh quên đi cái đói đang chực chờ trước mặt để tin vào một cuộc sống tươi đẹp ở phía trước …

+ Sau cuộc tình với thị Nở và trước sự chăm sóc ân cần của thị, lần đầu tiên Chí Phèo thức tỉnh để bước ra khỏi cuộc đời của một con quỷ dữ; lần đầu tiên ở Chí đã thức dậy khao khát được trở về làm người lương thiện, khao khát làm hòa với mọi người, thắp lên niềm hi vọng được trở về với cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện …

– Về nghệ thuật: Cả hai đoạn trích đều đặc biệt thành công ở nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, miêu tả những đổi thay về suy nghĩ, nhận thức, khao khát của Tràng và Chí Phèo trước sự tác động của tình yêu, tình người và hạnh phúc …

* Sự khác biệt:

+ Sự kiện có vợ đã đưa lại cho Tràng niềm lạc quan, vượt lên nạn đói khủng khiếp năm 1945 để tin tưởng vào tương lai. Hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới ở cuối tác phẩm là niềm lạc quan vào cuộc sống mà nhà văn Kim Lân muốn gieo lại trong lòng của những con người nghèo khổ như bà cụ Tứ, Tràng và người vợ nhặt. Đó cũng chính là sự gợi mở con đường giải phóng cho nhân dân lao động của văn học cách mạng sau 1945.

+ Cuộc tình và sự chăm sóc ân cần của thị Nở khơi dậy khao khát làm người lương thiện nhưng đồng thời sau đó lại khiến Chí Phèo nhận rõ bi kịch cay đắng của cuộc đời mình: anh không thể trở về làm người lương thiện được nữa. Cái chết đau đớn của Chí ở cuối tác phẩm là sự bế tắc, luẩn quẩn và bi kịch không lối thoát của số phận người nông dân Việt Nam trong văn học hiện thực phê phán trước 1945.

2.0

*Bình luận tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn qua văn bản

Thí sinh cần bình luận hợp lí, thuyết phục. Có thể theo hướng sau:

– Lòng yêu thương con người của nhà văn Kim Lân chủ yếu thể hiện ở phương diện khẳng định niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc và niềm lạc quan vào cuộc sống ở tương lai kể cả khi họ đang phải đối diện với nguy cơ chết đói, bị hủy diệt.

– Tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nam Cao chủ yếu thể hiện ở niềm tin vào bản tính tốt đẹp của con người. Qua văn bản, nhà văn muốn khẳng định một thông điệp: con người dù bị đẩy vào tận cùng của cái xấu vẫn có khả năng hoàn lương nếu có lòng cảm thông, chia sẻ và yêu thương của những người xung quanh.

1.0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.5

TỔNG ĐIỂM: 10.0

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-truong-thpt-quynh-luu-2-nghe-an-37546/feed 0