Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 09:51:03 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.10 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Tam Nông – Phú Thọ lần 1 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-sinh-hoc-truong-thpt-tam-nong-phu-tho-lan-1-36940 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-sinh-hoc-truong-thpt-tam-nong-phu-tho-lan-1-36940#respond Fri, 23 Oct 2020 16:30:39 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-sinh-hoc-truong-thpt-tam-nong-phu-tho-lan-1-36940

Related posts:

  1. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  2. Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Sinh học
  3. Đề thi thử Đại học năm 2013 – môn Sinh học (Đề 11)
]]>
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Tam Nông – Phú Thọ lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Tam Nông – Phú Thọ lần 1, Đề thi thử THPT quốc gia 2018 là những bước đệm để các sĩ tử chuẩn bị cho kỳ thi

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Tam Nông – Phú Thọ lần 1 dành cho các em học sinh lớp 12 ôn thi và củng cố kiến thức môn Sinh học. Các em có thể thực hành làm thử đề thi Sinh học dưới đây để kiểm tra và đánh giá kiến thức môn học của bản thân một cách chính xác nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học

Sở GD&ĐT PHÚ THỌ

THPT TAM NÔNG PHÚ THỌ

(Đề thi có 04 trang)

Mã đề thi: 202

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2018

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên thí sinh:……………………………………….. SBD:……………..

I. Nhận biết

Câu 1: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?

A. Màng trước xinap.

B. Khe xinap.

C. Chuỳ xinap.

D. Màng sau xinap.

Câu 2: Loài động vật nào sau đây không có hình thức sinh sản đặc biệt là trinh sinh?

A. Mối.

B. Ong mật.

C. Kiến.

D. Bọ xít.

Câu 3: Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?

A. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch.

B. Qua thành mao mạch.

C. Qua thành động mạch và mao mạch.

D. Qua thành động mạch và tĩnh mạch.

Câu 4: Sản phẩm chủ yếu của pha tối tại tế bào lục lạp bao bó mạch trong quá trình quang hợp ở thực vật C4 là:

A. ATP, ADPH.

B. Ribuloro1, 5diphotphat và glucozơ.

C. AOA và AM.

D. Axit pirruvic.

Câu 5: Giai đoạn đường phân trong quá trình hô hấp nội bào của thực vật diễn ra tại:

A. Bào tương.

B. Không gian giừa hai màng ti thể.

C. Chất nền ti thể.

D. Màng trong ti thể.

Câu 6: Theo lý thuyết thời gian rụng trứng trung bình vào ngày thứ mấy trong chu kì kinh nguyệt ở người?

A. Ngày thứ 25.

B. Ngày thứ 13.

C. Ngày thứ 12.

D. Ngày thứ 14.

Câu 7: Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là:

A. Tế bào lông hút.

B. Tế bào nội bì.

C. Tế bào biểu bì.

D. Tế bào vỏ.

Câu 8: Tế bào kẽ tiết ra

A. tinh trùng.

B. FSH.

C. Testôstêron.

D. GnRH.

Câu 9: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

A. codon.

B. axit amin.

C. anticodon.

D. triplet.

Câu 10: Cho hai NST có trật tự sắp xếp các gen là:

ABCD*EGH và MN*PQO.

Sau đột biến hai NST có trật tự sắp xếp các gen như sau: ABCQD*EGH và MN*PO

Đây là dạng đột biến cấu trúc NST

A. Lặp đoạn.

B. đảo đoạn.

C. chuyển đoạn tương hỗ.

D. chuyển đoạn không tương hỗ.

Câu 11: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu

trúc nào sau đây có đường kính 11 nm?

A. Sợi cơ bản.

B. Sợi nhiễm sắc.

C. Crômatit.

D. Vùng xếp cuộn.

Câu 12: Nhận xét nào về tính chất của thường biến là sai?

A. phụ thuộc vào môi trường.

B. dựa vào thường biến để định ra cỡ xuất chuồng

C. Không di truyền.

D. Những thay đổi kiểu hình không do gen qui định.

Câu 13: Cho bí dẹt dị hợp hai cặp gen lai với nhau F1 thu được tỉ lệ 9/16 bí dẹt : 6/16 bó tròn : 1/16 bí dài. Hình dạng bí là kết quả của sự

A. tác động cộng gộp. B. tác động đa hiệu của gen.

C. tương tác bổ trợ. D. tương tác trội lặn không hoàn toàn.

Câu 14: Thể đa bội lẻ

A. không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

B. có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

C. có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội.

D. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n+1.

Câu 15: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là

A. điều hòa quá trình dịch mã.

B. điều hòa lượng sản phẩm của gen.

C. điều hòa quá trình phiên mã.

D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN.

Câu 16: Tỉ lệ kiểu hình ở tính trạng thứ nhất là 3:1, tỉ lệ kiểu hình ở tính trạng 2 là 1:2:1. Trong trường hợp các tính trạng này di truyền theo quy luật phân li độc lập thì tỉ lệ chung của cả 2 tính trạng là:

A. 1:2:1:3:1:6. B. 6:3:1:1:2:2. C. 6:3:3:2:1:1. D. 3:6:3:2:2:1.

Câu 17: Trên mARN axit amin Asparagin được mã hóa bởi bộ ba GAU, tARN mang axit amin này có bộ ba đối mã là

A. 3´ XUA 5´.

B. 3´ XTA 5´.

C. 5´ XUA 3´.

D. 5´ XTA 3´.

Câu 18: Ở người, tính trạng có túm lông trên tai di truyền

A. thẳng theo bố.

B. chéo giới.

C. độc lập với giới tính.

D. theo dòng mẹ.

Câu 19: Ở Operon Lac, theo chiều trượt của enzim phiên mã thì thứ tự các thành phần là

A. Gen điều hòa, vùng khởi động (P), vùng vận hành (0), gen câu trúc Z, Y, A.

B. Vùng vận hành (O), vùng khởi động (P), gen cấu trúc Z, Y, A.

C. Gen điều hòa, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P), gen cấu trúc Z, Y, A.

D. Vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), gen cấu trúc Z, Y, A.

Câu 20: Đột biến nào không làm thay đổi số lượng gen trên nhóm liên kết?

A. Chuyển đoạn trong cùng một NST.

B. Mất đoạn.

C. Lặp đoạn.

D. Chuyển đoạn tương hỗ.

Mời các bạn tải về để xem chi tiết tài liệu

Các bạn có thể tham khảo thêm các đề thi thử môn Sinh học của các trường THPT trên toàn quốc dưới đây:

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-sinh-hoc-truong-thpt-tam-nong-phu-tho-lan-1-36940/feed 0
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Công Nghiệp, Hòa Bình – Lần 2 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-sinh-hoc-truong-thpt-cong-nghiep-hoa-binh-37411 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-sinh-hoc-truong-thpt-cong-nghiep-hoa-binh-37411#respond Fri, 23 Oct 2020 16:10:24 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-sinh-hoc-truong-thpt-cong-nghiep-hoa-binh-37411

Related posts:

  1. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  2. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  3. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
]]>
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Công Nghiệp, Hòa Bình – Lần 2

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Công Nghiệp, Hòa Bình – Lần 2, Xin giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Công Nghiệp, Hòa Bình – Lần 2 (Có đáp án) kèm theo là tài liệu mà Tài Liệu Học Thi muốn gửi tới các bạn lớp 12 cùng tham khảo.

Đây là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Vật lý chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Mời các bạn học sinh lớp 12 cùng thử sức với đề thi và tham khảo thêm các đề thi thử môn Sinh học dưới đây nhé!

Đề thi minh họa môn Sinh học năm 2018

SỞ GD&ĐT HOÀ BÌNH

TRƯỜNG THPT CÔNG NHIỆP

KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018

Bài thi khoa học tự nhiên; môn Sinh học

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề.

Câu 1. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là:

A. môi trường vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.

B. môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật.

C. môi trường trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.

D. môi trường trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn.

Câu 2. Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:
(1) Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết;
(2) Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3;
(3) Tạo các dòng thuần chủng;
(4) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

A. 1, 2, 3, 4. B. 3, 2, 4, 1. C. 2, 3, 4, 1. D. 2, 1, 3, 4.

Câu 3. Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?

A. Đười ươi. B. Vượn. C. Gôrilia. D. Tinh tinh.

Câu 4. Tiêu hóa là quá trình

A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.

B. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

C. tạo các chất dinh dưỡng và năng lượng.

D. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và năng lượng.

Câu 5. Khi nói về hóa thạch phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tuổi của hóa thạch được xác định được nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch.

B. Căn cứ vào hóa thạch có thể biết loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.

C. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất

D. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới.

Câu 6. Quần xã sinh vật là

A. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định.

B. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất, thích nghi với môi trường sống.

C. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định.

D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

Câu 7. Cây hấp thụ nitơ ở dạng:

A. NH+4, NO-3. B. N2+, NH3+. C. NH4-, NO+3. D . N2+, NO-3.

Câu 8. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường thấy ở

A. động vật kí sinh. B. động vật. C. thực vật. D. động vật ít di động.

Câu 9. Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá

A. Lực hút do thoát hơi nước ở lá.

B. Lực đẩy áp suất rễ.

C. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.

D. Lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.

Câu 10. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương.

B. Tập hợp chim đang sinh sống trong vườn rừng Quốc Gia Ba Vì.

C. Tập hợp cây cỏ đang sống trên đồng cỏ Châu Phi.

D. Tập hợp các chép đang sống ở Hồ Tây.

Câu 11. Trình tự các giai đoạn của quá trình tiến hoá sự sống trên trái đất là:

A. Tiến hoá hoá học – tiến hoá tiền sinh học – tiến hoá sinh học.

B. Tiến hoá tiền sinh học – tiến hoá hoá học – tiến hoá sinh học.

C. Tiến hoá hoá học – tiến hoá tiền sinh học.

D. Tiến hoá hoá học – tiến hoá sinh học – tiến hoá tiền sinh học.

Câu 12. Cân bằng nội môi là

A. duy trì sự ổn định của môi trường trong mô.

B. duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào.

C. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan.

D. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

Câu 13. Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là:

A. 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.

B. 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

C. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.

D. 0,6 giây, trong đó tâm nhĩo co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

Câu 14. Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát lưỡng cư?

A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.

B. Vì phổi thú có kích thươc lớn hơn.

C. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.

D. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.

Câu 15. Có bao nhiêu phân tử ATP được hình thành từ 1 phân tử glucôzơ bị phân giải trong quá trình hô hấp ở thực vật?

A. 36 phân tử . B. 32 phân tử. C. 34 phân tử. D. 38 phân tử.

Câu 16. Ý nào sau đây không đúng với tính chất của chất diệp lục

A. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp.

B. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang.

C. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy.

D. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác.

Câu 17. Những bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
(1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.
(2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài.
(3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
(4) Prôtêin của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
(5) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào.

A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (5). C. (1), (3), (4). D. (1), (3), (5).

Câu 18. Cho các thông tin sau đây:
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.
(2) Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axid amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polypeptit vừa tổng hợp.
(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.
Các thông tin đúng về sự phiên mã và dịch mã cả tế bào nhân thực và nhân sơ là

A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (3) và (4). D. (2) và (4)

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết..

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018-mon-sinh-hoc-truong-thpt-cong-nghiep-hoa-binh-37411/feed 0