Download đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An môn Hóa học lớp 12 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 02:58:32 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.9 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Download đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An môn Hóa học lớp 12 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2012 – 2013 môn Hóa lớp 12 Bảng A (Có đáp án) https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-tinh-nghe-an-nam-2012-2013-mon-hoa-lop-12-bang-a-co-dap-an-27633 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-tinh-nghe-an-nam-2012-2013-mon-hoa-lop-12-bang-a-co-dap-an-27633#respond Fri, 23 Oct 2020 22:52:39 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-tinh-nghe-an-nam-2012-2013-mon-hoa-lop-12-bang-a-co-dap-an-27633

Related posts:

  1. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  2. Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 6 khóa XII của Đảng viên (20 mẫu bài)
  3. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
]]>
Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2012 – 2013 môn Hóa lớp 12 Bảng A (Có đáp án), Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2012 – 2013 môn Hóa lớp 12 Bảng A (Có

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NGHỆ AN


(ĐỀ THI CHÍNH THỨC)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN THI: HÓA HỌC – LỚP 12 BẢNG A

(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)


Câu I (5,5 điểm).

1. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Viết cấu hình electron và xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn. Tính số electron độc thân của nguyên tử nguyên tố X ở trạng thái cơ bản.

2. Viết phương trình phản ứng (dưới dạng phân tử) khi cho các dung dịch (mỗi dung dịch đều chứa 1 mol chất tan) tác dụng với nhau theo từng cặp sau: BaCl2 và NaHSO4; Ba(HCO3)2 và KHSO4; Ca(H2PO4)2 và KOH; Ca(OH)2 và NaHCO3.

3. Tính pH của dung dịch hỗn hợp CH3COOH 0,5M và C2H5COOH 0,6M. Biết hằng số phân li axit KCH3COOH = 1,75.10-5 và KC2H5COOH = 1,33.10-5.

Câu II (5,5 điểm).

1. Viết phương trình hoá học và trình bày cơ chế của phản ứng nitro hoá benzen (tỉ lệ mol các chất phản ứng là 1:1, xúc tác H2SO4 đặc).

2. Viết các phương trình hoá học của các phản ứng có thể xảy ra khi cho stiren, toluen, propylbenzen lần lượt tác dụng với dung dịch KMnO4 (ở nhiệt độ thích hợp).

3. Từ khí thiên nhiên (các chất vô cơ và điều kiện phản ứng có đủ) viết phương trình phản ứng điều chế poli(vinyl ancol), axit lactic (axit 2-hiđroxipropanoic).

Câu III (4,5 điểm).

1. Hòa tan a gam CuSO4.5H2O vào nước được dung dịch X. Cho 1,48 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A có khối lượng 2,16 gam và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp oxit có khối lượng 1,4 gam.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu và giá trị của a.

2. Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.

Câu IV (4,5 điểm).

1. Chia 14,2 gam hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 15,4 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam bạc. Xác định công thức cấu tạo của hai anđehit trên.

2. A là một hợp chất hữu cơ đơn chức (chỉ chứa 3 nguyên tố C, H, O). Cho 13,6 gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn X. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 26,112 gam oxi, thu được 7,208 gam Na2CO3 và 37,944 gam hỗn hợp Y (gồm CO2 và H2O). Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo (dạng mạch cacbon không phân nhánh) của A.

(Cho: H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23, Mg=24, Al=27, S=32, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Ag=108)

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-tinh-nghe-an-nam-2012-2013-mon-hoa-lop-12-bang-a-co-dap-an-27633/feed 0
Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2012 – 2013 môn Hóa lớp 12 Bảng B (Có đáp án) https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-tinh-nghe-an-nam-2012-2013-mon-hoa-lop-12-bang-b-co-dap-an-27634 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-tinh-nghe-an-nam-2012-2013-mon-hoa-lop-12-bang-b-co-dap-an-27634#respond Fri, 23 Oct 2020 22:52:38 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-tinh-nghe-an-nam-2012-2013-mon-hoa-lop-12-bang-b-co-dap-an-27634

Related posts:

  1. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  2. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  3. Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 6 khóa XII của Đảng viên (20 mẫu bài)
]]>
Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2012 – 2013 môn Hóa lớp 12 Bảng B (Có đáp án), Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2012 – 2013 môn Hóa lớp 12 Bảng B (Có

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NGHỆ AN


(ĐỀ THI CHÍNH THỨC)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN THI: HÓA HỌC – LỚP 12 BẢNG B

(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)


Câu I
(5,0 điểm).

1. Cho AlCl3 lần lượt tác dụng với các dung dịch: NH3, Na2CO3, Ba(OH)2. Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra.

2. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Viết cấu hình electron và xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn. Tính số electron độc thân của nguyên tử nguyên tố X ở trạng thái cơ bản.

3. Viết phương trình phản ứng (dưới dạng phân tử) khi cho các dung dịch (mỗi dung dịch đều chứa 1 mol chất tan) tác dụng với nhau theo từng cặp sau: BaCl2 và NaHSO4; Ba(HCO3)2 và KHSO4; Ca(H2PO4)2 và KOH; Ca(OH)2 và NaHCO3.

Câu II (5,0 điểm).

1. Cho hợp chất thơm A có công thức p-HOCH2C6H4OH lần lượt tác dụng với Na, dung dịch NaOH, CH3COOH (xt, t0). Viết các phương trình phản ứng (vẽ rõ vòng benzen) xảy ra.

2. Xác định các chất A, B, C, D và viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) thực hiện sơ đồ sau:

3. Viết các phương trình hoá học của các phản ứng có thể xảy ra khi cho stiren, toluen, propylbenzen lần lượt tác dụng với dung dịch KMnO4 (ở nhiệt độ thích hợp).

Câu III (5,0 điểm).

1. Thêm 100ml dung dịch có pH = 2 (gồm HCl và HNO3) vào 100ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính pH của dung dịch thu được.

2. Trộn 100ml dung dịch Al2(SO4)3 1M với Vml dung dịch NaOH 4M thu được 11,7 gam kết tủa. Xác định V.

3. Cho 19,52 gam hỗn hợp bột A gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3, khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc), 400ml dung dịch B và còn lại 1,92 gam một kim loại. Xác định nồng độ mol/l của các chất tan trong dung dịch B.

Câu IV (5,0 điểm).

1. Hợp chất hữu cơ A mạch hở (phân tử chỉ chứa C, H, O; MA < 78). A tác dụng được với dung dịch NaOH. Đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 chứa dung dịch H2SO4 đặc; bình 2 chứa dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 4,32 gam, bình 2 xuất hiện 70,92 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, gọi tên A.

2. Chia 14,2 gam hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 15,4 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam bạc. Xác định công thức cấu tạo của hai anđehit trên.

(Cho H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23, S=32, K =39, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Ag=108, Ba =137)

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-tinh-nghe-an-nam-2012-2013-mon-hoa-lop-12-bang-b-co-dap-an-27634/feed 0
Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2011 – 2012 môn Hóa lớp 12 Bảng B https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-tinh-nghe-an-nam-2011-2012-mon-hoa-lop-12-bang-b-27685 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-tinh-nghe-an-nam-2011-2012-mon-hoa-lop-12-bang-b-27685#respond Fri, 23 Oct 2020 22:52:09 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-tinh-nghe-an-nam-2011-2012-mon-hoa-lop-12-bang-b-27685

Related posts:

  1. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  2. Bài tập tính số Mol
  3. Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 6 khóa XII của Đảng viên (20 mẫu bài)
]]>
Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2011 – 2012 môn Hóa lớp 12 Bảng B, Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2011 – 2012 môn Hóa lớp 12 Bảng B

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NGHỆ AN


(ĐỀ THI CHÍNH THỨC)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN THI: HÓA HỌC – LỚP 12 BẢNG B

(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (6,0 điểm).

1. Xác định các chất A1, A2…A8 và viết các phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ sau:

Biết A1 là hợp chất của lưu huỳnh với 2 nguyên tố khác và có phân tử khối bằng 51u; A8 là chất kết tủa.

2. Hòa tan 0,01 mol PCl3 vào nước thu được 1 lít dung dịch X. Tính pH của dung dịch X. Cho hằng số axit của H3PO3 là Ka1 = 1,6.10-2; Ka2 = 7,0.10-7

3. Cho dung dịch Na2S vào dung dịch chứa các chất: CuCl2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl, FeCl2 (mỗi chất có nồng độ 0,1M). Viết phương trình hóa học của các phản ứng dưới dạng ion rút gọn.

4. Cho cẩn thận kim loại Ca vào dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch X chứa hai chất tan và hỗn hợp Y gồm 2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí. Cho dung dịch X tác dụng với Al dư được dung dịch Z và hỗn hợp khí T cũng chứa 2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí. Dung dịch Z tác dụng với dung dịch Na2CO3 tạo thành kết tủa G. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có).

Câu 2 (4,0 điểm).

1.Cho 18,3 gam hỗn hợp X gồm Na, Ba, vào nước được dung dịch Y và 4,48 lít khí H2 (đktc). Sục V lít (đktc) khí CO2 vào dung dịch Y thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tính giá trị của V.

2. Hòa tan hoàn toàn m gam một oxit sắt bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X chứa 31,75 gam muối. Nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 98,75 gam kết tủa. Tính giá trị m.

Câu 3 (5,0 điểm).

1. Viết các phương trình phản ứng (dưới dạng công thức cấu tạo) theo sơ đồ sau:

2. Cho các chất C6H5OH, C2H5OH, CH3COOH, C6H5ONa, C2H5ONa. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có, trong điều kiện thích hợp) khi trộn các chất với nhau từng đôi một.

3. Sáu hiđrocacbon A, B, C, D, E, F đều có công thức phân tử là C4H8. Biết khi cho dư lần lượt các chất vào dung dịch Br2 trong CCl4 thì A, B, C, D làm mất màu nhanh, E làm mất màu chậm, còn F không làm mất màu dung dịch Br2. B, C là đồng phân hình học của nhau và B có nhiệt độ sôi cao hơn C. Khi hiđro hóa A, B, C đều cho cùng một sản phẩm. Xác định công thức cấu tạo, gọi tên các chất A, B, C, D, E, F. Viết các phương trình phản ứng xảy ra của E trong các thí nghiệm trên.

Câu 4 ( 2,5 điểm).

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hợp chất hữu cơ A thuộc loại tạp chức, thu được 26,4 gam khí CO2, 12,6 gam hơi nước và 2,24 lít N2 (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn 1 mol A cần 3,75 mol O2.

1. Xác định công thức phân tử của A.

2. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A. Biết A có tính chất lưỡng tính, phản ứng với HNO2 giải phóng N2, Phản ứng với C2H5OH/ HCl tạo thành hợp chất B (C5H12O2NCl), Cho B tác dụng với dung dịch NH3 thu được chất D (C5H11O2N). Khi đun nóng A thu được hợp chất bền có công thức phân tử C6H10O2N2. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng dưới dạng công thức cấu tạo và ghi rõ điều kiện (nếu có).

Câu 5 (2,5 điểm).

Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH, 1 mol CH3COOH và 2 mol C2H5OH có H2SO4 đặc xúc tác ở toC (trong bình kín dung tích không đổi) đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,6 mol HCOOC2H5 và 0,4 mol CH3COOC2H5. Nếu đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH, 3 mol CH3COOH và a mol C2H5OH ở điều kiện như trên đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,8 mol HCOOC2H5. Tính giá trị của a.

(Cho : H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23 , Al=27, S=32, Fe=56; Cu=64, Ag=108, Ba =137)

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-tinh-nghe-an-nam-2011-2012-mon-hoa-lop-12-bang-b-27685/feed 0
Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2011 – 2012 môn Hóa lớp 12 Bảng A https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-tinh-nghe-an-nam-2011-2012-mon-hoa-lop-12-bang-a-27684 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-tinh-nghe-an-nam-2011-2012-mon-hoa-lop-12-bang-a-27684#respond Fri, 23 Oct 2020 19:08:03 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-tinh-nghe-an-nam-2011-2012-mon-hoa-lop-12-bang-a-27684

Related posts:

  1. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  2. Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 6 khóa XII của Đảng viên (20 mẫu bài)
  3. Bài tập tính số Mol
]]>
Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2011 – 2012 môn Hóa lớp 12 Bảng A, Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2011 – 2012 môn Hóa lớp 12 Bảng A

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NGHỆ AN


(ĐỀ THI CHÍNH THỨC)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN THI: HÓA HỌC – LỚP 12 BẢNG A

(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (6,0 điểm).

1. Xác định trạng thái lai hóa của P trong PCl3, PCl5 và cho biết dạng hình học của các phân tử đó.

2. Hòa tan 0,01 mol PCl3 vào nước thu được 1 lít dung dịch X. Tính pH của dung dịch X. Cho hằng số axit của H3PO3 là Ka1 = 1,6.10-2; Ka2 = 7,0.10-7

3. Sục khí H2S vào dung dịch chứa CuCl2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl (mỗi chất có nồng độ 0,1M) tới dư thu được kết tủa A và dung dịch B. Tiếp tục sục từ từ NH3 đến dư vào dung dịch B. Viết phương trình hóa học của các phản ứng (có thể xảy ra) dưới dạng ion rút gọn.

4. Cho cẩn thận kim loại Ca vào dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch X chứa hai chất tan và hỗn hợp Y gồm 2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí. Cho dung dịch X tác dụng với Al dư được dung dịch Z và hỗn hợp khí T cũng chứa 2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí. Dung dịch Z tác dụng với dung dịch Na2CO3 tạo thành kết tủa G. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có).

Câu 2 (4,0 điểm).

1. X là dung dịch Al2(SO4)3, Y là dung dịch Ba(OH)2. Trộn 200ml dung dịch X với 300ml dung dịch Y thu được 8,55 gam kết tủa. Trộn 200ml dung dịch X với 500ml dung dịch Y thu được 12,045 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/l của dung dịch X và Y.

2. Hòa tan 2,56 gam Cu vào 25,20 gam dung dịch HNO3 nồng độ 60% thu được dung dịch A. Thêm 210 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A. Sau khi phản ứng kết thúc, đem cô cạn hỗn hợp thu được chất rắn X. Nung X đến khối lượng không đổi được 17,40 gam chất rắn Y. Tính nồng độ % của dung dịch A.

Câu 3 (4,0 điểm).

1. Viết các phương trình phản ứng (dưới dạng công thức cấu tạo) theo sơ đồ sau:

2. M, N, P có công thức phân tử C6H8Cl2O4 đều mạch hở thõa mãn:

Xác định công thức cấu tạo của M, N, P và viết phương trình hóa học của các phản ứng.

3. Khi đồng trùng hợp buta–1,3–đien với stiren, ngoài cao su Buna–S còn có một số sản phẩm phụ, trong đó có chất A mà khi hiđro hóa hoàn toàn chất A thu được chất B (đixiclohexyl). Viết phương trình hóa học của các phản ứng tạo thành cao su Buna–S, A và B dưới dạng công thức cấu tạo.

Câu 4 (1,5 điểm).

Hợp chất A có công thức phân tử C3H7O2N. Biết A có tính chất lưỡng tính, phản ứng với HNO2 giải phóng N2, phản ứng với C2H5OH/ HCl tạo thành hợp chất B (C5H12O2NCl). Cho B tác dụng với dung dịch NH3 thu được chất D (C5H11O2N). Khi đun nóng A thu được hợp chất bền có công thức phân tử C6H10O2N2. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng dưới dạng công thức cấu tạo.

Câu 5 (4,5 điểm).

1. Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở A, B (chứa C, H, O). Trong phân tử đều có hai nhóm chức trong các nhóm –OH, –CHO, –COOH. Lấy m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3 dư lúc đó tất cả lượng Ag+ đều chuyển hết thành Ag. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 34,6 gam hỗn hợp hai muối amoni. Cho toàn bộ lượng muối này tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 9,856 lít khí duy nhất ở 27,30C, 1 atm. Xác định công thức cấu tạo của A, B và tính phần trăm khối lượng của các chất A, B trong hỗn hợp X.

2. Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH, 1 mol CH3COOH và 2 mol C2H5OH có H2SO4 đặc xúc tác ở toC (trong bình kín dung tích không đổi) đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,6 mol HCOOC2H5 và 0,4 mol CH3COOC2H5. Nếu đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH, 3 mol CH3COOH và a mol C2H5OH ở điều kiện như trên đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,8 mol HCOOC2H5. Tính giá trị của a.

(Cho : H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23 , Al=27, S=32, Fe=56; Cu=64, Ag=108, Ba =137)

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-hoc-sinh-gioi-tinh-nghe-an-nam-2011-2012-mon-hoa-lop-12-bang-a-27684/feed 0