Giải Khoa học Tự nhiên 6 bài 4 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Thu, 09 Sep 2021 09:04:19 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.9 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Giải Khoa học Tự nhiên 6 bài 4 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 KHTN Lớp 6 Bài 4: Đo chiều dài https://quatangtiny.com/khoa-hoc-tu-nhien-6-bai-4-chan-troi-sang-tao-54099 https://quatangtiny.com/khoa-hoc-tu-nhien-6-bai-4-chan-troi-sang-tao-54099#respond Thu, 09 Sep 2021 09:04:19 +0000 https://quatangtiny.com/khoa-hoc-tu-nhien-6-bai-4-chan-troi-sang-tao-54099

Related posts:

  1. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  2. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  3. Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về gian lận trong thi cử
]]>
KHTN Lớp 6 Bài 4: Đo chiều dài, Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 6 trang 18, 19, 20, 21 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu

Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 6 trang 18, 19, 20, 21 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 4: Đo chiều dài của Chủ đề 1: Các phép đo.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 4 Chủ đề 1 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi:

Giải lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 4

Câu 1

Cảm nhận của em về chiều dài đoạn AB so với chiều dài đoạn thẳng CD trong hình 4.1 như thế nào?

Hình 4.1

Trả lời:

Chiều dài đoạn thẳng AB ngắn hơn chiều dài đoạn thẳng CD

Câu 2

Hãy ước lượng chiều dài hai đoạn thẳng đó. Muốn biết kết quả chính xác không ta phải làm như thế nào?

Trả lời:

Ước lượng: chiều dài đoạn thẳng CD = 2cm, chiều dài đoạn thẳng AB = 1.9cm. Muốn có kết quả chính xác cần phải dùng dụng cụ để đo (thước kẻ)

Câu 3

Kể tên những loại thước đo chiều dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy?

Trả lời:

Một số loại thước đo chiều dài: thước kẻ, thước cuộn, thước dây, thước kẹp,… Sản xuất ra nhiều loại thước đo như vậy để có thể sử dụng phù hợp với từng mục đích đo khác nhau.

Câu 4

Quan sát hình 4.3 và cho biết cách đo chiều dài trong trường hợp nào nhanh và cho kết quả chính xác hơn? Tại sao?

Hình 4.3

Trả lời:

Cách đo chiều dài trong trường hợp a nhanh hơn và chính xác hơn.

Bởi vì:

  • Trường hợp b: chiều dài của bàn dài gấp nhiều lần so với GHĐ của thước kẻ, nếu sử dụng thước kẻ để đo chiều dài của bàn sẽ mất nhiều lần đo, nên mất thời gian lâu hơn và đồng thời kết quả đo bằng tổng của các lần đo cộng lại sẽ có chênh lệch sai số.
  • Ngược lại, Trường hợp a: Thước cuộn có GHĐ dài hơn so với chiều dài của bàn, khi sử dụng sẽ chỉ cần đo trong 1 lần , thời gian đo nhanh hơn và cho kết quả đo chính xác hơn.

Câu 5

Quan sát hình 4.4 và cho biết cách đặt thước để đo chiều dài bút chì như thế nào là đúng?

Hình 4.4

Trả lời:

Ở hình 4.4, cách đặt thước để đo chiều dài bút chì tại mục c là đúng.

Câu 6

Quan sát hình 4.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì như thế nào là đúng?

Hình 4.5

Trả lời:

Ở hình 4.5, cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì tại mục c là đúng.

Câu 7

Quan sát hình 4.6 và cho biết kết quả đo chiều dài bút chì tương ứng ở các hình là bao nhiêu xentimét?

Hình 4.6

Trả lời:

Hình 4.6a kết quả đo chiều dài bút chì là 6.8cm, hình 4.6a kết quả đo chiều dài bút chì là 7cm

Câu 8

Hãy đo chiều dài của bàn học và chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6 của em. Sau đó hoàn thành theo mẫu bảng 4.2

Bảng 4.2 

Trả lời:

Học sinh tự thực hành đo chiều dài của bàn học và chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6. Sau đó kẻ bảng và hoàn thành theo mẫu bảng 4.2.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 4

Bài 1

Lấy ví dụ về một loại thước đo chiều dài mà em biết và đọc GHĐ, ĐCNN của thước đó.

Đáp án:

Ví dụ: thước kẻ. GHĐ là 30cm, ĐCNN là 1mm

Bài 2

Một thước thẳng có 101 vạch chia thành 100 khoảng đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là:

A. GHĐ và ĐCNN là 100 cm và 1 cm.

C. GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1 mm.

B. GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1 cm.

D. GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1 mm.

Đáp án: A

Bài 3

Hãy ước lượng chiều dài lớp học, lựa chọn thước đo phù hợp để đo chiều dài lớp học rồi so sánh kết quả đo được với chiều dài ước lượng ban đầu của em.

Đáp án:

Học sinh ước lượng chiều dài lớp học, chọn thước đo phù hợp. Tiến hành đo chiều dài lớp học, ghi lại kết quả và so sánh với chiều dài đã ước lượng ban đầu.

  • Cụ thể, khi đo chiều dài của lớp học bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:
    • Bước I: Ước lượng chiều dài của lớp học.
    • Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
    • Bước 3: Đặt thước đo đúng cách.
    • Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của lớp học.
    • Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.

Bài 4

Hãy tìm cách đơn giản có thể đo gần đúng chiều dài quãng đường từ cổng trường vào lớp học của em.

Đáp án:

Cách để đo độ dài gần đúng quãng đường từ cổng trường đến lớp học:

  • Trước tiên, đo chiều dài của một bước chân.
  • Sau đó đi từ cổng trường vào lớp học, chú ý đi đều mỗi bước chân.
  • Rồi lấy số bước chân đi được từ cổng trưởng đến lớp học nhân với độ dài mỗi bước chân, ghi lại kết quả đo quãng đường tử cổng trường đến lớp học lần 1.
  • Đo lại lần 2 và lần 3 tương tự.

Độ dài quãng đường từ cổng trường đến lớp học = (kết quả đo lần 1+ kết quả đo lần 2+ kết quả đo lần 3) / 3

(Có thể tiến hành đo lại nhiều lần để nhận kết quả chính xác hơn)

]]>
https://quatangtiny.com/khoa-hoc-tu-nhien-6-bai-4-chan-troi-sang-tao-54099/feed 0
KHTN Lớp 6 Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học https://quatangtiny.com/khoa-hoc-tu-nhien-6-bai-4-ket-noi-tri-thuc-54103 https://quatangtiny.com/khoa-hoc-tu-nhien-6-bai-4-ket-noi-tri-thuc-54103#respond Thu, 09 Sep 2021 08:44:33 +0000 https://quatangtiny.com/khoa-hoc-tu-nhien-6-bai-4-ket-noi-tri-thuc-54103

Related posts:

  1. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  2. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
  3. Tả một cây cổ thụ (Dàn ý + 36 mẫu)
]]>
KHTN Lớp 6 Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học, Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 6 trang 15, 16 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp

Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 6 trang 15, 16 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học của Chương I: Mở đầu về khoa học tự nhiên.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 4 Chương 1 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi:

Phần mở đầu

Để quan sát gân của một lá cây ta có thể dùng kính lúp. Tuy nhiên, để quan sát tế bào của chiếc lá này, thì ta phải làm thế nào?

Trả lời:

Để quan sát tế bào của chiếc lá này, thì ta phải dùng kính hiển vi quang học để quan sát.

I. Tìm hiểu về kính hiển vi quang học

❓ Những mẫu vật nào sau đây có thể quan sát trực tiếp bằng mắt, phải dùng kính lúp, kính hiển vi quang học? Giải thích tại sao.

a) Côn trùng (như ruồi, kiến, ong)

b) Giun, sán

c) Các tế bào tép cam, tép bưởi.

d) Các tế bào thực vật (lá cây, sợi gai) hoặc các tế bào động vật (da, lông, tóc).

Trả lời:

Mẫu vật quan sát phải dùng kính lúp: a) Côn trùng (như ruồi, kiến, ong); b) Giun sán

⇒ Vì chúng có kích thước nhỏ, cần dùng kính lúp với độ phóng đại từ 3 – 20 lần để quan sát rõ hơn.

Mẫu vật quan sát phải dùng kính hiển vi: c) Các tế bào tép cam, tép bưởi ; d) Các tế bào thực vật (lá cây, sợi gai) hoặc các tế bào động vật (da, lông, tóc)

⇒ Vì chúng rất nhỏ, cần dùng kính hiển vi quang học với độ phóng đại lớn mới có thể quan sát rõ.

II. Sử dụng kính hiển vi quang học

❓ Quan sát tế bào lá cây bằng kính hiển vi quang học:

a) Trình bày các thao tác trước khi tiến hành quan sát.

b) Mô tả hình dạng các tế bào lá cây mà em nhìn thấy.

Trả lời:

a) Các thao tác trước khi tiến hành quan sát.

  • Bước 1: Chọn vật kính x40
  • Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính
  • Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính quan sát gần vào tiêu bản
  • Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây.
  • Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây rõ nét.

b) Hình dạng tế bào lá cây: tế bào có nhiều hình dạng khác nhau như hình nhiều cạnh, hình trứng, hình sao, …

]]>
https://quatangtiny.com/khoa-hoc-tu-nhien-6-bai-4-ket-noi-tri-thuc-54103/feed 0