Giáo án lớp 1 môn Đạo đức – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 16:35:04 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.10 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Giáo án lớp 1 môn Đạo đức – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Giáo án Đạo đức 1 sách Cánh Diều (Cả năm) https://quatangtiny.com/giao-an-dao-duc-1-sach-canh-dieu-45818 https://quatangtiny.com/giao-an-dao-duc-1-sach-canh-dieu-45818#respond Fri, 23 Oct 2020 05:35:43 +0000 https://quatangtiny.com/giao-an-dao-duc-1-sach-canh-dieu-45818

Related posts:

  1. Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân (Dàn ý + 10 Mẫu)
  2. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  3. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
]]>
Giáo án Đạo đức 1 sách Cánh Diều (Cả năm)

Giáo án Đạo đức 1 sách Cánh Diều (Cả năm), Giáo án Đạo đức 1 sách Cánh Diều trọn bộ cả năm, có cả bản soạn ngang và chia cột. Nhờ đó thầy cô dễ dàng tham khảo, để

Giáo án Đạo đức 1 sách Cánh Diều trọn bộ cả năm, có cả bản soạn ngang và chia cột. Nhờ đó thầy cô dễ dàng tham khảo, để soạn giáo án cho học sinh của mình nhanh hơn. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm giáo án Toán, Tiếng Việt, Giáo dục thể chất cả năm.

I. Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cánh Diều chia cột

Bài Quan tâm, chăm sóc ông bà

I. Mục tiêu:

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

  • Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của việc quan tâm, chăm sóc ông bà.
  • Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.
  • Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà.
  • Thực hiện được những việc đồng tình với thái độ thể hiện yêu thương đối với ông bà.
  • Lễ phép, vâng lời ông bà ; hiếu thảo với ông bà.

II. Chuẩn bị:

– GV: SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 1:

Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát” Cháu yêu Bà” – Sáng tác: Xuân Giao.), … gắn với bài học “Quan tâm chăm sóc Ông Bà”.
– HS: Sgk, vở bài tập đạo đức.

III. Các hoạt động dạy:

GV HS

* Khởi động:

Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho học sinh và dẫn dắt học sinh vào bài học.

Phương pháp kĩ thuật: Trò chơi, đàm thoại.

* Sản phẩm mong muốn:

– HS trả lời được câu hỏi về việc làm thể hiện được quan tâm chăm sóc ông bà.

* Cách tiến hành:

– Giáo viên cho cả lớp hát” Cháu yêu bà”

– Giáo viên đặt câu hỏi.

+ Khi nào em thấy bà rất vui?

+ Tuần vừa qua, em đã làm những

việc gì đem lại niềm vui cho ông bà?

Gv: Khen ngợi học sinh.

Kết luận: Ông bà luôn cần sự quan tâm chăm sóc của con cháu. Bài hát này giúp em nhận biết biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

Gv dẫn dắt, giới thiệu bài mới,

Ghi tựa

– HS Hát.

– Hs trả lời: Khi cháu vâng lời bà.

-HS chia sẻ trước lớp

 

 

– Hs lắng nghe.

 

– Hs lắng nghe.

 

Hoạt động 1: Khám phá vấn đề.

– Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà và biết vì sao cần quan tâm, chăm sóc ông bà.

– Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, thảo luận nhóm, đàm thoại, kĩ thuật đặt câu hỏi.

– Sản phẩm mong muốn: HS tích cực tham gia các hoạt động học tập, trả lời được các câu hỏi nhận biết về biểu hiện ý nghĩa của những việc làm quan tâm chăm sóc ông bà.

– Cách tiến hành:

– GV treo 5 tranh ở mục Khám phá trong Sgk, chia HS thành 5 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát các tranh để trả lời câu hỏi.

+ Bạn nhỏ dưới đây đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– GV hỏi:

+ Vì sao cần quan tâm chăm sóc ông bà?

+ Em đã quan tâm, chăm sóc Ông Bà bằng những việc làm nào?

– GV khen ngợi những học sinh có những câu trả lời đúng, nêu được nhiều việc phù hợp, chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng.

*Kết luận: Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, hỏi thăm sức khỏe Ông Bà, chăm sóc ông bà khi ốm, chia sẻ niềm vui với ông bà, nói những lời yêu thương đối với ông bà.

 

– HS chia nhóm, quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi.

– Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luật của nhóm mình.

– Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

Tranh 1: Bạn hỏi thăm sức khỏe ông bà.

Tranh 2: Bạn chúc tết ông bà khỏe mạnh sống lâu.

Tranh 3: Bạn mời ông uống nước.

Tranh 4: Bạn khoe ông bà vở tập viết, được cô khen viết đẹp.

Tranh 5: Bạn nhỏ cùng bố về quê thăm ông bà.

 

– HS suy nghĩ trả lời cá nhân.

– HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

– HS lắng nghe.

 

Hoạt động 2. Luyện tập:

Mục tiêu:

  • HS nhận biết được việc nào nên làm hoặc không nên làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.
  • HS nêu được những việc làm cụ thể, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

– Phương pháp, kỹ thuật: Quan sát, thảo luận nhóm, vấn đáp.

– Sản phẩm mong muốn: – Hs Biết những việc nào nên làm và không nên làm để thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà.

– HS có kết quả thích lí do chọn những việc làm và không nên làm để thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà.

– Chia sẻ với bạn về những việc làm của mình thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà.

– Hình thành được thói quen tốt thể hiện sự quan tâm, vâng lời ông bà.

a. Em chọn việc nên làm.

– GV chia HS thành các nhóm (4 HS).

– Giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh 1,2,3,4,5 (SGK trang 23) trên bảng.

Tranh 1: Bạn gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà.

Tranh 2: Bạn quan tâm, bóp vai cho ông.

Tranh 3: Bạn quan tâm, chải tóc cho bà.

Tranh 4: Bà ốm, hai chị em không thăm hỏi, lại cãi nhau cho bà mệt thêm.

Tranh 5: Bạn bê đĩa hoa quả lễ phép mời ông bà.

– GV quan sát, gợi ý các nhóm thảo luận.

– GV yêu cầu các nhóm lên chia sẻ kq thảo luận

 

– Các nhóm khác quan sát, nhận xét bổ sung.

– Y/C hs đưa ra ý kiến :

+ Việc nào nên làm?Vì sao?

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Việc nào không nên làm? Vì sao?

 

 

– GV nhận xét tuyên dương nhóm trả lời đúng, chốt ý. Nhận xét phần thảo luận của HS.

*Kết luận: Thường xuyên hỏi thăm sức khỏe, bóp vai cho Ông, chải tóc cho Bà, lễ phép mời Ông Bà ăn hoa quả… Thể hiện sự quan tâm chăm sóc Ông Bà. Hành vi hai chị em cãi nhau ầm ĩ bên giường Bà ốm là biểu hiện sự thờ ơ chưa quan tâm tới Ông Bà.

 

– HS ngồi theo nhóm (4 HS).

– HS quan sát rồi thảo luận theo nhóm 2 phút.

 

 

 

 

 

 

– Các nhóm chia sẻ

– HS gắn mặt cười (vào tranh nên làm).(tranh 1, 2, 3, 5)

– HS lên gắn mặt mếu vào tranh không nên làm (tranh 4).

– Các nhóm chia sẻ

– HS 3 nhóm nêu ý kiến vì sao chọn việc nên làm ở tranh 1, 2, 3,5:

Tranh 1: Bạn gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà.

Tranh 2: Bạn quan tâm, bóp vai cho ông.

Tranh 3: Bạn quan tâm, chải tóc cho bà.

Tranh 5: Bạn bê đĩa hoa quả lễ phép mời ông bà.

– Không nên chọn việc làm ở tranh 4.

Tranh 4: Bà ốm, hai chị em không thăm hỏi, lại cãi nhau cho bà mệt thêm.

– Các nhóm khác quan sát, nhận xét bổ sung.

 

 

– HS lắng nghe, ghi nhớ,

b. Chia sẻ cùng bạn

– GV đặt câu hỏi: Em đã quan tâm, chăm sóc Ông Bà bằng những việc làm nào?

– Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân (1 phút).

– Yêu cầu HS chia sẻ nhóm đôi (1 phút).

 

– Đại diện ba nhóm lên chia sẻ trước lớp.

– Yêu cầu các nhóm nhận xét.

– GV nhận xét và khen ngợi những bạn biết quan tâm, chăm sóc ông bà.

 

 

– HS suy nghĩ cá nhân.

 

– HS chia sẻ nhóm đôi qua việc làm thực tế của mình.

– HS chia sẻ

 

– Nhận xét.

Hoạt động 3. Vận dụng:

– Mục tiêu: + HS thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi.

+ Lễ phép, vâng lời ông bà ; hiếu thảo với ông bà.

– Phương pháp, kĩ thuật: Phương pháp quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, đóng vai xử lí tình huống.

– Sản phẩm mong muốn: + Thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi.

+ Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà.

a. Đưa ra lời khuyên cho bạn.

– GV giới thiệu tranh tình huống: Bạn trai trong tranh cần cầm quả bóng đi chơi khi ông bị đau chân và đang leo cầu thang.

– GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK

– GV đặt câu hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (hai bạn 1 bàn) để đưa ra lời khuyên cho bạn.

– GV gọi đại diện nhóm chia sẻ.

– Gọi nhóm bạn nhận xét

– GV nhận xét.

– Khen ngợi những HS có lời khuyên hay nhất.

*GV kết luận: Em nên hỏi han quan tâm dìu dắt ông lên cầu thang, không nên vô tâm bỏ đi chơi như vậy.

– HS lắng nghe.

– HS quan sát.

 

– HS thảo luận nhóm đôi.

 

– HS chia sẻ.

– HS nhận xét

b. Em thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi.

– GV đưa tình huống.

+ Tình huống 1:

Bà bị ốm, Em làm gì để chăm sóc bà?

+ Tình huống 2: Ăn cơm xong, Mẹ lấy trái cây lên, em làm gì để thể hiện sự quan tâm đối với Ông Bà?

– GV yêu cầu học sinh đóng vai xử lí tình huống.

Nhóm 1, 2: Tình huống 1.

Nhóm 3, 4: Tình huống 2.

– Đai diện 2 nhóm lên chia sẻ 2 tình huống.

– Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.

*GV nhận xét, kết luận: Em có thể làm đc nhiều việc thể hiện hiên sự quan tâm, chăm sóc Ông bà thường xuyên gọi điện thăm hỏi sức khỏe Ông Bà (nếu không sống cùng Ông Bà), mời Ông Bà ăn hoa quả, nước, chia sẻ niềm vui của mình đối với Ông Bà,…

* Tổng kết:

GV chiếu câu thông điệp:

Quan tâm chăm sóc ông bà

Biết ơn, hiếu thảo – em là cháu ngoan.

Gọi vài HS đọc

– Nhận xét tiết học.

– Dặn về nhà chuẩn bị bài tiếp theo:

Bài 8. Quan tâm chăm sóc cha mẹ.

 

– Hs sinh quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

– HS thảo luận đóng vai xử lí tình huống được giao.

– HS lên đóng vai

– Quan sát, nhận xét.

 

_ Học sinh lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

2-3 HS đọc câu thông điệp

Cả lớp đọc đồng thanh.

 

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

…….

II. Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cánh Diều soạn ngang

CHỦ ĐỀ: THỰC HIỆN NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP

BÀI 1. EM VỚI NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP

I. Mục tiêu:

Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

– Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

– Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

– Thực hiện đúng nội quy trường, Lớp.

– Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, Lớp.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Máy tính, ti vi, SGK điện tử

Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

III. Các hoạt động dạy học.

A. Khởi động

– HS hát tập thể bài hát “Đi học” – Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính. Có thể vừa xem băng đĩa hình vừa hát; có thể vừa hát vừa làm động tác phụ hoạ.

– Thảo luận lớp:

+ Bạn nhỏ trong bài hát cảm thấy như thế nào khi đi học?

+ Vì sao bạn lại vui vẻ khi đi học?

– GV giới thiệu bài mới.

B. Khám phá

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội quy nhà trường

Mục tiêu: HS nêu được các yêu cầu trong nội quy nhà trường, ý nghĩa của việc thực hiện đúng nội quy và cách thực hiện nội quy.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS quan sát từng tranh nhỏ trong “Cây nội quy” ở đầu trang 4, SGK Đạo đức 1 và trả lời câu hỏi: Nội quy trường, lớp quy định HS cần thực hiện những gì?

– Một số HS nêu ý kiến cá nhân.

– GV giới thiệu với HS về những điều cụ thể ghi trong nội quy nhà trường.

– GV tiếp tục đặt câu hỏi: Thực hiện nội quy giúp ích gì cho em và các bạn trong học tập, trong các hoạt động khác ở trường, lớp?

– HS nêu ý kiến.

– GV kết luận: Việc thực hiện nội quy giúp cho HS học tập, sinh hoạt được thuận lợi, giúp các em mau tiến bộ.

Hoạt động 2: Nhận xét hành vi

Mục tiêu:

– HS nhận diện được các biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

– Biết trách nhiệm phải nhắc nhở khi bạn chưa thực hiện đúng nội quy.

– HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu nội dung các tranh trong SGK Đạo đức 1, trang 4,

– GV cùng HS làm rõ nội dung từng tranh, từ tranh 1 đến tranh 8.

Tranh 1: Bạn gái đi học muộn.

Tranh 2: Các bạn phát biểu ý kiến trong giờ học.

Tranh 3: Bạn bỏ rác vào thùng rác.

Tranh 4: Bạn lễ phép chào cô giáo.

Tranh 5: Bạn vẽ bẩn ra bàn.

Tranh 6: Bạn nam quan tâm, giúp đỡ bạn nữ khi bị ngã.

Tranh 7: Bạn nam xé vở gấp máy bay.

Tranh 8: Bạn nam trêu chọc làm bạn nữ bị đau.

– GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi:

+ Bạn nào thực hiện đúng nội quy?

+ Bạn nào chưa thực hiện đúng nội quy?

+ Em sẽ làm gì khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy?

– HS làm việc theo nhóm đôi – GV mời một số nhóm trình bày ý kiến.

– GV kết luận:

+ Các bạn trong tranh 2, 3, 4 và 6 thực hiện đúng nội quy.

+ Các bạn trong tranh 1, 5, 7, 8 chưa thực hiện đúng nội quy.

+ Em nên nhắc nhở khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy.

C. Luyện tập

Hoạt động 1: Xử lí tình huống

Mục tiêu:

– HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp với nội quy.

– HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS xem tranh ở trang 5, SGK Đạo đức 1 và nêu tình huống xảy ra trong tranh.

– Một số HS nêu tình huống.

– GV giới thiệu rõ nội dung hai tình huống và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm cách ứng xử phù hợp trong mỗi tinh huống.

– HS làm việc theo cặp.

– Với mỗi tình huống, GV mời một vài cặp HS nêu các cách ứng xử và lí do vì sao các em lại chọn cách ứng xử đó.

– GV tổng kết các ý kiến và kết luận:

+ Tình huống – 1: Em nên nhắc nhở bạn phải giữ trật tự, không nên đùa nghịch trong giờ học.

+ Tình huống 2: Nếu là Lan, em nên bỏ giấy gói bánh vào thùng rác để giữ vệ sinh chung.

Hoạt động 2: Tự liên hệ

Mục tiêu: HS tự đánh giá được việc thực hiện nội quy của bản thân sau một tuần đi học.

Cách tiến hành:

– GV nêu yêu cầu tự liên hệ:

Em đã thực hiện những điều nào trong nội quy?

Những điều nào em chưa thực hiện?

Em sẽ làm gì để thực hiện đúng nội quy?

– HS suy nghĩ, tự đánh giá.

– HS chia sẻ tự đánh giá với bạn ngồi bên cạnh.

– GV mời một số HS chia sẻ trước Lớp.

– GV tổng kết, khen ngợi những HS đã thực hiện nội quy và nhắc nhở các bạn khác trong Lớp học tập theo các bạn đó.

Hoạt động 3: Cam kết thực hiện Nội quy

Mục tiêu: HS thể hiện được cam kết thực hiện Nội quy lớp học mà các em đã xây dựng.

Cách tiến hành:

– GV treo bản Nội quy lên trên bảng và hỏi: Đây là bản Nội quy của trường, Lớp mình mà chúng ta đã vừa tìm hiểu. Thực hiện bản Nội quy sẽ mang lại lợi ích cho chính bản thân các em. Vậy chúng ta có quyết tâm thực hiện bản Nội quy này không? Chúng ta có thể thể hiện quyết tâm thực hiện nội quy bằng cách nào?

– GV hướng dẫn HS cách thể hiện cam kết thực hiện nội quy.

– HS lần lượt đi lên phía trên lớp học và ấn hình bàn tay hoặc ngón tay có mực màu của mình lên xung quanh bản Nội quy.

– GV khen ngợi cả lớp và chúc cả Lớp luôn giữ đúng cam kết thực hiện nội quy.

D. Vận dụng

Vận dụng trong giờ học: GV tổ chức cho HS:

Cùng bạn tập xếp hàng khi ra, vào Lớp.

Cùng bạn tập chào khi thầy cô giáo ra, vào Lớp.

Vận dụng sau giờ học: GV hướng dẫn HS:

– Hằng ngày nhớ thực hiện nội quy nhà trường, lớp học.

– Nhắc nhở khi thấy bạn em chưa thực hiện nội quy.

E. Tổng kết bài học

– HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?

– GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Nội quy trường, lớp học là những quy định để giúp học sinh tiến bộ. Em cần thực hiện đúng nội quy và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

– GV cho HS cùng đọc theo GV lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 6.

– GV yêu cầu 2- 3 HS nhắc lại lời khuyên.

– GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả.

CHỦ ĐỀ: SINH HOẠT NỀN NẾP

BÀI 2. GỌN GÀNG, NGĂN NẮP

I. Mục tiêu:

Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

– Nêu được một số biểu hiện của gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.

– Biết ý nghĩa của gọn gàng, ngăn nắp trong học tập, sinh hoạt.

– Thực hiện được hành vi gọn gàng, ngăn nắp nơi ở, nơi học.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Máy tính, ti vi, SGK điện tử

Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

III. Các hoạt động dạy học.

A. Khởi động

– GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát hai tranh trong SGK Đạo đức 1, trang 7 và cho biết: Em thích căn phòng trong tranh nào hơn? Vì sao?

– HS chia sẻ cảm xúc và lí do thích hay không thích căn phòng.

– GV chia sẻ: Thầy/cô thích căn phòng thứ hai vì rất gọn gàng, sạch sẽ.

– GV giới thiệu bài học mới.

B. Khám phá

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh “Chuyện của bạn Minh”

Mục tiêu:

– HS trình bày được nội dung câu chuyện.

– HS được phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát và mô tả việc làm của bạn Minh trong từng tranh.

– HS làm việc theo nhóm và kể chuyện theo tùng tranh.

– GV kể lại nội dung câu chuyện theo tranh: Buổi sáng, chuông đồng hồ reo vang báo đã đến giờ dậy chuẩn bị đi học. Minh vẫn cố nằm ngủ thêm lát nữa. Đến khi tỉnh giấc, Minh hốt hoảng vì thấy đã sắp muộn giờ học. Minh vội vàng lục tung tủ tìm quần áo đồng phục, nhưng phải rất lâu mới tìm ra được. Rồi cậu ngó xuống gầm giường để tìm cặp sách, bới tung các ngăn tủ để tim hộp bút. Cuối cùng, Minh cũng chuẩn bị đủ sách, vở, đồ dùng để đi học. Nhưng khi đến lớp, Minh đã bị muộn giờ. Các bạn đã ngồi trong lớp lắng nghe cô giảng bài.

Hoạt động 2: Thảo luận

Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của việc sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.

Cách tiến hành:

– GV giao nhiệm vụ HS trả lời những câu hỏi sau khi kể chuyện theo tranh “Chuyện của bạn Minh”.

+ Vì sao bạn Minh đi học muộn?

+ Sống gọn gàng, ngăn nắp có ích lợi gì?

– HS thảo luận theo nhóm. Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.

– GV kết luận: sống gọn gàng, ngăn nắp giúp em tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tìm được đồ dùng khi cần sử dụng, giữ gìn đồ dùng thêm bền đẹp.

Hoạt động 3: Tìm hiểu biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp

Mục tiêu:

– HS nêu được các biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát tranh SGK Đạo đức 1, trang 9 và trả lời câu hỏi sau:

+ Bạn trong tranh đang làm gì?

+ Việc làm đó thể hiện điều gì?

+ Em còn biết những biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp nào khác?

– HS làm việc theo nhóm đôi. Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận trước Lớp. Các nhóm khác lắng nghe và trao đổi ý kiến.

– GV nêu các biểu hiện gọn gàng, ngăn nắp sau khi HS thảo luận từng tranh:

Tranh 1: Treo quần áo lên giá, lên mắc áo.

Tranh 2: xếp sách vào giá sách ở thư viện sau khi đọc.

Tranh 3: xếp giày dép vào chỗ quy định.

Tranh 4: xếp gọn đồ chơi vào chỗ quy định (tủ, hộp).

Tranh 5: Treo hoặc cất chổi vào chồ quy định.

Tranh 6: sắp xếp sách vở sau khi học trong góc học tập ở nhà.

GV kết luận: Những biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt là đế đồ dùng vào đúng chồ sau khi dùng; xếp sách, đồ dùng học tập vào cặp sách, giá sách, góc học tập; quần áo sạch gấp và để vào tủ; quần áo bẩn cho vào chậu/túi đế giặt; quần áo đang dùng treo lên mắc áo; giày dép xếp vào chỗ quy định; mũ nón treo lên giá.

C. Luyện tập

Hoạt động 1: Nhận xét hành vi

Mục tiêu:

– HS biết phân biệt hành vi gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.

– HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.

Cách tiến hành:

– GV giao nhiệm vụ cho HS: QST và nhận xét hành vi theo những câu hỏi sau:

+ Bạn nào sống gọn gàng, ngăn nắp?

+ Bạn nào chưa gọn gàng, ngăn nắp? Vì sao?

+ Nếu em là bạn trong tranh, em sẽ làm gì?

– GV nêu nội dung các bức tranh:

Tranh 1: Vân đang tưới cây. Khi nghe bạn gội đi chơi, Vân vứt luôn bình tưới xuống đường đi và ra ngõ chơi cùng các bạn.

Tranh 2: Trong giờ học, Trà gạt giấy vụn xuống sàn lớp học.

Tranh 3: Tùng xếp gọn đồ chơi vào hộp trước khi đứng dậy vào ăn cơm cùng bố mẹ.

Tranh 4: Ngọc sắp xếp sách vở gọn gàng, ngăn nắp.

– HS thảo luận theo nhóm. Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.

GV kết luận:

+ Tình huống 1: Việc vứt bình tưới trên đường, làm đường đi bị vướng và ướt, bình tưới dễ bị hỏng. Đó là hành vi chưa gọn gàng, ngăn nắp. Vân nên cất bình tưới vào chỗ quy định trước khi đi chơi.

+ Tình huống 2: Việc gạt giấy xuống sàn làm lớp bẩn, mất vệ sinh, chưa thực hiện đúng nội quy trường, lớp. Đó là hành vi chưa gọn gàng, ngăn nắp. Trà nên nhặt giấy vụn và thả vào thùng rác của trường/lớp.

+ Tình huống 3: xếp gọn đồ chơi trước khi ăn vừa bảo vệ đồ chơi, vừa không làm vướng đường đi bong phòng, phòng trở nên gọn gàng. Việc làm của Tùng đáng khen. + Tình huống 4: sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập trên bàn học giúp Ngọc học tốt, giữ gìn sách vở không thất lạc. Đó là việc em nên làm hằng ngày.

Vì vậy trong học tập và sinh hoạt, em cần gọn gàng, ngăn nắp. Việc gọn gàng, ngăn nắp giúp em tiết kiệm thời gian khi tìm đồ dùng, không làm phiền đến người khác, giữ đồ dùng thêm bền đẹp.

Hoạt động 2: Hướng dẫn dọn phòng

Mục tiêu:

– HS biết cách sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

– HS được phát triển năng lực hợp tác với bạn.

Cách tiến hành:

– GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm: Quan sát tranh và tìm cách sắp xếp đồ dùng cho gọn gàng, hợp lí.

– Các nhóm HS cùng nhau thảo luận và sắp xếp lại căn phòng.

– Một số nhóm trình bày cách sắp xếp căn phòng. Các nhóm khác nhận xét kết quả sắp xếp căn phòng.

– GV mời HS chia sẻ cảm xúc sau khi sắp xếp căn phòng gọn gàng, ngăn nắp.

Hoạt động 3: Tự liên hệ

Mục tiêu:

– HS biết đánh giá việc thực hiện các hành vi gọn gàng, ngăn nắp của bản thân và có ý thức điều chỉnh hành vi sống gọn gàng, ngăn nắp.

– HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.

Cách tiến hành:

– GV giao nhiệm vụ cho HS chia sẻ trong nhóm đôi theo gợi ý sau:

+ Bạn đã làm được những việc gì để nơi ở gọn gàng, ngăn nắp?

+ Bạn đã làm được những việc gì để nơi học gọn gàng, ngăn nắp?

+ Bạn cảm thấy như thế nào khi sắp xếp nơi ở, nơi học gọn gàng, ngăn nắp?

– HS làm việc theo nhóm đôi. Một sổ nhóm HS chia sẻ trước lớp.

– GV khen những HS đã luôn gọn gàng, ngăn nắp trong học tập, sinh hoạt và nhắc nhở cả lớp cùng thực hiện.

D. Vận dụng

*Vận dụng trong giờ học: Thực hành sắp xếp đồ dùng học tập trên bàn học, trong cặp sách.

*Vận dụng sau giờ học:

– HS thực hiện tự gấp, cất chăn, chiếu, gối vào đúng chỗ sau giờ ngủ trưa.

– Thực hành sắp xếp đồ dùng học tập trên bàn học ở nhà

E. Tổng kết bài học

– HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?

– GV kết luận: Em cần gọn gàng, ngăn nắp ở chỗ học, chỗ chơi.

– GV đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học

…..

]]>
https://quatangtiny.com/giao-an-dao-duc-1-sach-canh-dieu-45818/feed 0
Giáo án Đạo đức 1 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) https://quatangtiny.com/giao-an-dao-duc-1-sach-chan-troi-sang-tao-45947 https://quatangtiny.com/giao-an-dao-duc-1-sach-chan-troi-sang-tao-45947#respond Fri, 23 Oct 2020 05:25:43 +0000 https://quatangtiny.com/giao-an-dao-duc-1-sach-chan-troi-sang-tao-45947

Related posts:

  1. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  2. Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng
  3. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
]]>
Giáo án Đạo đức 1 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Giáo án Đạo đức 1 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm), Giáo án Đạo đức 1 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, gồm 111 trang mang tới cho thầy cô giáo án cả năm học

Giáo án Đạo đức 1 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, gồm 111 trang mang tới cho thầy cô giáo án cả năm học 2020 – 2021. Hy vọng bộ giáo án này sẽ giúp thầy cô tiết kiệm thời gian, công sức trong việc soạn giáo án của mình. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Tiếng Việt, Toán.

Giáo án môn Đạo đức 1 bộ sách Chân trời sáng tạo

Bai 1: Mái ấm gia đình

1. Mục tiêu:

Sau bài học học sinh biết:

  • Nêu được một số biểu hiện của tình yêu thương gia đình.
  • Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình; đồng tình với thái độ hành vi thể hiện tình yêu thương, không đồng tình với thái độ hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình.
  • Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình.

2. Các hoạt động học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Khởi động:

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và kết nối học sinh và nội dung bài học.

Phương pháp: Hát

Hình thức tổ chức: Cả lớp

Mở máy cho HS hát bài: Ba ngọn nến lung linh

Khám phá

Hoạt động 1

Mục tiêu: nói được nội dung tranh.

Phương pháp: Đàm thoại

Hình thức tổ chức: hoạt động lớp

Tổ chức cho HS hoạt động lớp khai thác tranh

Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp, học sinh lớp nhận xét, giáo viên nhận xét giáo viên chốt bài

Hoạt động 2

Mục tiêu: hiểu tranh và trả lời được câu hỏi trong tranh.

Phương pháp: thảo luận

Hình thức tổ chức: nhóm 4

Tổ chức cho HS luận nhóm 4: Xem hình và trả lời câu hỏi

tình yêu thương gia đình luôn được mọi người thể hiện mọi lúc mọi nơi, không phân biệt vùng miền, dân tộc, không chỉ là ông bà, cha mẹ yêu thương con cháu mà con cháu cũng phải yêu thương ông bà, cha mẹ.

Chia sẻ

Hoạt động 2

Mục tiêu: Học sinh đồng tình với tranh 1, 2, 4 và không đồng tình với tranh 3

Phương pháp: đàm thoại

Hình thức tổ chức: biểu quyết

 

Giáo viên nói lời dẫn dắt cho học sinh qua hoạt động chia sẻ

Tổ chức cho HS bình chọn bằng biểu hiện mặt buồn mặt vui

Yêu cầu HS giơ que và nói lí do đồng tình hoặc không đồng tình.

Yêu cầu lớp nhận xét

chú ý khai thác hình 3

Em sẽ khuyên bạn làm thế nào trong từng tình huống này?

Hãy kể thêm một số việc thể hiện tình yêu thương gia đình

Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp, học sinh lớp nhận xét, giáo viên hỏi:

Khi mọi người yêu thương nhau không khí gia đình thế nào?

Nếu bố mẹ không yêu thương em mà chị đánh đòn la mắng em sẽ là cảm thấy thế nào?

Đố em: Khi em biết yêu thương và thể hiện tình yêu thương đối với ông bà cha mẹ thì ông bà, cha mẹ cảm thấy thế nào?
GV chốt: Mọi người trong gia đình cần yêu thương chăm sóc lẫn nhau.

Củng cố: Về nhà tập làm những việc thể hiện tình yêu thương với ông bà, cha mẹ.

 

HS hát

 

 

 

 

HS xem tranh và phát biểu nội dung tranh.

 

 

 

 

HS họp nhóm thảo luận, trình bày, nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

HS giơ que mặt buồn, mặt vui thể hiện sự đồng tình hoặc không đồng tình.

 

Tiết 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Khởi động:

Mục tiêu:

Phương pháp:

Hình thức tổ chức: Hoạt động tạo tâm thế và liên hệ bài học đồng thời ôn kiến thức cũ

Luyện tập:

Hoạt động 1

Mục tiêu: HS nói được nội dung tranh. Nói đúng từ chỉ lời nói việc làm thể hiện tình yêu thương.

Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm.

Hình thức tổ chức: lớp, nhóm 2

 

Bước 1: Tổ chức cho học sinh cả lớp nói về nội dung câu chuyện qua 4 bức tranh.

Giáo viên nhận xét và kể lại nội dung câu chuyện.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh họp nhóm 2

Câu hỏi: Mẹ và bạn Quân đã có những lời nói, việc làm nào thể hiện tình yêu thương gia đình?

Yêu cầu đại diện lớp trình bày. Học sinh nhận xét.

Giáo viên nhận xét chốt bài: Mẹ yêu thương bố đợi bố yêu thương con xoa đầu con , quan tâm con con có đói không?
Cử chỉ của Quân chia sẻ nỗi lo lắng với mẹ đến bên mẹ quan tâm đến mẹ sao mẹ lo lắng thế ? Yêu thương bố Sao chưa thấy bố về, con ạ quan tâm đến bố mình đợi bố về ăn cơm mẹ nhé

Hoạt động 2

Mục tiêu: HS nói đúng nội dung tranh việc làm không đúng của Hải, ý ra sự cảm nhận của mình và có cách giải quyết phù hợp

Phương pháp: đàm thoại, thảo luận.

Hình thức tổ chức: lớp, nhóm.

 

Bước 1: Tổ chức cho HS hoạt động lớp khai thác tranh

Bước 2: Tổ chức cho học sinh họp nhóm 2

Em có đồng tình với việc làm của bạn phải không? Nếu là bạn Hải, em sẽ làm gì?

Yêu cầu đại diện nhóm trình bày yêu cầu học sinh nhận xét
Giáo viên nhận xét và hỏi thêm ngoài ý kiến của bạn em có ý kiến nào khác? Em có các em thích ý kiến của bạn của bạn nào? Các em thấy có thể làm thế này được không?

GV chốt bài Yêu cầu học sinh về nhà làm một số việc thể hiện tình yêu thương đối với ông bà cha mẹ để chiếc sau kể trước lớp.

Thực hành

Hoạt động 1

Mục tiêu: HS sắm vai và có cách ứng xử hợp lí.

Phương pháp: sắm vai

Hình thức tổ chức: nhóm 4

Tổ chức chia tình huống học sinh họp nhóm 4 để sắm vai Tình huống 1 khi bố mẹ đi làm về.

Tình huống 2 khi ông bà ở quê lên thăm .
Yêu cầu một vài nhóm lên trình bày.

Yêu cầu học sinh lớp nhận xét, giáo viên nhận xét bổ sung.

Hoạt động 2

Mục tiêu: HS nói được cách làm thể hiện tình yêu thương đồi với người thân. Nói đúng các bóng nói trong 3 tranh.

Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm.

Hình thức tổ chức: Hoạt động lớp, nhóm 2.

 

Bước 1: Yêu cầu học sinh chia sẻ một số em thấy hiện tình yêu thương gia đình đã chuẩn bị ở nhà. Giáo viên nhận xét.

Hỏi: Làm gì để thể hiện tình yêu thương với ông bà, cha mẹ?

Bước 2: Tổ chức sinh họp nhóm 2 thực hiện những lời nói, hành động để thể hiện tình yêu thương đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình qua 3 tranh.
Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.

Học sinh nhận xét.

GV nhận xét

Củng cố:

– GV đọc câu ghi nhớ cho cả lớp đọc theo: Gia đình là nơi bắt đầu của mọi yêu thương.

– Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn dò bài của

 

 

 

 

 

HS nhìn tranh nói nội dung tranh, nhận xét lời bạn nói.

 

HS họp nhóm 2 thảo luận tìm lời nói việc làm thể hiện tình yêu thương gia đình, trình bày, nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS nhìn tranh nói nội dung tranh, nhận xét lời bạn nói.

 

HS họp nhóm 2 thảo luận tìm lời nói việc làm thể hiện tình yêu thương gia đình, trình bày, nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

HS sắm vai theo tình huống được phân công, trình bày, nhận xét.

 

 

 

 

HS kể việc làm ở nhà thể hiện tình yêu thương.

 

 

 

HS họp nhóm 2 thảo luận tìm lời nói việc làm thể hiện tình yêu thương gia đình qua 3 tranh, trình bày, nhận xét

 

 

 

Bài 2: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ

Thời lượng: 2 tiết

1. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học “Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ”, học sinh có:

1.1. Phẩm chất chủ yếu

Yêu nước, nhân ái: Yêu thương, quan tâm những người thân yêu trong gia đình, cụ thể là ông bà, cha mẹ.

1.2. Năng lực chung

Giao tiếp và hợp tác: HS biết cách sử dụng lời nói, hành động để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

1.3. Năng lực đặc thù

Năng lực điều chỉnh hành vi:

– Nhận thức chuẩn mực hành vi: Học sinh nêu được những biểu hiện của quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ; Nhận biết được sự cần thiết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

– Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện sự quan tâm, chăm sóc; không đồng tình với thái độ, hành vi chưa thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

– Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

2.1. Chuẩn bị của giáo viên

– Bài hát: Gia đình nhỏ, hạnh phúc to (tác giả: Nguyễn Văn Chung).

– Ppt: tranh ảnh minh họa, tranh để thể hiện đồng tình, tranh tình huống, Phiếu tự nhận xét của học sinh, Phiếu nhận xét của CMHS.

– Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi…(tùy điều kiện của địa phương, nhà trường mà giáo viên chọn lựa phù hợp).

2.2. Chuẩn bị của học sinh

– Cha mẹ học sinh hỗ trợ gửi clip quay hoạt động thường ngày của học sinh, trong đó chú ý việc thể hiện lời nói, thái độ quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

3. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

TIẾT 1

1. Khởi động (5 phút)

1.1. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.

1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Học sinh hòa nhịp thoải mái theo bài hát, quan sát và trả lời câu hỏi của GV.

1.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá

– Tất cả HS thực hiện các động tác đơn giản theo giai điệu bài hát.

– HS trả lời thành câu hoàn chỉnh.

1.4. Cách thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

– GV mở video bài hát có lồng ghép một số clip do CMHS quay các em.

 

– GV hỏi:

+ Các con vừa quan sát thấy các bạn nào trên màn hình?

+ Các bạn làm gì vậy?

– GV nhận xét các câu trả lời, qua đó dẫn đắt để giới thiệu bài vào bài học.

– HS nghe, hát theo và thực hiện một số động tác đơn giản theo bài Gia đình nhỏ, hạnh phúc to; đồng thời quan sát màn hình.

– HS trả lời.

2. Khám phá 1 (hoạt động cá nhân – 6 phút)

2.1. Mục tiêu: Học sinh nêu được những biểu hiện của quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ (phù hợp từng tình huống trong từng tranh).

2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Các câu hỏi và câu trả lời của HS.

2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá

HS đặt câu hỏi về nội dung tranh, trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh, trả lời được những biểu hiện thể hiện tình yêu thương gia đình.

(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)

2.4. Cách thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

– GV chiếu theo thứ tự từng tranh trên màn hình.

– GV đặt câu hỏi, đồng thời, khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.

Tùy câu trả lời của HS, GV động viên, khích lệ, khen ngợi và từ đó dẫn dắt HS tiếp cận nội dung chính của bài: Trong gia đình, các em phải biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

– HS cùng quan sát các bức tranh.

 

– HS trả lời câu hỏi đối với nội dung từng bức tranh.

HS nhận xét nhau; có thể đặt câu hỏi cho bạn.

3. Khám phá 2 (hoạt động thảo luận nhóm – 16 phút)

3.1. Mục tiêu

– Nhận biết được sự cần thiết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

– Nhận biết được những lời nói, việc làm thể hiện sự hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.

3.2. Dự kiến sản phẩm học tập

– Câu hỏi, câu trả lời của học sinh.

– Lời nói phù hợp khi sắm vai trình bày trước lớp về tình huống mà GV yêu cầu.

3.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá

HS trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh/hoặc đặt được câu hỏi phù hợp nội dung tranh. HS sắm vai, có lời nói, cử chỉ phù hợp vai của mình.

(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)

3.4. Cách thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

a. Bạn Thảo có vâng lời bố và lễ phép với bà không?

GV gợi ý thêm các câu hỏi:

– Khi bố đưa diện thoại và nói Thảo hỏi thăm bà, Thảo có vâng lời bố không?

– Khi nói chuyện với bà, lời nói của Thảo có lễ phép không? Vì sao?

– Nếu em là Thảo, trong tình huống này, em sẽ nói với bà như thế nào?

(Ở hoạt động này, HS phải biết liên kết 2 hình để có câu trả lời phù hợp)

Tùy tình hình học sinh, GV động viên, khích lệ HS và dẫn dắt để HS nói được ý: bạn Thảo chưa vâng lời bố, chưa lễ phép với bà, như vậy là chưa tốt.

Tùy tình hình thực tế HS trả lời, GV dẫn đắt để kết luận (ví dụ: Ông bà ở xa các con thì ông bà rất nhớ thương các con, vì vậy các con phải thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm ông bà..)

 

 

– Thảo luận nhóm đôi:

+ HS quan sát cả 2 bức tranh, phát biểu suy nghĩ về 2 bức tranh đó cho nhau nghe.

+ Đại diện các nhóm phát biểu.

HS nhận xét lẫn nhau.

(HS có thể chưa đọc được chữ, nhưng qua việc quan sát nét mặt của Thảo ở hình 2 để có thể nhận xét được là bạn Thảo chưa vâng lời bố, chưa lễ phép với bà).

Cho 2 cặp HS sắm vai bố và Thảo, trình bày trước lớp, với tình huống gợi ý của GV: Trong tình huống này, em sẽ nói với bà như thế nào?

b. Các bạn đã thể hiện sự hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ qua những lời nói, việc làm nào?

GV chia nhóm 4 (áp dụng kỹ thuật DH “mảnh ghép”)

Đối với nhóm ở vòng 2, GV khuyến khích HS đặt câu hỏi trong nhóm để phân tích sâu hơn về nội dung tranh.

 

Trong quá trình các nhóm trình bày, GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho các bạn.

GV nhận xét và dẫn dắt để HS tiếp cận được ý khái quát: Trong gia đình, các em có thể làm được nhiều việc phù hợp, vừa sức để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với ông bà, cha mẹ.

Vòng 1: Chia nhóm 4 HS. Nhiệm vụ mỗi nhóm là quan sát, thảo luận 1 bức tranh.

Vòng 2: Hình thành nhóm mới (4 HS/nhóm, sao cho mỗi nhóm đều có 1 HS từ mỗi nhiệm vụ khác nhau ở vòng 1). Mỗi thành viên lần lượt nêu về nội dung của bức tranh mình đã được thảo luận ở vòng 1 cho cả nhóm cùng nghe.

Đại diện các nhóm trình bày.

HS nhận xét lẫn nhau.

4. Chia sẻ (hoạt động cá nhân – 8 phút)

4.1. Mục tiêu: HS biết đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện sự quan tâm, chăm sóc; không đồng tình với thái độ, hành vi chưa thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

4.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Các câu hỏi và câu trả lời của HS.

4.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá

HS trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh. Kể được những việc làm thể hiện sự hiếu thảo, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.

(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)

4.4. Cách thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

a. Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào, vì sao?

GV nêu thêm câu hỏi để phát triển toàn diện nhận thức của HS:

– Vì sao em không đồng tình với việc làm của bạn?

– Em sẽ khuyên bạn thế nào trong tình huống này?

– Em sẽ làm gì trong tình huống đó? v.v…

GV chuẩn bị các phương án đối thoại sao cho vừa tôn trọng suy nghĩ của các em, vừa đảm bảo định hướng giáo dục của bài học.

HS quan sát từng bức tranh, nêu ý kiến của mình.

 

HS phát biểu theo suy nghĩ, hiểu biết của các em.

 

b. Kể thêm một số việc làm thể hiện sự hiếu thảo, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ

Động viên, khuyến khích càng nhiều HS phát biểu càng tốt; lưu ý khích lệ những HS còn nhút nhát…

 

HS kể những việc làm cụ thể mà em đã làm ở nhà.

 

c. Vì sao phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ

Tùy những nội dung mà HS nêu, GV có cách chốt ý cho phù hợp.

 

HS tự phát biểu theo suy nghĩ của mình.

HS nhận xét lẫn nhau.

* Hoạt động nối tiếp: Giao việc cho HS về nhà thực hiện để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: Về nhà, các con hãy nói những lời lễ phép với ông bà, cha mẹ; gọi điện thoại hỏi thăm ông bà nếu ông bà không ở cùng con… Thực hiện và ghi nhớ để tiết học sau kể cho cô và các bạn nghe.

…….

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Đạo đức 1!

]]>
https://quatangtiny.com/giao-an-dao-duc-1-sach-chan-troi-sang-tao-45947/feed 0
Giáo án Đạo đức 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) https://quatangtiny.com/giao-an-dao-duc-1-sach-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-46086 https://quatangtiny.com/giao-an-dao-duc-1-sach-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-46086#respond Fri, 23 Oct 2020 05:11:53 +0000 https://quatangtiny.com/giao-an-dao-duc-1-sach-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-46086

Related posts:

  1. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  2. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  3. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
]]>
Giáo án Đạo đức 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)

Giáo án Đạo đức 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm), Giáo án Đạo đức 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, bao gồm 158 trang, mang tới

Giáo án Đạo đức 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, bao gồm 158 trang, mang tới đầy đủ các bài học trong sách giáo khoa Đạo đức 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Nhờ đó, tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức soạn giáo án cho thầy cô. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm bộ giáo án môn Toán, Tiếng Việt.

Giáo án Đạo đức 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHỦ ĐỀ 1: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN

Bài 1: Em giữ sạch đôi tay

I. MỤC TIÊU:

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ gìn đôi tay, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

+ Nêu được các việc làm để giữ sạch đôi tay

+ Biết vì sao phải giữ sạch đôi tay

+ Tự thực hiện vệ sinh đôi bàn tay đúng cách.

2. CHUẨN BỊ

GV: – SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1

· Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười– mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Tay thơm tay ngoan” sáng tác Bùi Đình Thảo

· Máy tính, bài giảng PP

HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động: Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Tay thơm tay ngoan”

GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp:

Bạn nhỏ trong bài hát có bàn tay như thế nào?

Cả nhà trong bài hát thương nhau như thế nào?

HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Để có bàn tay thơ, tay xinh em cần giữ đôi bàn tay sạch sẽ hàng ngày.

2. Khám phá

Hoạt động 1: Khám phá lợi ích của việc giữ sạch đôi tay

– GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng

– GV đặt câu hỏi theo tranh

+ Vì sao em cần giữ sạch đôi tay?

+ Nếu không giữ sạch đôi tay thì điều gì sẽ xảy ra?

– Giáo viên lắng nghe, khen ngợi nhóm trình bày tốt.

Kết luận:

– Giữ sạch đôi bàn tay giúp em bảo vệ sức khoẻ, luôn khoẻ mạnh và vui vẻ hơn.

– Nếu không giữ sạch đôi bàn tay sẽ khiến chúng tay bị bẩn, khó chịu, đau bụng, ốm yếu…

Hoạt động 2: Em giữ sạch đôi tay

– GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng

– GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết:

+ Em rửa tay theo các bước như thế nào?

-GV gợi ý:

1/ Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước

2/ Xoa xà phòng vào hai lòng bàn tay

3/ Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết các ngón tay vào kẽ ngón tay

4/ Chà từng ngón tay vào lòng bàn tay

5/ Rửa tay sạch dưới vòi nước

6/ Làm khô tay bằng khăn sạch.

Kết luận: Em cần thực hiện đúng các bước rửa tay để có bàn tay sạch sẽ.

3. Luyện tập

Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ vệ sinh đôi tay

– GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK

– GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.

– GV yêu cầu: Hãy quan sát các bức tranh và thảo luận nhóm để lựa chọn bạn đã biết vệ sinh đôi tay.

– Gv gợi mở để HS chọn những bạn biết giữ đôi tay

+Tranh 1: Rửa tay sạch sẽ

+Tranh 3: Cắt móng tay sạch sẽ

– Tranh thể hiện bạn không biết giữ gìn đôi bàn tay:

+Tranh 2: Bạn lau tay bẩn lên quần áo

+Tranh 4: Bạn dùng tay ngoáy mũi

Kết luận: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh đôi tay của các bạn tranh 1,3; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 2,4.

Hoạt động 2: Em chọn hành động nên làm để giữ vệ sinh đôi tay

– GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi:

+ Hành động nào nên làm, hành động nào không nên làm để giữ sạch đôi tay? Vì sao?

– Gv gợi mở để HS chọn những hành động nên làm: tranh 1,2,4, hành động không nên làm: tranh 3

Kết luận: Em cần làm theo các hành động ở tranh 1,2,4 để giữ vệ sinh đôi tay, không nên thực hiện theo hành động ở tranh 3.

Hoạt động 3: Chia sẻ cùng bạn

-GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em giữ sạch đôi tay

-GV nhận xét và điều chỉnh cho HS

4. Vận dụng

Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn

– GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?

– GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất

Kết luận: Chúng ta cần rửa tay trước khi ăn để bảo vệ sức khoẻ của bản thân

Hoạt động 2: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hàng ngày

-GV tổ chức cho HS thảo luận về việc làm giữ đôi tay sạch sẽ

Kết luận: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh.

Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học.

-HS hát

 

 

-HS trả lời

 

 

 

 

– HS quan sát tranh

 

– HS trả lời

 

 

– Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

 

-HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

– Học sinh trả lời

 

 

 

 

 

– HS tự liên hệ bản thân kể ra.

 

 

 

HS lắng nghe.

 

 

 

 

– HS quan sát

 

 

-HS chọn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS lắng nghe

 

 

 

 

-HS quan sát

 

-HS trả lời

 

 

-HS chọn

-HS lắng nghe

 

 

 

-HS chia sẻ

 

 

 

 

-HS nêu

 

-HS lắng nghe

 

-HS thảo luận và nêu

 

-HS lắng nghe

Bài 2: Em giữ sạch răng miệng

I. MỤC TIÊU:

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ vệ sinh răng miệng, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

+ Nêu được các việc làm để giữ sạch răng miệng

+ Biết vì sao phải giữ sạch răng miệng

+ Tự thực hiện giữ sạch răng miệng đúng cách.

2. CHUẨN BỊ

GV: – SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1

· Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười– mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Anh Tí sún” sáng tác Hùng Lân

· Máy tính, bài giảng PP

HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động: Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Anh Tí sún”

GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp:

Em khuyên bạn Tí điều gì để không bị sâu răng?

HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Chúng ta cần giữ vệ sinh răng miệng để có nụ cười xinh.

2. Khám phá

Hoạt động 1: Khám phá lợi ích của việc giữ sạch răng miệng

– GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng

– GV đặt câu hỏi theo tranh

+ Bạn nào đã biết giữ sạch răng miệng?

+ Vì sao em cần giữ vệ sinh răng miệng?

+ Nếu không giữ sạch răng miệng thì điều gì sẽ xảy ra?

– Giáo viên lắng nghe, khen ngợi nhóm trình bày tốt.

Kết luận:

– Bạn gái trong tranh đã biết giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng hàng ngày

– Giữ vệ sinh răng miệng giúp em có hơi thở thơm tho và nụ cười xinh

– Nếu không giữ vệ sinh răng miệng có thể khiến răng bị sâu, bị đau.

Hoạt động 2: Em đánh răng đúng cách

– GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng

– GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết:

+ Em đánh răng theo các bước như thế nào?

-GV gợi ý:

1/ Chuẩn bị bàn chải và kem đánh răng

2/ Lấy kem đánh răng ra bàn chải

3/ Lấy nước

4/ Sử dụng bàn chải để vệ sinh mặt trong, ngoài, nhai

5/ Súc miệng bằng nước sạch

6/ Vệ sinh bàn chải đánh răng và cất đúng nơi quy định

Kết luận: Chải răng đúng cách giúp em giữ vệ sinh răng miệng để có hàm răng chắc khoẻ.

3. Luyện tập

Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ vệ sinh răng miệng

– GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK

– GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.

– GV yêu cầu: Hãy quan sát các bức tranh và thảo luận nhóm để lựa chọn bạn đã biết vệ sinh răng miệng.

– Gv gợi mở để HS chọn những bạn biết giữ răng miệng (tranh1,2,3), bạn chưa biết giữ vệ sinh răng miệng(tranh 4)

Kết luận: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh răng miệng của các bạn tranh 1,2,3; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 4.

Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn

-GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em giữ sạch răng miệng

-GV nhận xét và điều chỉnh cho HS

4. Vận dụng

Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn

– GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?

– GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất

Kết luận: Chúng ta không nên ăn kẹo vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ khiến răng của chúng ta bị sâu.

Hoạt động 2: Em luôn giữ răng miệng sạch sẽ hàng ngày

-GV tổ chức cho HS thảo luận về việc làm giữ răng miệng sạch sẽ

Kết luận: Em luôn giữ răng miệng sạch sẽ hằng ngày để có nụ cười xinh, hơi thở thơm tho…

Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học.

-HS hát

 

 

-HS trả lời

 

– HS quan sát tranh

 

– HS trả lời

 

 

– Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

 

-HS lắng nghe

 

 

 

– Học sinh trả lời

 

 

 

– HS tự liên hệ bản thân kể ra.

 

 

 

HS lắng nghe.

 

 

 

 

– HS quan sát

 

 

-HS chọn

 

 

 

-HS lắng nghe

 

 

-HS chia sẻ

 

 

 

-HS nêu

 

 

-HS lắng nghe

 

 

 

-HS thảo luận và nêu

 

-HS lắng nghe

Bài 3: Em tắm, gội sạch sẽ

I. MỤC TIÊU:

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ vệ sinh cơ thể, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

+ Nêu được các việc làm để giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ

+ Biết vì sao phải giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ

+ Tự thực hiện tắm, gội sạch sẽ đúng cách.

2. CHUẨN BỊ

GV: – SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1

· Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười– mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Chòm tóc xinh” sáng tác Hoàng Công Dụng

· Máy tính, bài giảng PP

HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động: Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Anh Tí sún”

GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp:

Em khuyên bạn Tí điều gì để không bị sâu răng?

HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Chúng ta cần giữ vệ sinh răng miệng để có nụ cười xinh.

2. Khám phá

Hoạt động 1: Khám phá lợi ích của việc giữ sạch răng miệng

– GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng

– GV đặt câu hỏi theo tranh

+ Bạn nào đã biết giữ sạch răng miệng?

+ Vì sao em cần giữ vệ sinh răng miệng?

+ Nếu không giữ sạch răng miệng thì điều gì sẽ xảy ra?

– Giáo viên lắng nghe, khen ngợi nhóm trình bày tốt.

Kết luận:

– Bạn gái trong tranh đã biết giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng hàng ngày

– Giữ vệ sinh răng miệng giúp em có hơi thở thơm tho và nụ cười xinh

– Nếu không giữ vệ sinh răng miệng có thể khiến răng bị sâu, bị đau.

Hoạt động 2: Em đánh răng đúng cách

– GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng

– GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết:

+ Em đánh răng theo các bước như thế nào?

-GV gợi ý:

1/ Chuẩn bị bàn chải và kem đánh răng

2/ Lấy kem đánh răng ra bàn chải

3/ Lấy nước

4/ Sử dụng bàn chải để vệ sinh mặt trong, ngoài, nhai

5/ Súc miệng bằng nước sạch

6/ Vệ sinh bàn chải đánh răng và cất đúng nơi quy định

Kết luận: Chải răng đúng cách giúp em giữ vệ sinh răng miệng để có hàm răng chắc khoẻ.

3. Luyện tập

Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ vệ sinh răng miệng

– GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK

– GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.

– GV yêu cầu: Hãy quan sát các bức tranh và thảo luận nhóm để lựa chọn bạn đã biết vệ sinh răng miệng.

– Gv gợi mở để HS chọn những bạn biết giữ răng miệng (tranh1,2,3), bạn chưa biết giữ vệ sinh răng miệng(tranh 4)

Kết luận: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh răng miệng của các bạn tranh 1,2,3; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 4.

Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn

-GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em giữ sạch răng miệng

-GV nhận xét và điều chỉnh cho HS

4. Vận dụng

Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn

– GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?

– GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất

Kết luận: Chúng ta không nên ăn kẹo vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ khiến răng của chúng ta bị sâu.

Hoạt động 2: Em luôn giữ răng miệng sạch sẽ hàng ngày

-GV tổ chức cho HS thảo luận về việc làm giữ răng miệng sạch sẽ

Kết luận: Em luôn giữ răng miệng sạch sẽ hằng ngày để có nụ cười xinh, hơi thở thơm tho…

Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học.

-HS hát

 

 

-HS trả lời

 

 

 

 

 

 

– HS quan sát tranh

 

– HS trả lời

 

 

– Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

 

-HS lắng nghe

 

 

 

– Học sinh trả lời

 

 

 

– HS tự liên hệ bản thân kể ra.

 

 

 

HS lắng nghe.

 

 

– HS quan sát

 

 

-HS chọn

 

 

 

-HS lắng nghe

 

 

-HS chia sẻ

 

 

 

-HS nêu

 

 

-HS lắng nghe

 

-HS thảo luận và nêu

 

-HS lắng nghe

…………..

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Đạo đức 1

]]>
https://quatangtiny.com/giao-an-dao-duc-1-sach-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-46086/feed 0
Giáo án Đạo đức 1 sách Cùng học để phát triển năng lực (Cả năm) https://quatangtiny.com/giao-an-dao-duc-1-sach-cung-hoc-de-phat-trien-nang-luc-45962 https://quatangtiny.com/giao-an-dao-duc-1-sach-cung-hoc-de-phat-trien-nang-luc-45962#respond Fri, 23 Oct 2020 04:53:11 +0000 https://quatangtiny.com/giao-an-dao-duc-1-sach-cung-hoc-de-phat-trien-nang-luc-45962

Related posts:

  1. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  2. Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh (Dàn ý + 12 Mẫu)
  3. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
]]>
Giáo án Đạo đức 1 sách Cùng học để phát triển năng lực (Cả năm)

Giáo án Đạo đức 1 sách Cùng học để phát triển năng lực (Cả năm), Giáo án Đạo đức 1 sách Cùng học để phát triển năng lực trọn bộ cả năm bao gồm 76 trang Word, 11

Giáo án Đạo đức 1 sách Cùng học để phát triển năng lực trọn bộ cả năm bao gồm 76 trang Word, 11 file PowerPoint các bài giảng từ bài 1 đến bài 12, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án để giảng dạy cho học sinh của mình.

Giáo án môn Tự nhiên và xã hội 1

CHỦ ĐỀ 1: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH

BÀI 1: EM YÊU GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU:

– Em nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình.

– Em biết được ý nghĩa của tình yêu thương gia đình.

– Em thực hành thể hiện tình yêu thương gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– Các hình trong SGK.

– VBT Đạo đức 1.

– Video/nhạc bài hảt về gỉa đình.

– Tranh vẽ, ảnh về gia đình HS

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. KIỂM TRA BÀI

GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS Nhận xét, tuyên dương

B. DẠY BÀI MỚI

1. Khởi động.

– Cho HS quan sát tranh trang 4/sgk, nghe nhạc và đoán tên bài hát.

 

– GV khen ngợi HS đoán tên bài hát đúng. Yêu cầu mỗi tổ chọn lấy 1 bài để hát vang.

– GV cho các tổ hát vỗ tay theo lời bài hát

– GV khen ngợi HS hát hay, to vang. GV lần lượt hỏi:

+ Các bài hát trên nhắc tới ai trong gia đình?

 

+ Hành động nào trong bài hát thể hiện tình yêu trong thương trong gia đình?

+ Gia đình em có những ai?

 

 

+ Em thường thể hiện tình cảm với bố mẹ và người thân trong gia đình thế nào?

– GV nhận xét, tuyên dương HS.

– GV dẫn dắt giới thiệu bài: Các em đã vừa cùng nhau hát vang những bài hát về gia đình. Để hiểu hơn về ý nghĩa của tình yêu gia đình, cô trò chúng mình cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Em yêu gia đình (Tiết 1)

2. Khám phá

*Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.

Yêu cầu HS quan sát hình trang 5/sgk, hỏi:

 

+ Tranh 1 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Một bạn Thỏ đang xem lịch, chú nói: A, sắp đến sinh nhận mẹ.)

+ Tranh 2 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Thỏ nghĩ: Mình sẽ làm gì nhỉ?)

+ Tranh 3 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Thỏ con đến gặp bác Thỏ nói: Bác ơi, cho cháu xin ít hạt giống với ạ. Khi được bác cho, Thỏ liền nhanh miệng đáp: Cháu cảm ơn bác)

+ Tranh 4 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Thỏ con vừa tưới hoa vừa vui sướng đếm: Một bông, hai bông, ba bông, …

+ Tranh 5 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Đến ngày sinh nhật mẹ, Thỏ con mang đến tặng mẹ một chậu hoa và nói: Con tặng sinh nhật mẹ!)

+ Tranh 6 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Thỏ mẹ ôm thỏ con vào lòng, thỏ con nói lời yêu thương mẹ: Con yêu mẹ!)

– GV nhận xét các câu trả lời của HS, kể lại một lần nữa câu chuyện Món quà tặng mẹ theo tranh cho HS nghe.

– GV hỏi:

+ Thỏ con tặng mẹ quà gì?

 

+ Thỏ con nói gì khi tặng quà cho mẹ?

+ Thỏ mẹ cảm thấy thế nào khi nhận được quà?

– GV nhận xét, tuyên dương HS.

– GV gọi 1 nhóm HS lên đóng sân khấu hóa câu chuyện.

– GV tuyên dương, chốt: Thỏ con đã tự trồng những bông hoa xinh đẹp tặng mẹ nhân dịp sinh nhật. Đó là cách thể hiện tình yêu thương với mẹ của mình.

– GV hỏi mở rộng: Em sẽ tặng mẹ hay người thân món quà gì nhân dịp sinh nhật?

*Hoạt động 2: Bạn nào trong tranh thể hiện tình yêu thương gia đình?

– GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bức tranh xem bức tranh vẽ gì.

 

– GV hỏi: Bạn nào trong tranh thể hiện tình yêu gia đình?

– GV nhận xét, nhấn mạnh các hành động trong tranh thể hiện tình yêu thương gia đình.

– GV chốt: Để thể hiện tình yêu thương với ai đó trong đình có rất nhiều cách khác nhau. Các em hãy lựa chọn những việc vừa sức của mình để thực hiện nhé!

3. Củng cố, dặn dò

– Hôm nay các em học bài gì?

– Về nhà các em hãy thể hiện những hành động yêu thương gia đình với ông, bà, bố, mẹ, anh, chị em mình nhé

– Nhận xét tiết học.

 

– HS để đồ dùng lên mặt bàn.

HS quan sát tranh, nghe nhạc, đoán tên bài hát:

+ Tranh 1: Ba ngọn nến lung linh

+ Tranh 2: Cả nhà thương nhau

+ Tranh 3: Cháu yêu bà

+ Tranh 4: Gia đình nhỏ, hạnh phúc to.

– HS chọn

– HS hát

– HS lần lượt trả lời:

+ Bài hát nhắc tới: bố, mẹ, con, bà, cháu

+ Hành động: cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay, …

+ HS kể tên thành viên trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em..)

+ Nói lời yêu, thơm hôn, vâng lời, giúp mẹ làm việc nhà, …

 

 

– Lắng nghe

 

 

– HS quan sát, làm việc theo cặp:

+ Tranh 1 vẽ: bạn Thỏ đang xem lịch

 

+ Tranh 2: Bạn Thỏ nghĩ đến bông hoa, tấm thiệp

 

 

 

+ Tranh 3: Bác Thỏ xoa đầu thỏ con

 

+ Tranh 4: Thỏ tưới hoa

 

 

+ Tranh 5: Thỏ con tặng mẹ chậu hoa

 

+Tranh 6: Hai mẹ con thỏ ôm nhau

 

– HS lắng nghe

 

– HS trả lời:

+ Thỏ con tặng mẹ một chậu hoa và tấm thiệp

+ Thỏ con nói: Con tặng sinh nhật mẹ; Con yêu mẹ.

+ Thỏ mẹ cảm thấy hạnh phúc và vui sướng.

 

– HS thực hiện

– HS lắng nghe

 

– HS trả lời

 

 

– HS lần lượt nêu:

+ Tranh 1: Người anh đang chia bánh cho em

+ Tranh 2: Mẹ xoa đầu con khi con được nhận giấy khen

+ Tranh 3: Hai chị em đang tranh giành đồ chơi

+ Tranh 4: Bố đi làm về, con chạy ra cất đồ giúp bố

– HS trả lời: Bạn trong tranh 1, 2, 4

 

– HS lắng nghe

 

– HS lắng nghe

 

– HS trả lời

 

– HS lắng nghe

CHỦ ĐỀ 1: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH

BÀI 1: EM YÊU GIA ĐÌNH (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU:

– Hình thành được các thái độ, suy nghĩ đúng đắn về tình yêu thương gia đình

– Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– Các hình trong SGK.

– VBT Đạo đức 1.

– Video/nhạc bài hát về gia đình.

– Tranh vẽ, ảnh về gia đình HS

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 2

Hoạt động dạy Hoạt động học

C. KIỂM TRA BÀI

GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS Nhận xét, tuyên dương

D. DẠY BÀI MỚI

1. Khởi động.

GV yêu cầu HS hát bài “Một gia đình nhỏ, một hạnh phúc to”

2. Khám phá

*Hoạt động 4: Bạn nào trong tranh dưới đây có hành động thể hiện tình yêu thương gia đình ?

Yêu cầu HS quan sát hình trang 6/sgk, hỏi:

 

+ Tranh 1 vẽ gì? (GV dẫn dắt:Anh trai cho em gái nhỏ bánh, hai anh em cùng ăn rất vui.)

+ Tranh 2 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Nhân dịp sinh nhật mẹ, bạn nhỏ tặng mẹ một món quà, mẹ rất vui. Mẹ xoa đầu bạn nhỏ)

+ Tranh 3 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Có hai chị em đang tranh giành nhau gấu bông, không ai chịu nhường ai, ai cũng muốn chơi trước)

+ Tranh 4 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Khi bố đi làm về, bạn nhỏ chạy nhanh ra cất áo giúp bố)

 

– GV nhận xét các câu trả lời của HS

– GV mời 4 cặp đôi trình bày 2 tình huống

– GV tuyên dương, chốt: Tình yêu thương được thể hiện qua hành động phụ giúp người thân trong gia đình.

– GV hỏi mở rộng: Ở nhà, con đã từng làm những công việc gì để giúp đỡ các thành viên trong gia đình.

– GV nhận xét, tuyên dương

3. Luyện tập

*Hoạt động 5: Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống sau:

– GV chia lớp thành 2 nhóm tương ứng với 2 tình huống trong hoạt động.

– GV hướng dẫn HS:

+ Phân vai cho học sinh

+ Hỗ trợ lời thoại cho học sinh

+ Gợi mở hướng xử lí tình huống

– GV mời từng nhóm lên đóng vai tình huống

– GV khai thác, khơi gợi cảm xúc của HS: “Khi xử lí tình huống như vậy em cảm thấy như thế nào?” ; “Con có cảm thấy vui khi làm như vậy không?”

– GV yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của bạn

– GV nhận xét câu trả lời, tuyên dương.

4. Củng cố, dặn dò

– Hôm nay các em học bài gì?

– Về nhà các em hãy tìm tranh vẽ hoặc ảnh về gia đình để chuẩn bị cho tiết học sau.

– Nhận xét tiết học.

 

– HS để đồ dùng lên mặt bàn.

 

 

 

– Cả lớp hát

 

 

 

 

 

– HS quan sát, làm việc theo cặp, có thể chia cặp bằng ngẫu nhiên, theo dấu hiệu.

+ Tranh 1 vẽ: Người anh cho người em ăn bánh

 

+ Tranh 2: Con trai tặng quà mẹ

 

+ Tranh 3: Hai bạn nhỏ tranh nhau đồ chơi

+ Tranh 4: Bạn nhỏ cất áo cho bố

 

– HS lắng nghe

– 4 cặp đôi trình bày

 

– HS thực hiện

– HS lắng nghe

 

– HS trả lời

 

 

– HS lắng nghe

– HS hoạt động nhóm

 

– HS lắng nghe

 

– Đại diện một số cặp lên trình bày.

– HS trả lời

 

– HS nhận xét

 

– HS lắng nghe

 

– HS trả lời

 

– HS lắng nghe

………

Giáo án PowerPoint Đạo đức 1

  • Bài 1: Em yêu gia đình
  • Bài 2: Em quan tâm chăm sóc người thân
  • Bài 3: Em giúp người thân làm việc nhà
  • Bài 4: Tự giác làm việc của mình
  • Bài 5: Em tự giác học tập
  • Bài 6: Em là người thật thà
  • Bài 7: Em sinh hoạt nề nếp
  • Bài 8: Em thực hiện tốt nội quy trường lớp
  • Bài 9: Em tự vệ sinh cá nhân
  • Bài 10: Em tự chăm sóc bản thân
  • Bài 11: Em nhận biết tình huống nguy hiểm
  • Bài 12: Em biết phòng tránh tai nạn

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án PowerPoint Đạo đức 1

]]>
https://quatangtiny.com/giao-an-dao-duc-1-sach-cung-hoc-de-phat-trien-nang-luc-45962/feed 0