Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 ôn thi THPT quốc gia 2018 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 07:57:56 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.10 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 ôn thi THPT quốc gia 2018 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 ôn thi THPT quốc gia 2018 https://quatangtiny.com/cau-hoi-trac-nghiem-mon-lich-su-lop-12-on-thi-thpt-quoc-gia-2018-36040 https://quatangtiny.com/cau-hoi-trac-nghiem-mon-lich-su-lop-12-on-thi-thpt-quoc-gia-2018-36040#respond Fri, 23 Oct 2020 17:14:16 +0000 https://quatangtiny.com/cau-hoi-trac-nghiem-mon-lich-su-lop-12-on-thi-thpt-quoc-gia-2018-36040

Related posts:

  1. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  2. Phân tích tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ (Dàn ý + 11 Mẫu)
  3. Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 12 học kỳ I (Có đáp án)
]]>
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 ôn thi THPT quốc gia 2018

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 ôn thi THPT quốc gia 2018, Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 ôn thi THPT quốc gia 2018 là tài liệu

Để hỗ trợ các bạn thí sinh về mặt kiến thức tốt nhất nhằm chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018, Tài Liệu Học Thi xin gửi đến các bạn Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 ôn thi THPT quốc gia 2018. Hi vọng, thông qua việc luyện tập với những câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử này sẽ giúp các bạn hệ thống lại kiến thức để chuẩn bị tốt nhất cho bài thi THPT quốc gia sắp tới.

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12

BÀI 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949)

Câu 1. Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai

A. đã hoàn toàn kết thúc.

C. đang diễn ra vô cùng ác liệt.

B. bước vào giai đoạn kết thúc.

D. bùng nổ và ngày càng lan rộng.

Câu 2. Hội nghị Ianta (2-1945) không đưa ra quyết định nào dưới đây?

  1. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
  2. Giải giáp quân Nhật ở Đông Dương.
  3. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
  4. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không có trong “Trật tự 2 cực Ianta”?

  1. Trật tự thế giới mới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ
  2. Trật tự thế giới mới hình thành sau Hội nghị
  3. Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế.
  4. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác…

Câu 4. Nguyên thủ ba quốc gia Liên Xô, Mĩ, Anh đến Hội nghị Ianta (2-1945) với công việc trọng tâm là:

  1. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
  2. thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới.
  3. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
  4. bàn biện pháp kết thúc sớm Chiến tranh thế giới thứ

Câu 5. Theo thỏa thuận của cường quốc tại Hội nghị Ianta (2-1945), Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. các nước Đông Âu.

C. Mĩ, Anh và Liên Xô.

B. các nước Tây Âu.

D. Đức, Pháp và Nhật Bản.

Câu 6. Nước nào sau đây không tham gia Hội nghị cấp cao diễn ra ở Ianta (2-1945)?

A. Anh. B. Mĩ. C. Liên Xô. D. Đức.

Câu 7. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, sau khi tiêu diệt phát xít Đức, Liên Xô sẽ:

  1. tham chiến chống Nhật ở châu Á.
  2. khôi phục lại trật tự thế giới mới.
  3. cùng với đồng minh hàn gắn lại hậu quả của chiến
  4. hình thành liên minh với Mĩ chống Nhật.

Câu 8. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Á, Hội nghị Ianta đã:

  1. quyết định Liên Xô hình thành khối liên minh với Mĩ để chống Nhật.
  2. quyết định Liên Xô chống Nhật trước khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
  3. quyết định Liên Xô chống Nhật khi chiến tranh đang diễn ra ở châu Âu.
  4. quyết định Liên Xô chống Nhật sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.

Câu 9. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập không nhằm mục đích:

  1. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  2. phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
  3. duy trì trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ và đồng
  4. hỗ trợ kinh tế, giáo dục, khoa học kĩ thuật cho các nước thành viên.

Câu 10. Một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là:

  1. hợp tác phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội.
  2. chung sống hòa bình,vừa hợp tác vừa đấu
  3. tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên.
  4. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

Câu 11. Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí của 5 nước uỷ viên thường trực là:

  1. Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô (Liên bang Nga), Nhật Bản.
  2. Liên Xô (Liên bang Nga), Trung Quốc, Mĩ, Anh, Nhật.
  3. Liên Xô (Liên bang Nga), Đức, Mĩ, Anh, Trung Quốc.
  4. Liên Xô (Liên bang Nga), Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp.

Câu 12. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, vấn đề trung tâm trong nhiều cuộc gặp gỡ giữa nguyên thủ 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh với những bất đồng sâu sắc, đó là:

A. vấn đề tương lai nước Nhật.

C. vấn đề tương lai nước Đức.

B. vấn đề tương lai của Triều Tiên.

D. vấn đề tương lai của nước Mĩ.

Câu 13. Ngày 24-10-1945, sau khi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương của Liên hợp quốc:

A. được bổ sung, hoàn chỉnh.

C. chính thức có hiệu lực.

B. chính thức được công bố.

D. được chính thức thông qua.

Câu 14. Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (1945) là:

A. Tòa án quốc tế.

C. Tổ chức y tế thế giới.

B. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa.

D. Quỹ nhi đồng.

Câu 15. Nguyên tắc cơ bản nhất để chỉ đạo hoạt động của Liên hợp quốc là:

  1. tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
  2. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
  3. chung sống hòa bình và có sự nhất trí giữa năm cường quốc lớn.
  4. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

Câu 16. Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một trật tự thế giới mới đã được hình thành với đặc trưng lớn là:

  1. thế giới chia làm 2 phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
  2. Mĩ và Liên Xô tăng cường chạy đua vũ trang ở khắp nơi.
  3. thế giới chìm trong “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động.
  4. loài người đứng trước thảm hoạ “đung đưa trên miệng hố chiến tranh”.

Câu 17. Mọi nghị quyết của Hội đồng bảo an được thông qua với điều kiện phải:

  1. có nửa số thành viên của Hội đồng tán thành.
  2. 2/3 số thành viên đồng ý.
  3. được tất cả thành viên tán thành.
  4. có sự nhất trí của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

Câu 18. Quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) và những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới vì:

  1. các nước tham chiến được hưởng nhiều quyền lợi sau chiến
  2. làm cho cục diện hai cực, hai phe được xác lập trên toàn thế giới.
  3. đã dẫn tới sự giải thể của chủ nghĩa thực dân ở các thuộc địa.
  4. đã phân chia xong phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận.

Câu 19. Theo nguyên tắc nhất trí giữa 5 nước Ủy viên thường trực, một quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ chắc chắn được thông qua khi:

  1. chỉ có ít nước bỏ phiếu chống.
  2. không có nước nào bỏ phiếu chống.
  3. không có nước nào bỏ phiếu trắng.
  4. phần lớn các nước bỏ phiếu thuận.

Câu 20. Nội dung nào sau đây được xem như là một “thiết chế” của Trật tự hai cực Ianta?

  1. Phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước tư bản phương Tây.
  2. Sự phát triển và vươn lên của cực Tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu.
  3. Sự suy yếu và sụp đổ của cực Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu.
  4. Một số nước sau khi giành độc lập bị cuốn theo một trong hai cực Ianta.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

]]>
https://quatangtiny.com/cau-hoi-trac-nghiem-mon-lich-su-lop-12-on-thi-thpt-quoc-gia-2018-36040/feed 0