Một người Hà Nội – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 09:20:53 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.9 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Một người Hà Nội – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Bài văn lớp 12: Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội https://quatangtiny.com/phan-tich-tac-pham-mot-nguoi-ha-noi-40425 https://quatangtiny.com/phan-tich-tac-pham-mot-nguoi-ha-noi-40425#respond Fri, 23 Oct 2020 13:34:33 +0000 https://quatangtiny.com/phan-tich-tac-pham-mot-nguoi-ha-noi-40425

Related posts:

  1. Phân tích truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Dàn ý + 16 mẫu)
  2. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  3. Phân tích hình tượng con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
]]>
Bài văn lớp 12: Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội, Mời các thầy cô và các bạn cùng tham khảo những bài văn hay lớp 12: Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội, hi

Sau đây Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu những bài văn hay lớp 12: Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội được chúng tôi sưu tầm từ những bài văn hay của các bạn học sinh giỏi trên toàn quốc và đăng tải tại đây.

Chúng tôi hi vọng đây sẽ trở thành tài liệu hữu ích giúp các bạn có thể trong qua trình học tập môn Ngữ Văn lớp 12 một cách tốt nhất và cũng là một hành trang giúp các bạn có thể tự tin hơn trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. Dưới đây là dàn ý chi tết kèm theo là 4 bài văn phân tích tác phẩm Một người Hà Nội, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.

Dàn ý phân tích tác phẩm một người Hà Nội

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

Nguyễn Khải tên đầy đủ là Nguyễn Mạnh Khải, sinh năm 1930 tại Hà Nội, quê gốc ở Nam Định nhưng sinh sống ở nhiều nơi. Năm 1947, ông tham gia tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá. Nguyễn Khải bắt đầu nghề báo, nghề văn từ năm 1950. Truyện Một người Hà Nội sáng tác năm 1990, in trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi, Nhà xuất bản Hà Nội năm 1995. Qua truyện, nhà văn đã thể hiện cảm nhận của mình về lối sống, về bản lĩnh văn hóa của một người Hà Nội.

II. Thân bài

– Phân tích nếp sống thanh lịch dù thời cuộc đầy biến động:

+ Nếp ăn, nếp ở, cái mặc

+ Cách ứng sử với chính sách cải cách tư sản nhà nước

– Có đầu óc trung thực, thảng thắn

+ Không ganh đua, tự ái, thói thời thượng, không có lãng mạn hay mơ mộng viển vông

+ Đã tính đi làm, đã đi làm thì mặc đàm tiếu của thiên hạ

– Trân trọng, nâng niu, giữ gìn truyền thống văn hóa Hà Nội

+ Dặn dò bọ trẻ:” Là nời Hà Nội thì cách đi đứng nói năng cho chuẩn, không được sống tùy tiện buông tuồng”

+ Coi việc giữ gìn nếp sống là một cách “tự trọng, biết xấu hổ”

– Đánh giá

Đặt cô Hiền vào nhiều bối cảnh lịch sử, nhà văn soi chiếu được số phận một dân tộc trong một con người:

+ Cái nhìn hiện thực mới mẻ

+ Quan niệm về con người, niềm tin vào sự bất tử của những đẹp văn hóa truyền thống

Nhân vật “ Một người Hà Nội “ được soi chiếu ở nhiều thời điểm lịch sử.

– Nghệ thuật

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: ngôn ngữ cá thể hóa

+ Liên hệ ngắn gọn với “ Chân dung người Hà Nội” hiện nay.

III. Kết bài

Đánh giá tài năng của tác giả và thành công của tác phẩm.

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội – Mẫu 1

Truyện Một người Hà Nội sáng tác năm 1990, in trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi, Nhà xuất bản Hà Nội năm 1995. Qua truyện, nhà văn đã thể hiện cảm nhận của mình về lối sống, về bản lĩnh văn hóa của một người Hà Nội. Từ đó làm nổi bật bản chất tốt đẹp của những con người bình thường mà cuộc đời họ gắn liền với những thăng trầm của lịch sử và quá trình phát triển của đất nước. Cái nhìn mới về con người và cuộc sống của tác giả thể hiện qua những phát hiện bất ngờ; những suy ngẫm thú vị và sâu sắc về “chất kinh kì ” của một người Hà Nội cụ thể là cô Hiền. Nhân vật chính trong tác phẩm có vẻ đẹp rất đặc trưng của người Hà Nội xưa, vừa khôn ngoan, sắc sảo, vừa đôn hậu, linh hoạt trong cách hiểu người, hiểu đời.

Tóm tắt nội dung tác phẩm như sau: Năm 1955, tác giả từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, có đến thăm cô Hiền – một người họ hàng xa. Kháng chiến chống Pháp, cô Hiền cùng gia đình ở lại Hà Nội. Hòa bình lập lại, đất nước tạm chia làm hai miền, cô Hiền không di cư vào Nam mà vẫn ở lại Hà Nội với tài sản là hai căn nhà, một để ở, một cho thuê.

Trong thời kì đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cô Hiền khôn ngoan tìm cách thích ứng dần với chế độ mới, lối sống mới. Năm 1965, khi đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, cô Hiền vẫn là một “nội tướng” đảm đang việc quản lí gia đình, giáo dục con cái. Dũng, anh con trai cả của cô lên đường nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Ba năm sau, anh con trai thứ hai cũng đăng kí nghĩa vụ quân sự nhưng được giữ lại học Đại học vì thi đậu điểm cao.

Năm 1975, miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, anh Dũng trở về Hà Nội. Trong bữa tiệc cuối năm mừng ngày gia đình đoàn tụ, Dũng kể lại câu chuyện cảm động về Tuất, người bạn cùng trung đoàn đã hi sinh ở cửa ngõ Sài Gòn trước ngày chiến thắng và về người mẹ của Tuất đã nén nỗi đau mất con để tiếp tục sống và làm việc.

Ở giai đoạn đầu thời kì đổi mới, Hà Nội còn bộn bề khó khăn, thiếu thốn. Một lần tác giả ra Hà Nội công tác, ghé thăm cô Hiền, thấy cô vẫn là một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn. Cô Hiền kể cho tác giả nghe về sức sống kì lạ của cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị xô ngã sau cơn bão lớn và bày tỏ niềm tin của cô vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Mở đầu tác phẩm, với vai trò là người cháu họ, tác giả đã giới thiệu cô Hiền bằng tình cảm quý mến của mình : Chúng tôi gọi là cô, cô Hiền, là chị em đôi con dì ruột với mẹ già tôi. Lối mở đầu giản dị, tự nhiên như vậy làm tăng tính chân thực và sức thuyết phục của truyện.

Tác giả không miêu tả ngoại hình mà chỉ kể về tời nối, cách sống, cách ứng xử của cô Hiền trong mối quan hệ với người thân trong gia đình, với bạn bè, với thời cuộc… Người kể chuyện không chỉ quan sát mà đôi lúc còn trực tiếp tham gia vào câu chuyện, vì thế mà lời kể, lời bình có vẻ khách quan.

Chín năm kháng chiến chống Pháp, cô Hiền ở lại Hà Nội cùng chồng con. Hòa bình lập lại, đất nước tạm thời chia làm hai miền, cô không di cư vào Nam vì cô nghĩ rằng chồng cô làm nghề dạy học nên chế độ nào cũng cắn. Nhưng nguyên nhân chính là cô không thể rời xa Hà Nội. Trong sâu thẳm tâm hồn cô, Hà Nội đã trở thành không gian sống quá quen thuộc nên không thể thiếu: Hà Nội đối với cô Hiền Đồng nghĩa với một tình yêu lớn lao, sâu sắc.

Lúc đầu, trong suy nghĩ của người cháu (tác giả), những người Hà Nội gốc như cô Hiền thật khó gần, bởi căn nhà của cô là một tòa nhà tọa lạc ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn… Trong khi cán bộ và gia đình họ phải ở chen chúc trong những khu nhà tập thể, có khi phải ở ngay dưới gầm cầu thang của nhà bạn bè. Theo cách đánh giá, nhận xét chung, hồi đó thì: với người vô sản, ở quá rộng là một cái tội. Trang phục của vợ chồng cô Hiền cũng sang trọng quá : Mùa đông ông mặc áo ba-đờ-xuy, đi giày da, bà mặc áo măng-tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm. Cách ăn uống của gia đình cô Hiền và gia đình tác giả cũng thật khác biệt: Lại cái ăn nữa cũng không giống với số đông. Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định. Gia đình tôi thì ăn uống bình dân hơn, vợ chồng con cái ngồi xúm xít quanh cái mâm nhôm, thức ăn có khi múc ra đĩa, có khi cứ để nguyên trong nồi, nồi lớn đặt giữa mâm, nồi nhỏ đặt cạnh mâm, cứ việc sục muôi vào, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát con mắng cái, nhồm nhoàm, hả hê, không cần phải khuôn bó theo một quy tắc nào cả. Ăn cốt để sống, để làm việc, hay hớm gì cái thứ lễ nghi rườm rà của… giai cấp tư sản.

Những khác biệt cơ bản ấy xét đến cùng đều xuất phát từ cách nhìn và cách sống của các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Sự nghi ngại của người cháu không phải là không có cơ sở: Cô Hiền đích thị là tư sản rồi. Đã là tư sản thì không thể tin cậy được. Việc mình mình biết, việc cô mặc cô, dính líu nhiều có ngày lại rắc rối… Điều đáng nói là cô Hiền vừa tìm cách thích ứng với cuộc sống mới, vừa biết giữ gìn nếp sống và cách nghĩ riêng của mình.

Để làm nổi bật tính cách cô Hiền, nhà văn đã đặt nhân vật này trước những biến cố lớn của đất nước. Những biến động của lịch sử, xã hội thường tác động đến nhận thức và cuộc sống của con người, làm thay đổi tính cách, nhưng nhân vật cô Hiền không phải là sản phẩm của hoàn cảnh. Từ góc nhìn văn hóa, tác giả khám phá và thể hiện tính cách rất đáng trân trọng của nhân vật này.

Cô Hiền là người sắc sảo và tế nhị. Sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, cán bộ và chiến sĩ ta từ chiến khu Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô đều sống trong tâm trạng vui sướng, hồ hởi : Chín năm xa phố phường, xa ánh điện, không được vào rạp xem chiếu bóng hoặc cải lương, không được vào một cái chợ đông người giữa ban ngày, bây giờ mỗi ngày đều ở Hà Nội, mỗi đêm ở Hà Nội, mãi mãi còn ở Hà Nội. Nhưng tác giả băn khoăn vì sao những người như cô Hiền lại có thái độ khác : Chúng tôi thì vui thế, tại sao những người vốn sống ở Hà Nội chưa thật vui nhỉ? Rồi tự lí giải : Họ đang tìm cách thích ứng với chế độ mới, cách sống, cách làm việc, cả cách nói năng nữa. Để khẳng định những suy nghĩ, phán đoán của mình là đúng, tác giả kể một số câu chuyện nhỏ trong gia đình cô Hiền mà minh đã chứng kiến.

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội – Mẫu 2

Nguyễn Khải tên đầy đủ là Nguyễn Mạnh Khải, sinh năm 1930 tại Hà Nội, quê gốc ở Nam Định nhưng sinh sống ở nhiều nơi. Năm 1947, ông tham gia tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá. Nguyễn Khải bắt đầu nghề báo, nghề văn từ năm 1950. Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp sáng tác, các tác phẩm của ông phản ánh hiện thực ở nông thôn theo xu hướng dị lên trong quá trình xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa.

Từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nguyễn Khải đặc biệt quan tâm đến những chuyển biến mạnh mẽ của cuộc sống, của tư tưởng, tình cảm con người trước những biến động phức tạp của xã hội hiện đại. Nhà văn nhìn nhận và đánh giá con người trong mối quan hệ đa chiểu phức tạp : để thông qua đó khẳng định và ca ngợi những giá trị cao đẹp của con người và cuộc sống. Năm 2000, nhà văn Nguyễn Khải được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật, ông mất năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Truyện Một người Hà Nội sáng tác năm 1990, in trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi, Nhà xuất bản Hà Nội năm 1995. Qua truyện, nhà văn đã thể hiện cảm nhận của mình về lối sống, về bản lĩnh văn hóa của một người Hà Nội. Từ đó làm nổi bật bản chất tốt đẹp của những con người bình thường mà cuộc đời họ gắn liền với những thăng trầm của lịch sử và quá trình phát triển của đất nước. Cái nhìn mới về con người và cuộc sống của tác giả thể hiện qua những phát hiện bất ngờ; những suy ngẫm thú vị và sâu sắc về “chất kinh kì ” của một người Hà Nội cụ thể là cô Hiền. Nhân vật chính trong tác phẩm có vẻ đẹp rất đặc trưng của người Hà Nội xưa, vừa khôn ngoan, sắc sảo, vừa đôn hậu, linh hoạt trong cách hiểu người, hiểu đời.

Tóm tắt nội dung tác phẩm như sau: Năm 1955, tác giả từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, có đến thăm cô Hiền – một người họ hàng xa. Kháng chiến chống Pháp, cô Hiền cùng gia đình ở lại Hà Nội. Hòa bình lập lại, đất nước tạm chia làm hai miền, cô Hiền không di cư vào Nam mà vẫn ở lại Hà Nội với tài sản là hai căn nhà, một để ở, một cho thuê.

Trong thời kì đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cô Hiền khôn ngoan tìm cách thích ứng dần với chế độ mới, lối sống mới. Năm 1965, khi đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, cô Hiền vẫn là một “nội tướng” đảm đang việc quản lí gia đình, giáo dục con cái. Dũng, anh con trai cả của cô lên đường nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Ba năm sau, anh con trai thứ hai cũng đăng kí nghĩa vụ quân sự nhưng được giữ lại học Đại học vì thi đậu điểm cao.

Năm 1975, miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, anh Dũng trở về Hà Nội. Trong bữa tiệc cuối năm mừng ngày gia đình đoàn tụ, Dũng kể lại câu chuyện cảm động về Tuất, người bạn cùng trung đoàn đã hi sinh ở cửa ngõ Sài Gòn trước ngày chiến thắng và về người mẹ của Tuất đã nén nỗi đau mất con để tiếp tục sống và làm việc.

Ở giai đoạn đầu thời kì đổi mới, Hà Nội còn bộn bề khó khăn, thiếu thốn. Một lần tác giả ra Hà Nội công tác, ghé thăm cô Hiền, thấy cô vẫn là một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn. Cô Hiền kể cho tác giả nghe về sức sống kì lạ của cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị xô ngã sau cơn bão lớn và bày tỏ niềm tin của cô vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Mở đầu tác phẩm, với vai trò là người cháu họ, tác giả đã giới thiệu cô Hiền bằng tình cảm quý mến của mình : Chúng tôi gọi là cô, cô Hiền, là chị em đôi con dì ruột với mẹ già tôi. Lối mở đầu giản dị, tự nhiên như vậy làm tăng tính chân thực và sức thuyết phục của truyện.

Tác giả không miêu tả ngoại hình mà chỉ kể về tời nối, cách sống, cách ứng xử của cô Hiền trong mối quan hệ với người thân trong gia đình, với bạn bè, với thời cuộc… Người kể chuyện không chỉ quan sát mà đôi lúc còn trực tiếp tham gia vào câu chuyện, vì thế mà lời kể, lời bình có vẻ khách quan.
Chín năm kháng chiến chống Pháp, cô Hiền ở lại Hà Nội cùng chồng con. Hòa bình lập lại, đất nước tạm thời chia làm hai miền, cô không di cư vào Nam vì cô nghĩ rằng chồng cô làm nghề dạy học nên chế độ nào cũng cắn. Nhưng nguyên nhân chính là cô không thể rời xa Hà Nội. Trong sâu thẳm tâm hồn cô, Hà Nội đã trở thành không gian sống quá quen thuộc nên không thể thiếu: Hà Nội đối với cô Hiền Đồng nghĩa với một tình yêu lớn lao, sâu sắc.

Lúc đầu, trong suy nghĩ của người cháu (tác giả), những người Hà Nội gốc như cô Hiền thật khó gần, bởi căn nhà của cô là một tòa nhà tọa lạc ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn… Trong khi cán bộ và gia đình họ phải ở chen chúc trong những khu nhà tập thể, có khi phải ở ngay dưới gầm cầu thang của nhà bạn bè. Theo cách đánh giá, nhận xét chung, hồi đó thì: với người vô sản, ở quá rộng là một cái tội. Trang phục của vợ chồng cô Hiền cũng sang trọng quá : Mùa đông ông mặc áo ba-đờ-xuy, đi giày da, bà mặc áo măng-tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm.

Cách ăn uống của gia đình cô Hiền và gia đình tác giả cũng thật khác biệt: Lại cái ăn nữa cũng không giống với số đông. Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định. Gia đình tôi thì ăn uống bình dân hơn, vợ chồng con cái ngồi xúm xít quanh cái mâm nhôm, thức ăn có khi múc ra đĩa, có khi cứ để nguyên trong nồi, nồi lớn đặt giữa mâm, nồi nhỏ đặt cạnh mâm, cứ việc sục muôi vào, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát con mắng cái, nhồm nhoàm, hả hê, không cần phải khuôn bó theo một quy tắc nào cả. Ăn cốt để sống, để làm việc, hay hớm gì cái thứ lễ nghi rườm rà của… giai cấp tư sản.

Những khác biệt cơ bản ấy xét đến cùng đều xuất phát từ cách nhìn và cách sống của các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Sự nghi ngại của người cháu không phải là không có cơ sở: Cô Hiền đích thị là tư sản rồi. Đã là tư sản thì không thể tin cậy được. Việc mình mình biết, việc cô mặc cô, dính líu nhiều có ngày lại rắc rối… Điều đáng nói là cô Hiền vừa tìm cách thích ứng với cuộc sống mới, vừa biết giữ gìn nếp sống và cách nghĩ riêng của mình.

Để làm nổi bật tính cách cô Hiền, nhà văn đã đặt nhân vật này trước những biến cố lớn của đất nước. Những biến động của lịch sử, xã hội thường tác động đến nhận thức và cuộc sống của con người, làm thay đổi tính cách, nhưng nhân vật cô Hiền không phải là sản phẩm của hoàn cảnh. Từ góc nhìn văn hóa, tác giả khám phá và thể hiện tính cách rất đáng trân trọng của nhân vật này.

Cô Hiền là người sắc sảo và tế nhị. Sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, cán bộ và chiến sĩ ta từ chiến khu Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô đều sống trong tâm trạng vui sướng, hồ hởi : Chín năm xa phố phường, xa ánh điện, không được vào rạp xem chiếu bóng hoặc cải lương, không được vào một cái chợ đông người giữa ban ngày, bây giờ mỗi ngày đều ở Hà Nội, mỗi đêm ở Hà Nội, mãi mãi còn ở Hà Nội.

Nhưng tác giả băn khoăn vì sao những người như cô Hiền lại có thái độ khác : Chúng tôi thì vui thế, tại sao những người vốn sống ở Hà Nội chưa thật vui nhỉ? Rồi tự lí giải : Họ đang tìm cách thích ứng với chế độ mới, cách sống, cách làm việc, cả cách nói năng nữa. Để khẳng định những suy nghĩ, phán đoán của mình là đúng, tác giả kể một số câu chuyện nhỏ trong gia đình cô Hiền mà minh đã chứng kiến.

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội – Mẫu 3

“Một người Hà Nội“ là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Khải. Qua đó, tác giả thể hiện cái nhìn vô cùng mới mẻ của nhà văn về con người, cuộc sống với một hình thức nghệ thuật in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn.

Ngay từ cách đặt tên nhan đề “Một người Hà Nội” nhà văn đã mở ra hình tượng trung tâm của tác phẩm là một người Hà Nội mang trong mình vẻ đẹp hà Nội thuần túy không trộn lẫn. Bên cạnh đó còn mở ra không gian nghê thuật cổ kính, mảnh đất Kinh Kì, nghìn năm văn hiến đã trải qua cùng những thay đổi của thời đại. Cũng từ nhan đề có thể soi sáng được tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.

“Một người Hà Nội” với nhân vật chính là cô Hiền – người xuất thân từ gia đình Hà Nội giàu có, thân thiện. Ở cô Hiền thấm sâu vẻ đẹp tinh thần, văn hóa cốt cách của một người Hà Nội gốc, tạo nên nơi người đọc về vẻ đẹp ấy sẽ bền vững, không bị nhạt nhòa theo thời gian. Cô cũng là người có tình yêu và gắn bó sâu sắc với mảnh đất hà Nội. Ngay cả khi nơi đây có đang oằn mình trong bom đạn thì cô vẫn bám trụ lại mảnh đất này bằng tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào sự trường tồn của Hà Nội.

Ở cô Hiền người ta nhìn thấy hội tụ đầy đủ vẻ đẹp ngoại hình, tính cách và tâm hồn. Về ngoại hình cô mang vẻ đẹp quý phái, sang trọng của mọt người phụ nữ gốc Hà Nội. Bên cạnh đó, cô là người thẳng thắn, có cái nhìn nhạy bén, sâu sắc trước thực tế và là người dám bộc lộ quan điểm sống của mình, dám thẳng thắn nói lên và sóng thật với chính mình. Ở cô cò n là người có lối sống văn minh hiện đại nhưng giữ được lối sống đẹp, không xô bồ, bon chen. Một người hà Nội như cô Hiền mang vẻ đẹp riêng trong cốt cách và nó được tỏa sáng trong bất kì hoàn cảnh nào. Cô Hiền thể hiện là người hiểu được giá trị của cuộc sống, biết hướng đến giá trị cuộc sống và biết hài hòa giữa vật chất và tinh thần. Ngoài ra, cô vẫn giữ được thói quen thời trẻ của mình đó là giao lưu với văn nhân, nghệ sĩ, một cuộc sống phóng khoáng về tinh thần và một tâm hồn nghệ sĩ, là người biết yêu và trân trọng cái đệp. Tuy vậy, cô vẫn là người có đầu óc thực tế trong việc lựa chọn chồng. gần 30 tuổi cô mới lấy chồng. Nhưng người chồng cô chọn không mơ mộng một người làm quan hay làm nghệ sĩ. Người cô chọn là một ông giáo dạy tiểu học hiền lành chăm chỉ. Cô Hiền là người có đầu óc thực tế, khôn ngoan việc gì cũng tính toán trước sau, đã tính là làm, đã làm là không sợ lời đàm tiếu từ thiên hạ. Phải là người hiểu đời, trải đời có bản lĩnh cô mới vượt lên những chuyện thị phi được mất ở đời như thế.

Trong quan hệ với gia đình cô làm tròn bổn phận của một người vợ đảm đang, thông minh, tài giỏi trong việc làm kinh tế và tài giỏi trong việc quản lý gia đình. Đồng thời trong cách dạy con cái thì cô Hiền là người mẹ nghiêm khắc. Từ dáng ngồi trên bàn cô cũng chấn chỉnh và dạy con phải có lòng tự trọng. Một người mẹ có lòng tự trọng và ý thức rõ trách nhiệm của một công dân có lòng yêu nước . Trong quan hệ với người ở cô hiền là người sống tình nghĩa nhân hậu, có trước có sau và gần gũi với mọi người như người thân trong gia đình. Chính vì vậy mà Nguyễn Khải ví cô như “hạt bụi vàng” và nhà văn trân trọng vẻ đẹp cốt cách và tâm hồn của một người Hà Nội như cô Hiền.

Ngoài cô Hiền, mặc dù không trọng tâm miêu tả nhưng Nguyễn Khải cũng khắc họa lại hững nhân vật Hà Nội khác trong tác phẩm. Đó là những thanh niên Hà Nội đại diện cho thế hệ trẻ có tự trọng, có trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc. Những chàng trai mang trong mình lí tưởng sống cao đẹp sẵn sàng xả thân vì Hà Nội, vì Tổ quốc mình. Đặc biệt là Dũng – chàng trai có lòng yêu nước sâu sắc, sống có lí tưởng và trách nhiệm. Đó là Tuất một chàng trai biết kiềm lại cam xúc của bản thân để hướng đến những điều lớn lao hơn. Và là mẹ Tuất- người mẹ phải gánh chịu sự mất mát to lớn, đánh đổi cả đứa con thân yêu của mình. Một người mẹ đầy nghị lực và bản lĩnh.

Tất cả tô lên một bức tranh khắc họa nhân vật là những con người Hà Nội luôn âm thầm và lặng lẽ bằng những cách khác nhau để bảo vệ sự trường tồn của Hà Nội, bảo vệ những vẻ đẹp cốt cách và tâm hồn của những người Hà Nội.

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội – Mẫu 4

Nguyễn Khải được coi là cây bút khá nổi tiếng của văn xuôi nước ta từ sau rách mạng tháng Tám. Những sáng tác văn chương của Nguyễn Khải phản ánh sinh động và khá chân thật quá trình vận động của cả nền văn học từ thời chiến tranh sang thời hòa hình. Trong những sáng tác trước năm 1977, Nguyễn Khải chủ yếu quan tâm đến các vấn đề mang tính thời sự chính trị. Và những sáng tác của ông từ năm 1978 về sau ông lại quan tâm nhiều hơn về cuộc sống đời thường. Ông đi sâu phản ánh và phân tích những diễn biến tâm lí khá phức tạp nhưng rất hợp lí của con người trong thời đại sau chiến tranh. Một người Hà Nội rút từ tập truyện Hà Nội trong mắt tôi là một tác phẩm tiêu biểu cho ngòi bút Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Trong truyện Một người Hà Nội Nguyễn Khải đã xây dựng khá thành công hình tượng nhân vật bà Hiền – một nhân vật khá tiêu biểu cho người Hà Nội.

Một người Hà Nội nói riêng và cả tập truyện Hà Nội trong mắt tôi nói chung là chứa đựng một tình yêu sâu nặng với Hà Nội với những hiểu biết sâu sắc và tinh tế của Nguyễn Khải về nét đẹp của cảnh vật và con người Hà Nội.

Cô Hiền xuất thân từ một gia đình giàu có, lương thiện, có học thức, yêu thích thơ văn. Cô Hiền đẹp, thông minh, được bố mẹ cho phép mở phòng tiếp khách văn chương, vẻ đẹp của cô Hiền là một vẻ đẹp khá toàn diện được tác giả thể hiện qua nhiều góc độ khác nhau, từ cách chọn người bạn trăm năm đến việc thu xếp việc nhà, sinh con và răn dạy con cái.

Về hôn nhân, cô Hiền đã vượt qua thói thường tình của con người, cô không ham danh, hám lợi, không cơ hội, không lính toán. Cô có một quan điểm rất nghiêm túc đúng đắn về hôn nhân. Là một phụ nữ có nhan sắc, yêu văn chương, thời còn con gái tiếp xúc nhiều với những văn nhân nghệ sĩ, nhưng cô lại không sống theo lối sống lãng mạn, viễn vông. Cô cũng chả hứa hẹn gì với đám nghệ sĩ, văn nhân, đùa vui một thời son trẻ thế là đủ. Cô chọn người bạn đời của cô cũng không phải là một ông quan nào mà là một ông giáo cấp tiểu học, hiền lành, chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc. Cô Hiền luôn đặt trách nhiệm làm vợ, làm mẹ lên trên mọi thú vui khác. Cô coi việc phụng dưỡng chồng, chăm sóc cho chồng con là một niềm vui, là niềm hạnh phúc của cô. Trong việc quản lí gia đình cô Hiền luôn là người chủ động, tự tin và xác định rõ vai trò quan trọng của người vợ trong gia đình. Theo cô “Người đàn bà không làm nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao”. Vì vậy mà cô Hiền đã phê phán cái thói “bắt nạt vợ” quá đáng của người cháu. Cô là một người sớm có nhận thức về “bình đẳng nam nữ”.

Về việc dạy con, cô Hiền dạy con khi chúng còn nhỏ và dạy từ những chuyện sinh hoạt hàng ngày trong gia đình như cách ngồi ăn, cách cầm bát, cầm đũa, múc canh … vì cô cho đó là một hình thức văn hóa: văn hóa ẩm thực, văn hóa sống … và hơn nữa, đó là văn hóa của người Hà Nội. Theo cô, người Hà Nội phải sống cho thật chuẩn mực: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”.

Về việc sinh con, cô Hiền cũng có quan điểm rất tiến bộ so với những người đương thời. Cái thời mà người ta thích đẻ nhiều để sau này có “con đàn, cháu đống” cho vui cửa, vui nhà và họ coi đó là niềm hạnh phúc. Họ thích đẻ nhiều mà ít quan tâm đến việc nuôi nấng và giáo dục con cái đến nơi đến chôn vì họ cứ theo cái quan niệm cũ: “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Cũng ở vào cái thời đại đó nhưng cô Hiền lại có một nhận thức đúng đắn, tiến bộ. Cô không tin vào việc “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, và cô có một quyết định khá dứt khoát: chấm dứt việc sinh đẻ vào năm bốn mươi tuổi, để có điều kiện nuôi dạy con cái một cách chu đáo để chúng có thể “sống tự lập”, không bị lệ thuộc, sống có nhân, cách. Tình yêu thương con của cô Hiền là một thứ tình cảm sáng suốt của một người mẹ có nhân cách, giàu lòng tự trọng, có suy nghĩ sâu sắc, đúng đắn, có tầm nhìn sâu rộng.

Một nét đẹp ở cô Hiền mà khiến chúng ta phải khâm phục và trân trọng đó là “lòng tự trọng“ rất cao cả của cô. Lòng tự trọng không cho phép con người ta sống ích kỉ và hèn nhát. Chính vì có lòng tự trọng cao nên cô Hiền bằng lòng cho đứa con trai lớn của mình là Dũng đi chiến đấu mặc dầu lòng cô đau đớn lắm vì cô “không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè”. Tiếp đến, cô Hiền cho đứa em Dũng tiếp bước anh mình “bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Lòng tự trọng ấy cũng chính là lòng yêu nước, ý thức cộng đồng thâm trầm, sâu sắc mà không cần ồn ào của cô Hiền.

………….

Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!

]]>
https://quatangtiny.com/phan-tich-tac-pham-mot-nguoi-ha-noi-40425/feed 0
Truyện Một người Hà Nội https://quatangtiny.com/truyen-mot-nguoi-ha-noi-45193 https://quatangtiny.com/truyen-mot-nguoi-ha-noi-45193#respond Fri, 23 Oct 2020 06:46:13 +0000 https://quatangtiny.com/truyen-mot-nguoi-ha-noi-45193

Related posts:

  1. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  2. Bài văn mẫu Lớp 8: Bài viết số 2 (Đề 1 đến Đề 4)
  3. Phân tích truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Dàn ý + 16 mẫu)
]]>
Truyện Một người Hà Nội, Một người Hà Nội là một tác phẩm của nhà văn Nguyễn Khải nói về nếp sống thanh lịch của người dân Hà Nội xưa. Sau đây, xin mời các bạn cùng

Sau đây sẽ là đôi nét về tác giả Nguyễn Khải, hoàn cảnh sáng tác cũng như nội dung của truyện ngắn Một người Hà Nội, cùng file nghe audio đi kèm.

Đây là một tác phẩm thông qua hình ảnh cô Hiền để nói về sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Sau đây chúng tôi xin mời tất cả các bạn cùng tham khảo nội dung của truyện Một người Hà Nội

I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Khải

a. Tiểu sử

– Nguyễn Khải (1930 – 2008), tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, ông sinh ra tại Hà Nội.

– Nhà văn được rèn luyện và trưởng thành trong quân ngũ

– Một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ sau CMT8

b. Sự nghiệp văn học

* Tác phẩm chính

”Xung đột”, “Mùa lạc”, “Một người Hà Nội”, “Thượng Đế thì cười”,…..

* Phong cách nghệ thuật

Có khả năng phát hiện vấn đề, khả năng phân tích tâm lí nhân vật, giọng văn đôn hậu, trầm lắng, chiêm nghiệm.

II. Tác phẩm Một người Hà Nội

1. Hoàn cảnh sáng tác:

– Xuất xứ: Tác phẩm in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải.

– Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm ra đời khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thống cũng dần phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.

2. Bố cục

– Phần 1 (đoạn 1,2). Giới thiệu về cô Hiền Xuất thân, gia đinh

– Phần 2 (đoạn 3,4). Cô Hiền trong thời kỳ hòa bình lập lại.

– Phần 3 (đoạn 5). Cô Hiền trong thời kỳ miền Bắc đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ.

– Phần 5 (đoạn 7). Cô Hiền sau thời kỳ đổi mới.

– Phần 4 (đoạn 6). Cô Hiền sau đại thắng mùa xuân năm 1975.

3. Nội dung của tác phẩm

Nghe truyện Một người Hà Nội:

1.

Chúng tôi gọi là cô, cô Hiền, là chị em đôi con dì ruột với mẹ già tôi. Năm 1955, tôi từ kháng chiến trở về một Hà Nội nhỏ hơn trước, vắng hơn trước, còn họ hàng chỉ còn lại có dăm gia đình, vì chồng và con đều đi theo cách mạng. Cô Hiền cũng ở lại, dầu cô chú vẫn sống ở Hà Nội suốt chín năm đánh Pháp, các con lại còn nhỏ, chả có dính líu gì đến chính phủ “ngoài kia” cả.

Họ ở lại chỉ vì không thể rời xa Hà Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở một vùng đất khác. Lại thêm, chú tôi làm nghề giáo học, một ông giáo dạy cấp tiểu học, là người cần thiết cho mọi chế độ, chế độ cộng sản cũng phải khuyến khích trẻ con đi học, học văn hóa và học làm người. Còn chính trị chính em là những lứa tuổi trên, học sinh tú tài và sinh viên đại học.

Tính thế là đúng nhưng tôi vẫn lo, thật ra không có gì đáng để phải lo, nhưng tôi vẫn nghi ngại gia đình này rất khó gắn bó với chế độ mới và chế độ mới cũng không thể tin cậy được ở họ. Là vì họ ở rộng quá, một tòa nhà tọa lạc ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn. Với người vô sản, ở quá rộng là một cái tội, trong khi cán bộ và gia đình họ phải ở chen chúc trong những khu nhà tập thể, có khi phải ở ngay dưới gầm cầu thang của nhà bạn bè.

Cái mặc cũng sang trọng quá. Mùa đông ông mặc áo ba-đờ-xuy, đi giày da, bà mặc áo măng-tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm. Lại cái ăn nữa cũng không giống với số đông. Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định.

Gia đình tôi thì ăn uống bình dân hơn, vợ chồng con cái ngồi xúm xít quanh cái mâm nhôm, thức ăn có khi múc ra đĩa, có khi cứ để nguyên trong nồi, nồi lớn đặt giữa mâm, nồi nhỏ đặt cạnh mâm, cứ việc sục muôi vào, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát con mắng cái, nhồm nhoàm, hả hê, không cần phải theo bó một quy tắc nào cả. Ăn cốt để sống, để làm việc, hay hớm gì cái thứ lễ nghi của… giai cấp tư sản.

Tôi không dám thốt ra miệng nhưng vợ chồng vẫn bảo riêng nhau: “Cô Hiền đích thị là tư sản rồi. Đã là tư sản thì không thể tin cậy được. Việc mình mình biết, việc cô mặc cô, dính líu nhiều có ngày lại rắc rối”.

2.

Đã là người gốc Hà Nội thì không thể không nghe nói tới sự giàu có lương thiện của cụ Tú Dâu Hàng Bạc, là nhà ở cuối Hàng Bạc đầu Hàng Mắm. Xưa kia đất ấy là bến sông, mành Nghệ An chở nước mắm ra đổ tại bến và bốc ngay lên nhà. Nước mắm đổ vào các kiệu chôn chìm trong đất, mỗi lần thay phải dùng khăn bông trắng lau chùi sạch. Một dãy nhà chôn kiệu nước mắm và một gian nhà để tiền, tiền kẽm, mang một quan tiền kẽm đã phải vác vai.

Cụ Tú đậu tú tài khoa thi hương cuối cùng khi tuổi đã lớn, sau đó là bỏ hẳn bút lông để theo bút sắt. Cụ Tú ngâm thơ vịnh nguyệt, ăn ở giao tiếp theo kiểu cách nhà quan, dạy con cái cũng theo khuôn phép nhà quan là cái phần hào nhoáng của gia đình. Còn cái phần căn cốt, cái phần được người đời trọng thực nể thực, cái gian nhà tiền ấy đều do hai bàn tay đảm đang của vợ gây dựng nên. Bà chỉ buôn có nước mắm thôi. Thơ của cụ Tú được bạn bè khen nịnh chẳng qua là nhờ ở cái mùi nước mắm Nghệ, nhờ ở cái mùi tiền từ các kiệu nước mắm, con cháu sau này vẫn đùa vụng thế.

Bà Tú Dâu là em ruột bà ngoại tôi và là chị ruột mẹ cô Hiền. Hình như cả ba chị em đều lớn lên ở Hà Nội cùng một thời, cái thời Pháp mới sang, phố phường còn là nhà lá, nhưng chỉ có bà Tú là tiếng tăm hơn cả. Nhìn những tấm ảnh các cụ chụp từ đầu thế kỷ mà cảm động. Các cụ đều không được đẹp, mặt vuông trán ngắn, mắt hẹp và dài, lại hơi xếch một chút, gò má thì cao. Cả ba cụ đều ăn mặc theo cái mốt của thời ấy: khăn vấn bỏ đuôi gà, áo tứ thân bằng hàng tơ dệt thưa gọi là xuyến, mặc quần lĩnh Bưởi và đi hài. Ba bà đặc nhà quê nhưng lại đẻ ra một loạt con gái rất tân thời. Khoảng cuối những năm ba mươi, mẹ già tôi vẫn để răng đen, nhưng đã vấn tóc trần, đeo kiềng cổ và vòng tay bằng vàng chạm vừa thô vừa nặng.

Cô Hiền vào những năm ấy đã cạo răng trắng và uốn tóc, mặc quần áo đồng màu, hoặc đen hết, hoặc trắng hết. Còn nữ trang đã biết dùng đồ ngọc, bạch kim và hạt xoàn. Cũng vào những năm ấy có một số gia đình công chức cao cấp và quan lại, có cả mấy nhà buôn bán tơ lụa, thuốc bắc, kim hoàn, cho con gái lớn mở phòng tiếp khách văn chương, gọi là salon littéraire để mời gọi mấy anh văn sĩ, thi sĩ mới nổi và các cậu sinh viên cao đẳng. Khách văn chương là cái khung phải có, còn đám công tử một mai sẽ thành quan đốc, quan trạng, quan huyện mới là những nhân vật chính của mọi mộng mơ theo kiểu Tự lực văn đoàn.

Ngôi nhà của cô Hiền cũng là một salon nổi tiếng, không phải vì bố mẹ giàu hoặc sang mà vì có con gái lớn quá đẹp, vừa đẹp vừa thông minh, biết cách tự khoe bằng những mẩu chuyện rất duyên dáng của mình. Tôi sở dĩ biết vô ối chuyện vặt vãnh của mấy ông Lan Khai, Đái Đức Tuấn tức Tchya, Phùng Tất Đắc, Lê Văn Trương, Hồ Dzếnh… là do cô tôi kể lại cả. Ông Trương còn nhờ cô đọc giùm bản thảo của nhiều cây bút chưa thành danh, một phần vì tin ở tài thẩm định văn chương của cô, phần nữa cũng vì ông bận quá: bận viết, bận hút và bận cách làm giàu.

Tôi hỏi đùa: “Vậy cái ông Nam Cao là do cô tìm được ra phải không?” Cô trả lời rất nghiêm trang: “Ông Lê Văn Trương tìm ra. Là do ông nằm hút thuốc phiện ở nhà Trác Vỹ, tiện tay với lấy một chồng bản thảo để kê đầu, rồi tiện tay lôi ra một tập để đọc, cái tập ấy có tên “Cái lò gạch” do một cây bút hoàn toàn vô danh viết ra”.

3.

Được sống năm đầu ở Hà Nội vừa giải phóng với lứa tuổi chúng tôi ngày ấy mới hăm bốn hăm nhăm cái xuân xanh, là cực kỳ khoan khoái. Chín năm xa phố phường, xa ánh điện, không được vào rạp xem chiếu bóng hoặc cải lương, không được vào một cái chợ đông người giữa ban ngày, bây giờ mỗi ngày đều ở Hà Nội, mỗi đêm đều ở Hà Nội, mãi mãi còn ở Hà Nội.

Chúng tôi thì vui thế, tại sao những người vốn sống ở Hà Nội chưa thật vui nhỉ? Họ đang tìm cách thích ứng với chế độ mới, cách sống, cách làm việc, cả cách nói năng nữa. Một lần tôi đến thăm cô chú, thằng em trai đã 14, 15 tuổi chạy ra mở cửa rồi kêu ầm lên: “Mẹ ơi! Đồng chí Khải đến”. Cô tôi cau mặt gắt: “Phải gọi là anh Khải, hiểu chưa?” Bất đồ chú tôi cũng bước tới, nắm tay tôi rồi hỏi hồn nhiên: “Tại sao chủ nhật trước đồng chí không ra chơi, cả nhà chờ cơm mãi”. Cô tôi thở dài, quay người đi. Tôi nói: “Nước được độc lập vui quá cô nhỉ?” Cô trả lời: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?”.

Theo cô, chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào phải tập thể dục mỗi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống ra sao, trai gái phải yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công xá cho kẻ ăn người ở. Về sau tổ dân phố lại vận động nhau không nên nuôi người ở. Nhà này trước đây có hai người ở, một anh bếp và một chị vú. Chị vú là vợ anh bếp, đẻ được đứa con nào lại đưa về quê cho bà ngoại nuôi.

Sau ngày giải phóng cô tôi cho anh bếp về quê làm ruộng, còn chị vú vẫn ở lại, vì chủ tớ còn cần dựa vào nhau. Mỗi ngày chị đi chợ, đều có cán bộ bám theo, dò hỏi: “Chị có bị nhà chủ hành hạ không? Tiền công có đưa đều đặn không? Thái độ chính trị của họ là như thế nào?” Chị vú gắt ầm lên: “Nếu họ không tử tế tôi đã xéo đi từ lâu rồi không cần anh phải xui”. Chị ta kể lại chuyện đó cho cả nhà nghe, bình luận: “Cách mạng gì toàn để ý đến những chuyện lặt vặt!”. Bây giờ thì chị vú đã mất rồi, về quê được bốn năm thì mất. Chị trông con cho bà cô tôi từ năm 19 tuổi đến năm 45 tuổi mới về quê, tình nghĩa như người trong họ. Anh chồng không lấy vợ khác vì các con đã trưởng thành, anh làm chủ nhiệm một cửa hàng mua bán của xã, ngày giỗ ông chú và ngày tết đều đem gạo, đậu xanh, miến và rượu, toàn của nhà làm cả, lên biếu cô và các em.

4.

Trong lý lịch cán bộ tôi không ghi tên cô Hiền. Họ thì xa, bắn súng đại bác chưa chắc đã tới, huống hồ còn là bà tư sản, dính líu vào thêm phiền. Tôi vẫn đinh ninh cô phải thuộc giai cấp tư sản vì cô có gương mặt đặc biệt là tư sản, càng già lại càng rõ. Tôi hỏi cô:

– Tại sao cô không phải học tập cải tạo, cô giấu cũng tài nhỉ?

Cô Hiền cười rất tươi:

– Tao chưa đủ tiêu chuẩn.

Tôi cũng cười:

– Lại còn chưa đủ.

Cô nói thản nhiên:

– Tao có bộ mặt rất tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được.

Tôi nín lặng vì đó là sự thật. Cửa hàng của cô chỉ bán có một thứ: hoa giấy, các loại hoa giấy và các lẵng hoa đan bằng tre, thêm ít bưu ảnh và sổ tay kỷ niệm. Hoa làm rất đẹp, bán rất đắt, nhưng chịu thuế rất nhẹ, chỉ có một mình cô làm, các con thì chạy mua vật liệu, hoặc làm giúp phần cuống lá vào dịp Tết ta và Tết tây.

Nhiều bà bạn cũng tỏ ý ngờ vực: “Trông bà như tư sản mà không bị học tập cũng lạ nhỉ?”. Cô tôi trả lời thật nhẹ nhàng: “Các bà không biết nhưng nhà nước lại rất biết”. Tất nhiên là cô khôn hơn các bà bạn của cô và cũng thức thời hơn ông chồng. Sau ngày Hà Nội giải phóng cô vẫn có hai dinh cơ, một nhà đang ở và một nhà ở Hàng Bún cho thuê. Ông làm nghề dạy học, con đông, đủ ăn là may, có tiền dư để tậu nhà là do ông viết sách giáo khoa cấp tiểu học, được Nha Học chính công nhận và cho in bán.

Năm 56, cô bán ngôi nhà ở Hàng Bún cho một người bạn mới ở kháng chiến về. Một năm sau có một cán bộ đến hỏi về nhà cửa và có nhắc tới ngôi nhà ở Hàng Bún. Cô trả lời tỉnh khô: “Xin mời anh tới ngôi nhà anh vừa nói, hỏi thẳng chủ nhà xem họ trả lời ra sao. Nếu còn thắc mắc xin mời anh trở lại”. Cũng trong năm 56, ông chú tôi muốn mua một cái máy in nhỏ để kinh doanh trong ngành in vì chế độ mới không cho phép ông mở trường tư thục. Bà vợ hỏi lại: “Ông có đứng máy được không?” – Ông chồng trả lời: “Không” – “Ông có sắp chữ được không?” – “Không”- “Ông sẽ phải thuê thợ chứ gì. Đã có thợ tất có chủ, ông muốn làm một ông chủ dưới chế độ này à?” Ông chồng tính vốn nhát, rút lui ngay.

Cô kết luận với tôi: “Chế độ này không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu ăn một chút càng hay, thiếu ăn là vinh chứ không là nhục, nên tao chỉ cần đủ ăn”. Làm hoa giấy không thể làm giàu được nhưng rất đủ ăn, lại nhàn, lại không phải lo sợ gì. Tôi hỏi lại: “Còn chú, còn các em?” – “Chú tuy chưa già nhưng đành để ngồi chơi, các em sẽ đi làm cán bộ, tao sẽ phải nuôi một lũ ăn bám, dầu họ có đủ tài để không phải sống bám”.

5.

Cô Hiền bên ngoại, chị Đại bên nội là những người đàn bà có đầu óc rất thực tế. Mọi sự mọi việc đều được các bà tính toán trước cả. Và luôn luôn tính đúng vì không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng chen vô. Không có cả sự lãng mạn hay mộng mơ vớ vẩn. Đã tính là làm, đã làm là không thèm để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ. Cô tuyên bố thẳng thừng với tôi: “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ”.

Gần ba chục tuổi cô mới đi lấy chồng, không lấy một ông quan nào hết, cũng chẳng hứa hẹn gì với đám nghệ sĩ văn nhân, đùa vui một thời còn son trẻ thế là đủ, bây giờ phải làm vợ làm mẹ, cô chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc. Có gì mà kinh ngạc, cô đã tính trước cả. Sau khi sinh đứa con gái út, người con thứ năm, cô nói với chồng: “Từ nay là chấm dứt chuyện sinh đẻ, bốn mươi tuổi rồi, nếu ông và tôi sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập, khỏi sống bám vào các anh chị”. Là thôi hẳn.

Cô bảo tôi: “Mày bắt nạt vợ mày quá, không để nó tự quyết định bất cứ việc gì, vậy là hỏng. Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chẳng ra sao”. Khi các con còn nhỏ, ngồi vào bàn ăn cô thường chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn. Cô vẫn răn lũ con tôi: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”. Có lần tôi cãi: “Chúng tôi là người của thời loạn, các cụ lại bắt dạy con cái theo thời bình là khó lắm”. Cô ngồi ngẩn ra một lúc, rồi bảo: “Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao là tùy”.

Đầu năm 1965, Hà Nội có đợt tuyển quân vào chiến đấu trong Nam, là đợt đầu tiên nên tuyển chọn rất kỹ càng, lứa tuổi từ 18 đến 25, diễn viên cải lương và kịch nói có, nhạc sĩ có, họa sĩ có, giáo viên trung học rất đông, là những chàng trai ưu tú của Hà Nội. Nghe nói khoảng 660 người. Người con trai đầu của cô Hiền vừa tốt nghiệp trung học, tình nguyện đăng ký xin đi đánh Mỹ. Tháng 4 năm 1965, lên Thái Nguyên huấn luyện. Tháng 7 rời Thái Nguyên vào Nam.

Họ dừng lại ở Hà Nội vài giờ vào lúc tối, nhưng không một ai biết. Tôi hỏi cô: “Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?” Cô trả lời: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Ba năm cô không nhận được tin tức gì về đứa con đã ra đi, lại đến thằng con kế làm đơn xin tòng quân, cũng đòi vào chiến trường phía trong để gặp anh, nếu anh đã hy sinh thì nối tiếp chí hướng của anh. Tôi hỏi lại cô: “Cô cũng đồng ý cho nó đi à?” Cô trả lời buồn bã: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Rồi cô chép miệng: “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì”.

Cũng may chú em tôi học rất giỏi, thi vào đại học với số điểm cao, nên nhà trường giữ lại. Tôi đến chúc mừng cô và em, cô nói: “Hiện tại thì nó may hơn anh nó, nhưng nếu anh nó còn sống thì cũng chưa biết đứa nào may hơn đứa nào”. Cô tôi tính toán việc nhà việc nước đại khái là như thế.

6.

Tháng 12 năm 1975, cô Hiền cho con gái xuống nhà gọi vợ chồng tôi tới ăn liên hoan mừng em Dũng đã về. Cô nói: “Nó đeo ba lô bước vào đến giữa nhà tao còn hỏi, anh muốn mua gì?” Tôi cũng không thể nhận ra nếu được gặp đồng chí thượng úy này ở đâu đó. Gầy ốm quá, da đen quá, râu ria cũng nhiều quá, chẳng còn tí dấu vết gì là một chàng trai của Hà Nội.

Trong mấy chục năm sống dưới chế độ ta, mỗi tháng cô đều tổ chức một bữa ăn bạn bè, gồm các cựu công dân Hà Nội, những tên tuổi đã thành danh của đất kinh kỳ. Khoảng mươi, mười lăm người gì đó. Cửa hàng đóng từ chiều, các bà lần lượt đến trước, xông ngay vào bếp cùng làm cơm, các ông đến sau, mũ dạ, áo ba-đờ-xuy, bỏ áo khoác ngoài bên trong còn mặc đồ bộ, thắt cà-vạt, nhưng đã sờn bạc cũ kỹ. Tiệc đã bày xong, vẫn chỉ có mấy ông ngồi tán suông chứ chưa thấy các bà. Rồi cửa trong mở, bà chủ xuất hiện trước như diễn viên trên sân khấu, lược giắt trâm cài hoa hột lấp lánh, rồi một loạt bảy tám bà tóc đã bạc hoặc nửa xanh nửa bạc, áo nhung, áo dạ, đeo ngọc đeo dây đi lại uyển chuyển.

Ngày thường các bà mặc áo bông ngắn, quầng thâm, đi dép hoặc đi guốc, vuông khăn len tơi tớp buộc quanh cổ hay bịt đầu, là các cô Lọ Lem của mỗi ngày, có phải nói chuyện mình cũng dễ ăn nói buông tuồng, thiếu ý tứ. Tất cả là bình dân, tất cả đều có quyền ăn nói thô tục. Còn lúc này, toàn là những người quý phái mình phải xử sự ra sao nhỉ? Cô hỏi tôi: “Xã hội nào cũng phải có một giai tầng thượng lưu của nó để làm chuẩn cho mọi giá trị. Theo anh, ở xã hội ta thì là tầng lớp nào?”. Tôi cười phá lên: “Thưa cô, là bọn lính chúng tôi, là giai cấp lính chúng tôi, chứ còn ai nữa”.

Cho nên cái mùi lính tráng thâm nhiễm vào mọi nơi mọi chỗ, quan hệ kiểu lính, vui chơi kiểu lính, ăn nói kiểu lính, văn chương cũng là một mùi lính. Là người lính vừa chiến thắng, người lính đang được cả xã hội trọng vọng. Còn bây giờ, sau bữa tiệc mừng đại thắng mười lăm năm, tầng lớp lính đã mất ngôi vị độc tôn của mình rồi. Bây giờ là thời của các giám đốc công ty, các tổng giám đốc công ty, các cố vấn, chuyên viên kinh tế thật giả đủ loại lên ngôi ban phát mọi tiêu chuẩn giá trị cho cả xã hội.

Tôi xin trở lại cái bữa tiệc của buổi tối hôm ấy, bữa tiệc của mấy người thượng lưu của Hà Nội đã mất ngôi tiếp đãi, chiều nịnh hai anh bộ đội từ một thành phố lớn nhất nước trở về. Nói cho thật, Dũng là nhân vật chính, còn tôi chỉ là một loại nhân vật phụ, ghé gẩm vào cái vinh quang chung mà thôi. Trong bữa tiệc hình như tôi nói có hơi nhiều, nói về thành phố Sài Gòn rộng hơn, đông hơn, đẹp hơn cái Hà Nội của mình, về người dân Sài Gòn cũng lịch thiệp nhã nhặn hơn người dân Hà Nội. Những người ngồi nghe đều nín lặng, không một ai hỏi lại, không một ai bình phẩm gì thêm. Tôi đã nói điều gì thất thố?

Một ông già hướng mặt về phía Dũng bảo: “Đồng chí bộ đội có chuyện gì vui kể nghe nào?” Dũng nói: “Thưa các bác, chỉ có những chuyện không được vui lắm”. Một bà nói: “Cứ nói, người ở xa về có quyền muốn nói gì thì nói”. Dũng nói rằng trong nửa năm nay anh không ngớt nghĩ về những người từ Hà Nội ra đi cách đây đúng mười năm. Sáu trăm sáu mươi người, bây giờ còn lại khoảng trên dưới bốn chục.

Anh kể về một người bạn cùng trung đoàn, cùng một cấp thượng úy, tên là Tuất. Khi chuyến tàu từ Thái Nguyên tiến vào ga Hà Nội đã gần nửa đêm. Vừa mưa to xong, ánh điện lòe nhòe trên lá cây, trên những mặt đường vắng hun hút, trên sân ga Hà Nội. Tàu vừa dừng lại thì từ đâu đó bật lên tiếng loa rất sâu, rất vang: “Quý khách chú ý! Quý khách chú ý! Chuyến tàu từ Thái Nguyên…”. Tuất ngồi cạnh Dũng chợt nhoài người qua mặt bạn, gần như đưa cả nửa thân người qua khuôn cửa sổ, hất mặt lên phía có tiếng loa kêu nho nhỏ: “Dũng ơi, Dũng, tiếng của mẹ mình đấy! Tiếng của mẹ mình đấy!…”. Không một ai được phép rời khỏi toa tàu, không một người thân nào được biết trước để chờ sẵn ở sân ga, để được nhìn nhau lần cuối, nói với nhau một lời cuối. Tất cả đều phải bí mật. Dũng kể tiếp:

– Thằng Tuất hy sinh ở trận đánh vào Xuân Lộc, trước ngày toàn thắng có mấy ngày. Cháu về Hà Nội là muốn nhào ngay lại nhà ga, đến phòng phát thanh, gặp mẹ Tuất, nói với bà một lời, vì bọn cháu vẫn ở cạnh nhau trong suốt mười năm. Vậy mà phải mấy ngày sau cháu mới dám đến. Cháu biết nói thế nào với một bà mẹ có con hy sinh, mà bạn của con mình lại vẫn còn sống, sống đến bây giờ, đến hôm nay. Bà bước ra giữa một đám đông nhưng cháu vẫn nhận ngay được là mẹ của Tuất. Tuất vẫn nói là hắn giống mẹ hơn giống cha. Cháu chỉ vừa kịp nói: Thưa cô, cháu là Dũng… nước mắt đã đầm đìa, rồi cháu òa khóc y hệt một đứa trẻ. Bà níu chặt lấy một cánh tay của cháu nhưng không khóc. Và bà nói run rẩy: “Nín đi con, nín đi Dũng! Cô đã biết cả. Cô biết từ mấy tháng nay rồi”.

7.

Nhiều năm đã trôi qua. Tôi sống ở thành phố Hồ Chí Minh thỉnh thoảng có việc phải ra Hà Nội đều ghé lại thăm cô Hiền. Chú tôi đã mất rồi. Các em đã có gia đình riêng. Chúng nó cũng đã bắt đầu già. Lớp các cụ trong họ chỉ còn vài người, cô Hiền là một. Cô đã yếu nhiều, đã già hẳn, ngoài bảy mươi rồi còn gì, nhưng cô vẫn là người của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn. Nơi tiếp khách của cô sau tấm bình phong cao hơn đầu người bằng gỗ chạm suốt mấy chục năm không hề thay đổi.

Một bộ sa lông gụ “cái khánh”, cái sập gụ chân quỳ chạm rất đẹp nhưng không khảm, cái tủ chùa một cánh bên trong bày một cái lọ men Thúy Hồng, một cái lư đời Hán, một cái liễn hấp sâm Giang Tây, và mấy thứ bình lọ màu men thì thường nhưng có dáng lạ, chả rõ từ đời nào. Cô đang lau đánh một cái bát thủy tiên men đỏ, hai cái đầu rồng gắn nổi bằng đồng, miệng chân cũng đều bịt đồng, thật đẹp. Bên ngoài trời rét, mưa rây lả lướt chỉ đủ làm ẩm áo chứ không làm ướt, lại nhìn một bà lão (nếu là một thiếu nữ thì phải hơn) lau đánh cái bát bày thủy tiên thấy tết quá, Hà Nội quá, muốn ở thêm ít ngày ăn một cái tết Hà Nội.

Năm nay chắc chưa thể có thủy tiên. Dân Hà Nội nhảy tàu lên Lạng Sơn buôn bán đủ thứ mà lại không buôn được vài ngàn củ thủy tiên nhỉ? Ví thử có thủy tiên liệu còn có người biết gọt tỉa thủy tiên? Lại thêm cái cách sống, cái tâm lý sống ồ ạt, xô bồ, vụ lợi của đám người vừa thoát khỏi cái chết cái khổ đã dễ gì có được sự bình tĩnh để thưởng thức vẻ đẹp trang trọng của một rò hoa thủy tiên. Cô Hiền hỏi:

– Anh ra Hà Nội lần này thấy phố xá thế nào, dân tình thế nào?

Tôi vừa cười vừa nói:

– Chưa bao giờ Hà Nội vui như bây giờ. Phố xá vui, mặt người vui.

– Nhiều người nói Hà Nội đã sống lại.

Tôi nói:

– Có đúng một phần, phần xác thôi, còn phần hồn thì chưa. Cứ nhìn nghe những người Hà Nội buôn bán, ăn uống, nói năng, cư xử với nhau ở ngoài đường là đủ rõ.

Nói thế cũng hơi nghiệt. Vì có mấy việc vừa xảy ra làm tôi tức, tức và đau. Tôi đạp xe ở đường Phan Đình Phùng, tôi đạp chậm, vừa đạp vừa nghĩ ngợi. Một ông bạn trẻ đạp xe như gió thúc mạnh bánh xe vào đít xe tôi, may mà gượng kịp. Tôi quay lại nói cũng nhẹ nhàng: “Cậu đi đâu mà vội thế?”. Hắn không trả lời, đạp vượt qua xe tôi, rồi quay mặt lại chửi một câu đến sững sờ: “Tiên sư cái anh già!”.

Lại một buổi sáng tôi đến thăm một người bạn ở quận Đống Đa, đã lâu không đến nên quên đường, lát lát phải hỏi thăm. Có người trả lời, là nói sõng hoặc hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ. Tôi có than phiền với vợ chồng bạn về sự thiếu lễ độ của người Hà Nội, cô con gái đang cho con bú góp lời liền: “Ông ăn mặc tẩm như thế lại đi xe đạp họ khinh là phải, thử đội mũ dạ, áo ba-đờ-xuy, cưỡi con cúp xem, thưa gửi tử tế ngay”. Tôi cười nhăn nhó: “Lại ra thế!”.

Cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ của tôi về Hà Nội. Cô than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm, y hệt một bà già nhà quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng tàn cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật gốc chổng ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời.

Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ, quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”.

Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên thêm một tầng nữa chăng, cái tầng vô hình, không thể biết, nhưng phải biết là trên đời này còn có nhiều lý sự không thể biết để khỏi bị bó vào những cái có thể biết. Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng.

]]>
https://quatangtiny.com/truyen-mot-nguoi-ha-noi-45193/feed 0