Ôn tập môn tiếng Việt lớp 3 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 15:12:40 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.10 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Ôn tập môn tiếng Việt lớp 3 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 40 bài cảm thụ văn học lớp 3 https://quatangtiny.com/40-bai-cam-thu-van-hoc-lop-3-33441 https://quatangtiny.com/40-bai-cam-thu-van-hoc-lop-3-33441#respond Fri, 23 Oct 2020 18:16:35 +0000 https://quatangtiny.com/40-bai-cam-thu-van-hoc-lop-3-33441

Related posts:

  1. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
  2. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (Dàn ý + 13 Mẫu)
  3. Phân tích hình tượng con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
]]>
40 bài cảm thụ văn học lớp 3

40 bài cảm thụ văn học lớp 3, 40 bài văn cảm thụ văn học lớp 3 có đáp án kèm theo, bao gồm những bài văn chọn lọc về nhiều chủ đề như tả cây cối, tả con vật, tả

40 bài văn cảm thụ văn học lớp 3 có đáp án kèm theo, bao gồm những bài văn chọn lọc về nhiều chủ đề như tả cây cối, tả con vật, tả đồ vật, tả vật dụng trong gia đình… Đây là tài liệu hữu ích giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn của mình. Mời các em cùng tham khảo nội dung dưới đây:

50 bài văn mẫu lớp 3

71 câu ôn luyện từ và câu lớp 3

40 bài cảm thụ văn học lớp 3

Bài 1. Trong bài Con cò nhà thơ Chế Lan Viên có viết:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

Hai dòng thơ trên đa giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ và sâu sắc?

Bài làm

Qua hai dòng thơ trên, em cảm nhận được những điều đẹp đẽ và sâu sắc rằng: tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con thật to lớn và không bao giờ vơi cạn. Dù con đa khôn lớn, dù có “ đi hết đời” sống cả trọn cuộc đời, tình thương của mẹ đối với con vẫn còn sống mãi “vẫn theo con” để quan tâm lo lắng, giúp đỡ con, tiếp cho con thêm sức mạnh, có thể nói đó chính là tình thương bất tử.

Bài 2. Đọc câu thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:

” Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đa thức vì chúng con.”

a) Trong câu thơ trên những sự vật nào được so sánh với nhau?

b) Từ nào biểu hiện ý so sánh?

c) So sánh như thế nhằm mục đích gì?

Bài làm

a) Trong câu thơ trên, các sự vật được so sánh với nhau là : Những ngôi sao thức/ mẹ thức

b) Từ ngữ biểu hiện ý so sánh là từ “chẳng bằng”

c) Cách so sánh như thế giúp người đọc cảm nhận được người mẹ rất thương con, mẹ có thể thức thâu đêm suốt sáng để

canh cho con ngủ ngon giấc ; hơn cả những ngôi sao ” thức” soi sáng trong đêm, bởi vì khi trời sáng thì sao cũng không thể

thức được nữa.

Bài 3. Ca dao có câu:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen.

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Chỉ ra hình ảnh so sánh trong hai câu ca dao trên? Nêu cảm nhận của em về cách so sánh đó?(hình ảnh so sánh đó có ý nghĩa gì?)

Bài làm

Hình ảnh so sánh trong hai câu ca dao trên là: Bác Hồ với bông sen Tháp Mười.

Hai câu ca dao trên đa sử dụng biện pháp so sánh để ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của Bác Hồ, nhấn mạnh vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, gắn bó với quê hương đất nước Việt Nam (bông sen Tháp Mười) của Bác Hồ.

Bài 4. Đọc các câu thơ sau:

Những người chân đất thật thà

Em thương như thể thương bà ngoại em.

a) Em hiểu từ “chân đất”trong các câu thơ trên như thế nào ?

b) Đặt một câu với từ “chân đất”

Bài làm

a/ Nghĩa từ “chân đất” ở trong câu thơ ý nói là người nông dân

b) Đặt câu: Bố mẹ em là những người chân đất, hiền lành, chất phác.

Bài 5. Trong bài: “ Sao Mai”, Ý Nhi có viết:

Ngôi sao chăm chỉ Gà gáy canh tư Mặt trời ửng hồng

Là ngôi sao Mai Mẹ em xay lúa Bạn đi chơi hết

Em choàng trở dậy Lúa vàng như sao Sao Mai còn ngồi

Thấy sao thức rồi. Sao nhìn ngoài cửa. Làm bài mải miết.

Trong bài thơ trên, tác giả đa sử dụng biện pháp so sánh. Em hãy tìm các từ ngữ, hình ảnh thể hiện rõ điều đó ?

Bài làm

Các hình ảnh so sánh trong bài thơ là:

Ngôi sao chăm chỉ là ngôi sao Mai.

Mẹ em xay lúa, lúa vàng như sao.

Sự vật được nhân hóa là: Sao Mai. Từ ngữ thể hiện sự nhân hóa là: chăm chỉ, thức dậy, nhìn ngoài cửa, ngồi làm bài mải

miết.

Bài 6. Trong bài Tuổi Ngựa nhà thơ Xuân Quỳnh có viết:

Tuổi con là tuổi Ngựa
Nhưng mẹ ơi, đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách biển
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường.

Hãy cho biết: Người con muốn nói với mẹ điều gì? Điều đó cho ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ như thế nào?

Bài làm

Qua đoạn thơ, ta thấy người con muốn nói với mẹ: Tuổi con là Tuổi ngựa nên có thể chạy rất nhanh và đi rất xa.

Nơi con đến có thể rất xa mẹ (“cách núi cách rừng, cách sông cách biển”). Nhưng mẹ đừng buồn, vì con vẫn luôn nhớ đường để tìm về với mẹ (“Con tìm về với mẹ – Ngựa con vẫn nhớ đường”). Điều đó cho thấy tình cảm yêu thương và gắn bó sâu sâu nặng của người con đối với mẹ.

Bài 7. Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển, trong bài Cửa sông, nhà thơ Quang Huy viết:

Dù giáp mặt cùng biển
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng … nhớ một vùng núi non.

Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó.

Bài làm

Những hình ảnh nhân hóa: Cửa sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn; lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng nhớ một vùng núi non.

Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn cảm luôn gắn bó, thủy chung, không quên cội nguồn (nơi đa sinh ra) của mỗi con
người.

Bài 8. Trong bài thơ Mặt trời xanh của tôi, nhà thơ Nguyễn Viết Bình có viết:

Rừng cọ ơi! Rừng cọ!
Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi

Theo em, khổ thơ trên đa bộc lộ tình cảm của tác giả đối với rừng cọ của quê hương như thế nào?

Bài làm

Khổ thơ bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân (“Rừng cọ ơi! Rừng cọ!”) tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh “Mặt trời xanh của tôi” ở dòng thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xòe những cánh nhỏ dài trong xa như mặt trời đang tỏa những tia nắng xanh) mà còn bộc rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ quê hương.

Bài 9. Trong bài thơ Bè xuôi sông La, nhà thơ Vũ Duy Thông viết:

Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi

Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của sông La như thế nào?

Bài làm

Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp thật quến rũ của dòng sông La quê hương. Nhà thơ đã nhân hóa sông La một cách trìu mến như gọi một con người. Cách so sánh dòng sông La “Trong veo như ánh mắt” làm cho ta thấy sắc màu trong xanh của dòng sông cũng đậm đà tình cảm. Những lũy tre rủ bóng xuống mặt sông cũng được nhân hóa thành: “Bờ tre xanh im mát. Mươn mướt đôi hàng mi” Vẻ đẹp của dòng sông, của bờ tre chẳng khác nào vẻ đẹp của một người con gái quê hương. Đó cũng chính là vẻ đẹp đậm đà tình cảm yêu thương gắn bó với con người.

Bài 10. Trong bài thơ Dòng sông mặc áo, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có viết như sau:

Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai.

Những câu thơ trên đa giúp em phát hiện ra vẻ đẹp gì của dòng sông quê hương tác giả?

Bài làm

Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ đã miêu tả dòng sông quê hương thật đẹp: Sông cũng như người được mang trên mình chiếc áo rất đặc biệt. Đó là chiếc áo vừa có hương thơm (“thơm đến ngẩn ngơ”) vừa có màu hoa thật đẹp và hấp dẫn (“ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai”). Dòng sông được mặc chiếc áo đó dường như trở nên đẹp hơn và làm cho tác giả thấy ngỡ ngàng, xúc động.

Tải file PDF hoặc DOC để tham khảo chi tiết.

]]>
https://quatangtiny.com/40-bai-cam-thu-van-hoc-lop-3-33441/feed 0
Bộ đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3 https://quatangtiny.com/bo-de-on-tap-mon-tieng-viet-lop-3-38267 https://quatangtiny.com/bo-de-on-tap-mon-tieng-viet-lop-3-38267#comments Fri, 23 Oct 2020 08:36:26 +0000 https://quatangtiny.com/bo-de-on-tap-mon-tieng-viet-lop-3-38267

Related posts:

  1. Bài văn mẫu Lớp 8: Bài viết số 2 (Đề 1 đến Đề 4)
  2. Bài viết số 1 lớp 8: Đề 1 đến Đề 3 (Dàn ý + 27 mẫu)
  3. Truyện ngắn về thầy cô ngày 20/11 cảm động
]]>
Bộ đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3

Bộ đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3, 35 đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3 là tài liệu vô cùng bổ ích mà Tài Liệu Học Thi muốn gửi đến quý thầy cô, các em học sinh cùng tham

Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn 35 đề ôn tập môn tiếng Việt lớp 3 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.

Bộ đề ôn tập môn tiếng Việt lớp 3 là tài liệu vô cùng bổ ích, giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức môn tiếng Việt lớp 3 để bước vào năm học mới đạt kết quả tốt. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

35 đề ôn luyện môn tiếng Việt lớp 3

Đề số 01

* ĐỌC HIỂU

Đọc thầm bài văn sau:

HÃY CAN ĐẢM LÊN

Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng. Đường núi lắm dốc hiểm trở nhưng cuối cùng tôi cũng lên được nơi mình thích. Nửa tháng nay, toàn phải ở nhà học, bây giờ tôi chằng khác nào “ chim được sổ lồng” cứ chạy hết góc này đến góc khác để ngắm cảnh đồi núi và mải mê hái quả ăn.

Tôi say sưa với cảnh đồi núi mãi đến tận trưa mới chịu về. Đang trên đà xuống dốc thì phanh xe bỗng nhiên bị hỏng. Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên. Tim tôi như vỡ ra làm trăm mảnh. Hai bên đường là vực thẳm, con đường thì ngoằn ngoèo, có đoạn bị cây cối che khuất. Lúc này tôi chỉ biết là mình đang gặp nguy hiểm và có thể phải chết. Tôi định nhắm mắt buông xuôi để chiếc xe lao vào đâu cũng được thì trong đầu bỗng lóe lên một suy nghĩ: phải cầm chắc tay lái và nghĩ tới một điều may mắn đang chờ ở phía trước. Cố gắng cầm ghi đông thật chặt, tôi tập trung chú ý vào đoạn đường mình sẽ qua. Thế rồi chiếc xe vẫn lao xuống vùn vụt nhưng tôi cảm thấy an toàn hơn nhiều vì rất bình tĩnh. Cuối cùng xe cũng vượt qua được đoạn dốc một cách an toàn. Tôi thở phào nhẹ nhõm !

Bạn ạ, dù ở trong hoàn cảnh nào, nếu có lòng cna đảm vượt lên chính mình để chiến thăng nỗi sợ hãi thì bạn sẽ vượt qua được hết mọi nguy hiểm , khó khăn.

( Theo Hồ Huy Sơn)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Để giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập, bạn nhỏ trong bài văn đã làm gì ?

a, Đi chơi công viên.

b, Đi cắm trại.

c, Lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng.

2. Điều gì xảy ra với bạn nhỏ trên đường về nhà ?

a, Bạn bị ngã.

b, Phanh của bạn bị hỏng.

c, Có một cây gỗ chặn ngang đường.

3. Những câu văn nào nói về tình thế nguy hiểm của bạn nhỏ?

a, Đang trên đà xuống dốc thì phanh xe bỗng nhiên bị hỏng.

b, Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên.

c, Tim tôi như vỡ ra làm trăm mảnh.

d, Hai bên đường là vực thẳm, con đường thì ngoằn ngoèo, có đoạn bị cây cối che khuất.

4. Trước sự nguy hiểm, bạn nhỏ đã làm gì ?

a, Buông xuôi , không lái để xe tự lao đi.

b, Nghĩ tới một điều may mắn đang chờ phía trước, bình tĩnh, can đảm cầm chắc ghi đông để điều khiển xe xuống dốc.

c, Tìm cách nhảy ra khỏi xe.

5. a, Hãy viết tiếp vào chỗ trống để có câu văn nói lên bài học rút ra từ câu chuyện.

Các bạn ạ, dù trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm nào, nếu……………….

………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

………………………………………………………………………….

b, Hãy viết từ 2-3 câu để nêu lên ý nghĩa câu chuyện:

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

* LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Dòng nào nêu đúng các từ chỉ sự vật trong câu văn: “Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng.” ?

a, không khí, xe, núi, ngắm, cảnh, hoa quả, rừng.

b, hôm , xe, núi, thưởng thức, hoa, quả, rừng.

c, hôm, không khí, xe, núi, hoa quả, rừng.

2. Những câu văn nào có hình ảnh so sánh?

a, Tôi chẳng khác nào “ chim được sổ lồng”.

b, Tôi say sưa với cảnh đồi núi mãi đến tận trưa mới chịu về

c, Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên

d, Tim tôi như vỡ ra làm trăm mảnh.

3. Điền tiêp svào chỗ trống để có hình ảnh so sánh.

a, Cảnh rừng núi đẹp như ………………………………

b, Con đường ngoằn ngoèo uốn lượn như………….

…………………………………………………………………….

4. Nối hình ảnh so sánh ở cột trái với nghĩa thích hợp ở cột phải.

5. Những từ ngữ nào có thể điền vào chỗ trống trong câu “ Tình thế của tôi như ….” để có hình ảnh so sánh nói về tình thế nguy hiểm của bạn nhỏ trong bài ?

a, trứng chọi đá.

b, ngàn cân treo sợi tóc.

c, nước sôi lửa bỏng.

* LUYỆN NÓI – VIẾT

1. Dũng cảm là một đức tính của người đội viên. Trong lịch sử có nhiều đội viên dũng cảm đã trở thành tấm gương sáng cho nhiều thế hệ Thiếu nhi Việt Nam noi theo như Kim Đồng, Vừ A Dính, Dương Văn Nội, Kơ-pa-kơ-lơng, Nguyễn Bá Ngọc,…

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể về một đội viên dũng cảm.

Đề số 02

* ĐỌC HIỂU

Đọc thầm bài văn sau:

THẦY GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Giờ học Giáo dục công dân, thầy bước vào lớp với vẻ mặt tươi cười. Cả lớp đứng dậy chào thầy. Ở cuối lớp , Nam vẫn nằm gục trên bàn ngủ khì khì. Thầy cau mày từ từ bước xuống. Khác với suy nghĩ của chúng tôi, thầy đặt tay lên vai Nam rồi nói nhẹ nhàng: “ Tỉnh dậy đi em! Vào học rồi, công dân bé nhỏ ạ!”.

Thầy quay bước đi lên trước lớp và nói: “ Hôm nay chúng ta sẽ kiểm tra 15 phút. Các em hãy nghiêm túc làm bài cho tốt nhé. Thầy rất mong các em có tính độc lập và tự giác cao trong học tập”.

“ Thôi chết tôi rồi! Hôm qua thằng Nam rủ tôi đi đá bóng suốt cả buổi chiều. Làm thế nào bây giờ ?”.

Bỗng lúc ấy có người gọi thầy ra gặp. Tôi sung sướng đến phát điên lên. Tôi mở vội sách ra, cho vào ngăn bàn, cúi sát đầu xuống để nhìn cho rõ và chép lấy chép để. Bỗng một giọng nói trầm ấm vang lên từ phía sau lưng tôi: “ Em ngồi như vậy sẽ vẹo cột sống và cận thị đấy! Ngồi lại đi em!”. Tôi bối rối, đầu cúi gằm, tim đập loạn xạ, chân tay run rẩy…

Thầy quay bước đi lên trước lớpcứ như không hề biết tôi đã giở sách vậy. Tôi xấu hổ khi bắt gặp cái nhìn như biết nói của thầy . Bài kiểm tra đã làm gần xong nhưng sau một hồi suy nghĩ, tôi chỉ nọp cho thầy một tờ giấy có hai chữ “ Bài làm” và một câu: “ Thưa thầy, em xin lỗi thầy!”. Nhận bài kiểm tra từ tay tôi, thầy lặng đi rồi mỉm cười như muốn nói: “ Em thật dũng cảm!”.

Tôi như thấy trong lòng mình thanh thản, nhẹ nhõm. Bầu trời hôm nay như trong xanh hơn. Nắng và gió cũng líu ríu theo chân tôi về nhà.

( Theo Nguyễn Thị Mỹ Hiền)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Thầy giáo làm khi thấy Nam ngủ gật trong lớp ?

a, Thầy giáo gọi Nam dậy và nhắc nhở.

b, Thầy yêu cầu bạn ngồi bên cạnh gọi Nam dậy.

c, Thầy đặt tay lên vai Nam rồi nói nhẹ nhàng: “ Tỉnh dậy đi em! Vào học rồi, công dân bé nhỏ ạ!”.

2. Vì sao bạn nhỏ trong câu chuyện không làm được bài kiểm tra ?

a, Vì bạn bị mệt.

b, Vì hôm trước bạn mải chơi đá bóng suốt cả buổi chiều, không học bài.

c, Vì bạn không hiểu đề bài.

3. Nhìn thấy bạn nhỏ cúi sát đầu vào ngăn bàn chép bài, thầy giáo đã làm gì ?

a, Thầy lờ đi như không biết.

b, Thầy nhẹ nhàng nói: “ Em ngồi như vậy sẽ vẹo cột sống và cận thị đấy! Ngồi lại đi em!”.

c, Thầy thu vở không cho bạn chép tiếp.

4. Vì sao bạn nhỏ không nộp bài kiểm tra mặc dầu đã chép gần xong?

a, Vì bạn thấy có lỗi trước lòng vị tha, độ lượng của thầy.

b, Vì bạn sợ các bạn trong lớp đã biết việc mình chép bài.

c, Vì bạn sợ bị thầy phạt.

5. Hành động nào của bạn nhỏ khiến em thấy bất ngờ, thú vị nhất? Vì sao?

………………………………………………………………

b, Hành động nào của thấy giáo dục công dân khiến em thấy cảm phục nhất? Vì sao?

……………………………………………………………….

………

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/bo-de-on-tap-mon-tieng-viet-lop-3-38267/feed 1
71 câu ôn luyện từ và câu lớp 3 https://quatangtiny.com/71-cau-on-luyen-tu-va-cau-lop-3-33169 https://quatangtiny.com/71-cau-on-luyen-tu-va-cau-lop-3-33169#respond Fri, 23 Oct 2020 04:34:25 +0000 https://quatangtiny.com/71-cau-on-luyen-tu-va-cau-lop-3-33169

Related posts:

  1. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  2. Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến (Dàn ý + 11 mẫu)
  3. Nghị luận về câu Biển học là mênh mông sách vở chỉ là vùng biển gần bờ (Dàn ý + 4 mẫu)
]]>
71 câu ôn luyện từ và câu lớp 3

71 câu ôn luyện từ và câu lớp 3, 71 câu ôn luyện từ và câu lớp 3 mang tới các dạng bài tập của phần rèn luyện từ và câu, giúp các em học sinh lớp 3 nắm vững kiến

71 câu ôn luyện từ và câu lớp 3 mang tới các dạng bài tập của phần rèn luyện từ và câu, giúp các em học sinh lớp 3 nắm vững kiến thức, học thật tốt môn Tiếng Việt. Nhờ đó sẽ đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết dưới đây:

71 câu ôn luyện từ và câu lớp 3

Câu 1. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

Tán bàng xòe ra giống như…. (cái ô, mái nhà, cái lá).

Câu 2. Điền tiếp vào chỗ trống để câu có hình ảnh so sánh.

Những lá bàng mùa đông đỏ như… ……………… (ngọn lửa, ngôi sao, mặt trời).

Câu 3. Những câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh:

A. Những chú gà con chạy như lăn tròn.
B. Những chú gà con chạy rất nhanh.
C. Những chú gà con chạy tung tăng.

Câu 4. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

– Tiếng suối ngân nga như……………………..

Câu 5. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

– Mặt trăng tròn vành vạnh như………………

Câu 6. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

– Trường học là………………….

Câu 7. Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

– Mặt nước hồ trong tựa như…………..

Câu 8. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

Sương sớm long lanh như …….. (những hạt ngọc, làn mưa, hạt cát)

Câu 9. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

Nước cam vàng như…………… (mật ong, lòng đỏ trứng gà, bông lúa chín)

Câu 10. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

Hoa xoan nở từng chùm như………….. (những chùm sao, chùm nhãn, chùm vải)

Câu 11. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi “thế nào”

Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.

Câu 12. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi “thế nào”

Bạn Tuấn rất khiêm tốn và thật thà.

Câu 13. Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu sau:

Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
………………………………………………

Câu 14. Câu: “Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.” được viết theo mẫu câu nào?

A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
D. Cái gì thế nào?

Câu 15. Câu ” Em còn giặt bít tất” thuộc mẩu câu

A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Cả a, b đều đúng
D. Cả a, b đều sai

Câu 16. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm:

Em muốn giúp mẹ nhiều hơn, để mẹ đỡ vất vả
………………………………………………

Câu 17. Câu “ Ông lão đào hũ bạc lên, đưa cho con” thuộc mẫu câu nào em đã học?

A. Ai làm gì?
B. Ai là gì?
C.Ai thế nào?.
D. Cả a, b, c đều sai.

Câu 18. Trong câu “Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền’’, từ chỉ hoạt động là:

A. Vất vả.
B. Đồng tiền.
C. Làm lụng.

Câu 19. Câu văn được viết theo mẫu Ai làm gì? là:

A. Anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn.
B. Bé con đi đâu sớm thế?
C. Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!

Câu 20. Câu văn được viết theo mẫu câu Ai thế nào? Là:

A. Nào, bác cháu ta lên đường!
B. Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh.
C. Trả lời xong, Kim Đồng quay lại.

Câu 21: Câu văn có hình ảnh so sánh là:

a) Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai tay.
b) Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người.
c) Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa.

Câu 22: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? nói về anh Kim Đồng:

………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 23: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau:

Tháng mười một vừa qua trường em tổ chức hôi thi văn nghệ thể thao để chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11.

Câu 24. Trong câu văn: “Bố là niềm tự hào của cả gia đình tôi”. Là kiểu câu nào?

a. Ai là gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai làm gì?

Câu 25. Dòng nào thể hiện là khái niệm của từ “cộng đồng”

a. Những người cùng làm chung một công việc.
b. Những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực, gắn bó với nhau.
c. Những người cùng nòi giống.

Câu 26. Tìm cặp từ trái nghĩa với nhau:

A. Thông minh – sáng dạ
b. Cần cù – chăm chỉ
c. Siêng năng – lười nhác

Câu 27. Dòng nào dưới đây viết đúng chính tả?

a. Cư xử, lịch xự.
B. Cơm chín, chiến đấu
c. Dản dị, huơ vòi

Câu 28. Dòng nào dưới đây thể hiện tính tốt của người học sinh:

a. Trong giờ học còn hay nói chuyện.
b. Chưa làm bài đầy đủ, chưa học thuộc bài trước khi tới lớp.
c. Ngoan ngoãn, học tập chuyên cần.

Câu 29. Tìm cặp từ trái nghĩa với nhau:

a. Siêng năng – lười nhác
b. Thông minh – sáng dạ
c. Cần cù – chăm chỉ

Câu 30. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi “làm gì?”

Hòa giúp mẹ xếp ngô lên gác bếp.

Câu 31. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động được so sánh trong câu văn dưới đây:

Ngựa phi nhanh như tên bay.

Câu 32. Điền từ so sánh ở trong ngoặc vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho phù hợp:

Đêm ấy, trời tối đen ……. mực. ( như,là, tựa )

Câu 33. Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo câu có hình ảnh so sánh.

Tiếng trống ngày tựu trường rộn rã như…

(một đàn ong ca, tiếng trống hội , tiếng ve kêu)

Câu 34. Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo câu có hình ảnh so sánh.

Giọng cô ấm như… (nắng mùa thu, đàn ong ca, tiếng thác)

Câu 35. Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo câu có hình ảnh so sánh.

Tiếng ve đồng loạt cất lên như………………………………………………………..

(một dàn đồng ca, đàn ong ca, đàn chim hót)

Câu 36. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

Ông ngoại đèo tôi đến trường.

………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 37. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.

………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 38. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

Mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.

(Ai âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng?)

………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 39. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.

………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 40. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

Em là hội viên của một câu lạc bộ thiếu nhi phường.

………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 41. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập.

………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 42. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.

………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 43. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ.

………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 44. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

Ba mẹ dẫn tôi đi chơi.

………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 45. Câu “Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm” thuộc kiểu câu nào?

Ai làm gì? B.Ai thế nào? C.Ai là gì?

Câu 46. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi “làm gì?”

Đàn chim én đang sải cánh trên bầu trời xanh.

Câu 47. Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi “làm gì?”

Bà nội dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.

Câu 48. Đàn cá đang tung tăng bơi lội. Từ chỉ hoạt động là?

a. Đàn cá
b. đang tung tăng
c. bơi
d. tung tăng bơi lội

Câu 49. Câu nào có sự vật so sánh ?

a. Trẻ em như búp trên cành
b. Biết ăn biết ngủ học hành là ngoan.

Câu 50. Gạch chân sự vật so sánh trong câu sau: Trăng tròn như cái dĩa.

Câu 51. Tìm từ chỉ hoạt động trong câu:

“Nước trong leo lẻo cá đớp cá
Trời nắng chang chang người trói người”

a. nước, cá, người.
b. nắng chang chang, nước trong veo.
c. đớp, trói.
d. a,b,c đều sai

Câu 52. Tìm 2 từ chỉ gộp những người trong gia đình.

………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 53. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây .

Ông em bố em và chú em đều thợ mỏ .

Câu 54. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm :

Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân .

………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 55. Câu “ Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá” thuộc mẫu câu:

a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?
d. a,b,c đều sai

Câu 56. Câu nào sau đây được cấu tạo theo mẫu câu “Ai là gì?”

a. Người mẹ không sợ Thần Chết.
b. Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con.
c. Người mẹ là người rất dũng cảm.
d. Tất cả đều sai

Câu 57. Bộ phận gạch chân trong câu: “Anh Kim Đồng rất bình tĩnh và nhanh trí.” Trả lời cho câu hỏi nào?

a. Là gì?
b. Làm gì?
c. Thế nào?
d. Tất cả đều sai

Cậu 58. Câu “Thành phố sắp vào thu” thuộc mẫu câu nào?

a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?
d. a, b, c đều sai

Câu 59. Trong câu “Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền’’, từ chỉ hoạt động là:

a. Vất vả.
b. Đồng tiền.
c. Làm lụng.
d. mới biết

Câu 60. Trong câu: Đàn sếu đang sải cánh trên cao .

a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?
d. Cả a, b, c đều sai.

Câu 61. Gạch chân từ chỉ trạng thái trong câu sau:

Ông đang rất buồn.

Câu 62. Những từ ngữ nào chỉ gộp những người trong gia đình?

a. Công nhân, nông dân, trí thức.
b. Ông bà, cha mẹ, anh chị.
c. Thầy giáo, cô giáo, học sinh.
d. Chú bác, các thầy, con cái.

Câu 63. Gạch 1 gạch trả lời bộ phận “Ai”, gạch 2 gạch trả lời cho bộ phận “Làm gì”?

Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.

Câu 64. Gạch dưới hình ảnh so sánh trong câu sau:

Nhìn từ xa, Bảo tàng Hồ Chí Minh giống như một bông sen trắng khổng lồ.

Câu 65. Câu nào sau đây không có hình ảnh so sánh.

a) Hoa cau rụng trắng ngoài hè.
b) Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
c) Tiếng mưa trong rừng cọ như ào ào trận gió.
d) Câu a, c đều đúng.

Câu 66. Thêm vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu có hình ảnh so sánh

a) Những cánh diều liệng trên trời như……………………………………………..
b) Mắt chú mèo nhà em tròn xoe như…….. ………………………………………
c) Những đám mây trắng nõn như…… ……………………………………………..

Câu 67. Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để được câu có hình ảnh so sánh.

Ông lão cười vui như………………………. .

Câu 68. Trong câu “Có làm lụng vất và người ta mới biết quí đồng tiền.”. từ chỉ hoạt động là:

a. Đồng tiền
b. vất vả
c. làm lụng
d. Cả 3 ý đều đúng

Câu 69. Câu “Quỳnh khẽ gật đầu chào lại” thuộc mẫu câu nào?

a. Ai – làm gì?
b. Ai – là gì?
c. Ai – thế nào?
d. Cả câu a và c đúng.

Câu 70. Câu nào dưới đây viết đúng dấu phẩy?

a. Ếch con, ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.
b. Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
c. Ếch con, ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
d. Các câu a, b, c đều sai.

Câu 71.

a. Viết 3 câu có hình ảnh so sánh

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

b. Viết 3 câu có hình ảnh nhân hóa

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

]]>
https://quatangtiny.com/71-cau-on-luyen-tu-va-cau-lop-3-33169/feed 0