ôn tập tiếng việt lớp 4 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 16:06:01 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.10 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png ôn tập tiếng việt lớp 4 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 35 đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4 https://quatangtiny.com/35-de-on-tap-mon-tieng-viet-lop-4-32774 https://quatangtiny.com/35-de-on-tap-mon-tieng-viet-lop-4-32774#respond Fri, 23 Oct 2020 19:30:47 +0000 https://quatangtiny.com/35-de-on-tap-mon-tieng-viet-lop-4-32774

Related posts:

  1. Bài văn mẫu Lớp 8: Bài viết số 2 (Đề 1 đến Đề 4)
  2. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  3. Bài viết số 1 lớp 8: Đề 1 đến Đề 3 (Dàn ý + 27 mẫu)
]]>
35 đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4

35 đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4, 35 đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4 là tài liệu ôn tập và luyện thi học kỳ môn Tiếng Việt lớp 4 dành cho các em học sinh. Mời các

Đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức của môn Tiếng Việt trước khi bước vào kỳ thi học kì 2, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các em Bộ 35 đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 4 năm 2016 – 2017 theo Thông tư 22

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm học 2016 – 2017

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2016 – 2017

35 ĐỀ ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT LỚP 4

ĐỀ 1

I. Đọc thầm và làm bài tập:

Câu chuyện về túi khoai tây

Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

Chỉ sau mộ thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chụi ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.”

Lại Thế Luyện

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Thầy giáo mang tíu khoai tây đến lớp để làm gì?

a. Để cho cả lớp liên hoan.

b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.

c. Để cho cả lớp học môn sinh học.

2. Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái?

a. Đi đâu cũng mang theo túi khoai tây kè kè phiền toái.

b. Các củ khoai tây thối rữa, rỉ nước.

c. Cả hai ý trên.

3. Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác?

a. Vì oán giận hay thù ghét người khác không mang lại điều gì tốt đẹp mà chỉ gây thêm phiền toái cho chúng ta.

b. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta troa tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.

c. Cả hai ý trên.

4. Cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị?

a. Thầy tự mang khoai tây đến lớp mà không bắt bạn nào phải mua.

b. Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.

c. Thầy không cho làm bài vào vở mà viết lên khoai tây.

5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Con người sống phải biết tha thứ cho nhau.

b. Con người sống phải biết thương yêu nhau.

c. Con người sống phải biết chia sẻ cho nhau.

II. Luyện từ và câu:

1. Từ nào sau đây có đủ cả ba bộ phận của tiếng?

a. ta b. oán c. ơn

2. Trong ba bộ phận của tiếng, bộ phận nào có thể không có?

a. Vần b. Thanh c. Âm đầu

3. Bộ phận âm đầu của tiếng “quà” là gì?

a. q b. qu c. Cả hai ý trên

4. Bộ phận vần của tiếng “oán” là gì?

a. oa b. an c. oan

5. Tiếng “ưa” có những bộ phận nào?

a. Âm đầu “ưa”, vần “a” , thanh ngang.

b. Âm đầu “ưa”, vần ưa”, không có thanh.

c. Không có âm đầu, vần” ưa”, thanh ngang.

III. Cảm thụ văn học:

Trong câu chuyện trên, người thầy giáo có nói: “Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.

Theo em, vì sao thầy giáo lại cho rằng tha thứ lại chính là món quà tốt đẹp dành tặng cho chính bản thân chúng ta? Em hiểu lời nói của thầy giáo có ý nghĩa gì?

IV. Tập làm văn:

Em hãy kể lại Câu chuyện về túi khoai tây bằng lời kể của thầy giáo.

ĐỀ 2

I. Đọc thầm và làm bài tập:

SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ

“Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể làm thay đổi
Hoặc tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của người khác.”

Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.

Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”

Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.

Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khácc biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

Ngọc Khánh

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Vì sao nhân vật “tôi” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?

a. Vì thấy mình chưa vội lắm.

b. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.

c. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.

2. Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “tôi” lại cảm thấy bực mình và hối hận?

a. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình.

b. Vì thấy mãi không đến lượt mình.

c. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.

3. Việc gì xảy ra khiến nhân vật “tôi” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”?

a. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét.

b. Vì đã mua được tem thư.

c. Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau.

4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.

b. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm giúp đỡ người khác.

c. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn.

II. Luyện từ và câu:

1. Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”

a. Báo hiệu bộ phận đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật.

b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.

c. Cả hai ý trên.

2. Các cụm từ có trong ngoặc đơn có thể điền vào chỗ trống nào trong đoạn văn sau:

Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được………… đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu…………và …………….. vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một ………………… của mình cũng có thể làm …………, làm……………… hoặc tạo nên sự khác biệt và ………………………………của một người khác.

(sự quan tâm của mình; biết quên mình đi; biết chia sẻ với người khác; cử chỉ nhỏ; bình dị; ấm lòng; thay đổi; ý nghĩa cho cuộc sống)

3. Nội dung câu chuyện trên phù hợp với câu tục ngữ nào dưới đây?

a. Ở hiền gặp lành.

b. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

c. Thương người như thể thương thân.

III. Cảm thụ văn học:

Trong câu chuyện trên, nhân vật “tôi” nói rằng mình đã biết “quên mình đi”, em hiểu điều đó có ý nghĩa gì?

IV. Tập làm văn

Em hãy kể lại câu chuyện trên bằng lời của người phụ nữ có con nhỏ.

]]>
https://quatangtiny.com/35-de-on-tap-mon-tieng-viet-lop-4-32774/feed 0
Bài tập Luyện từ và câu lớp 4 https://quatangtiny.com/bai-tap-luyen-tu-va-cau-lop-4-33876 https://quatangtiny.com/bai-tap-luyen-tu-va-cau-lop-4-33876#respond Fri, 23 Oct 2020 17:58:19 +0000 https://quatangtiny.com/bai-tap-luyen-tu-va-cau-lop-4-33876

Related posts:

  1. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  2. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  3. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
]]>
Bài tập Luyện từ và câu lớp 4

Bài tập Luyện từ và câu lớp 4, Bài tập Luyện từ và câu lớp 4 là tài liệu giúp các em ôn tập kiến thức về danh từ, động từ, tính từ lớp 4. Thông qua việc luyện tập

Bài tập Luyện từ và câu lớp 4

Các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 4 là những dạng bài tập về phân biệt danh từ, động từ và tính từ trong tiếng Việt lớp 4. Tài liệu này giúp các em ôn tập kiến thức về danh từ như danh từ chung, danh từ riêng, động từ, tính từ nhằm phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt tốt hơn. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tải về trọng bộ bài tập Luyện từ và câu lớp 4 để tham khảo và ôn luyện. Chúc quý thầy cô và các em học sinh có những tiết học bổ ích.

Danh từ

Bài 1: Xác định danh từ trong đoạn văn sau:

Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.

Bài 2: Tìm các danh từ có trong đoạn thơ sau:

a. Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.

b. Bà đắp thành lập trại
Chống áp bức cường quyền
Nghe lời bà kêu gọi
Cả nước ta vùng lên.

Bài 3: Xác định các danh từ trong đoạn văn sau:

“Bản làng đã thức giấc. Đó đây ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm tiếng gọi nhau í ới”.

Bài 4: Tìm danh từ có trong câu văn sau:

Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

Bài 5: Xác định từ loại của các từ: “niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ” và tìm thêm các từ tương tự.

Bài 6: Tìm từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động và chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ sau:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang.

Động từ

Bài 1: Gạch dưới động từ trong mỗi cụm từ sau:

a. trông em d. quét nhà h. xem truyện

b. tưới rau e. học bài i. gấp quần áo

c. nấu cơm g. làm bài tập

Bài 2: Tìm danh từ, động từ trong các câu văn:

a. Vầng trăng tròn quá, ánh trăng trong xanh toả khắp khu rừng.

b. Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.

c. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vạc.

Bài 3: Xác định từ loại trong các từ của các câu:

a. Nước chảy đá mòn.

b. Dân giàu, nước mạnh.

Bài 4: Xác định từ loại:

Nhìn xa trông rộng

Nước chảy bèo trôi

Phận hẩm duyên ôi

Vụng chèo khéo chống

Gạn đục khơi trong

Ăn vóc học hay.

Bài 5: Xác định từ loại:

a. Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao.

b. Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng.

Bài 6: Tìm danh từ, động từ trong các câu sau:

Trên nương, mỗi người một việc, người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô.

Bài 7: Viết đoạn văn (5 – 7 câu) kể về những việc em làm vào một buổi trong ngày. Gạch dưới các động từ em đã dùng.

Tính từ

Bài 1: Viết các tính từ sau vào từng cột cho phù hợp: xanh biếc, chắc chắn, tròn xoe, lỏng lẻo, mềm nhũn, xám xịt, vàng hoe, đen kịt, cao lớn, mênh mông, trong suốt, chót vót, tí xíu, kiên cường, thật thà.

A

Tính từ chỉ màu sắc

B

Tính từ chỉ hình dáng

C

Tính từ chỉ tính chất phẩm chất

Bài 2: Viết tính từ miêu tả sự vật ghi ở cột trái vào mỗi cột phải:

Từ chỉ sự vật

Tính từ chỉ màu sắc của sự vật

Tính từ chỉ hình dáng của sự vật

Cái bút

Cái mũ

Bài 3: Gạch dưới những tính từ dùng để chỉ tính chất của sự vật trong đoạn văn:

“Từ trên trời nhìn xuống, phố xá Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm. Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc”.

Bài 4: Đánh dấu x vào chỗ trống nêu cách thể hiện mức độ tính chất đặc điểm của mỗi tính từ ở cột trái

Tính từ

Thêm tiếng để tạo ra các TG hoặc TL

Thêm các từ chỉ mức độ (rất, lắm vào trước hoặc sau)

Dùng cách so sánh

hơi nhanh

x

vội quá

đỏ cờ

tím biếc

mềm vặt

xanh lá cây

chầm chậm

khá xinh

thẳng tắp

Chọn 1 từ ở cột trái để đặt câu.

Bài 5: Tìm tính từ trong khổ thơ sau:

“Việt Nam đẹp khắp trăm miền

Bốn mùa một sắc trời riêng đất này

Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây

Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.

Sum sê xoài biếc, cam vàng

Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi”

Bài 6: Hãy tìm 5 từ ghép, 5 từ láy nói về tình cảm, phẩm chất của con người. Đặt 1 câu với một trong số những từ vừa tìm được.

Bài 7:

  1. Hãy chỉ ra tính từ (nếu có) trong câu sau:

Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

  1. Đặt 1 câu trong đó có chủ ngữ là một tính từ.

Bài 8: Hãy tìm 2 từ ghép và 2 từ láy nói về những đức tính của người học sinh giỏi.

Bài 9:

  1. Tìm 2 từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ “chăm chỉ”. Đặt câu với từ vừa tìm.
  2. Tìm 2 từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ “dũng cảm”.

Bài 10: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong 2 câu thơ của Bác Hồ:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót, chim kêu suốt cả ngày”.

Bài 11:

“Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ. Vì sao?

Ôn tập Luyện từ và câu lớp 4

Bài 1: “Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn”.

  1. Tìm các tính từ có trong câu văn.
  2. Nhận xét về từ loại của các từ “cái béo, mùi thơm”.

Bài 2: Hãy tách thành các từ loại (DT, ĐT, TT) trong đoạn thơ sau:

Bút chì xanh đỏ

Em gọt hai đầu

Em thử hai màu

Xanh tươi, đỏ thắm

Em vẽ làng xóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát.

Bài 3: Tìm DT, ĐT, TT có trong khổ thơ sau:

Em mơ làm gió mát

Xua bao nỗi nhọc nhằn

Bác nông dân cày ruộng

Chú công nhân chuyên cần.

Bài 4: Xác định từ loại của các từ sau: niềm vui, vui tươi, vui chơi, yêu thương, đáng yêu, tình yêu, thương yêu, dễ thương.

]]>
https://quatangtiny.com/bai-tap-luyen-tu-va-cau-lop-4-33876/feed 0