ôn thi đại học môn Vật lý – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 11:06:17 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.10 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png ôn thi đại học môn Vật lý – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 370 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý – 6 phần https://quatangtiny.com/370-cau-trac-nghiem-ly-thuyet-vat-ly-30428 https://quatangtiny.com/370-cau-trac-nghiem-ly-thuyet-vat-ly-30428#respond Fri, 23 Oct 2020 21:14:21 +0000 https://quatangtiny.com/370-cau-trac-nghiem-ly-thuyet-vat-ly-30428

Related posts:

  1. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  2. Phân tích hình tượng con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
  3. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
]]>
370 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý – 6 phần

370 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý – 6 phần, 370 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý – 6 phần

TỔNG HỢP LÍ THUYẾT MÔN VẬT LÍ – PHẦN 1

Giáo viên: ĐẶNG VIỆT HÙNG

Câu 1: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là
A. Bước sóng của ánh sáng kích thích.
B. Bước sóng riêng của kim loại đó.
C. Bước sóng giới hạn của ánh sáng kích thích đối với kim loại đó
D. Công thoát của electron ở bề mặt kim loại đó.

Câu 2: Hạt nhân A đang đứng yên thì phân rã thành hạt nhân B có khối lượng mB và hạt α có khối lượng mα. Tỉ số động năng của hạt nhân B và động năng hạt α ngay sau phân rã bằng:

Câu 3: Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì
A. Hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
B. Hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
C. Năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.
D. Năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.

Câu 4: Quá trình phân rã của một chất phóng xạ
A. Phụ thuộc vào chất đó ở dạng đơn chất hay hợp chất
B. Phụ thuộc vào nhiệt độ cao hay thấp
C. Phụ thuộc vào chất đó ở trạng thái nào (rắn, lỏng, khí)
D. Xảy ra như nhau trong mọi điều kiện

Câu 5: Trong phản ứng hạt nhân
A. Tổng năng lượng ñược bảo toàn
B. Tổng khối lượng của các hạt được bảo toàn
C. Tổng số nơtron được bảo toàn
D. Động năng được bảo toàn

Câu 6: Chọn phát biểu sai.
A. Đối với mỗi kim loại dùng làm catốt, ánh sáng kích thích phải có bước sóng nhỏ hơn trị số λ0 nào đó, thì mới gây ra hiện tượng quang điện.
B. Dòng quang điện triệt tiêu khi hiệu điện thế giữa anốt và catốt bằng không.
C. Khi hiện tượng quang điện xảy ra, cường độ dòng quang điện bão hoà tỉ lệ với cường độ của chùm sáng kích thích.
D. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt bằng không vẫn tồn tại dòng quang điện.

Câu 7: Các electron quang điện bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi ánh sáng kích thích chiếu vào bề mặt kim loại có
A. Cường độ sáng rất lớn.
B. Bước sóng nhỏ hơn hay bằng một giới hạn xác định.
C. Bước sóng lớn.
D. Bước sóng nhỏ.

Câu 8: Con lắc đơn dao động nhỏ trong một điện trường đều có phương thẳng đứng hướng xuống, vật nặng có điện tích dương; biên độ A và chu kỳ dao động T. Vào thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng thì đột ngột tắt điện trường. Chu kỳ và biên độ của con lắc khi đó thay đổi như thế nào? Bỏ qua mọi lực cản.
A. Chu kỳ giảm biên độ giảm B. Chu kỳ giảm; biên độ tăng
C. Chu kỳ tăng; biên độ giảm D. Chu kỳ tăng; biên độ tăng

Câu 9: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại dùng làm catốt tuỳ thuộc vào
A. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của tế bào quang điện.
B. Bước sóng của ánh sáng chiếu vào catốt.
C. Bản chất của kim loại đó.
D. Điện trường giữa anốt và catốt.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Sóng điện từ là sóng ngang.
B. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ.
C. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ.
D. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không

TỔNG HỢP LÍ THUYẾT MÔN VẬT LÍ – PHẦN 2

Câu 1: Một mạch chọn sóng dây có hệ số tự cảm không đổi và một tụ điện có điện dung biến thiên. Khi điện dung của tụ là 20 nF thì mạch thu được bước sóng 40 m. Nếu muốn thu được bước sóng 60 m thì phải điều chỉnh điện dung của tụ
A. tăng thêm 45 nF. B. tăng thêm 25 nF. C. giảm 4 nF. D. giảm 6 nF.

Câu 2: Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ điện cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất ∆t thì điện tích trên bản tụ này bằng một nửa giá trị cực đại. Chu kì dao động riêng của mạch dao động này là
A.4∆t. B.6∆t. C.3∆t. D. 12∆t.

Câu 3: Chọn câu trả lời sai khi nói về hiện tượng quang điện và quang dẫn?
A. Đðều có bước sóng giới hạn λ0
B. Đều bứt được các êlectron ra khỏi khối chất
C. Bước sóng giới hạn của hiện tượng quang điện bên trong có thể thuộc vùng hồng ngoại
D. Năng lượng cần để giải phóng êlectron trong khối bán dẫn nhỏ hơn công thoát của êletron khỏi kim loại

Câu 4: Chọn câu sai :
A. Pin quang điện là dụng cụ biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành điện năng.
B. Pin quang điện hoạt động dụa vào hiện tượng quang dẫn.
C. Pin quang điện và quang trở đều hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện ngoài
D. Quang trở là một điện trở có trị số phụ thuộc cường độ chùm sáng thích hợp chiếu vào nó.

Câu 5: Chọn câu sai khi so sánh hiện tượng quang điện ngoài và hiện tượng quang điện trong:
A. Bước sóng của photon ở hiện tượng quang điện ngoài thường nhỏ hơn ở hiện tượng quang điện trong.
B. Đều làm bức électron ra khỏi chất bị chiếu sáng.
C. Mở ra khả năng biến năng lượng ánh sáng thành điện năng.
D. Phải có bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện hoặc giới hạn quang dẫn.

Câu 6: Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng
A. Một chất cách điện thành dẫn điện khi được chiếu sáng.
B. Giảm điện trở của kim loại khi được chiếu sáng.
C. Giảm điện trở của một chất bán dẫn, khi được chiếu sáng.
D. Truyền dẫn ánh sáng theo các sợi quang uốn cong một cách bất kỳ.

Câu 7: Ánh sáng lân quang là
A. Được phát ra bởi chất rắn, chất lỏng lẫn chất khí.
B. Hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.
C. Có thể tồn tại rất lâu sau khi tắt ánh sáng kích thích.
D. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích.

Câu 8: Ánh sáng huỳnh quang là
A. Tồn tại một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.
B. Hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.
C. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích.
D. Do các tinh thể phát ra, sau khi được kích thích bằng ánh sáng thích hợp.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai, khi nói về mẫu nguyên tử Bohr?
A. Trong trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ.
B. Trong trạng thái dừng, nguyên tử có bức xạ.
C. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái dừng có năng lượng Em(Em < En) thì nguyên tử phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng (En – Em).
D. Nguyên tử chỉ tồn tại ở một số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng.

Download tài liệu để xem chi tiết.

]]>
https://quatangtiny.com/370-cau-trac-nghiem-ly-thuyet-vat-ly-30428/feed 0
Tóm tắt lý thuyết và bài tập Vật lý hạt nhân https://quatangtiny.com/tom-tat-ly-thuyet-va-bai-tap-vat-ly-hat-nhan-31299 https://quatangtiny.com/tom-tat-ly-thuyet-va-bai-tap-vat-ly-hat-nhan-31299#respond Fri, 23 Oct 2020 20:48:25 +0000 https://quatangtiny.com/tom-tat-ly-thuyet-va-bai-tap-vat-ly-hat-nhan-31299

Related posts:

  1. Hướng dẫn giải bài toán lớp 4: Dạng toán thêm, bớt một chữ số ở bên trái một số
  2. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  3. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
]]>
Tóm tắt lý thuyết và bài tập Vật lý hạt nhân

Tóm tắt lý thuyết và bài tập Vật lý hạt nhân, Nhằm bổ trợ kiến thức vật lý lớp 12 dành cho các em học sinh ôn thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học cao đẳng sắp tới.

CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ HẠT NHÂN

PHẦN 1: TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Bài 1: Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử – Độ hụt khối

I. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử

1. Cấu hạt nhân nguyên tử

Hạt nhân được cấu tạo bởi hai loại hạt sơ cấp gọi là nuclon gồm:

– Proton: kí hiệu:

mp = 1,67262.10-27 kg, điện tích: +e.

– Notron: kí hiệu: n = 10n

mn = 1,67493.10-27kg, không mang điện tích.

a. Kí hiệu hạt nhân: AZX

A = số nuctron: số khối

Z = số proton = điện tích hạt nhân: nguyên tử số

N = A – Z: số ntron

b. Bán kính hạt nhân nguyên tử:

R = 1,2.10-15 A1/3 (m)

Tóm tắt lý thuyết và bài tập Vật lý hạt nhân

2. Đồng vị:

Những nguyên tử đồng vị là những nguyên tử có cùng số prôtôn (Z), nhưng khác số nơtrôn (N) hay số nuclôn (A).

Ví dụ: Hidrô có ba đồng vị: Tóm tắt lý thuyết và bài tập Vật lý hạt nhân

+ đồng vị bền: trong thiên nhiên có khoảng 300 đồng vị loại này.

+ đồng vị phóng xạ (không bền): có khoảng vài nghìn đồng vị phóng xạ tự nhiên và nhân tạo.

3. Đơn vị khối lượng nguyên tử:

– u: có giá trị bằng 1/12 khối lượng đồng vị cacbon 126C

– 1u = 1,66058.10-27kg = 931,5 MeV/c2; 1 MeV = 1,6.10-13J.

II. Độ hụt khối – Năng lượng liên kết của hạt nhân

1. Lực hạt nhân

– Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các nuclôn, bán kính tương tác khoảng 10-15m.

– Lực hạt nhân không cùng bản chất với lực hấp dẫn hay lực tĩnh điện; nó là lực mới truyền tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân gọi là tương tác mạnh.

2. Độ hụt khối Δm của hạt nhân AZX.

Khối lượng hạt nhân mhn luôn nhỏ hơn tổng khối lượng các nuclôn tạo thành hạt nhân đó một lượng Δm.

Δm = [Z.mp + (A – Z).mN – mhn].

3. Năng lượng liên kết Wlk của hạt nhân AZX.

– Năng liên kêt Là năng lượng tỏa ra khi tạo thành một hạt nhân (hay năng lượng thu vào để phá vỡ một hạt nhân thành các nuclôn riêng biệt).

Khi đơn vị của: [Wlk] = J; [mp] = [mn] = [mhn] = kg.

Thì: Wlk = [Z.mp + N.mn – mhn].c2 = Δm.c2

4. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân AZX.

– Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính trên một nuclôn Wlk/A.

– Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.

Download tài liệu để xem chi tiết.

]]>
https://quatangtiny.com/tom-tat-ly-thuyet-va-bai-tap-vat-ly-hat-nhan-31299/feed 0
600 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý 12 (Có đáp án) https://quatangtiny.com/600-cau-trac-nghiem-ly-thuyet-vat-ly-12-33657 https://quatangtiny.com/600-cau-trac-nghiem-ly-thuyet-vat-ly-12-33657#respond Fri, 23 Oct 2020 06:02:07 +0000 https://quatangtiny.com/600-cau-trac-nghiem-ly-thuyet-vat-ly-12-33657

Related posts:

  1. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  2. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  3. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
]]>
600 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý 12 (Có đáp án)

600 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý 12 (Có đáp án), 600 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý 12 theo chương trình giảm tải mới nhất của Bộ GD&ĐT, giúp các em học sinh

600 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý 12 theo chương trình giảm tải mới nhất của Bộ GD&ĐT, giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập thật tốt kiến thức Vật lý, để đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sắp tới.

Thông qua bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 12, các em còn rèn được kỹ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm, hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm những câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Sinh học, Hóa học, Địa lý

600 câu trắc nghiệm Vật lý 12 ôn thi THPT Quốc gia 2020

Câu 1: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ:

A. Tăng 4 lần
B. Giảm 2 lần
C. Tăng 2 lần
D. Giảm 4 lần

Câu 2: Chọn phát biểu sai:

A. Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái chuyển động được lập đi lập lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.
B. Dao động là sự chuyển động có giới hạn trong không gian, lập đi lập lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng.
C. Pha ban đầu φ là đại lượng xác định vị trí của vật ở thời điểm t = 0.
D. Dao động điều hòa được coi như hình chiếu của chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 3: Pha ban đầu của dao động điều hoà:

A. Phụ thuộc cách chọn gốc toạ độ và gốc thời gian.
B. Phụ thuộc cách kích thích vật dao động.
C. Phụ thuộc năng lượng truyền cho vật để vật dao động.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 4: Pha ban đầu cho phép xác định:

A. Trạng thái của dao động ở thời điểm ban đầu.
B. Vận tốc của dao động ở thời điểm t bất kỳ.
C. Ly độ của dao động ở thời điểm t bất kỳ
D. Gia tốc của dao động ở thời điểm t bất kỳ.

Câu 5: Khi một chất điểm dao động điều hoà thì đại lượng nào sau đây không đổi theo thời gian?

A. Vận tốc.
B. Gia tốc.
C. Biên độ.
D. Ly độ.

Câu 6: Dao động tự do là dao động mà chu kỳ

A. Không phụ thuộc vào các đặc tính của hệ.
B. Chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
C. Chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ.
D. Không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.

Câu 7: Dao động là chuyển động có:

A. Giới hạn trong không gian lập đi lập lại nhiều lần quanh một VTCB.
B. Qua lại hai bên VTCB và không giới hạn không gian.
C. Trạng thái chuyển động được lập lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.
D. Lặp đi lặp lại nhiều lần có giới hạn trong không gian.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm?

A. Khi qua vtcb, vật có vận tốc cực đại, gia tốc cực đại.
B. Khi qua vtcb, vật có vận tốc cực đại, gia tốc cực tiểu.
C. Khi qua biên, vật có vận tốc cực tiểu, gia tốc cực đại.
D. Cả B và C đúng.

Câu 9: Hãy chỉ ra thông tin không đúng về chuyển động điều hoà của chất điểm:

A. Biên độ dao động không đổi.
B. Động năng là đại lượng biến đổi.
C. Giá trị vận tốc tỉ lệ thuận với li độ.
D. Giá trị lực tỉ lệ thuận với li độ.

Câu 10: Khi nói về một vật dao động điều hòa có biên độ A và chu kì T, với mốc thời gian (t = 0) là lúc vật ở vị trí biên, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sau thời gian T/8, vật đi được quãng đường bằng 0,5 A.
B. Sau thời gian T/2, vật đi được quãng đường bằng 2 A.
C. Sau thời gian T/4, vật đi được quãng đường bằng A.
D. Sau thời gian T, vật đi được quãng đường bằng 4A.

Câu 11: Dao động điều hoà có thể được coi như hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một:

A. Đường thẳng bất kỳ.
B. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo.
C. Đường thẳng xiên góc với mặt phẳng quỹ đạo.
D. Đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 12: Một vật dao động điều hoà khi qua vị trí cân bằng:

A. Vận tốc có độ lớn cực đại ,gia tốc có độ lớn bằng không.
B. Vận tốc và gia tốc có độ lớn cực đại.
C. Vận tốc có độ lớn bằng không, gia tốc có độ lớn cực đại.
D. Vận tốc và gia tốc có độ lớn bằng không.

Câu 13: Tìm phát biểu đúng cho dao động điều hòa:

A. Khi vật qua VTCB vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.
B. Khi vật qua VTCB vận tốc cực đại và gia tốc cực tiểu.
C. Khi vật ở vị trí biên vận tốc cực tiểu và gia tốc cực tiểu.
D. Khi vật ở vị trí biên vận tốc bằng gia tốc.

Câu 14: Vận tốc của chất điểm dddh có độ lớn cực đại khi:

A. Li độ có độ lớn cực đại.
B. Gia tốc có độ lớn cực đại.
C. Li độ bằng không.
D. Pha cực đại.

Câu 15: Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng.

A. Theo chiều chuyển động của viên bi.
B. Theo chiều âm quy ước.
C. Về vị trí cân bằng của viên bi.
D. Theo chiều dương quy ước.

Câu 16: Chọn kết luận đúng khi nói về dao động điều hòa:

A. Vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian.
B. Gia tốc tỉ lệ thuận với thời gian.
C. Quỹ đạo là một đường thẳng.
D. Quỹ đạo là một hình sin.

Tải file PDF hoặc Word về tham khảo nội dung chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/600-cau-trac-nghiem-ly-thuyet-vat-ly-12-33657/feed 0