Soạn văn 9 học kì 1 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 09:20:34 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.10 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Soạn văn 9 học kì 1 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Soạn bài Chị em Thúy Kiều https://quatangtiny.com/soan-bai-chi-em-thuy-kieu-46251 https://quatangtiny.com/soan-bai-chi-em-thuy-kieu-46251#respond Fri, 23 Oct 2020 04:53:14 +0000 https://quatangtiny.com/soan-bai-chi-em-thuy-kieu-46251

Related posts:

  1. Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (Dàn ý + 9 mẫu)
  2. Bài viết số 3 lớp 11 đề 1: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều
  3. Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Trao Duyên (Dàn ý + 10 Mẫu)
]]>
Soạn bài Chị em Thúy Kiều

Soạn bài Chị em Thúy Kiều, Đoạn trích Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) đã khắc họa vẻ đẹp, tài năng của chị em Thúy Kiều, cũng như dự cảm của Nguyễn Du về kiếp

Đoạn trích Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) đã khắc họa vẻ đẹp, tài năng của chị em Thúy Kiều, cũng như dự cảm của Nguyễn Du về kiếp người tài hoa bạc mệnh.

Dưới đây là tài liệu Soạn văn 9: Chị em Thúy Kiều, hy vọng sẽ giúp ích cho học sinh lớp 9 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Soạn văn Chị em Thúy Kiều chi tiết

I. Tác giả

– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.

– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.

– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.

– Một số tác phẩm như:

  • Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
  • Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia đình của Thúy Kiều.

– Khi giới thiệu những người trong gia đình Kiều, tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.

2. Bố cục

Gồm 4 phần:

– Phần 1. Từ đầu đến “mười phân vẹn mười”: Giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em.

– Phần 2. Tiếp theo đến “tuyết nhường màu da”. Miêu tả chân dung Thúy Vân.

– Phần 3. Tiếp theo đến “lại càng não nhân”. Miêu tả chân dung Thúy Kiều.

– Phần 4. Còn lại. Cuộc sống của hai chị em.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em

– Mở đầu đoạn trích, tác giả Nguyễn Du đã giới thiệu được về tên gọi và vị trí của hai nhân vật: Đầu lòng hai ả tố nga/Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.

– Sau đó là giới thiệu về tính cách “mai cốt cách, tuyết tinh thần” – hình ảnh “mai”, “tuyết” đều gợi tả những vẻ đẹp cao quý.

– “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” – tuy hai chị em mang những vẻ đẹp riêng nhưng đều vẹn toàn.

2. Miêu tả chân dung Thúy Vân

– Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” – gợi vẻ đẹp sang trọng, cao quý.

– Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với nhiều hình ảnh:

  • “khuôn trăng đầy đặn” – gợi khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu.
  • “nét ngài nở nang”: gợi lông mày hơi đậm.

=> Vẻ đẹp phúc hậu, dịu dàng của Thúy Vân.

  • “hoa cười ngọc thốt đoan trang”: gợi tả giọng nói, nụ cười e thẹn, nhẹ nhàng và mang nét đoan trang.
  • “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” – vẻ đẹp của mái tóc, làn da cũng khiến thiên nhiên phải nhường nhịn.

=> Qua ngoại hình, Nguyễn Du muốn dự báo trước về cuộc đời của Thúy Vân sẽ bình yên, êm đềm.

3. Miêu tả chân dung Thúy Kiều

– Nhận xét chung: “Kiều càng sắc sảo mặn mà/So bề tài sắc lại là phần hơn”. Từ đó, gợi vẻ đẹp của Thúy Kiều nổi bật hơn so với Thúy Vân.

– Ngoại hình:

  • “Làn thu thủy”: làn nước mùa thu, “nét xuân sơn”: nét núi mùa xuân – ý nói về vẻ đẹp của đôi mắt trong như làn nước mùa thu, đôi lông mày đẹp thanh thoát như nét núi mùa xuân.
  • Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh: vẻ đẹp của Kiều còn khiến thiên nhiên phải ghen tị “ghen” – “hờn”. Đó giống như một lời dự báo trước về cuộc đời đầy truân chuyên.
  • “Nghiêng nước nghiêng thành” – vẻ đẹp tuyệt sắc của người phụ nữ có thể làm khuynh đảo đất nước.

– Tài năng:

  • “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”: sắc đẹp và tài năng đều khó có ai sánh nổi.
  • “Thông minh vốn sẵn tính trời”: một người phụ nữ thông minh, hiểu biết
  • “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”: am hiểu về âm nhạc, thơ ca

– Hai câu cuối: Miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” – tiếng đàn của một trái tim đa sầu đa cảm.

4. Cuộc sống của hai chị em

– Hai câu đầu: Gợi cuộc sống của chị em Thúy Kiều sống trong cảnh giàu sang, quyền quý.

– Hai câu sau: Thúy Kiều và Thúy Vân luôn sống trong khuôn phép, chuẩn mực đạo đức, đúng với lễ giáo phong kiến.

IV. Tổng kết

– Nội dung: Đoạn trích Chị em Thúy Kiều đã khắc họa vẻ đẹp, tài năng của chị em Thúy Kiều, cũng như dự cảm của Nguyễn Du về kiếp người tài hoa bạc mệnh.

– Nghệ thuật: Bút pháp ước lệ lấy vẻ đẹp thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp của con người.

Soạn văn Chị em Thúy Kiều ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

Câu 1. Hãy tìm kết cấu cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả?

– Kết cấu của đoạn thơ:

  • 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát
  • 4 câu thơ tiếp: miêu tả chi tiết vẻ đẹp của Thúy Vân
  • 12 câu thơ tiếp: miêu tả chi tiết vẻ đẹp của Thúy Kiều
  • 4 câu cuối: cuộc sống của hai chị em

– Trình tự của đoạn thơ gắn liền với trình tự miêu tả nhân vật đi từ khái quát đến chi tiết.

Câu 2. Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?

– Những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân:

– Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với nhiều hình ảnh:

  • “khuôn trăng đầy đặn” – gợi khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu.
  • “nét ngài nở nang”: gợi lông mày hơi đậm.
  • “hoa cười ngọc thốt đoan trang”: gợi tả giọng nói, nụ cười e thẹn, nhẹ nhàng và mang nét đoan trang.
  • “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” – vẻ đẹp của mái tóc, làn da cũng khiến thiên nhiên phải nhường nhịn.

– Thúy Vân có nét đẹp của một người phụ nữ hiền lành, phúc hậu. Cuộc đời của nàng được dự báo sẽ bình yên, hạnh phúc.

Câu 3. Khi gợi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác Thúy Vân?

– Điểm giống:

  • Tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên mang tính ước lệ để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều.
  • Những hình tượng ấy cũng dự báo về cuộc đời, số phận nhân vật.

– Điểm khác:

  • Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật đòn bẩn: miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước để so sánh với Thúy Kiều.
  • Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến cho tạo hóa phải nhường nhịn, dự báo cuộc đời êm đềm.
  • Vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến cho tạo hóa phải ghen tị, dự báo cuộc đời bất hạnh, truân chuyên.

Câu 4. Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thúy Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thúy Kiều là người như thế nào?

– Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, tác giả còn nhấn mạnh vào vẻ đẹp về tài năng, tâm hồn của Thúy Kiều.

  • Thông minh vốn sẵn tính trời”: một người phụ nữ thông minh, hiểu biết.
  • “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”: am hiểu về âm nhạc, thơ ca.
  • Miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” – tiếng đàn của một trái tim đa sầu đa cảm.

– Vẻ đẹp đó cho thấy Thúy Kiều là một người tài sắc vẹn toàn.

Câu 5. Người ta thường nói: sắc đẹp của Thúy Vân “mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là dự báo số phận hai người. Theo em có đúng không? Vì sao?

– Ý kiến: đúng đắn

– Lý do: Thời xưa, thiên nhiên vốn được coi là chuẩn mực của cái đẹp. Khi so sánh vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân với thiên nhiên:

  • Nguyễn Du sử dụng từ “thua”, “nhường” để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân – sắc thái nhẹ nhàng.
  • Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều dùng từ “ghen”, “hờn” – sắc thái mạnh mẽ, bộc lộ rõ thái độ đố kỵ, ghen tức của thiên nhiên dành cho vẻ đẹp của Kiều.

Câu 6. Trong hai bức chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?

– Bước chân dung của Thúy Kiều nổi bật hơn.

– Lý do:

  • Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước nhằm làm nổi bật hơn vẻ đẹp của Thúy Kiều (So bề tài sắc lại là phần hơn)
  • Trước hết về số câu: Miêu tả Thúy Vân chỉ có 4 câu, trong khi Thúy Kiều là 12 câu.
  • Vẻ đẹp của Thúy Vân chỉ hiện lên qua ngoại hình, còn Thúy Kiều được miêu tả một cách toàn diện từ ngoại hình, tài năng đến tính cách.
]]>
https://quatangtiny.com/soan-bai-chi-em-thuy-kieu-46251/feed 0
Soạn bài Cảnh ngày xuân https://quatangtiny.com/soan-bai-canh-ngay-xuan-46283 https://quatangtiny.com/soan-bai-canh-ngay-xuan-46283#respond Fri, 23 Oct 2020 04:52:50 +0000 https://quatangtiny.com/soan-bai-canh-ngay-xuan-46283

Related posts:

  1. Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu (Dàn ý + 10 Mẫu)
  2. Phân tích đoạn trích “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du (Dàn ý + 10 Mẫu)
  3. Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mùa xuân (Dàn ý + 12 mẫu)
]]>
Soạn bài Cảnh ngày xuân

Soạn bài Cảnh ngày xuân, Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã khắc họa bức tranh thiên nhiên cùng lễ hội mùa xuân tươi đẹp trong sáng. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài Soạn

Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều) đã khắc họa bức tranh thiên nhiên cùng lễ hội mùa xuân tươi đẹp trong sáng. 

Dưới đây là tài liệu Soạn văn 9: Cảnh ngày xuân, vô cùng hữu ích dành cho học sinh lớp 9 trong quá trình chuẩn bị bài cho môn Ngữ Văn.

Soạn văn Cảnh ngày xuân chi tiết

I. Tác giả

– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.

– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.

– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.

– Một số tác phẩm như:

  • Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
  • Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…

II. Tác phẩm

1. Vị trí đoạn trích

– Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” nằm phía sau đoạn tả tài sắc chị em Thúy Kiều.

– Đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

– Phần 1. Bốn câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân.

– Phần 2. Tiếp theo đến “Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”. Khung cảnh lễ Thanh minh.

– Phần 3. Còn lại. Khung cảnh chị em Thúy Kiều khi ra về.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân

– Thời gian: “ngày xuân”, “chín chục đã ngoài sáu mươi” – Ý chỉ thời gian trôi qua thật nhanh, đã bước sang tháng thứ ba.

– Không gian: “thiều quang” – ánh sáng đẹp đẽ của mùa xuân bao trùm không gian.

– Bức tranh thiên nhiên điểm một vài nét nổi bật:

  • “Cỏ non xanh tận chân trời”: không gian bao la tràn ngập sự sống của mùa xuân.
  • “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: đảo ngữ nhấn mạnh hình ảnh những bông hoa lê với sắc trắng đặc trưng cho mùa xuân.
  • Động từ “điểm” gợi ra hình ảnh bàn tay người họa sĩ đang vẽ nên những bông hoa lê để tô điểm cho cảnh mùa xuân tươi, khiến cảnh vật trở nên sống động có hồn.

=> Chỉ vài nét chấm phá, tác giả đã gợi tả bức tranh thiên nhiên đầy sinh động.

2. Khung cảnh lễ hội trong tết Thanh minh

– Khung cảnh tết Thanh minh diễn ra với hai phần:

  • lễ Tảo mộ (dọn dẹp, sửa sang phần mộ của người đã mất)
  • hội Đạp thanh (ý chí hành động du xuân).

– Không khí lễ hội được diễn ta qua một loạt các từ ngữ:

  • Các từ “nô nức”, “gần xa” và “ngổn ngang” bộc lộ tâm trạng của người đi hội.
  • Hình ảnh “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” gợi sự đông đúc của những người đi hội.

=> Khung cảnh lễ hội mang đậm truyền thống văn hóa của dân tộc.

 3. Khung cảnh chị em Thúy Kiều khi ra về

– Thời gian: “Tà tà bóng ngả về tây” – thời điểm kết thúc của một ngày.

– Hình ảnh chị em Thúy Kiều: “thơ thẩn dan tay ra về” – lễ hội kết thúc cũng là lúc con người phải trở về với sinh hoạt hằng ngày.

– Hai câu cuối: khắc họa cảnh vật trên đường trở về, qua đó bộc lộ tâm trạng nuối tiếc của con người.

IV. Tổng kết

– Nội dung: Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã khắc họa bức tranh thiên nhiên cùng lễ hội mùa xuân tươi đẹp trong sáng.

– Nghệ thuật: Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình.

Soạn văn Cảnh ngày xuân ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.

– Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân?

– Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?

Gợi ý:

– Những chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân: con én đưa thoi, thiều quang, cành lê.

– Nhận xét: Bút pháp ước lệ tượng trưng gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh để gợi tả cái hồn của cảnh vật.

Câu 2. Tám câu thơ tiếp theo gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:

– Thống kê từ ghép là tính từ, danh từ, động từ. Những từ ấy gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?

– Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy đọc kỹ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nên những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy.

Gợi ý:

– Thống kê:

  • Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân;
  • Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu
  • Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.

– Những từ trên đã gợi lên một không khí lễ hội vui tươi với những hoạt động sôi nổi, đông đúc.

– Hai lễ hội truyền thống đó là:

  • Tảo mộ (đến thăm viếng mộ, có thể còn sửa sang phần mộ của người thân).
  • Du xuân (hội đạp thanh – đạp lên cỏ, tức là ra ngoài dạo chơi).

=> Nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 3. Sáu câu cuối gợi cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.

– Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu cuối có gì khác với câu thơ đầu? Vì sao?

– Những từ ngữ: “tà tà, thanh thanh, nao nao” chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?

– Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối.

Gợi ý:

– Cảnh vật và không khí trong sáu câu cuối trở nên yên bình và mang nét buồn bã.

– Những từ ngữ: “tà tà, thanh thanh, nao nao” còn bộc lộ tâm trạng con người. Vì cảnh vật dường như nhuốm màu tâm trạng.

– Khung cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ cuối trở nên cô quạnh, buồn bã.

Câu 4. Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích.

Bức tranh thiên nhiên hiện lên qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn Nguyễn Du:

  • Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình (chỉ vài nét chấm phá đã gợi tả nên bức tranh thiên nhiên đầy sống động).
  • Sử dụng các từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm cao: nô nức, dập dìu, ngổn ngang, tà tà…

II. Luyện tập

Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh/Trên cành lê có mấy bông hoa) với câu “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu, sáng tạo của Nguyễn Du.

Gợi ý:

– Câu thơ cổ Trung Quốc:

Gợi tả một bức tranh xuân có hương vị, màu sắc và đường nét: Mùi cỏ thơm như lan tỏa khắp không gian đến tận trời xanh. Trên cành lê có vài bông hoa.

=> Cảnh vật như một bức tranh tĩnh lặng.

– Câu thơ của Nguyễn Du:

  • Cỏ non xanh tận chân trời”: không gian bao la tràn ngập sự sống của mùa xuân.
  • “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: đảo ngữ nhấn mạnh hình ảnh những bông hoa lê với sắc trắng đặc trưng cho mùa xuân.
  • Từ “điểm” gợi ra hình ảnh bàn tay người họa sĩ đang vẽ nên những bông hoa lê để tô điểm cho cảnh mùa xuân tươi, khiến cảnh vật trở nên sống động có hồn.

=> Bức tranh thiên nhiên mùa xuân như chuyển động, tràn đầy sức sống.

]]>
https://quatangtiny.com/soan-bai-canh-ngay-xuan-46283/feed 0
Soạn bài Thuật ngữ https://quatangtiny.com/soan-bai-thuat-ngu-46325 https://quatangtiny.com/soan-bai-thuat-ngu-46325#respond Fri, 23 Oct 2020 04:43:56 +0000 https://quatangtiny.com/soan-bai-thuat-ngu-46325

Related posts:

  1. Bảng giá dịch vụ khám bệnh BHYT mới nhất
  2. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  3. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
]]>
Soạn bài Thuật ngữ

Soạn bài Thuật ngữ, Đến với chương trình Ngữ Văn lớp 9, học sinh sẽ được tìm hiểu về khái niệm thuật ngữ. Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu bài Soạn văn 9: Thuật ngữ. Kính

Đến với chương trình Ngữ Văn lớp 9, học sinh sẽ được tìm hiểu về khái niệm thuật ngữ. Chính vì vậy, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Thuật ngữ

Hy vọng với tài liệu này, học sinh có thể chuẩn bị bài một cách đầy đủ trước khi đến lớp. 

Soạn văn Thuật ngữ

I. Thuật ngữ là gì?

1. So sánh hai cách giải thích sau đây về nghĩa của từ “nước” và từ “muối”.

– Cách giải thích thứ nhất dựa vào những đặc điểm bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được.

– Cách giải thích thứ hai dựa vào đặc điểm bên trong của sự vật, không thể quan sát mà phải trải qua quá trình nghiên cứu một cách chuyên nghiệp.

– Cách giải thích thứ hai sẽ không thể nào hiểu được nếu thiếu kiến thức về hóa học.

2. Đọc những định nghĩa trong SGK và trả lời câu hỏi:

a. Em đã học các định nghĩa sau trong các bộ môn:

– Thạch nhũ: Địa lý

– Ba-dơ: Hóa học

– Ẩn dụ: Văn học

– Phân số thập phân: Toán học.

b. Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong loại văn bản về khoa học.

=> Tổng kết: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ.

II. Đặc điểm của thuật ngữ

1. Thử tìm xem những thuật ngữ dẫn trong mục I.1 còn có ý nghĩa nào khác không?

Những thuật ngữ trên không còn ý nghĩa nào khác.

2. Từ “muối” mang sắc thái biểu cảm trong câu “Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”. Ý nghĩa: chỉ những khó khăn, gian khổ.

=> Tổng kết:

– Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.

– Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

III. Luyện tập

Câu 1. Vận dụng kiến thức đã học ở các môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí, Toán học, Sinh học, Vật lý, Hóa học để tìm thuật ngữ thích hợp vào mỗi chỗ trống. Cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc thuật ngữ khoa học nào?

Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác (Vật lí).

Xâm thực là toàn bộ các quá trình phá hủy lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân: gió, băng hà, nước chảy… (Địa lí)

Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới (Hóa học).

Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa (Ngữ văn).

Di chỉ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa (Lịch sử).

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy (Sinh học).

Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo: m3/s (Địa lí).

Trọng lực là lực hút của Trái Đất (Vật lý)

Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất (Địa lí).

Đơn chất là những chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên (Hóa học).

Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam cc quyền hơn nữ (Lịch sử)

Đường trung trực là đường thẳng vuông góc với một đoạn tại điểm giữa của đoạn ấy (Toán học).

Câu 2. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi.

Trong đoạn trích này, điểm tựa có được dùng như một thuật ngữ vật lí hay không? Ở đây có ý nghĩa gì?

– Trong đoạn trích này, điểm tựa không được dùng như một thuật ngữ vật lý.

– Ở đây, nó mang ý nghĩa biểu tượng, ý chỉ chỗ dựa vững chắc cho hoạt động cách mạng.

Câu 3. Trong hóa học, thuật ngữ hỗn hợp được định nghĩa là “nhiều chất trộn lẫn vào nhau mà không hóa hợp thành một chất khác”, còn từ hỗn hợp hiểu theo nghĩa thông thường là “gồm có nhiều thành phần trong đó mỗi thành phần vẫn không mất đi tính chất riêng của mình”.

Cho biết hai câu sau đây, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một từ ngữ thông thường. Hãy đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường.

– Trường hợp dùng với nghĩa thông thường: b. Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục.

– Trường hợp dùng với nghĩa một thuật ngữ: a. Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển… là một hỗn hợp.

– Đặt câu: Đây là một nồi lẩu hỗn hợp.

Câu 4. Căn cứ vào cách xác định của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ cá. Có gì khác nhau giữa nghĩa của thuật ngữ này với nghĩa của từ cá theo cách hiểu thông thường của người Việt.

– Cá: là những động vật có dây sống, phần lớn là ngoại nhiệt (máu lạnh), có mang (một số có phổi) và sống dưới nước.

– Trong cách hiểu thông thường của người Việt: Cá (cá sấu, cá voi, cá heo) đều không thở bằng mang nhưng vẫn được gọi là cá. Cách hiểu này không chặt chẽ như trong thuật ngữ.

Câu 5. Trong kinh tế học, thuật ngữ thị trường (thị: chợ – yếu tố Hán Việt) chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa, còn trong quang học, thuật ngữ thị trường (phân ngành vật lý nghiên cứu ánh sáng và tương tác của ánh sáng với vật chất) về chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được.

Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ – một khái niệm đã nêu ở phần Ghi nhớ không? Vì sao?

– Hiện tượng đồng âm này không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ.

– Vì hai thuật ngữ trên được sử dụng trong hai lĩnh vực khác nhau: một trong kinh tế học, một trong quang học. Chúng hoàn toàn không có liên quan đến nhau.

* Bài tập ôn luyện:

Sắp xếp thuật ngữ sau vào các lĩnh vực tương ứng: từ ghép, phương trình, truyện cổ tích, động vật, cách mạng, đồng bằng, mặt trận, hình vuông, loài, sinh sản, đại số, số từ, đất liền, vô sản, phương trình, hữu cơ, chiến tranh, kháng chiến, tiểu thuyết, khí hậu, sáng tác, tế bào.

– Ngữ văn

– Lịch sử

– Toán học

– Sinh học

– Địa lí

Gợi ý:

– Ngữ văn: từ ghép, truyện cổ tích, số từ, tiểu thuyết, sáng tác

– Lịch sử: cách mạng, mặt trận, chiến tranh, kháng chiến, cách mạng vô sản

– Toán học: phương trình, hình vuông, đại số

– Sinh học: động vật, loài, sinh sản, hữu cơ, tế bào

– Địa lí: đồng bằng, đất liền, khí hậu

]]>
https://quatangtiny.com/soan-bai-thuat-ngu-46325/feed 0
Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích https://quatangtiny.com/soan-bai-kieu-o-lau-ngung-bich-46467 https://quatangtiny.com/soan-bai-kieu-o-lau-ngung-bich-46467#respond Fri, 23 Oct 2020 04:13:51 +0000 https://quatangtiny.com/soan-bai-kieu-o-lau-ngung-bich-46467

Related posts:

  1. Văn mẫu lớp 9: Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du
  2. Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Trao Duyên (Dàn ý + 10 Mẫu)
  3. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
]]>
Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, Kính mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 9: Kiều ở lầu Ngưng Bích, vô cùng hữu ích khi tìm hiểu về đoạn trích trên.

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du đã miêu tả thành công nội tâm nhân vật Thúy Kiều cho thấy nỗi cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của nàng. 

Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Kiều ở lầu Ngưng Bích, giúp cho học sinh lớp 9 khi chuẩn bị bài.

Soạn văn Kiều ở lầu Ngưng Bích chi tiết

I. Tác giả

– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.

– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.

– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.

– Một số tác phẩm như:

  • Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
  • Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…

II. Tác phẩm

1. Vị trí đoạn trích

– Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc) của Truyện Kiều.

– Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi nàng bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để tiếp tục nghĩ ra kế sách mới.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

– Phần 1.Từ “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân” đến “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”: Cảnh vật nơi chốn lầu Ngưng Bích.

– Phần 2. Tiếp theo đến “Có khi gốc tử đã vừa người ôm”: Nỗi nhớ cha mẹ, nhờ người thương của Thúy Kiều.

– Phần 3. Còn lại: Nỗi lo lắng trước cuộc sống tương lai của bản thân.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Cảnh vật nơi chốn lầu Ngưng Bích

Khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả theo điểm nhìn từ trên cao xuống:

  • “Khóa xuân”: khóa kín tuổi xuân, ý nói cấm cung (con gái nhà quyền quý trong xã hội xưa thường không được ra khỏi phòng) – nhưng ở đây là nói đến việc Kiều bị giam lỏng.
  • Hình ảnh thiên nhiên đối lập: “non xa” – “trăng gần” – Kiều ở trên lầu cao nhìn xuống dãy núi xa và mảnh trăng như ở cùng một trong một vòm trời.
  • “Bốn bề” kết hợp với từ láy “bát ngát” gợi ra một không gian rộng lớn, vô tận của thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích.
  • “Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” – những sự vật tưởng chừng như chẳng có sự liên kết nào.

=> Khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích rộng lớn đấy mà thật vắng lặng. Kiều như đơn độc trước không gian đó.

2. Nỗi nhớ cha mẹ, nhờ người thương của Thúy Kiều

* Hoàn cảnh của Kiều:

– “Bẽ bàng”: cảm giác xấu hổ, tủi nhục của Thúy Kiều trước hoàn cảnh lúc này của mình.

– Thành ngữ “mây sớm đèn khuya”: thời gian tuần hoàn của vạn vật.

– “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”: nỗi lòng của nàng Kiều như bị chia ra làm đôi. Một dành để nhớ đến cha mẹ, một nhờ về chàng Kim.

* Nỗi nhớ người yêu:

– “Người dưới nguyệt chén đồng”: hình ảnh Kiều và Kim Trọng cùng nhau đính ước được nàng hồi tưởng lại.

– “Tin sương luống những rày trông mai chờ”: Kim Trọng trở về nơi quê nhà, liệu đã nghe tin nàng phải bán mình chuộc cha hay vẫn còn mong nhớ, chờ đợi.

– Thành ngữ “bên trời góc bể” kết hợp với từ láy “bơ vơ” gợi ra sự cách trở, xa xôi giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.

– “Tấm son”: tấm lòng son sắc thủy chung của Kiều biết đến bao giờ mới “gột rửa cho phai”.

=> Nàng Kiều khi nhớ đến Kim Trọng vẫn gìn giữ được tấm lòng thủy chung son sắc.

* Nỗi nhớ người thân:

– “Xót người tựa cửa hôm mai”: Sự đau đớn, xót xa không biết lúc này cha mẹ ở nhà có cảm thấy lo lắng cho mình không.

– “Quạt nồng ấp lạnh”: Gợi hình ảnh mùa hè trời nóng thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời lạnh thì vào nằm trước trong giường để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn.

=> Tấm lòng hiếu thảo khi nhớ về cha mẹ.

– “Sân Lai cách mấy nắng mưa/Có khi gốc tử đã vừa người ôm”: Ý chỉ cha mẹ đã có tuổi rồi, cần người ở bên phụng dưỡng nhưng Kiều lại không thể bên cạnh.

=> Nỗi đau đớn, xót xa khi không thể ở bên hiếu thảo với cha mẹ.

3. Nỗi lo lắng trước cuộc sống tương lai của bản thân

Điệp ngữ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh thiên nhiên:

– “cửa bề chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”: Không gian bao la rộng lớn, Kiều nhớ về quê hương. Hình ảnh “con thuyền” gợi nhớ về quê hương, nàng mong muốn trở về nhưng không biết đến khi nào.

– “mặt nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu”: Hình ảnh những cánh hoa trôi giữa dòng nước cũng giống như cuộc đời nàng bị vùi dập.

– “nội cỏ rầu rầu.Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”: Dường như thiên nhiên cũng nhuốm màu tâm trạng, màu xanh không phải của hy vọng mà là màu xanh của tuyệt vọng, mất phương hướng.

– “gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: Dường như ta nghe được âm thanh của tiếng sóng vỗ đang kêu. Đó là dự cảm về những sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy nàng. Kiều cảm nhận được, cảm thấy xót xa và đau đớn.

=> Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc cho thấy nỗi buồn cũng như những dự cảm của Kiều trước tương lai.

IV. Tổng kết

– Nội dung: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã miêu tả thành công nội tâm nhân vật Thúy Kiều cho thấy nỗi cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của nàng.

– Nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình, sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, liệt kê…

Soạn văn Kiều ở lầu Ngưng Bích ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1.

Em hãy tìm hiểu cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu:

– Đặc điểm không gian trước lầu Ngưng Bích.

– Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều

– Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào? Từ ngữ nào góp phần diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng ấy?

Gợi ý:

– Không gian:

  • Hình ảnh thiên nhiên đối lập: “non xa” – “trăng gần” – Kiều ở trên lầu cao nhìn xuống dãy núi xa và mảnh trăng như ở cùng một trong một vòm trời.
  • “Bốn bề” kết hợp với từ láy “bát ngát” gợi ra một không gian rộng lớn, vô tận của thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích.
  • “Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” – những sự vật tưởng chừng như chẳng có sự liên kết nào.

– Thời gian: “trăng gần” – ban đêm thanh vắng, “mây sớm đèn khuya” chỉ sự tuần hoàn của thời gian.

– Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng: cô đơn, buồn tủi.

– Từ ngữ góp phần diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng ấy: “khóa xuân” – khóa kín tuổi xuân, ý nói cấm cung (con gái nhà quyền quý trong xã hội xưa thường không được ra khỏi phòng) – nhưng ở đây là nói đến việc Kiều bị giam lỏng.

Câu 2.

Tám câu thơ tiếp theo nói lên nỗi nhớ thương của Kiều.

a. Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ đến ai? Nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lý không? Vì sao?

b. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khau nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Em hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh để làm sáng tỏ điều đó.

c. Em có nhận xét gì về tấm lòng Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?

Gợi ý:

a. 

– Trong cảnh ngộ của mình Kiều nhớ đến người thân (cha mẹ) và người thương (Kim Trọng).

– Nàng nhớ đến Kim Trọng trước.

– Ý kiến: Hợp lý; Lý do: Nguyễn Du để Kiều nhớ đến Kim Trọng trước sẽ phù hợp với diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong hoàn cảnh bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị lừa ép bán đến chốn lầu xanh (chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần) thì Kiều cảm thấy xót xa, đau khổ khi đã không giữ được lời thề nguyện với Kim Trọng, chẳng biết “tấm thân gột rửa bao giờ cho phai”.

b. 

* Nỗi nhớ người yêu:

– “Người dưới nguyệt chén đồng”: hình ảnh Kiều và Kim Trọng cùng nhau đính ước được nàng hồi tưởng lại.

– “Tin sương luống những rày trông mai chờ”: Kim Trọng trở về nơi quê nhà, liệu đã nghe tin nàng phải bán mình chuộc cha hay vẫn còn mong nhớ, chờ đợi.

– Thành ngữ “bên trời góc bể” kết hợp với từ láy “bơ vơ” gợi ra sự cách trở, xa xôi giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.

– “Tấm son”: tấm lòng son sắc thủy chung của Kiều biết đến bao giờ mới “gột rửa cho phai”.

=> Nàng Kiều khi nhớ đến Kim Trọng vẫn gìn giữ được tấm lòng thủy chung son sắc.

* Nỗi nhớ người thân:

– “Xót người tựa cửa hôm mai”: Sự đau đớn, xót xa không biết lúc này cha mẹ ở nhà có cảm thấy lo lắng cho mình không.

– “Quạt nồng ấp lạnh”: Gợi hình ảnh mùa hè trời nóng thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời lạnh thì vào nằm trước trong giường để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn.

– “Sân Lai cách mấy nắng mưa/Có khi gốc tử đã vừa người ôm”: Ý chỉ cha mẹ đã có tuổi rồi, cần người ở bên phụng dưỡng nhưng Kiều lại không thể bên cạnh.

=> Nỗi đau đớn, xót xa khi không thể ở bên hiếu thảo với cha mẹ.

c. Thúy Kiều là một người con gái hiếu thảo, khi đứng giữa chữ tình và chữ hiếu, nàng đã chọn chữ hiếu. Nhưng dù vậy, nàng cũng cảm thấy xót xa, buồn tủi vì không giữ trọn lời hẹn ước với Kim Trọng. Có thể thấy, Kiều hiện ra là một người có tấm lòng cao đẹp.

Câu 3.

Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng.

a. Cảnh vật ở đây là thực hay hư? Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó.

b. Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong tám câu thơ cuối? Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?

Gợi ý:

a. 

– Cảnh vật ở đây là hư ảo.

– Nét chung: thể hiện nỗi buồn của nàng Kiều.

– Nét riêng:

  • “cửa bề chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”: Không gian bao la rộng lớn, Kiều nhớ về quê hương. Hình ảnh “con thuyền” gợi nhớ về quê hương, nàng mong muốn trở về nhưng không biết đến khi nào.
  • “mặt nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu”: Hình ảnh những cánh hoa trôi giữa dòng nước cũng giống như cuộc đời nàng bị vùi dập.
  • “nội cỏ rầu rầu.Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”: Dường như thiên nhiên cũng nhuốm màu tâm trạng, màu xanh không phải của hy vọng mà là màu xanh của tuyệt vọng, mất phương hướng.
  • “gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: Dường như ta nghe được âm thanh của tiếng sóng vỗ đang kêu. Đó là dự cảm về những sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy nàng. Kiều cảm nhận được, cảm thấy xót xa và đau đớn.

b. 

Cụm từ “buồn trông” lặp lại bốn lần trong câu thơ giống như những lớp sóng trùng điệp khiến cho nỗi buồn giống như nối tiếp nhau, hết lớp này đến lớp khác.

II. Luyện tập

Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối.

– Tả cảnh ngụ tình hiểu đơn giản là qua việc miêu tả cảnh vật để gửi gắm tâm trạng. Đây là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn học xưa.

– Phân tích: Nguyễn Du đã miêu tả hình ảnh thiên nhiên để gửi gắm tâm trạng của Kiều.

  • “ Buồn trông cửa bề chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”: Không gian bao la rộng lớn, Kiều nhớ về quê hương. Hình ảnh “con thuyền” gợi nhớ về quê hương, nàng mong muốn trở về nhưng không biết đến khi nào.
  • “Buồn trông mặt nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu”: Hình ảnh những cánh hoa trôi giữa dòng nước cũng giống như cuộc đời nàng bị vùi dập.
  • “Buồn trông nội cỏ rầu rầu.Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”: Dường như thiên nhiên cũng nhuốm màu tâm trạng, màu xanh không phải của hy vọng mà là màu xanh của tuyệt vọng, mất phương hướng.
  • “ Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: Dường như ta nghe được âm thanh của tiếng sóng vỗ đang kêu. Đó là dự cảm về những sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy nàng. Kiều cảm nhận được, cảm thấy xót xa và đau đớn.

=> Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cho thấy tài năng bậc thầy của Nguyễn Du.

]]>
https://quatangtiny.com/soan-bai-kieu-o-lau-ngung-bich-46467/feed 0
Soạn bài Trau dồi vốn từ https://quatangtiny.com/soan-bai-trau-doi-von-tu-46517 https://quatangtiny.com/soan-bai-trau-doi-von-tu-46517#respond Fri, 23 Oct 2020 04:10:49 +0000 https://quatangtiny.com/soan-bai-trau-doi-von-tu-46517

Related posts:

  1. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  2. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  3. Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về gian lận trong thi cử
]]>
Soạn bài Trau dồi vốn từ

Soạn bài Trau dồi vốn từ, Tài Liệu Học Thi mời bạn đọc tham khảo bài Soạn văn 9: Trau dồi vốn từ, nhằm giúp ích cho học sinh khi muốn trau dồi ngôn ngữ tiếng Việt.

Nhằm giúp các em học sinh có thêm hiểu biết về vốn từ tiếng Việt, trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 các em sẽ được tìm hiểu bài học về cách trau dồi vốn từ. 

Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Trau dồi vốn từ, được chúng tôi đăng tải chi tiết dưới đây.

Soạn văn Trau dồi vốn từ

I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ

1. Trong ý kiến trên, tác giả muốn nhấn mạnh vào hiện tượng từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt.

2. Xác định lỗi diễn đạt trong các câu:

Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.

– Thừa từ: đẹp

– Lý do: từ “thắng cảnh” có nghĩa là cảnh đẹp.

a. Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm.

– Dùng từ sai: dự đoán (đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra). Trong trường hợp trên thì việc dùng từ dự đoán là không phù hợp với ngữ cảnh.

b. Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.

– Dùng từ sai: đầy mạnh (thúc đẩy cho phát triển nhanh, mạnh lên), ở đây là quy mô thì phải dùng từ mở rộng.

=> Việc có những lối trên không phải do tiếng Việt “nghèo nàn”. Mà do người dùng chưa hiểu rõ ý nghĩa của từ đó. Chính vì vậy, để “biết dùng tiếng ta” cần phải tích cực trau dồi vốn từ nhiều hơn về số lượng và chất lượng.

=> Tổng kết: Để sử dụng vốn từ tiếng Việt tốt cần phải trau dồi vốn từ. Mỗi người cần rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.

II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ

– Tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du không có sẵn mà trải qua quá trình học tập, rèn luyện từ ngôn ngữ của quần chúng.

– Khi trau dồi vốn từ cần phải hiểu đúng cũng như tạo ra được những từ mới.

=> Tổng kết: Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc cần làm thường xuyên.

III. Luyện tập

Câu 1. Chọn cách giải thích đúng:

– Hậu quả là: b. kết quả xấu

– Đoạt là: a. chiến được phần thắng

– Tinh tú là: b. sao trên trời (nói khái quát)

Câu 2. Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt

a. tuyệt

– dứt, không còn gì: tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực

– cực kì, nhất: tuyệt đỉnh, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần

b. đồng

– cùng, giống nhau: đồng ấm, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng dao, đồng niên, đồng sự, đồng thoại,

– trẻ em: đồng ấu

– (chất) đồng: trống đồng

Câu 3. Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau:

a. Về khuya, đường phố rất im lặng.

– Từ sai: im lặng (im, không nói, không phát ra tiếng động – dùng cho người)

– Chữa lỗi: yên ắng, yên lặng (yên và không có tiếng động)

b. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.

– Từ sai: thành lập (chính thức lập nên, dựng nên (thường nói về một tổ chức quan trọng))

– Chữa lỗi: thiết lập (tạo ra, gây dựng nên)

c. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.

– Từ sai: cảm xúc (tình cảm nảy sinh do có sự rung động trong lòng)

– Chữa lỗi: xúc động, cảm động (rung động mạnh mẽ trong lòng và trong thời gian tương đối ngắn, nhiều khi làm tê liệt nhận thức).

Câu 4. Bình luận ý kiến sau đây:

– Nhà thơ Chế Lan Viên đã đưa ra một quan điểm đúng đắn: Tiếng Việt vô cùng trong sáng, giàu đẹp. Cùng với dẫn chứng thuyết phục: bài thơ sáng tạo về ngôn ngữ.

– Đồng thời là lời khuyên phải biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Câu 5.

Để làm tăng vốn từ cần:

– Nghe lời nói của những người xung quanh.

– Đọc nhiều tác phẩm (đặc biệt là văn học) để có thêm vốn từ.

– Ghi chép lại những từ ngữ khó hiểu.

Câu 6. Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a. Đồng nghĩa với “nhược điểm” là điểm yếu.

b. “Cứu cánh” nghĩa là mục đích cuối cùng.

c. Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề đạt.

d. Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu.

e. Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là hoảng loạn.

Câu 7. Phân biệt nghĩa của những từ ngữ sau và đặt câu với mỗi từ ngữ đó.

a. 

nhuận bút: tiền trả cho tác giả có công trình văn hoá, nghệ thuật, khoa học được xuất bản hoặc được sử dụng.

Tôi vừa được nhận tiền nhuận bút của tháng này.

thù lao: trả công (thường bằng tiền) để bù đắp lại công sức lao động đã bỏ ra

Nhà máy sẽ trả thù lao cho công nhân vào cuối tháng.

b. 

tay trắng: tình trạng không có chút vốn liếng, của cải gì trong tay

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng.

trắng tay: bị mất hết tất cả tiền bạc của cải, hoàn toàn không còn gì

Công ty phá sản, bây giờ anh ấy đã trắng tay.

c. 

kiểm điểm: nêu ra, phê phán những sai lầm, khuyết điểm

Cô giáo yêu cầu học sinh tự kiểm điểm bản thân.

kiểm kê: kiểm lại từng cái, từng món để xác định số lượng hiện có và tình trạng chất lượng

Nhân viên kho đang kiểm kê hàng hóa.

d. 

lược khảo: nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết

Các nhà sử học đã lược khảo về nền văn hóa lúa nước.

lược thuật: trình bày tóm tắt (thường bằng văn viết)

Sinh viên cần lược thuật lại nền văn học Việt Nam theo giai đoạn.

Câu 8.

– Năm từ láy: dạt dào – dào dạt, tha thiết – thiết tha, quanh quẩn – quẩn quanh, thì thầm – thầm thì, hiu hắt – hắt hiu…

– Năm từ ghép: yêu thương – thương yêu, ca ngợi – ngợi ca, đơn giản – giản đơn, toan tính – tính toan, đảm bảo – bảo đảm…

Câu 9. Với mỗi yếu tố Hán Việt sau đây, hãy tìm hai từ ghép có nghĩa đó:

bất (không, chẳng): bất nhân, bất lực, bất nghĩa, bất trung…

bí (kín): bí ẩn, bí mật, bí danh, bí truyền…

đa (nhiều): đa thê, đa giác, đa nghĩa, đa phương…

đề (nâng, nêu ra): đề bạt, đề cử, đề nghị, đề xuất…

gia (thêm vào): phụ gia, gia công, gia cố…

giáo (dạy bảo): giáo dục, giáo viên, giáo sĩ…

hồi (về, trở lại): hồi ức, hồi âm, hồi hương, hồi kinh…

khai (mở, khơi): khai trương, khai giảng, khai bút, khai mạc…

quảng (rộng, rộng rãi): quảng trường, quảng đại, quảng cáo…

suy (sút kém): suy nhược, suy yếu, thịnh suy…

thuần (ròng, không pha tạp): thuần chủng, thuần khiết, thuần phong…

thủ (đầu, đầu tiên, người đứng đầu): thủ trưởng, thủ lĩnh, thủ tướng, nguyên thủ, thủ cấp…

thuần (thật, chân thật, chân chất): thuần hậu, thuần phác…

thuần (dễ bảo, chịu khiến): thuần phục, thuần hóa

thủy (nước): thủy thủ, thu thủy, thủy chiến, thủy sản, thủy lôi, thủy lợi…

tư (tiêng): tư hữu, tư nhân, tư thục…

trường (dài): trường kỳ, trường giang, trường tồn, trường thọ, trường sinh…

trong (nặng, coi nặng, coi là quý): trọng tình, trọng nghĩa, trọng lượng, trọng dụng…

vô (không, không có): vô tâm, vô ích, vô dụng, vô thần, vô phương, vô nghĩa…

xuất (đưa ra, cho ra): xuất sơn, xuất phát, xuất hành, xuất binh…

yếu (quan trọng): yếu điểm, yếu lược, yếu sách…

* Bài tập ôn luyện:

Cho các từ:

a. nhật ký, nhật thực, nhật nguyệt, sinh nhật, nhật trình, nhật báo, Nhật Bản. Cho biết nghĩa của yếu tố “nhật” trong các từ trên:

– mặt trời

– ngày

b. phi công, phi cơ, phi nghĩa, phi hành gia, phi pháp, phi đội, phi đạo đức

Cho biết nghĩa của yếu tố “phi” trong các từ trên:

– bay

– không

Gợi ý:

a. 

– mặt trời: nhật thực, nhật nguyệt, Nhật Bản

– ngày: nhật ký, sinh nhật, nhật trình, nhật báo

b. 

– bay: phi công, phi cơ, phi hành gia, phi đội

– không: phi nghĩa, phi pháp, phi đạo đức

]]>
https://quatangtiny.com/soan-bai-trau-doi-von-tu-46517/feed 0
Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều https://quatangtiny.com/soan-bai-ma-giam-sinh-mua-kieu-46513 https://quatangtiny.com/soan-bai-ma-giam-sinh-mua-kieu-46513#respond Fri, 23 Oct 2020 04:10:49 +0000 https://quatangtiny.com/soan-bai-ma-giam-sinh-mua-kieu-46513

Related posts:

  1. Văn mẫu lớp 9: Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du
  2. Văn mẫu lớp 9: Phân tích tám câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
  3. Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Trao Duyên (Dàn ý + 10 Mẫu)
]]>
Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều

Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều, Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều sẽ được hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn

Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều thuộc phần Gia biến và lưu lạc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đoạn trích sẽ được hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn lớp 9

Tài Liệu Học Thi mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 9: Mã Giám Sinh mua Kiều vô cùng hữu ích cho học sinh khi tìm hiểu về đoạn trích này.

Soạn văn Mã Giám Sinh mua Kiều chi tiết

I. Tác giả

– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.

– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.

– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.

– Một số tác phẩm như:

  • Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
  • Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…

II. Tác phẩm

1. Vị trí đoạn trích

– Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc).

– Sau khi gia đình Kiều bị vu oan, Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha, giúp gia đình thoát khỏi tai họa. Đoạn trích kể về việc Mã Giám Sinh mua Kiều.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

– Phần 1. 10 câu đầu: Chân dung của Mã Giám Sinh.

– Phần 2. 6 câu tiếp: Nỗi đau đớn tủi nhục của Thúy Kiều.

– Phần 3. 10 câu cuối : Bản chất con buôn của Mã Giám Sinh.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Bản chất con buôn của Mã Giám Sinh

– Chân dung Mã Giám Sinh hiện ra đầy đủ:

  • Tên: Mã Giám Sinh, Tuổi tác: trạc ngoại tứ tuần
  • Quê quán: Huyện Thanh Lâm cũng gần.
  • Cách ăn mặc: áo quần bảnh bao
  • Khuôn mặt: mày râu nhẵn nhụi
  • Nói năng: thô lỗ, vô lễ
  • Cử chỉ: ghế trên ngồi tót sỗ sàng

=> Vẻ bề ngoài quá chải chuốt, không hề phù hợp với tuổi tác và không gợi cho người đối diện thiện cảm.

– Bản chất con người:

  • Giả dối từ lai lịch đến tướng mạo.
  • Bản tính con buôn, lưu manh.

=> Bút pháp tả thực, làm hiện lên hình ảnh Mã Giám Sinh với bản chất là một con buôn thực thụ.

2. Nỗi đau đớn tủi nhục của Thúy Kiều

– Tình cảnh của Kiều: Trở thành một món hàng để người ta rao bán.

– Nỗi đau đớn tủi nhục:

  • Buồn rầu, tủi hổ: Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
  • Ê chề, hổ thẹn với chính mình: Ngừng hoa thẹn bóng trông gương mặt dày.
  • Đau đớn trước tình duyên bị đứt gánh.
  • Uất hận trước tình cảnh gia đình bị vu oan.

=> Nguyễn Du đã bộc lộ sự căm tức, uất hận cái xã hội đồng tiền đã chà đạp lên nhân phẩm con người.

IV. Tổng kết

– Nội dung: Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đã bóc trần được bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên tài sắc và nhân phẩm của người phụ nữ.

– Nghệ thuật: Bút pháp miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại…

Soạn văn Mã Giám Sinh mua Kiều ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

Câu 1. Phân tích những nét về ngoại hình, tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh.

– Chân dung Mã Giám Sinh hiện ra đầy đủ:

  • Tên: Mã Giám Sinh, Tuổi tác: trạc ngoại tứ tuần
  • Quê quán: Huyện Thanh Lâm cũng gần.
  • Cách ăn mặc: áo quần bảnh bao
  • Khuôn mặt: mày râu nhẵn nhụi
  • Nói năng: thô lỗ, vô lễ
  • Cử chỉ: ghế trên ngồi tót sỗ sàng

=> Vẻ bề ngoài quá chải chuốt, không hề phù hợp với tuổi tác và không gợi cho người đối diện thiện cảm.

– Bản chất con người:

  • Giả dối từ lai lịch đến tướng mạo.
  • Bản tính con buôn, lưu manh.

=> Bút pháp tả thực, làm hiện lên hình ảnh Mã Giám Sinh với bản chất là một con buôn thực thụ.

Câu 2. Cảm nhận của em về hình ảnh Thúy Kiều.

– Tình cảnh của Kiều: Trở thành một món hàng để người ta rao bán.

– Nỗi đau đớn, tủi nhục: “Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng/ Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai”. Nỗi đau đớn, hổ thẹn của một cô gái khuê các vốn đang sống trong cảnh “trướng rủ màn che” thì nay lại bị ném vào cuộc đời ô trọc, nhục nhã.

– Trong nàng bây giờ là những suy nghĩ ngổn ngang: tình duyên đứt đoạn, cha và em bị đánh đập, gia đình tan nát… Vậy mà nàng vẫn phải ở đây đánh đàn, làm thơ để mua vui cho Mã Giám Sinh.

Câu 3. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích.

– Sự xót xa, đau đớn trước thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị vùi dập, khinh thường.

– Tố cáo xã hội đồng tiền đã đẩy con người vào tình cảnh khổ cực, đau đớn.

– Bày tỏ thái độ căm phẫn trước bọn buôn buôn người giả dối, bất nhân.

=> Giá trị nhân đạo sâu sắc.

]]>
https://quatangtiny.com/soan-bai-ma-giam-sinh-mua-kieu-46513/feed 0
Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn https://quatangtiny.com/soan-bai-luc-van-tien-gap-nan-46694 https://quatangtiny.com/soan-bai-luc-van-tien-gap-nan-46694#respond Fri, 23 Oct 2020 03:37:41 +0000 https://quatangtiny.com/soan-bai-luc-van-tien-gap-nan-46694

Related posts:

  1. Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân (Dàn ý + 10 Mẫu)
  2. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
  3. Bài văn mẫu Lớp 9: Bài viết số 6 (Đề 1 đến Đề 4)
]]>
Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn

Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu bài Soạn văn 9: Lục Vân Tiên gặp nạn, kính mời bạn đọc cùng tham khảo để có thể nắm rõ hơn về nội dung

Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 đã nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và toan tính thấp hèn. Đồng thời qua đó thể hiện được niềm tin của tác giả với phẩm chất của nhân dân lao động.

Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu bài Soạn văn 9: Lục Vân Tiên gặp nạn, kính mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết dưới đây.

Soạn văn Lục Vân Tiên gặp nạn chi tiết

I. Tác giả

– Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi (1843), nhưng 6 năm sau (1849) ông bị mù.

– Sau đó, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.

– Trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ, ông tích cực tham gia phong trào kháng chiến cùng các vị lãnh tụ như bàn bạc việc đánh giặc hay sáng tác văn học để khích lệ tinh thần nhân dân. – Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Khi Nam Kỳ bị giặc chiếm, ông về sống ở Ba Tri (Bến Tre).

– Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu truyền bá đạo lý làm người và cổ vũ tinh thần yêu nước.

– Một số tác phẩm nổi tiếng: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– “Truyện Lục Vân Tiên” được sáng tác vào khoảng đầu những năm năm mươi của thế kỉ XIX.

– Truyện được lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như “kể thơ”, “nói thơ Vân Tiên”, “hát Vân Tiên” ở Nam Kì và Nam Trung Kì.

2. Thể loại

– Truyện thơ Nôm

– Có nhiều văn bản khác nhau, nhưng văn bản thường dùng hiện nay có 2082 câu thơ.

3. Vị trí đoạn trích

– Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” nằm ở phần thứ hai của truyện.

– Nội dung: Vân Tiên đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm đang trên đường trở về. Vốn có lòng đố kỵ, Trịnh Hâm ra tay hãm hại Lục Vân Tiên.

4. Bố cục đoạn trích

Gồm 2 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng”. Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm hãm hại.

– Phần 2. Còn lại. Lục Vân Tiên được giao long giúp, rồi được Ngư ông cưu mang.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm hãm hại

– Hoàn cảnh của Lục Vân Tiên: mù lòa, bơ vơ nơi đất khách quê người.

– Hoàn cảnh thực hiện hành động: Trịnh Hâm nhân lúc đêm khuya lặng lẽ, trời tối để ra tay.

– Nguyên nhân: vốn ghen ghét, đố kỵ với tài năng của Lục Vân Tiên từ trước.

– Diễn biến: Xô Lục Vân Tiên xuống sông, giả vờ hô hào để mọi người tỉnh dậy cứu.

=> Trịnh Hâm mưu hại Lục Vân Tiên nhưng lại mượn danh nghĩa giúp đỡ. Như vậy, người đọc có thể thấy được sự độc ác đã thấm vào máu thịt của con người này.

2. Lục Vân Tiên được giao long giúp, rồi được Ngư ông cưu mang

– Vân Tiên rơi xuống nước nhưng không chết mà được Giao lòng dìu vào, lại được Ngư ông giúp đỡ.

– Hành động: Cả nhà lo lắng, cứu chữa cho Vân Tiên “Hối con vầy lửa một giờ/Ông hơ bụng dạ, mu hơ mặt mày”. Sự tận tình, chu đáo của gia đình Ngư ông.

– Khi Vân Tiên tỉnh dậy, kể lại rõ sự tình của bản thân. Ngư ông động lòng thương và yêu cầu Vân Tiên ở lại cùng ông. Cho thấy tấm lòng thương người, hào hiệp của ông.

– Khi Vân Tiên tỏ ý không biết báo đáp ơn nghĩa thế nào, Ngư ông vẫn sẵn sàng cưu mang mà không mong sự báo đáp.

– Cuộc sống của gia đình Ngư ông: không màng danh lợi, vô cùng đơn giản và tránh xa những tính toán nhỏ nhen, ích kỷ.

IV. Tổng kết

– Nội dung: Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn nói lên sự đối lập giữa thiện và ác giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn. Đồng thời cũng thể hiện được thái độ trân trọng cùng niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.

– Nghệ thuật: ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc…

Soạn văn Lục Vân Tiên gặp nạn ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Tìm chủ đề của đoạn trích.

– Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn nói lên sự đối lập giữa thiện và ác giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn.

– Đồng thời tác giả cũng thể hiện thái độ trân trọng cùng niềm tin đối với nhân dân lao động.

Câu 2. Hãy phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên. Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này?

– Hoàn cảnh của Lục Vân Tiên: mù lòa, bơ vơ nơi đất khách quê người.

– Hoàn cảnh thực hiện hành động: Trịnh Hâm nhân lúc đêm khuya lặng lẽ, trời tối để ra tay.

– Nguyên nhân: vốn ghen ghét, đố kỵ với tài năng của Lục Vân Tiên từ trước.

– Diễn biến: Xô Lục Vân Tiên xuống sông, giả vờ hô hào để mọi người tỉnh dậy cứu.

=> Trịnh Hâm mưu hại Lục Vân Tiên nhưng lại mượn danh nghĩa giúp đỡ. Như vậy, người đọc có thể thấy được sự độc ác đã thấm vào máu thịt của con người này.

Câu 3. Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích?

* Cái thiện được thể hiện qua nhân vật Ngư ông:

– Vân Tiên rơi xuống nước nhưng không chết mà được Giao lòng dìu vào, lại được Ngư ông giúp đỡ.

– Hành động: Cả nhà lo lắng, cứu chữa cho Vân Tiên “Hối con vầy lửa một giờ/Ông hơ bụng dạ, mu hơ mặt mày”. Sự tận tình, chu đáo của gia đình Ngư ông.

– Khi Vân Tiên tỉnh dậy, kể lại rõ sự tình của bản thân. Ngư ông động lòng thương và yêu cầu Vân Tiên ở lại cùng ông. Cho thấy tấm lòng thương người, , hào hiệp của ông.

– Khi Vân Tiên tỏ ý không biết báo đáp ơn nghĩa thế nào, Ngư ông vẫn sẵn sàng cưu mang mà không mong sự báo đáp.

– Cuộc sống của gia đình Ngư ông: không màng danh lợi, vô cùng đơn giản và tránh xa những tính toán nhỏ nhen, ích kỷ.

* Đoạn thơ nói lên niềm tin của tác giả dành cho nhân dân lao động: họ luôn giữ được tấm lòng tốt đẹp, nhân ái…

Câu 4. Hãy chọn câu thơ mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày những cảm nhận của em về cảm xúc tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu ấy.

– Học sinh tự lựa chọn.

Gợi ý:

Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.

  • Ngôn ngữ: giản dị, khoáng đạt của một con người không màng danh lợi.
  • Cảm xúc của tác giả: sự ngưỡng mộ trước tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Ngư ông.

=> Nguyễn Đình Chiểu như hóa thân vào nhân vật của mình để bộc lộ tư tưởng chính nghĩa của bản thân.

II. Luyện tập

Trong truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật nào có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư ở đoạn trích này? Họ có những đặc điểm chung gì? Tác giả muốn gửi gắm ý tưởng gì thông qua các nhân vật ấy?

Gợi ý:

– Những nhân vật đó là: Giao long, Du thần, ông Tiều, Hớn Minh.

– Đặc điểm chung:

  • Họ đều là những người đã cứu Lục Vân Tiên khi gặp nạn.
  • Họ đều là những con người có tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao cả.

– Lí tưởng của tác giả đó là niềm tin dành cho nhân dân lao động – niềm tin vào công lý và chính nghĩa, niềm tin vào tấm lòng nhân ái của con người trong cuộc sống.

]]>
https://quatangtiny.com/soan-bai-luc-van-tien-gap-nan-46694/feed 0
Soạn bài Tổng kết về từ vựng https://quatangtiny.com/soan-bai-tong-ket-ve-tu-vung-46751 https://quatangtiny.com/soan-bai-tong-ket-ve-tu-vung-46751#respond Fri, 23 Oct 2020 03:26:17 +0000 https://quatangtiny.com/soan-bai-tong-ket-ve-tu-vung-46751

Related posts:

  1. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  2. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  3. Nghị luận về câu Biển học là mênh mông sách vở chỉ là vùng biển gần bờ (Dàn ý + 4 mẫu)
]]>
Soạn bài Tổng kết về từ vựng

Soạn bài Tổng kết về từ vựng, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Tổng kết về từ vựng giúp học sinh củng cố lại kiến thức về phần từ vựng.

Để giúp học sinh củng cố lại kiến thức về phần từ vựng, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu bài Soạn văn 9: Tổng kết về Từ vựng, vô cùng hữu ích. 

Tài liệu sẽ giúp học sinh lớp 9 ôn tập lại kiến thức của phần từ vựng trong chương trình Ngữ Văn THCS. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo!

Soạn văn Tổng kết về từ vựng

I. Từ đơn và từ phức

1. Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức. Phân biệt các loại từ phức.

– Từ đơn là từ được cấu tạo bởi một tiếng.

– Từ phức là từ được cấu tạo bởi hai hay nhiều tiếng trở lên.

– Từ phức gồm hai loại là từ ghép và từ láy:

  • Từ ghép là các từ có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
  • Từ láy là các từ có quan hệ với nhau về mặt âm.

2. Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?

– Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.

– Từ láy: gật gù, nho nhỏ, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, lấp lánh.

3. Trong các từ láy sau, từ láy nào có sự “giảm nghĩa” và từ láy nào có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc?

– Từ láy có sự “giảm nghĩa”: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.

– Từ láy có sự “tăng nghĩa”: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.

II. Thành ngữ

1. Ôn lại khái niệm thành ngữ

– Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

– Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…

2. Trong các tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ?

a. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Tục ngữ

=> Ý nghĩa: Môi trường sống xung quanh có tác động đến sự hình thành đạo đức con người ( mực – nơi, người xấu xa, đèn – nơi, người tốt đẹp).

b. Đánh trống bỏ dùi: Thành ngữ

=> Ý nghĩa: Làm việc gì cũng không đến nơi đến chốn, bỏ dở giữa chừng.

c. Chó treo mèo đậy: Tục ngữ

=> Ý nghĩa: Khi muốn bảo quản đồ ăn, nhà có chó phải treo lên cao, nhà có mèo thì phải đậy lại cẩn thận.

d. Được voi đòi tiên: Thành ngữ

=> Ý nghĩa: Có được thứ này rồi, những vẫn muốn có được thứ khác tốt hơn.

e. Nước mắt cá sấu: Thành ngữ

=> Ý nghĩa: Cá xấu không bao giờ khóc – sự đau khổ giả tạo để đánh lừa người khác.

3. Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ vừa tìm được.

* Yếu tố chỉ động vật:

– Ếch ngồi đáy giếng: phê phán những người hiểu biết hạn hẹp nhưng lại kiêu căng, tự cho mình là nhất.

=> Đặt câu: Hiểu biết của cậu ta đúng là giống ếch ngồi đáy giếng.

– Nuôi ong tay áo: giúp đỡ những kẻ xấu xa, phản bội lại mình.

=> Đặt câu: Bác ta đang nuôi ong tay áo mà không hề biết.

* Yếu tố chỉ thực vật:

– Nghèo rớt mồng tơi: nghèo khó, không có của cải gì đáng giá.

=> Đặt câu: Nhà cậu ta nghèo rớt mồng tơi nên ai cũng khinh thường.

– cắn rơm, cắn cỏ: van xin một cách tha thiết, đáng thương.

=> Đặt câu: Tôi cắn rơm, cắn cỏ lạy ông tha mạng!

4. Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.

– Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai

– Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

– Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm mấy nước non

(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)

Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công

(Thương vợ, Trần Tế Xương)

III. Nghĩa của từ

1. Ôn lại khái niệm nghĩa của từ

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

2. Chọn cách hiểu đúng:

– Các cách hiểu đúng:

a. Nghĩa của từ mẹ là “người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con”.

– Các cách hiểu không đúng:

b. Nghĩa của từ mẹ khác với nghĩa của từ bố là “người phụ nữ, có con”. Vì nghĩa của từ mẹ chỉ khác với nghĩa của từ bố ở “người phụ nữ”.

c. Nghĩa của từ mẹ không thay đổi trong hai câu “Mẹ em rất hiền” và “Thất bại là mẹ thành công”. Vì nghĩa của mẹ trong trường hợp trước là nghĩa gốc, còn trường hợp sau là nghĩa chuyển.

d. Nghĩa của từ mẹ không có phần nào chung với nghĩa của từ bà. Vì nghĩa của mẹ và bà đều có phần chung chỉ “người phụ nữ”.

3. Cách giải thích nào trong hai cách giải thích sau là đúng? Vì sao?

– Cách giải thích đúng là:

b. Độ lượng là rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.

Cách giải thích sai là:

a. Độ lượng là đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.

– Vì cách giải thích trên đã vi phạm nguyên tắc giải nghĩa từ khi dùng một cụm danh từ để giải thích cho từ chỉ đặc điểm, tính chất.

IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

1. Ôn lại khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

– Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.

– Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.

– Trong từ nhiều nghĩa có:

  • Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa chuyển.
  • Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

2. Trong hai câu thơ sau, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

– Thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.

– Đây không phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ, vì các từ này chỉ mang tính chất lâm thời, được Nguyễn Du sử dụng trong tác phẩm của mình để thể hiện tâm trạng của Thúy Kiều.

V. Từ đồng âm

1. Ôn lại khái niệm từ đồng âm. Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm.

– Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác nhau về nghĩa, không có liên quan đến nhau.

– Ví dụ:

  • Cơm chín rồi!
  • Nhà có chín con gà.

– Phân biệt:

  • Từ nhiều nghĩa: Các từ có nét nghĩa liên quan đến nhau.
  • Từ đồng âm: Các từ khác nhau về nghĩa, không liên quan đến nhau.

2. Trong các trường hợp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? Vì sao?

– Trường hợp (a) là từ nhiều nghĩa:

  • Lá 1: nghĩa gốc, chỉ bộ phận của cây, mọc ra ở cành hoặc thân và thường có hình dẹt, màu lục, giữ vai trò chủ yếu trong việc tạo ra chất hữu cơ nuôi cây
  • Lá 2: nghĩa chuyển, có điểm giống với nghĩa gốc (từ dùng để chỉ từng đơn vị vật có hình tấm mảnh nhẹ hoặc giống như hình cái lá).

– Trường hợp (b) là từ đồng âm: Nghĩa của hai từ “đường” khác hoàn toàn nhau:

  • Đường 1: Khoảng không gian phải vượt qua để đi từ một địa điểm này đến một địa điểm khác
  • Đường 2: Chất kết tinh có vị ngọt, được sản xuất từ mía hoặc củ cải đường.

VI. Từ đồng nghĩa

1. Ôn lại khái niệm từ đồng nghĩa

– Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống với nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

– Ví dụ: chăm nom, bảo vệ, giữ gìn

2. Chọn cách hiểu đúng trong các cách hiểu trong SGK:

d. Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.

3. Đọc câu sau:

– Từ “xuân”: được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ, lấy khoảng thời gian trong một năm để thay thế cho một năm.

– Việc thay thế từ “xuân” cho thấy tinh thần lạc quan, yêu đời của tác giả trước cuộc sống.

VII. Từ trái nghĩa

1. Ôn lại khái niệm từ trái nghĩa

– Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ (xấu – tốt, trắng – đen, nóng – lạnh…).

– Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

2. Cho biết trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa?

Các cặp từ có quan hệ trái nghĩa: ông – bà, xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp.

3.

– Các từ nhóm 1 như sống – chết (không sống không có nghĩa là đã chết, không chết có nghĩa là còn sống): chiến tranh – hòa bình, đực – cái

– Các từ nhóm 2 như già – trẻ (không già không có nghĩa là trẻ, không trẻ không có nghĩa là già): yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo

VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

1. Ôn lại kiến thức

– Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khát quát hơn) nghĩa của từ khác:

– Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi có phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác.

– Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi có phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác.

– Một từ ngữ có nghĩa rộng với từ này, nhưng lại có nghĩa hẹp với từ kia.

2. 

Từ (xét về đặc điểm cấu tạo): Từ đơn và từ phức

* Từ phức: Từ ghép và từ láy

– Từ ghép: Từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại

– Từ láy: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

  • Từ láy bộ phận: Láy âm và láy vần

IX. Trường từ vựng

1. Ôn lại khái niệm trường từ vựng

– Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

– Các từ mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, tay, miệng thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận trên cơ thể con người.

2. 

– Các từ thuộc trường từ vựng: bể, tắm

– Ý nghĩa: cho thấy tội ác dã man, tàn bạo của thực dân Pháp.

* Một số bài tập ôn luyện:

Câu 1. Xác định đâu là nghĩa gốc, nghĩa chuyển của các từ sau?

a. Lưng

– Lưng (1): Phần phía sau của cơ thể người hoặc phần phía trên của cơ thể động vật có xương sống, đối xứng với ngực và bụng (cái lưng).

– Lưng (2): bộ phận phía sau của một số vật (lưng ghế).

b. Sườn

– Sườn (1): các xương bao quanh lồng ngực từ cột sống đến vùng ức (nói tổng quát) (xương sườn).

– Sườn (2): bề cạnh của một số vật có hình khối và chiều cao (sườn núi).

Gợi ý:

a.

– Lưng (1): nghĩa gốc

– Lưng (2): nghĩa chuyển

b. 

– Sườn (1): nghĩa gốc

– Sườn (2): nghĩa chuyển

Câu 2. Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các trường hợp sau:

a. 

– Tôi đã thi đỗ vào cấp ba.

– Những hạt đỗ đã nảy mầm.

b. 

– Sợi chỉ có màu đỏ.

– Tôi chỉ đường giúp anh ta.

Gợi ý:

a. 

– đỗ 1: đạt yêu cầu để được tuyển chọn trong cuộc thi cử

– đỗ 2: cây nhỏ, có nhiều loài, tràng hoa gồm năm cánh hình bướm, quả dài, chứa một dãy hạt, quả hay hạt dùng làm thức ăn

b. 

– chỉ 1: sợi ngang trên khung cửi hoặc máy dệt; phân biệt với sợi dọc, gọi là canh

– chỉ 2: làm cho người ta nhìn thấy, nhận ra cái gì, bằng cách hướng tay hoặc vật dùng làm hiệu về phía cái ấy

Câu 3. Tìm các từ thuộc trường từ vựng sau:

– thời gian

– màu sắc

– âm nhạc

– nghề nghiệp

Gợi ý:

– thời gian: ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây, canh…

– màu sắc: xanh, đỏ, đậm, nhạt…

– dụng cụ âm nhạc: đàn, kèn, trống, ghi-ta…

– nghề nghiệp: ý tá, bác sĩ, giáo viên, họa sĩ…

]]>
https://quatangtiny.com/soan-bai-tong-ket-ve-tu-vung-46751/feed 0