Tác phẩm Văn học lớp 11 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 07:32:58 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.10 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Tác phẩm Văn học lớp 11 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Bài thơ Thương vợ https://quatangtiny.com/bai-tho-thuong-vo-45955 https://quatangtiny.com/bai-tho-thuong-vo-45955#respond Fri, 23 Oct 2020 05:25:32 +0000 https://quatangtiny.com/bai-tho-thuong-vo-45955

Related posts:

  1. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
  2. Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến (Dàn ý + 11 mẫu)
  3. Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương (Dàn ý + 14 Mẫu)
]]>
Bài thơ Thương vợ

Bài thơ Thương vợ, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu tài liệu giới thiệu tài liệu về nhà thơ Tú Xương và bài thơ Thương vợ. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Bài thơ Thương vợ là một bài thơ hay viết về hình ảnh người vợ của nhà thơ Tú Xương. Bằng một tình cảm đầy thương yêu trân trọng, tác giả đã khắc họa một cách chân thực hình ảnh người vợ tàn tảo, giàu đức hi sinh. 

Dưới đây là tài liệu tham khảo giới thiệu về nhà thơ Tú Xương và bài thơ Thương vợ. Kính mời bạn đọc cùng tham khảo.

I. Đôi nét về tác giả Tú Xương

– Tú Xương (1890 – 1907) tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh.

– Quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (trước đây là phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, TP. Nam Định).

– Các tác phẩm của Tú Xương xoay quanh hai mảng trữ tình và trào phúng.

– Một số tác phẩm tiêu biểu: Vịnh khoa thi Hương, Giễu người thi đỗ, Ông cò, Phường nhơ, Thương vợ, Văn tế sống vợ…

II. Giới thiệu về bài thơ Thương vợ

1. Hoàn cảnh sáng tác

“Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong số những bài thơ của Tú Xương viết về bà Tú.

2. Thể thơ

– Thất ngôn bát cú

– Hình ảnh giản dị, sử dụng nhiều thành ngữ.

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

– Phần 1. 4 câu đầu: Hình ảnh bà Tú hiện lên với nét tần tảo, chịu thương chịu khó.

– Phần 2. 4 câu sau: Tình cảm, thái độ của nhà thơ trước hình ảnh người vợ của mình.

III. Bài thơ Thương vợ

Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!

]]>
https://quatangtiny.com/bai-tho-thuong-vo-45955/feed 0
Bài thơ Tràng Giang https://quatangtiny.com/bai-tho-trang-giang-40241 https://quatangtiny.com/bai-tho-trang-giang-40241#comments Fri, 23 Oct 2020 04:56:36 +0000 https://quatangtiny.com/bai-tho-trang-giang-40241

Related posts:

  1. Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận (Dàn ý + 12 mẫu)
  2. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
  3. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (Dàn ý + 13 Mẫu)
]]>
Bài thơ Tràng Giang

Bài thơ Tràng Giang, Tài Liệu Học Thi mời quý bạn đọc cùng tham khảo tài liệu giới thiệu về nhà thơ Huy Cận cũng như bài thơ Tràng giang. Đây là tài liệu vô cùng hữu

Bài thơ Tràng giang được sáng tác năm 1939, là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Huy Cận.

Tài Liệu Học Thi mời quý bạn đọc cùng tham khảo tài liệu giới thiệu về nhà thơ Huy Cận cũng như bài thơ Tràng giang. Đây là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm những kiến thức cơ bản nhất được chúng tôi tổng hợp lại. 

I. Nội dung bài thơ Tràng giang

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

II. Đôi nét về nhà thơ Huy Cận

– Huy Cận (1919 – 2005), tên thật là Cù Huy Cận.

– Quê hương: làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh.

– Ông tham gia hoạt động cách mạng và từng giữ nhiều chức vụ cao trong Chính phủ Việt Nam như: Bộ trưởng Bộ canh nông đầu tiên, Thứ trưởng sau đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục…

– Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc thuộc phong trào Thơ mới.

– Một số tác phẩm:

  • Trước cách mạng tháng 8: Lửa thiêng (thơ, 1940), Kinh cầu tự (văn xuôi triết lý, 1942), Vũ trụ ca (thơ, 1940 -1942).
  • Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (thơ, 1958), Đất nở hoa (thơ, 1960), Chiến trường gần đến chiến trường xa (thơ, 1973), Suy nghĩ về nghệ thuật (tiểu luận phê bình, 1980 – 1982)…

III. Giới thiệu về bài thơ Tràng giang

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác năm 1939, in trong tập Lửa thiêng (1940) – tập thơ đầu tay của Huy Cận.

2. Thể thơ

– Thể thơ thất ngôn

– Hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, mang đậm nét cổ điển.

3. Bố cục

Gồm 3 phần:

– Phần 1. Khổ thơ đầu: Miêu tả bao quát khung cảnh thiên nhiên trên sông.

– Phần 2. Khổ thơ thứ 2 và thứ 3: Miêu tả chi tiết khung cảnh thiên nhiên trên sông, bộc lộ tâm trạng của nhà thơ.

– Phần 3. Khổ thơ cuối: Khung cảnh trên sông lúc chiều tà, nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.

Ngoài ra các bạn học sinh tham khảo thêm một số bài văn mẫu: Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang; Phân tích cái tôi trữ tình trong bài Tràng Giang, Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài Tràng Giang để có thêm nhiều tài liệu học tập, cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm.

]]>
https://quatangtiny.com/bai-tho-trang-giang-40241/feed 1