Tải đề thi thử đại học cao đẳng năm 2013 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 15:43:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.10 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Tải đề thi thử đại học cao đẳng năm 2013 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Văn https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-van-28317 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-van-28317#respond Fri, 23 Oct 2020 22:25:00 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-van-28317

Related posts:

  1. Phân tích hình tượng con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
  2. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
  3. Văn mẫu lớp 12: Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà
]]>
Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Văn

Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Văn, Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Văn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN THI: NGỮ VĂN – KHỐI C

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
——————————————————————————–

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu I (2,0 điểm)

Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

Câu II (3,0 điểm)

Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội.

Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay.

PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)

Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?

(Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39)

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29)

Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:

(…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (…)

(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 157)

(…) Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả (…)

(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 179)

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-van-28317/feed 0
Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Vật lý https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-vat-ly-28428 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-vat-ly-28428#respond Fri, 23 Oct 2020 22:20:13 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-vat-ly-28428

Related posts:

  1. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  2. Bảng giá dịch vụ khám bệnh BHYT mới nhất
  3. Nghị luận về câu Biển học là mênh mông sách vở chỉ là vùng biển gần bờ (Dàn ý + 4 mẫu)
]]>
Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Vật lý

Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Vật lý, Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Vật lý

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN THI: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
——————————————————————————–

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 CÂU,TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 40)

Câu 1: Trong dao động điều hòa của một vật thì gia tốc và vận tốc tức thời biến thiên theo thời gian:
A. Lệch pha một lượng π/4.
B. Vuông pha với nhau.
C. Cùng pha với nhau.
D. Ngược pha với nhau.

Câu 2: Biết gia tốc cực đại và vận tốc cực đại của một dao động điều hoà là a0 và v0. Biên độ dao động là:

Câu 3: Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, lực phục hồi tác dụng lên vật
A. tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và hướng ra xa vị trí ấy
B. tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo
C. có giá trị không đổi
D. tỉ lệ với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và luôn hướng về vị trí cân bằng

Câu 4: Con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nhỏ khối lượng m, lò xo nhẹ có độ cứng k, chiều dài tự nhiên l0, đầu trên cố định. Gia tốc trọng trường là g, vmax là vận tốc cực đại. Kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ , ta thấy khi
A. chiều dài của lò xo ngắn nhất thì độ lớn lực đàn hồi nhỏ nhất
B. độ lớn lực hồi phục bằng thì thế năng nhỏ hơn động năng ba lần
C. vật ở dưới vị trí cân bằng và động năng bằng ba lần thế năng thì độ giãn của lò xo là

Câu 5: Một vật dao động điều hòa khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì
A. véc tơ vận tốc ngược chiều với véc tơ gia tốc
B. độ lớn vận tốc và gia tốc cùng tăng
C. vận tốc và gia tốc cùng có giá trị âm
D. độ lớn vận tốc và gia tốc cùng giảm

Câu 6: Một vật khối lượng không đổi thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là
; thì dao động tổng hợp là . Khi biên độ dao động của vật bằng nửa giá trị cực đại thì biên độ dao động A2 có giá trị là:

Câu 7: Công suất của dòng điện xoay chiều trên đoạn mạch RLC ghép nối tiếp nhỏ hơn tích UI là do
A. điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện biến đổi lệch pha đối với nhau.
B. có hiện tượng cộng hưởng trên đoạn mạch.
C. một phần điện năng tiêu thụ trong tụ.
D. trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng

Câu 8: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt (với U0, ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC, trong đó cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi. Khi L = L1 hay L = L2 với L1 > L2 thì công suất tiêu thụ của mạch điện tương ứng P1, P2 với P1 = 3P2; độ lệch pha giữa điện áp hai đầu mạch điện với cường độ dòng điện trong mạch tương ứng φ1, φ2 với |φ1| + |φ2| = π/2. Độ lớn của φ1 và φ2 là:
A. π/3; π/6 B. π/6; π/3 C. 5π/12; π/12 D. π/12; 5π/12

Câu 9: Một vật dao động điều hòa theo phương trình . Tính từ thời điểm ban đầu, sau khoảng thời gian vật đi được quãng đường 15cm. Biên độ dao động của vật là
A. 5cm. B. 4cm. C. 3cm. D. 2,5cm.

Câu 10: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ 5cm. Biết trong một chu kỳ, khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn vận tốc vượt quá 5√3cm/s là T/3. Số dao động vật thực hiện được trong thời gian một phút là.
A. 60 B. 120 C. 20 D. 1

Câu 11: Một vật dao động điều hòa với cơ năng toàn phần là 5J. Động năng của vật tại điểm cách vị trí cân bằng một khoảng bằng 3/5 biên độ có giá trị sai khác so với thế năng là:
A. nhỏ hơn thế năng 1,4J
B. nhỏ hơn thế năng 1,8J
C. lớn hơn thế năng 1,4J
D. lớn hơn thế năng 1,8J

Câu 12: Một con lắc lò xo được đặt nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 40 N/m và vật nặng khối lượng m = 400 g. Từ vị trí cân bằng kéo vật ra một đoạn 8 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hoà. Sau khi thả vật 7π/30 (s) thì giữ đột ngột điểm chính giữa của lò xo khi đó. Biên độ dao động của vật sau khi giữ lò xo là:
A. 2√6 cm B. 2√5cm C. 2√7cm D. 4√2 cm

Câu 13: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng tích điện q = 10 µC và lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Khi vật đang nằm cân bằng, cách điện với mặt phẳng nằm ngang nhẵn, thì xuất hiện tức thời một điện trường đều được duy trì trong không gian bao quanh có hướng dọc theo trục lò xo. Sau đó con lắc dao động trên một đoạn thẳng dài 4 cm. Độ lớn cường độ điện trường E là
A. 4.105 V/m B. 2.105 V/m C. 8.104 V/m. D. 105 V/m.

Câu 14: Đoạn mạch R, L(thuần cảm) và C nối tiếp được đặt dưới điện áp xoay chiều không đổi, tần số thay đổi được. Khi điều chỉnh tần số dòng điện là f1 và f2 thì pha ban đầu của dòng điện qua mạch là -π/6 và π/12 còn cường độ dòng điện hiệu dụng không thay đổi. Hệ số công suất của mạch khi tần số dòng điện bằng f1 là
A. 0,8642 B. 0,9239. C. 0,9852. D. 0,8513.

Câu 15: Một con lắc lò xo thẳng đứng và một con lắc đơn được tích điện có cùng khối lượng m, điện tích q. Khi dao động điều hòa không có điện trường thì chúng có cùng chu kì T1 = T2. Khi đặt cả hai con lắc trong cùng điện trường đều có vectơ cường độ điện trường nằm ngang thì độ giãn của con lắc lò xo tăng hai lần, con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì là √2s. Chu kì dao động của con lắc lò xo trong điện trường là.
A. 1,2s. B. 1,44s C. √2s . D. 2s

Câu 16: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng ,lò xo khối lượng không đáng kể, k = 50N/m ,khối lượng m = 200g .Vật đang nằm yên ở vị trí cân bằng thì được kéo thẳng xuống dưới để lò xo dãn tổng cộng 12cm rồi thả cho nó dao động điều hoà. Lấy π2 = 10, g = 10m/s2.Thời gian lực đàn hồi tác dụng vào giá treo cùng chiều với lực hồi phục trong một chu kỳ dao động là
A. 1/15s B.1/30s C.1/10s D.2/15s

Câu 17: Mạch điện AB gồm đoạn AM nối tiếp với đoạn MB. Đoạn AM gồm điện trở R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi, đoạn MB chỉ có tụ điện C. Điện áp tức thời uAB = 100√2cos100πt (V). Điều chỉnh L = L1 thì cường độ hiệu dụng I = 0,5A, UMB =100(V), dòng điện i trễ pha so với uAB một góc 600. Điều chỉnh L = L2 để điện áp hiệu dụng UAM đạt cực đại.Tính độ tự cảm L2.

Câu 18: Chiều dài ống sáo càng lớn âm phát ra
A. Càng nhỏ B. Càng cao. C. Càng to. D. Càng trầm.

Câu 19: Chọn câu sai khi nói về sóng dừng xảy ra trên sợi dây :
A. Khoảng cách giữa điểm nút và điểm bụng liền kề là một phần tư bước sóng.
B. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp dây duỗi thẳng là nửa chu kì.
C. Hai điểm đối xứng nhau qua điểm nút luôn dao động cùng pha.
D. Hai điểm đối xứng nhau qua điểm nút luôn dao động ngược pha

Câu 20: Hai nguồn phát sóng kết hợp A, B trên mặt thoáng của một chất lỏng dao động theo phương trình uA = 6cos20πt (mm); uB = 6cos(20πt + π/2) (mm). Coi biên độ sóng không giảm theo khoảng cách, tốc độ sóng v = 30 (cm/s). Khoảng cách giữa hai nguồn AB = 20 (cm). H là trung điểm của AB, điểm đứng yên trên đoạn AB gần H nhất và xa H nhất cách H một đoạn bằng bao nhiêu ?
A.0,375cm;9,375cm B.0,375cm; 6,35cm C.0,375cm; 9,50cm D. 0,375cm; 9,55cm

Câu 21: Tại 2 điểm A và B trên mặt nước cách nhau 16(cm)có 2 nguồn kết hợp dddh cùng tần số,cùng pha nhau. điểm M nằm trên mặt nước và nằm trên đường trung trực của AB cách trung điểm I của AB một khoảng nhỏ nhất bằng 4√5 (cm) luôn dao động cùng pha với I. Điểm N nằm trên mặt nước và nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại A,cách A một khoảng nhỏ nhất bằng bao nhiêu để M dao động với biên độ cực tiểu.
A.9,22(cm) B.2,14 (cm) C.8.75 (cm) D.8,57 (cm)

Câu 22: Trên mặt một chất lỏng, có hai nguồn sóng kết hợp O1, O2 cách nhau l = 24cm, dao động theo cùng một phương với phương trình uo1 = uo2 = Acosωt (t tính bằng s A tính bằng mm) Khoảng cách ngắn nhất từ trung điểm O của O1O2 đến các điểm nằm trên đường trung trực của O1O2 dao động cùng pha với O là 9cm. Số điểm dao động với biên độ bằng cực tiểu trên đoạn O1O2 là:
A. 18 B. 16 C. 20 D. 14

Câu 23: Mạch điện xoay chiều RLC ghép nối tiếp, đặt vào hai đầu mạch một điện áp u = U0cosωt (V). Điều chỉnh C = C1 thì công suất của mạch đạt giá trị cực đại Pmax = 400W. Điều chỉnh C = C2 thì hệ số công suất của mạch là √3/2. Công suất của mạch khi đó là
A. 200W. B. 300W. C. 100 W. D.100W.

Câu 24: Tạo sóng ngang trên một dây đàn hồi Ox. Một điểm M cách nguồn phát sóng O một khoảng d = 25 cm có phương trình dao động uM = 3cos(10πt – π/3) cm, tốc độ truyền sóng trên dây là 5 m/s. Phương trình dao động của nguồn O là:
A. u0 = 3cos(10πt + π/3) cm B. u0 = 3cos(10πt – π/2) cm
C. u0 = 3cos(10πt – 5π/6) cm D. u0 = 3cos(10πt + π/6) cm

Câu 25: Một mũi nhọn S dao động điều hoà với tần số 40Hz chạm nhẹ vào mặt nước. Người ta thấy hai điểm A và B trên mặt nước cùng nằm trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng a=20cm luôn dao động ngược pha nhau. Biết tốc độ truyền sóng nằm trong khoảng từ 3m/s đến 5m/s. Tốc độ đó là
A. 3,2m/s. B. 4,5m/s. C. 4,2m/s. D. 3,5m/s

Câu 26: Đặt một điện áp xoay chiều u = U0cosωt vào hai đầu mạch điện AB mắc nối tiếp theo thứ tự gồm điện trở R, cuộn dây không thuần cảm (L, r) và tụ điện C với R = r. Gọi N là điểm nằm giữa điện trở R và cuộn dây, M là điểm nằm giữa cuộn dây và tụ điện. Điện áp tức thời uAM và uNB vuông pha với nhau và có cùng một giá trị hiệu dụng là 30√5. Điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đoạn mạch là.
A. 120√2V. B. 120V. C. 60√2V. D. 60V.

Câu 27: Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm tụ điện có điện dung 25 pF và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại trên một bản tụ điện là Q0. Biết khoảng thời gian ngắn nhất để điện tích trên bản tụ điện đó giảm từ Q0 đến Qo√2/2 là t1, khoảng thời gian ngắn nhất để điện tích trên bản tụ điện đó giảm từ Q0 đến Qo√3/2 là t2 và t1 – t2= 10-6 s. Lấy . Giá trị của L bằng
A. 0,567 H. B. 0,576 H. C. 0,765 H. D. 0,675 H.

Câu 28: Một mạch dao động điện từ LC, có điện trở thuần không đáng kể. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Năng lượng điện từ bằng năng lượng từ trường cực đại.
B. Năng lượng điện từ biến thiên tuần hoàn với tần số f.
C. Năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn với tần số 2f .
D. Năng lượng điện từ bằng năng lượng điện trường cực đại.

Câu 29: Trong mạch dao động điện từ LC, điện tích của tụ điện biến thiên điều hoà với chu kỳ T. Năng lượng điện trường ở tụ điện
A. biến thiên điều hoà với chu kỳ 2T
B. không biến thiên điều hoà theo thời gian
C. biến thiên điều hoà với chu kỳ T/2
D. biến thiên điều hoà với chu kỳ T

Câu 30: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Thời gian ngắn nhất để năng lượng điện trường giảm từ giá trị cực đại xuống còn một nửa giá trị cực đại là 1,5.10-4s. Thời gian ngắn nhất để tụ phóng điện từ giá trị cực đại đến khi phóng điện hết là:
A. 6.10-4 s. B. 1,5.10-4 s. C. 12.10-4 s. D. 3.10-4 s.

Câu 31: Trong một mạch dao động LC ,năng lượng tổng cộng của mạch được chuyển hóa hoàn toàn từ năng lượng điện trường trong tụ điện thành năng lượng từ trường trong cuộn cảm mất 1,5μs. Từ khi năng lượng từ trường đạt cực đại thì khoảng thời gian ngắn nhất để nó lại đạt giá trị cực đại là
A. 1,5μs. B.0,75μs. C.3 μs. C.30μs.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-vat-ly-28428/feed 0
Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Toán https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-toan-28607 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-toan-28607#respond Fri, 23 Oct 2020 22:11:53 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-toan-28607

Related posts:

  1. Hướng dẫn giải bài toán lớp 4: Dạng toán thêm, bớt một chữ số ở bên trái một số
  2. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  3. Phân tích hình tượng con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
]]>
Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Toán

Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Toán, Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Toán

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN TOÁN NĂM 2012 – 2013
Đề Số 1

A.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm):

Câu I (2 điểm): Cho hàm số y = x3 – 3mx2 + 3(m2 – 1)x – m3 + m (1)

1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số (1) ứng với m=1

2. Tìm m để hàm số (1) có cực trị đồng thời khoảng cách từ điểm cực đại của đồ thị hàm số đến góc tọa độ O bằng √2 lần khoảng cách từ điểm cực tiểu của đồ thị hàm số đến góc tọa độ O.

Câu II (2 điểm):

1. Giải phương trình:

2. Giải phương trình:

Câu III (1 điểm):

Tính tích phân:

Câu IV (1 điểm):

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với đáy và SA=a. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của SB và SD; I là giao điểm của SC và mặt phẳng (AMN). Chứng minh SC vuông góc với AI và tính thể tích khối chóp MBAI.

Câu V (1 điểm):

Cho x,y,z là ba số thực dương có tổng bằng 3.Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P = 3(x2 + y2 + z2) – 2xyz.

B. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm): Thí sinh chỉ được chọn một trong hai phàn (phần 1 hoặc 2)

1. Theo chương trình chuẩn:

Câu VIa (2 điểm):

1. Trong mặt phẳng với hệ toạ độ Oxy cho điểm C(2;-5 ) và đường thẳng Δ: 3x – 4y + 4 = 0. Tìm trên Δ hai điểm A và B đối xứng nhau qua I(2;5/2) sao cho diện tích tam giác ABC bằng 15.

2. Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz cho mặt cầu (S): x2 + y2 + z2 – 2x + 6y – 4z – 2 = 0. Viết phương trình mặt phẳng (P) song song với giá của véc tơ v(1; 6; 2), vuông góc với mặt phẳng (α): x + 4y + z – 11 = 0 và tiếp xúc với (S).

Câu VIIa (1 điểm):

Tìm hệ số của x4 trong khai triển Niutơn của biểu thức: P = (1 + 2z + 3x2)10

2. Theo chương trình nâng cao:

Câu VIb (2 điểm):

1. Trong mặt phẳng với hệ toạ độ Oxy cho elíp và hai điểm A(3;-2) , B(-3;2). Tìm trên (E) điểm C có hoành độ và tung độ dương sao cho tam giác ABC có diện tích lớn nhất.

2. Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz cho mặt cầu (S): x2 + y2 + z2 – 2x + 6y – 4z – 2 = 0. Viết phương trình mặt phẳng (P) song song với giá của véc tơ v(1; 6; 2), vuông góc với mặt phẳng (α): x + 4y + z – 11 = 0 và tiếp xúc với (S).

Câu VIIb (1 điểm):

Tìm số nguyên dương n sao cho thoả mãn:

Download tài liệu để xem thêm chi tiết.

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-toan-28607/feed 0
Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Lịch sử https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-lich-su-28976 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-lich-su-28976#respond Fri, 23 Oct 2020 21:59:55 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-lich-su-28976

Related posts:

  1. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (Dàn ý + 13 Mẫu)
  2. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
  3. Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” (Dàn ý + 17 Mẫu)
]]>
Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Lịch sử

Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Lịch sử, Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Lịch sử

CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ

ĐỀ THI THỬ SỐ 2

KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C

Thời gian làm bài: 180 phút

PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

Câu I (2,5 điểm)

Trình bày tác động của hai sự kiện lịch sử sau đây đối với cách mạng Việt Nam trong thập niên 30 của thế kỉ XX :

– Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

– Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 – 1935).

Câu II (2,5 điểm)

Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945, những cuộc nổi dậy nào được xem là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc ? Tóm tắt nguyên nhân bùng nổ, diễn biến và kết quả của các sự kiện này.

Câu III (2,0 điểm)

Nêu nhiệm vụ và tính chất của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam.

PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)

Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)

Nêu âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”. Từ đó, hãy tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược trên.

Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)

Bằng tư liệu lịch sử chọn lọc, hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 với Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết.

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-lich-su-28976/feed 0
Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Địa lý https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-dia-ly-28980 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-dia-ly-28980#respond Fri, 23 Oct 2020 21:59:53 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-dia-ly-28980

Related posts:

  1. Hướng dẫn giải bài toán lớp 4: Dạng toán thêm, bớt một chữ số ở bên trái một số
  2. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  3. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
]]>
Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Địa lý

Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Địa lý, Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Địa lý

ĐỀ LẺ
Dành cho thí sinh có số báo danh lẻ

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013
MÔN: ĐỊA LÍ (Thời gian: 90 phút)

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm)

Câu I (3 điểm) Cho bảng số liệu sau :

Nhiệt độ trung bình của một số địa điểm ở nước ta
Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Địa lý

1. Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ nước ta từ Bắc vào Nam và nêu nguyên nhân của sự thay đổi đó.

2. Phân tích những mặt mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta?

Câu II (2 điểm)

Cho bảng số liệu: Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta giai đoạn 1960 – 2009

Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Địa lý

1. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự thay đổi số dân và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta giai đoạn 1960 -2009

2. Qua biểu đồ hãy nhận xét và giải thích về sự biến động dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta.

Câu III (3 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:

1. Kể tên 5 thành phố trực thuộc trung ương, các đô thị có quy mô dân số từ 100 000 đến 200 000 người trở lên.

2. Hãy cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ có các loại khoáng sản chủ yếu nào, phân bố ở đâu?

II. PHẦN RIÊNG (2 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b)

Câu IV.a: Theo chương trình chuẩn (2.0 điểm)

Phân tích ý nghĩa của việc tăng cường cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đối với phát triển kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu IV.b: Theo chương trình nâng cao (2.0 điểm)

Cho bảng số liệu dưới đây:

Cơ cấu sử dụng đất của nước ta vào thời điểm 01/01 hàng năm (đơn vị:%)
Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Địa lý

Nêu nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất ở nước ta.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết.

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-dia-ly-28980/feed 0
Đề thi thử Đại học Cao đẳng năm 2013 môn Hóa https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-hoa-28275 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-hoa-28275#respond Fri, 23 Oct 2020 18:42:23 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-hoa-28275

Related posts:

  1. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  2. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  3. Bài tập tính số Mol
]]>
Đề thi thử Đại học Cao đẳng năm 2013 môn Hóa

Đề thi thử Đại học Cao đẳng năm 2013 môn Hóa, Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Hóa

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI THỬ ĐH LẦN I NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi: Hóa học

MÃ ĐỀ THI: 209
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
——————————————————————————–

Cho Li = 7, Na = 23, Al = 27, Mg = 24, K = 39, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Cr = 52, Ag = 108, Ba = 137, C = 12, N = 14, O = 16, H = 1, S = 32, Cl = 35,5, Br = 80

Câu 1: Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị phân cực là
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.

Câu 2: Khi tiến hành đồng trùng hợp acrilonitrin và buta-1,3-đien thu được một loại cao su Buna-N chứa 8,69% Nitơ về khối lượng. Tỉ lệ số mol acrilonitrin và buta-1,3- đien trong cao su thu được là
A. 1:2 B. 2:1 C. 1:1 D. 3:1

Câu 3: Thủy phân hết hỗn hợp gồm m gam tetrapeptit Ala-Gly-Ala-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 21,7 gam Ala-Gly-Ala, 7,5 gam Gly và 14,6 gam Ala – Gly. Giá trị của m là:
A. 42,16 gam. B. 43,8 gam. C. 41,1 gam. D. 34,8 gam.

Câu 4: Cho các phản ứng sau:
a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) ->
b) FeS + H2SO4 (đặc, nóng) ->
c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) ->
d) AgNO3 + dd Fe(NO3)2 ->
e) HCHO + H2 ->
f) Cl2 + Ca(OH)2 ->
g) C2H4 + Br2 ->
h) glixerol + Cu(OH)2 ->
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là
A. a, b, d, e, f, g. B. a, b, d, e, g, h. C. a, b, c, d, e, g. D. a, b, c, d, e, h.

Câu 5: Dd X gồm (KI và một ít hồ tinh bột ). Cho lần lượt từng chất sau: O2, O3, Cl2, H2O2, FeCl3 tác dụng với dd X. Số chất làm dd X chuyển màu xanh tím là :
A. 4 B. 3. C. 5. D. 2.

Câu 6: Chia 0,30 mol hỗn X gồm C2H6, C2H4, C2H2 thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,40 gam H2O. Cho phần 2 lội qua dd brom (dư) thấy khối lượng bình nước brom tăng 2,70 gam. Phần trăm khối lượng của C2H6 có trong hỗn hợp X là
A. 71,42% B. 34,05% C. 35,71% D. 33,33%

Câu 7: Cho hỗn hợp gồm 6,96 gam Fe3O4 và 6,40 gam Cu vào 300 ml dd HNO3 CM (mol/l). Sau khi các phản ứng kết thúc thu được khí NO, dd X và còn lại 1,60 gam Cu. Giá trị CM là
A. 0,12. B. 0,15. C. 1,50. D. 1,20.

Câu 8: Dãy gồm các kim loại đều được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Al, Cu, Ba B. Fe, Cu, Pb C. Ca, Zn, Fe D. Na, Ni, Cu

Câu 9: Cho hh X (gåm CH3OH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3) có khối lượng m gam. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 5,6 lít khí CO2 (ở đkc). Cũng m gam hh X trên cho tác dụng với kali thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V bằng
A. 3,36 B. 11,2 C. 5,6 D. 2,8

Câu 10: Cho 8,4 gam Fe tác dụng vừa đủ với dd chứa 0,4 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dd được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 30 gam B. 35,2 gam C. 22,8 gam D. 27,6 gam

Câu 11: Cho a mol Fe vào dd chứa b mol AgNO3, phản ứng xong, dd còn lại chứa Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 thì tỉ số b/a là
A. 2 < b/a < 3 B. b/a ≥ 2 C. b/a = 3 D. 1 < b/a < 2

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hh X gồm CH3COOH ,CxHyCOOH và (COOH)2 thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2. Cũng cho 29,6 gam X tác dụng với lượng dư NaHCO3 thu được 0,5 mol CO2. Giá trị của m là
A. 11. B. 33. C. 44. D. 22.

Câu 13: Cho các phát biểu sau
1, Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau.
2, Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch.
3, Tại thời điểm cân bằng trong hệ vẫn luôn có mặt các chất phản ứng và các sản phẩm.
4, Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng hoá học, nồng độ các chất vẫn có sự thay đổi.
5, Khi phản ứng đạt trạng thái cân thuận nghịch bằng hoá học, phản ứng dừng lại.
Các phát biểu sai là
A. 4,5. B. 2,3. C. 3,5. D. 3,4.

Câu 14: Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng với Na; X tác dụng được với NaHCO3 còn Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là
A. C2H5COOH và HCOOC2H5. B. HCOOC2H5 và HOCH2CH2CHO.
C. HCOOC2H5 và HOCH2COCH3. D. C2H5COOH và CH3CH(OH)CHO.

Câu 15: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.
B. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.
C. 1,2-đicloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.
D. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.

Câu 16: Dãy gồm các chất dễ bị nhiệt phân là:
A. CaCO3, Pb(NO3)2, (NH4)2CO3, K2CO3
B. NH4HCO3, KNO3, NH4NO2, AgNO3.
C. Cu(NO3)2, NH4Cl, Mg(HCO3)2, Na2CO3
D. Cu(OH)2, Mg(NO3)2, KHCO3, BaSO4

Câu 17: Cho các cặp dd sau: (1) Na2CO3 và AlCl3; (2)NaNO3 và FeCl2; (3) HCl và Fe(NO3)2; (4) NaHCO3 và BaCl2; (5) NaHCO3 và NaHSO4. Số cặp xảy ra phản ứng khi trộn các chất trong các cặp đó với nhau là:
A. 3 cặp B. 4 cặp C. 2 cặp D. 5 cặp

Câu 18: Cho dãy các chất: axit fomic, metyl fomiat, etanol, etanal, axit etanoic. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy là
A. etan B. axit etanoic. C. etanal D. etanol.

Câu 19: Cho chất hữu cơ A chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng với 1 lít dd NaOH 0,5M thu được 24,6 gam muối và 0,1 mol ancol. Lượng NaOH dư có thể trung hòa hết bằng 0,5 lít dd HCl 0,4M. Công thức cấu tạo thu gọn của A là
A. (CH3COO)2C2H4 B. (HCOO)3C3H5 C. CH3COOC2H5 D. C3H5(OCOCH3)3

Câu 20: Cho các chất tham gia phản ứng:
a, S+ F2 -> b, SO2 + H2S
c, SO2 + O2 -> d, S + H2SO4(đặc nóng)
e, H2S + Cl2 (dư ) + H2O -> f, FeS2 + HNO3 ->
Khi các điều kiện (xt và nhiệt độ) có đủ số phản ứng tạo ra sản phẩm mà lưu huỳnh ở mức số oxi hoá + 6 là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 21: Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
B. Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+.
C. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
D. Cu khử được Fe3+ thành Fe.

Câu 22: Thể tích dd Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100ml dd hỗn hợp gồm HNO3 và HCl có pH = 1, để thu được dd có pH =2 là
A. 0,224 lít. B. 0,15 lít. C. 0,336 lít. D. 0,448 lít.

Câu 23: Cho dãy các chất: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, ancol benzylic, natri phenolat, anlyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dd NaOH loãng, đun nóng là
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.

Câu 24: Trong các thí nghiệm sau,
(1) Cho khí O3 tác dụng với dd KI. (2) Nhiệt phân amoni nitrit.
(3) Cho NaClO3 tác dụng với dd HCl đặc. (4) Cho khí H2S tác dụng với dd FeCl3.
(5) Cho khí NH3 dư tác dụng với khí Cl2. (6) Cho axit fomic tác dụng với H2SO4 đặc.
(7) Cho H2SO4 đặc vào dd NaBr. (8) Cho Al tác dụng với dd NaOH.
(9) Cho CO2 tác dụng với Mg ở nhiệt độ cao. (10) Cho dd Na2S2O3 tác dụng với dd H2SO4 (loãng).
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là:
A. 8 B. 6 C. 7 D. 9

Câu 25: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ visco. B. Tơ nitron. C. Tơ xenlulozơ axetat. D. Tơ nilon-6,6.

Câu 26: Hỗn hợp X gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl có tổng khối lượng là 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 17,472 lít O2 (đktc) và chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Y tác dụng vừa đủ 0,36 lít dd K2CO3 0,5M thu được dd Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl trong X. Phần trăm khối lượng KClO3 trong X là
A. 47,62%. B. 23,51%. C. 81,37%. D. 58,55%.

Câu 27: Có ba dd: amoni hiđrocacbonat, natri aluminat, natri phenolat và ba chất lỏng: ancol etylic, benzen, anilin đựng trong sáu ống nghiệm riêng biệt. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là dd HCl thì nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.

Câu 28: Nung nóng hỗn hợp gồm 0,4 mol N2 và 1,6 mol H2 trong bình kín (có xúc tác) rồi đưa về nhiệt độ t0C thấy áp suất trong bình lúc này là P1. Sau đó cho một lượng dư H2SO4 đặc vào bình (nhiệt độ lúc này trong bình là t0C) đến khi áp suất ổn định thì thấy áp suất trong bình lúc này là P2 (P1 = 1,75P2). Hiệu suất tổng hợp NH3 là:
A. 65,25%. B. 60%. C. 75%. D. 50%.

Câu 29: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dd nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dd sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dd nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là:
A. 13,5 B. 30,0 C. 20,0 D. 15,0

Câu 30: Cho các phát biểu sau:
a) Photpho đỏ và photpho trắng là hai đồng phân của nhau.
b) P đỏ và P trắng đều không tan trong nước, đều tan trong một số dung môi hữu cơ như C6H6, clorofom…
c) Photpho trắng phát quang màu lục nhạt trong bóng tối, photpho đỏ không phát quang.
d) Photpho trắng có cấu trúc tinh thể nguyên tử, photpho đỏ có cấu trúc polime.
e) Photpho trắng hoạt động mạnh hơn P đỏ. Trong các phản ứng P thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử.
f) Khi đun nóng không có không khí, P đỏ chuyển thành hơn, khi làm lạnh thì hơi đó ngưng tự thành P trắng.
g) Photpho đỏ và photpho trắng được ứng dụng để sản xuất diêm, photpho nằm ở đầu que diêm.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 31: 1 mol X có thể phản ứng tối đa 2 mol NaOH. X có thể là:
(1) CH3COOC6H5 (2) ClH3NCH2COONH4 (3) ClCH2CH2Br
(4) HOC6H4CH2OH (5) H2NCH2COOCH3 (6) ClCH2COOCH2Cl
Có bao nhiêu chất X thoả mãn:
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 32: Hòa tan hết 3,84 gam Cu trong 100 ml dd hỗn hợp gồm HNO3 0,60M và H2SO4 0,50M. Sau phản ứng thu được khí NO duy nhất và dd X. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dd X là?
A. 8,00 gam. B. 1,88 gam. C. 10,00 gam. D. 9,88 gam.

Câu 33: Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen
(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một
(d) Dd axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2
(e) Dd phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ
(f) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

Câu 34: Dãy chất nào sau đây đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?
A. Dd Ba(OH)2, H2O2, dd KMnO4.
B. H2SO4 đặc, O2, nước brom.
C. O3, nước clo, dd KMnO4.
D. O3, H2S, nước brom.

Câu 35: Tripeptit M và tetrapeptit Q đều được tạo ra từ một amino axit X mạch hở, phân tử có một nhóm -NH2. Phần trăm khối lượng của N trong X là 18,667%. Thuỷ phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M, Q (tỉ lệ mol 1 : 1) trong môi trường axit thu được 0,945 gam M ; 4,62 gam đipeptit và 4,125 gam X. Giá trị của m là
A. 9,69. B. 8,7. C. 18,725. D. 8,389

Câu 36: Một chất hữu cơ A đơn chức chứa các nguyên tố (C,H,O) và không có khả năng tráng bạc. A tác dụng vừa đủ với 96g dd KOH 11,66%. Sau khi phản ứng cô cạn dd thu được 23g chất rắn Y và 86,6g nước. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được sản phẩm gồm 15,68 lít CO2 (đktc) và 7,2g nước và một lượng K2CO3. CTCT của A là:
A. CH3COO-C6H4-CH3; B. CH3-COO-C6H5;
C. CH3-C6H4-COOH; D. HCOO-C6H4-CH3;

Câu 37: Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp BaO, Al2O3 và FeO đốt nóng thu được chất rắn X1. Hoà tan chất rắn X1 vào nước thu được dd Y1 và chất rắn E1. Sục khí CO2 dư vào dd Y1 thu được kết tủa F1. Hoà tan E1 vào dd NaOH dư thấy bị tan một phần và còn chất rắn G1. Cho G1 vào dd AgNO3 dư (Coi CO2 không phản ứng với nước). Tổng số phản ứng xảy ra là:
A. 9 B. 7 C. 6 D. 8

Câu 38: Đốt a mol X là trieste của glixerol và axit đơn chức, mạch hở thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết b-c=4a. Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu được 39 gam X’. Nếu đun m gam X với dd chứa 0,7mol NaOH đến phản ứng sau đấy cô cạn dd sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 57,2 gam B. 53,2 gam C. 61,48 gam D. 52,6 gam

Câu 39: Hỗn hợp X gồm axetilen (0,15 mol), vinylaxetilen (0,1 mol), etilen (0,1 mol) và hiđro (0,4 mol). Nung X với xúc tác niken một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối đối với hiđro bằng 12,7. Hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với dd chứa a mol Br2. Gía trị của a là:
A. 0,35 B. 0,65 C. 0,25 D. 0,45

Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 0,22 gam CO2 và 0,09 gam H2O. Số đồng phân este của X là
A. 2 B. 6 C. 4 D. 5

Câu 41: X là dd AlCl3, Y là dd NaOH 2 M. Thêm 150 ml dd Y vào cốc chứa 100ml dd X, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dd Y, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 10,92 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dd X bằng
A. 1,6 M. B. 2,0 M. C. 1,0 M. D. 3,2 M.

Câu 42: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ mạch hở có cùng công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng với 200 ml dd NaOH 1M thu được dd Z và hỗn hợp hai khí Y (đều làm xanh quỳ tím ẩm) khí hơn kém nhau 1 nguyên tử C. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 13,75 Cô cạn dd Z thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 9,75 B. 11,55 C. 15,55 D. 13,75

Câu 43: Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al hòa tan hết trong V lít dd HNO3 1M vừa đủ thu được 3,136 lít hỗn hợp N2O và N2 (có tỉ lệ thể tích là 5:2 và ở đktc) và dd Z chứa 118,8 gam muối. Thể tích HNO3 cần dùng là:
A. 1,88 lít B. 1,98 lít C. 1,74 lít D. 2,28 lít

Câu 44: Cho 0,1 mol α-aminoaxit X tác dụng với 50 ml dd HCl 1 M thu được dd A, dd A tác dụng đủ với 250 ml dd NaOH 1 M thu được dd B, cô cạn dd B còn lại 20,625 gam chất rắn khan. Công thức của X là:
A. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. B. NH2CH2COOH.
C. CH3CH(NH2)COOH. D. HOOCCH2CH(NH2)COOH.

Câu 45: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí H2S vào dd FeSO4 (2) Sục khí H2S vào dd CuSO4
(3) Sục khí CO2 (dư) vào dd Na2SiO3 (4) Sục khí CO2 (dư) vào dd Ca(OH)2
(5) Nhỏ từ từ dd NH3 đến dư vào dd Al2(SO4)3 (6) Nhỏ từ từ dd Ba(OH)2 đến dư vào dd Al2(SO4)3
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 6

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-hoa-28275/feed 0
Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Sinh học https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-sinh-hoc-28318 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-sinh-hoc-28318#respond Fri, 23 Oct 2020 18:42:04 +0000 https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-sinh-hoc-28318

Related posts:

  1. Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Trao Duyên (Dàn ý + 10 Mẫu)
  2. Đề thi thử Đại học năm 2013 – môn Sinh học (Đề 11)
  3. Văn mẫu lớp 9: Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du
]]>
Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Sinh học

Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Sinh học, Đề thi thử Đại học cao đẳng năm 2013 môn Sinh học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN THI: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
——————————————————————————–

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Câu 1: Một quần thể thực vật thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 hoa có màu: 7/16 hoa màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa có màu đem tự thụ phấn thì xác suất thu được thế hệ con lai không có sự phân li về kiểu hình là bao nhiêu?
A. 1/9 B. 9/7 C. 1/3 D. 9/16

Câu 2: Ở người, màu da do 3 cặp gen tương tác cộng gộp: thể đồng hợp toàn trội cho da đen, thể đồng hợp lặn cho da trắng, thể dị hợp cho màu da nâu. Bố và mẹ da nâu đều có kiểu gen AaBbCc thì xác suất sinh con da nâu là:
A. 1/64 B. 1/256 C. 1/128 D. 62/64

Câu 3: Ở người, gen tổng hợp 1 loại mARN được lặp lại tới 200 lần, đó là biểu hiện điều hoà hoạt động ở cấp độ
A. Sau dịch mã B. Khi dịch mã C. Lúc phiên mã D. Trước phiên mã

Câu 4: Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp
A. nuôi cấy hạt phấn, lai xôma. B. cấy truyền phôi.
C. chọn dòng tế bào xôma có biến dị. D. nuôi cấy tế bào thực vật Invitro tạo mô sẹo.

Câu 5: Khi giao phấn giữa hai cây cùng loài, người ta thu được F1 có tỉ lệ như sau: 70% thân cao, quả tròn: 20% thân thấp, quả bầu dục: 5% thân cao, quả bầu dụ : 5% thân thấp, quả tròn. Kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là:

Câu 6: Nếu kết quả của phép lai thuận và lai nghịch mà khác nhau thì kết luận nào dưới đây là đúng?
A. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y
B. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X
C. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể
D. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính hoặc trong ti thể.

Câu 7: Cho cây hoa đỏ, quả tròn lai với cây hoa trắng, quả dài, người ta thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 1/4 cây hoa đỏ, quả tròn: 1/4 cây hoa đỏ, quả dài: 1/4 cây hoa trắng, quả tròn: 1/4 cây hoa trắng, quả dài. Từ kết quả của phép lai này, kết luận nào được rút ra dưới đây là đúng nhất?
A. Chưa thể rút ra được kết luận chính xác về việc các gen khác alen có nằm trên cùng một NST hay trên hai NST khác nhau.
B. Gen quy định màu hoa và gen quy định hình dạng quả nằm trên các NST khác nhau.
C. Gen quy định màu hoa và gen quy định hình dạng quả nằm trên cùng một NST nhưng giữa chúng đã có xảy ra trao đổi chéo.
D. Gen quy định màu hoa và gen quy định hình dạng quả nằm trên cùng NST.

Câu 8: Một người đàn ông có chị gái bị bệnh di truyền, lấy người vợ có em cậu cũng bị bệnh đó. Ngoài 2 người bị bệnh trên, cả hai họ đều bình thường. Theo lý thuyết tỷ lệ con trai đầu lòng của vợ chồng này bị mắc bệnh là bao nhiêu?
A. 1/18 B. 1/16 C. 1/4 D. 1/9

Câu 9: Dung dịch có 80% Ađênin, còn lại là Uraxin. Với đủ các điều kiện để tạo thành các bộ ba ribônuclêôtit, thì trong dung dịch này có bộ ba mã hoá isoleucin (AUU, AUA) chiếm tỷ lệ:
A. 51,2% B. 38,4% C. 24% D. 16%

Câu 10: Một gen lặn có hại có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể bởi:
A. Đột biến ngược B. Di – nhập gen C. Yếu tố ngẫu nhiên D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 11: Cho cây hoa đỏ, quả tròn thụ phấn với cây hoa đỏ, quả tròn, người ta thu được đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 510 cây hoa đỏ, quả tròn: 240 cây hoa đỏ, quả dài: 242 cây hoa trắng, quả tròn: 10 cây hoa trắng, quả dài. Từ kết quả của phép lai này, kết luận nào được rút ra dưới đây là đúng nhất?
A. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả dài nằm trên cùng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cây cái.
B. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả tròn nằm trên cùng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cả cây đực và cây cái.
C. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả dài nằm trên cùng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cả cây đực và cây cái.
D. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định tròn nằm trên cùng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cây đực.

Câu 12: Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản?
A. Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
B. Tạo ra được vô số biến dị tổ hợp
C. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
D. Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể.

Câu 13: Để chuyển một gen của người vào tế bào vi khuẩn E-coli nhằm tạo ra nhiều sản phẩm của gen người trong tế bào vi khuẩn người ta phải lấy mARN của gen người cần chuyển, cho phiên mã ngược thành ADN rồi mới gắn ADN này vào plasmit và chuyển vào vi khuẩn. Vì nếu không làm như vậy thì
A. gen của người có kích thước lớn không đưa vào được tế bào vi khuẩn.
B. gen của người sẽ không thể dịch mã được trong tế bào vi khuẩn.
C. sản phẩm được tổng hợp từ của gen của người sẽ không bình thường và không có giá trị sử dụng.
D. gen của người sẽ không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn

Câu 14: Việc đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận là vi khuẩn E-coli trong kỹ thuật chuyển gen nhằm mục đích:
A. Làm tăng hoạt tính của gen được ghép
B. Để ADN tái tổ hợp kết hợp với nhân của vi khuẩn
C. Để gen được ghép tái bản nhanh nhờ tốc độ sinh sản mạnh của vi khuẩn E-coli
D. Để kiểm tra hoạt động của ADN tái tổ hợp

Câu 15: Lai con bọ cánh cứng có cánh màu nâu với con đực có cánh màu xám người ta thu được F1 tất cả đều có màu cánh màu xám. Cho các con F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, người ta thu được F2 với tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 70 con cái có cánh màu nâu, 74 con cái có cánh màu xám,. 145 con đực có cánh màu xám. Từ kết quả lai này, kết luận nào được rút ra sau đây là đúng?
A. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX – con đực, XY – con cái và gen quy định màu cánh nằm trên NST X, NST Y không có alen tương ứng.
B. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX – con cái; XY – con đực và gen quy định màu cánh nằm trên NST X, NST Y không có alen tương ứng.
C. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX – con đực, XY – con cái và gen quy định màu cánh nằm trên NST thường.
D. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX – con cái ; XY – con đực và gen quy định màu cánh nằm trên NST thường.

Câu 16: Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm gặp bắt đôi với nucleôtit bình thường nào dưới đây có thể gây nên đột biết gen?
A. Ađêmin B. Timin C. Xitôzin D. 5 – BU

Câu 17: Từ một quần thể của một loài cây được tách ra thành hai quần thể riêng biệt. Hai quần thể này chỉ trở thành hai loài khác nhau trong trường hợp nào nêu dưới đây?
A. Giữa chúng có sự khác biệt đáng kể về các đặc điểm hình thái.
B. Giữa chúng có sự khác biệt đáng kể về thời gian ra hoa.
C. Giữa chúng có sự sai khác về thành phần kiểu gen
D. Giữa chúng có sự khác biệt về tần số alen

Câu 18: Cơ chế hiện tượng di truyền của HIV thể hiện ở sơ đồ
A. ADN -> ARN -> Prôtêin -> Tính trạng
B. ARN -> ADN -> ARN -> Prôtêin
C. ADN -> ARN -> Tính trạng -> Prôtêin
D. ARN -> ADN -> Prôtêin

Câu 19: Trong quá trình giảm phân ở một con ruồi giấm người ta thấy 16% số tế bào khi giảm phân không trao đổi chéo giữa gen A và B còn 84% số tế bào khi giảm phân hình thành giao tử có xảy ra trao đổi chéo đơn giữa hai gen. Tần số hoán vị gen giữa gen A và B là bao nhiêu?
A. 16% B. 42% C. 24% D. 8%

Câu 20: Tế bào sinh noãn của một cây nguyên phân 4 lần liên tiếp đã sinh ra các tế bào con có tổng cộng 224 NST. Loài đó có thể có tối đa bao nhiêu loại giao tử khuyết 1 NST?
A. 5 B. 3 C. 7 D. 1

Câu 21: Điều gì sẽ xảy ra nếu gen điều hoà của Opêron Lac ở vi khuẩn bị đột biến tạo ra sản phẩm có cấu hình không gian bất thường?
A. Opêron Lac sẽ chỉ hoạt động quá mức bình thường khi môi trường có lactôza.
B. Opêron Lac sẽ không họat động ngay cả khi môi trường có lactôza
C. Opêron Lac sẽ hoạt động ngay cả khi môi trường không có lactôza
D. Opêron Lac sẽ không hoạt động bất kể môi trường có loại đường nào.

Câu 22: Thể tam bội ở thực vật có thể được hình thành bằng cách nào trong số các cách dưới đây?
A. Gây đột biến ở hợp tử
B. Lai giống
C. Xử lý hạt giống bằng chất cônsixin
D. Làm hỏng thoi vô sắc của tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây

Câu 23: Ở người tính trạng nhóm máu A,B,O do một gen có 3 alen IA, IB, IO quy định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu?
A.3/4 B. 119/144 C. 25/144 D. 19/24

Câu 24: Lai các cây hoa đỏ với cây hoa trắng người ta thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn người ta thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 đỏ: 1 trắng. Người ta lấy ngẫu nhiên 3 cây F2 hoa đỏ cho tự thụ phấn. Xác suất để cả 3 cây này đều cho đời con toàn cây có hoa đỏ là bao nhiêu?
A. 0,2960 B. 0,0370 C. 0,6525 D. 0,0750

Câu 25: Một nhà chọn giống thỏ cho các con thỏ giao phối ngẫu nhiên với nhau. Ông ta đã phát hiện ra một điều là tính trung bình thì 9% số thỏ có lông ráp. Loại lông này bán được ít tiền hơn. Vì vậy ông ta không cho các con thỏ lông ráp giao phối. Tính trạng lông ráp là do gen lặn trên NST thường quy định. Tỉ lệ thỏ có lông ráp mà ông ta nhận được trong thế hệ tiếp sau theo lí thuyết là bao nhiêu % ? Biết rằng tính trạng lông ráp không làm ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của thỏ.
A. 4.5 B. 5.3 C. 7.3 D. 3.2

Câu 26: Trong một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 bé, Bé I có nhóm máu O, bé II có nhóm máu AB- Cặp bố mẹ I cùng có nhóm AB; cặp bố mẹ II người bố có nhóm A, mẹ có nhóm B- Hãy xác định bố mẹ của 2 bé.
A. Cặp bố mẹ I là bố mẹ của bé II, cặp bố mẹ II là của bé I
B. Cặp bố mẹ II là bố mẹ của bé II, cặp bố mẹ I là của bé I
C. Hai cặp bố mẹ đều không phải là bố mẹ của 2 bé
D. Không xác định được

Câu 27: Mô tả nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng?
A. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là AUG liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN.
B. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axit quan đặc biệt gắn vào với bộ ba kết thúc trên mARN.
C. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là UAX liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN.
D. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp vào với bộ ba kết thúc trên mARN.

Câu 28: Điều nào dưới đây không đúng khi nói đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa?
A. Mặc dù đa số là có hại trong những điều kiện mới hoặc tổ hợp gen thích hợp nó có thể có lợi.
B. Phổ biến hơn đột biến NST.
C. Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.
D. Luôn tạo ra được các tổ hợp gen thích nghi.

Câu 29: Xét một tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 8  109 cặp nuclêotit. Khi bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN gồm
A. 8 x 109 cặp nucleôtit B. 32 x 109 cặp nucleôtit
C. 4 x 109 cặp nucleôtit D. 16 x 109 cặp nucleôtit

Câu 30: Nếu cho cây có kiểu gen AaBbCc tự thụ phấn thì tỷ lệ cây có chiều cao cây thuộc loại cao trung bình là bao nhiêu? Biết rằng các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và các gen tương tác với nhau theo kiểu tác động cộng gộp quy định chiều cao của cây.
A. 0,230 B. 0,313 C. 0,249 D. 0,625

Câu 31: Lai chuột lông màu vàng với chuột lông đen người ta thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 vàng: 1 đen. Lai chuột lông vàng với chuột lông vàng người ta thu được chuột con với tỷ lệ phân li kiểu hình là 2 vàng: 1 đen. Giải thích nào nêu dưới đây về kết quả của các phép lai trên là đúng.
A. Màu lông chuột chịu sự tác động nhiều của môi trường
B. Không có giải thích nào nêu ra là đúng.
C. A len quy định lông vàng là gen đa hiệu khi ở thể đồng hợp.
D. Màu lông chuột di truyền liên kết với giới tính

Câu 32: Nhằm củng cố những tính trạng mong muốn ở cây trồng, người ta thường sử dụng phương pháp
A. lai khác dòng kép B. lai khác dòng đơn C. lai khác thứ D. tự thụ phấn

Câu 33: Số gen ở bộ đơn bội của người hơn 1000 lần số gen của vi khuẩn, nhưng số gen cấu trúc chỉ hơn 10 lần là do
A. Người có cấu trúc phức tạp nên cần nhiều gen
B. Người có cấu trúc phức tạp nên cần nhiều gen,vi khuẩn đơn bào đơn giản nên số loại prôtêin ít
C. Người chuyên hoá cao, cần nhiều gen điều hoà
D. Vi khuẩn đơn bào đơn giản nên số loại prôtêin ít

Câu 34: Một quần thể cây có 160 cá thể có kiểu gen AA, 41 cá thể có kiểu gen aa và 201 cá thể có kiểu gen Aa. Sau 5 thế hệ giao phối ngẫu nhiên thì tần số kiểu gen Aa ở thế hệ sau quần thể này sẽ là bao nhiêu? Biết rằng các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể được cách li với quần thể lân cận. Tần số đột biết gen là không đáng kể.
A. 45,50% B. 42, 20% C. 36,25% D. 48,15%

Câu 35: Lai ruồi giấm cái thuần chủng cánh vênh, thân xám với ruồi đực thuần chủng cánh thẳng, thân đen người ta thu được F1 tất cả đều có cánh thẳng, thân xám. Cho các con ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau người ta thu được đời F2 với tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 430 ruồi cánh thẳng, thân xám: 214 ruồi cánh vênh, thân xám: 216 ruồi cánh thẳng, thân đen. Điều giải thích dưới đây về kết quả của phép lai trên là đúng?
A. Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân liên kết với nhau không thể tính được chính xác tần số hoàn vị gen giữa hai gen này.
B. Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân liên kết hoàn toàn với nhau
C. Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân liên kết không hoàn toàn với nhau. Tần số hoán vị giữa hai gen là 10%.
D. Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân nằm trên các NST khác nhau

Câu 36: Ở cừu , gen A – có sừng, gen a- không sừng, cùng có kiểu gen dị hợp (Aa) nhưng cừu đực thì có sừng, cừu cái lại không có sừng. Cho lai 2 giống cừu thuần chủng có sừng và không sừng theo phép lai thuận và lai nghịch. Kết quả ở F1 là
A. 1/2 có sừng là cừu đực + 1/2 không sừng là cừu cái
B. Lai thuận: 1/2 có sừng là đực + 1/2 không sừng là cái; Lai nghịch: 100% có sừng
C. Lai thuận: 100% có sừng; Lai nghịch: 1/2 có sừng + 1/2 không sừng.
D. 50% cừu đực có sừng + 50% cừu cái không sừng

Câu 37: Chuyển đoạn Robertson là :
A. Sự sáp nhập 2 NST khác nhau B. Chuyển đoạn trong phạm vi 1 NST
C. Chuyển đoạn tương hỗ D. Trao đổi chéo gây hoán vị gen

Câu 38: Ở người, tính trạng tóc xoăn do gen A, tóc thẳng do gen a nằm trên NST thường quy định, tính trạng máu khó đông do gen h , người bình thường do gen H nằm trên NST giới tính X quy định.Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Với 2 gen quy định tính trạng trên, có thể cho tối đa số loại kiểu gen khác nhau ở mỗi giới trong quần thể là:
A. 8 loại kiểu gen ở giới nữ, 4 loại kiểu gen ở giới nam.
B. 3 loại kiểu gen ở giới nữ, 2 loại kiểu gen ở giới nam.
C. 9 loại kiểu gen ở giới nữ, 6 loại kiểu gen ở giới nam.
D. 5 loại kiểu gen ở giới nữ, 3 loại kiểu gen ở giới nam.

Câu 39: Nguyên nhân gây nên hiện tượng đa hình cân bằng là gì?
A. CLTN ủng hộ các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội
B. CLTN xảy ra theo kiểu chọn lọc phân hoá
C. CLTN ủng hộ các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn
D. CLTN ủng hộ các cá thể có kiểu gen dị hợp tử

Câu 40: Trong trường hợp mỗi gen quy đinh 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, không có hiện tượng hoán vị gen, cơ thể có kiểu gen tự thụ phấn đời con, số kiểu gen và kiểu hình là
A. 27 kiểu gen; 8 kiểu hình B. 3 kiểu gen; 2 kiểu hình
C. 3 kiểu gen; 3 kiểu hình D. 9 kiểu gen; 4 kiểu hình

II. PHẦN RIÊNG [10 Câu]

Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B)

A. THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)

Câu 41: Khi lai thuận và lai nghịch 2 nòi gà thuần chủng mào hình hạt đào x mào hình lá được F1 đều có màu hình hạt đào. F2 phân li = 93 hạt đào + 31 hoa hồng +26 hạt đậu + 9 mào lá. Phép lai này tuân theo quy luật
A. Bổ sung đồng trội B. Quy luật Menden C. Tương tác át chế trội D. Bổ sung át chế lặn

Câu 42: Các sinh vật chuyển đời sống từ dưới nước lên cạn vào kỷ nào, đại nào?
A. Kỷ Cambri, đại Cổ sinh B. Kỷ Tam điệp, đại Trung Sinh
C. Kỷ Silua, đại Cổ sinh D. Kỷ Giura, đại Trung sinh

Câu 43: Cho biết gen A : thân cao; gen a : thân thấp. Các cơ thể đem lai đều giảm phân bình thường. Phép lai có tỷ lệ kiểu hình 35 cao : 1 thấp là :
A. AAAa x AAA B. AA x AAaa C. AAaa x Aa D. AAaa x AAaa

Câu 44: Lai ruồi giấm mắt đỏ tươi thuần chủng với ruồi đực có mắt trắng thuần chủng người ta thu được 100% ruồi cái F1 có mắt đỏ tía và 100%. ruồi đực F1 có mắt đỏ tươi. Cho ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau người ta thu được F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình : 3/8 số ruồi F2 có mắt ở tía, 3/8 số ruồi F2 có mắt đỏ tươi và 2/8 số ruồi F2 có mắt trắng. Kết luận nào được rút ra từ kết quả của phép lai trên là đúng ?
A. Màu mắt của ruồi giấm đo 2 gen khác nhau cùng nằm trên NST giới tính X quy định.
B. Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen nằm trên NST giới tính X quy định
C. Màu mắt của ruồi giấm do 1gen nằm trên NST giới tính X và một gen nằm trên NST thường tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung.
D. Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen nằm trên NST giới tính X và một gen nằm trên NST thường quy định.

Câu 45: Emzim nào dưới đây cần phải tham gia đầu tiên vào quá trình tổng hợp ADN
A. Ligaza B. ARN pôlimeraza C. Endonucleaza D. ADN poplimeraza

Câu 46: Điều mô tả nào dưới đây phù hợp với tinh thần của học thuyết Đacuyn?
A. Các biến dị có lợi đều được CLTN giữ lại cho các thế hệ sau.
B. Những biến dị di truyền làm tăng khả năng sinh sản thì biến dị đó mới được CLTN giữ lại cho các thế hệ sau.
C. Những biến dị làm tăng khả năng sống sót thì biến dị đó được CLTN giữ lại cho các thế hệ sau.
D. Chỉ các biến dị di truyền xuất hiện lẻ tẻ trong quá trình sinh sản mới được CLTN giữ lại cho các thế hệ sau.

Câu 47: Để phát hiện tần số hoán vị gen giữa hai gen người ta hay sử dụng phương pháp nào là kinh tế nhất
A. Lai kinh tế B. Lai cơ thể F1 với nhau C. Lai phân tích D. Lai thuận nghịch

Câu 48: Mô tả nào dưới đây về quá trình phiên mã và dịch mã là đúng?
A. Phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân sơ xảy ra gần như đồng thời.
B. Chiều dài của phân tử mARN ở sinh vật nhân sơ đúng bằng chiều dài đoạn mã hoá của gen.
C. Mỗi gen ở sinh vật nhân sơ được phiên mã ra một phân tử mARN riêng
D. Ở sinh vật nhân sơ sau khi phiên mã xong mARN mới được dịch mã

Câu 49: Mỗi tế bào lưỡng bội ở 1 loài có 4 cặp NST chứa cả thảy 283.106 cặp nuclêôtit. Ở kì giữa, chiều dài trung bình của 1 NST là 2 μm, thì các ADN đã co ngắn khoảng
A. 1000 lần B. 8000 lần C. 6000 lần D. 4000 lần

Câu 50: Dựa vào hiện tượng prôtêin có cấu tạo, chức năng giống nhau nhưng lại biến tính ở các nhiệt độ khác nhau để phân biệt hai loài bằng cách trên, thuộc tiêu chuẩn nào:
A. Di truyền B. Sinh lí C. Sinh hóa D. Sinh thái

B.THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)

Câu 51: Cơ thể có kiểu gen Bb khi phát sinh giao tử mà có một cặp NST mang các gen này không phân li ở giảm phân I, GP II vẫn bình thường thì có thể tạo ra các loại giao tử là
A. B, b và BB, Bb, bb, O B. B,b và BB, bb, O C. B,b và Bb, O D. BB và bb

Câu 52: Nguồn gốc của mọi biến dị di truyền là
A. Đột biến B. các nhân tố ngẫu nhiên C. chọn lọc tự nhiên D. biến dị tổ hợp

Câu 53: Đột biến thay thế cặp nucleôtit này bằng cặp nuclêôtit khác nhưng trình tự axit amin lại vẫn không bị thay đổi mà chỉ thay đổi số lượng chuỗi polipeptit được tạo ra. Nguyên nhân là do
A. mã di truyền có tính dư thừa B. đột biến xảy ra ở vùng cuối gen
C. đột biết xảy ra ở vùng promoter D. đột biết xảy ra ở vùng intron

Câu 54: Câu nào dưới đây nói về CLTN là đúng theo quan niệm của học thuyết tiến hoá hiện đại?
A. CLTN làm thay đổi kiểu gen của quần thể theo một chiều hướng xác định
B. CLTN phần lớn làm nghèo nàn vốn gen của quần thể
C. CLTN chỉ làm thay đổi tần số alen khi điều kiện thời tiết thay đổi mạnh.
D. CLTN phần lớn làm đa dạng vốn gen của quần thể

Câu 55: Sự kiện nổi bật nhất trong đại Cổ sinh là:
A. Sự xuất hiện của lưỡng cư và bò sát
B. Sự xuất hiện của thực vật hạt kín
C. Sự sống từ chỗ chưa có cấu tạo tế bào đã phát triển thành đơn bào rồi đa bào
D. Sự di chuyển của sinh vật từ dưới nước lên cạn

Câu 56: Cho một lôcut có 2 alen được kí hiệu là A và a; trong đó aa là kiểu gen đồng hợp tử gây chết, trong khi hai kiểu gen AA và Aa có sức sống và khả năng thích nghi như nhau. Nếu tần số alen a ở quần thể ban đầu là 0,1 thì sau 5 thế hệ tần số alen này sẽ là bao nhiêu?
A. 0,05 B. 0,01 C. 0,50 D. 0,06

Câu 57: Tần số alen a của quần thể X đang là 0,5 qua vài thế hệ giảm bằng 0 nguyên nhân chính có lẽ là do
A. Đột biến gen A thành gen a
B. Kích thước quần thể đã bị giảm mạnh
C. Môi trường thay đổi chống lại alen a
D. Có quá nhiều cá thể của quần thể đã di cư đi nơi khác.

Câu 58: Một quần thể cây có 0,4AA ; 0,1aa và 0,5Aa. Sau một thế hệ tự thụ phấn thì tần số cá thể có kiểu gen dị hợp tử sẽ là bao nhiêu? Biết rằng các cá thể dị hợp tử chỉ có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với khả năng sinh sản của các cá thể đồng hợp tử. Các cá thể có kiểu gen AA và aa có khả năng sinh sản như nhau.
A. 16,67% B. 25,33% C. 15.20% D. 12,25%

Câu 59: Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh
A. Vi khuẩn lam B. xạ khuẩn C. coli D. Nấm men E. Nấm men

Câu 60: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về tính chất và vai trò của đột biến gen?
A. Chỉ đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.
B. Đột biến gen thường ở trạng thái lặn.
C. Phần lớn các đột biến là có hại cho cơ thể.
D. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy tổ hợp gen.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/de-thi-thu-dai-hoc-cao-dang-nam-2013-mon-sinh-hoc-28318/feed 0