Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 01:49:05 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.9 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm học 2019 – 2020 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-2-lop-6-32252 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-2-lop-6-32252#respond Fri, 23 Oct 2020 07:09:54 +0000 https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-2-lop-6-32252

Related posts:

  1. Hướng dẫn giải bài toán lớp 4: Dạng toán thêm, bớt một chữ số ở bên trái một số
  2. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  3. Nghị luận về câu Biển học là mênh mông sách vở chỉ là vùng biển gần bờ (Dàn ý + 4 mẫu)
]]>
Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm học 2019 – 2020, Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm học 2019 – 2020 gồm 46 đề thi của tất cả các môn: Toán, Văn, Sử, Địa, Vật lý, Anh, Sinh

Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm học 2019 – 2020 gồm 46 đề thi của tất cả các môn: Toán, Văn, Sử, Địa, Vật lý, Anh, Sinh học, Công nghệ, GDCD, Tin học. Mỗi đề thi lại có đầy đủ đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận kèm theo.

Nhằm đem đến cho quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều tài liệu học tập, ôn thi học kì 2 đạt kết quả cao. Đồng thời còn giúp thầy cô có thêm tài liệu tham khảo, ra đề thi cho học sinh của mình.

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2019 – 2020

Đề thi Ngữ Văn 6 – Học kì II năm học 2019 – 2020

Thời gian làm bài: 90 phút

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1. Tác phẩm Sông nước Cà Mau do ai sáng tác?

A. Đoàn Giỏi
B. Tố Hữu
C. Trần Đăng Khoa
D. Nguyễn Duy

Câu 2. Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích’
Nhảy trên đường vàng…”

(Lượm – Tố Hữu)

A. Nhân hoá
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ

Câu 3. Đâu không phải là tâm trạng của người anh trong “Bức tranh của em gái tôi”?

A. Thất vọng mặc cảm về bản thân.
B. Cảm phục tài năng của em gái.
C. Ngạc nhiên rồi hãnh diện trước tài năng của em.
D. Căm ghét em gái.

Câu 4. Trong các câu sau, câu nào là câu trần thuật đơn?

A. Nó sững sừng như cái cột đình.
B. Tôi ra về không chút bận tâm.
C. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam
D. Cả ba phương án trên.

Câu 5. Cho đoạn thơ sau:

“Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng…”

(Ngữ Văn 6 – tập 2)

Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào?

A. Mưa
B. Tre Việt Nam
C. Đêm nay bác không ngủ
D. Tiếng chổi tre

Câu 6. Trong câu văn: “Hai vợ chồng Sọ Dừa ở với nhau rất hạnh phúc” (Sọ Dừa – Ngữ Văn 6, tập 1), từ nào là phó từ?

A. ở
B. với
C. rất
D. hạnh phúc

Câu 7. Một lá đơn không có mẫu quy định gồm các phần nào?

A. Phần mở đầu
B. Phần triển khai
C. Phần kết thúc
D. Cả ba phương án trên.

Câu 8. Đâu là các thành phần chính của câu?

A. Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ
B. Chủ ngữ, vị ngữ
C. Trạng ngữ, chủ ngữ
D. Trạng ngữ, vị ngữ

II. Tự luận (8 điểm)

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau:

a.

“Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp…”

(Mưa – Trần Đăng Khoa, Ngữ Văn 6 tập 1)

b.

“Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng…”

(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)

Câu 2. Xác định thành phần chính của các câu sau:

a. Hàng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh
b. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.

Câu 3. Em hãy viết một bài văn tả khung cảnh mùa thu (trong đoạn văn có một sử dụng biện pháp tu từ so sánh).

Đáp án đề thi học kỳ 2 môn Ngữ văn lớp 6

I. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A B D D C C D B

II. Tự luận (8 điểm)

Câu 1. ( 2 điểm).

a. Nhân hóa: “Mối già, mối trẻ” (1 điểm)

b. Ẩn dụ hình thức: “cá song lấp lánh đuốc đen hồng” (1 điểm)

Câu 2. (2 điểm)

a. Hàng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.

Chủ ngữ: Thủy Tinh (0,5 điểm)

Vị ngữ: lại dâng nước đánh Sơn Tinh (0,5 điểm)

b. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.

Chủ ngữ: những chòm cổ thụ (0,5 điểm)

Vị ngữ: dáng mãnh liệt (0,5 điểm)

Câu 3. (4 điểm)

Gợi ý:

Mở bài

– Lời dẫn: Bốn mùa xuân, hạ, thu đông đều có những nét đẹp riêng.

– Nhưng đối với riêng em, mùa thu lại là mùa đẹp nhất.

0.25đ

0.25đ

Thân bài

* Khung cảnh thiên nhiên vào mùa thu: Nêu ra những nét đặc trưng nhất.

– Bầu trời: cao và trong xanh lạ thường

– Ánh nắng: nhẹ nhàng xuyên qua các kẽ lá, không chói chang như cái nắng ngày hè.

– Không khí: trong lành, dễ chịu.

– Thời tiết: se lạnh của cơn gió heo may.

– Đặc biệt là ánh trăng đêm Rằm Trung Thu là ánh trăng tròn nhất sáng nhất.

* Khung cảnh làng quê:

– Những cánh đồng thơm mùi lúa chín báo hiệu một vụ mùa bội thu.

– Những con đường làng quê trải đầy rơm phơi vàng như màu nắng.

– Những ngôi nhà ngập sắc hoa thu: hoa cúc vàng, hương hoa sữa nồng nàn khắp phố.

* Con người:

– Mùa thu chính là mùa học sinh tựu trường sau một kì nghỉ hè sôi động, gặp lại thầy cô bạn bè với niềm phấn khởi của một năm học mới.

– Đặc biệt, mùa thu có Tết Trung Thu dành cho thiếu nhi: trẻ em thường rước đèn, phá cỗ…

0.75đ

 

 

 

 

0.75đ

 

 

 

0.5đ

Kết bài

Mùa thu đã để lại cho em rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ…

0.5đ

Các tiêu chí đánh giá khác cho nội dung bài viết

 
 

– Viết và gạch chân dưới câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

– Trình bày sạch sẽ, bố cục rõ ràng mạch lạc, ít mắc lỗi chính tả

– Hình ảnh miêu tả có chọn lọc, kết hợp sử dụng với các biện pháp tu từ đã được học.

0.5đ

0.25đ

0.25đ

Đề kiểm tra học kì II lớp 6 môn GDCD năm 2019 – 2020

Ma trận hai chiều đề thi học kì II lớp 6 môn GDCD

Mức độ, Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
TN TL TN TL Vận dụng thấp Vận dụng cao
TN TL TN TL
1. Quyền trẻ em     Xác định được việc làm vi phạm quyền trẻ em”và việc trẻ em không được làm.   Ý thức được bổn phận,Trách nhiệm của bản thân trong gia đình Nêu nội dung của mỗi nhóm quyền.    
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:%
    2
1
10
  1
0,5
5
1
2
20
    4
3,
5
35
2. Cuộc sống hòa bình     Hiểu những việc làm sống chan hòa với mọi người?   Có việc làm sống chan hòa với mọi người     nguyên nhân của sự không bình yên trong em và giải pháp  
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:%
    1
0,5
5
  1
0,5
5
    1
2
20
3
3
30
3.Thực hiện trật tự ATGT Nhận biết nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông   Xác định được hành vi đúng khi tham gia giao thông
Nhớ biển báo và việc chấp hành ATGT
        Rút ra nhận xét về việc tham gia giao thông của các bạn trong trường

 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:%
1
0,5
5
  2
1
10
        1
2
20
4
3
,5
35
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tổng tỉ lệ
1
0,5
5
5
2,5
25
2
1
10
    3
6
60
12 10 100

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Giáo dục công dân

PHÒNG GD-ĐT…….

TRƯỜNG…….

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020
Môn: Giáo dục công dân 6
Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian phát đề)

1. Trắc nghiệm (4 điểm)

Khoanh vào chữ cái đầu câu mà e cho là đúng nhất

Câu 1: Việc làm nào sau đây vi phạm không thực hiện quyền trẻ em?

A. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em
B. Lợi dụng trẻ em để buôn ma túy
C. Cha mẹ ly hôn, không ai chăm sóc con cái
D. Đánh đập trẻ em.

Câu 2: Việc làm nào sau đây trẻ em không được làm ?

A. Kính trọng ông bà, cha mẹ.
B. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang.
C. Lễ phép với thầy cô giáo
D. Yêu thương, đoàn kết với bạn bè.

Câu 3: Câu ca dao sau nói về bổn phận, trách nhiệm của ai trong gia đình?

“Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.”

A. Bổn phận của ông bà
B. Bổn phận của cha mẹ
C. Bổn phận của anh chị em
D. Bổn phận của con cháu

Câu 4: Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông?

A. Đường xấu.
B. Ý thức của người tham gia giao thông.
C. Pháp luật chưa nghiêm.
D. Phương tiện giao thông nhiều.

Câu 5: Hành vi đúng khi tham gia giao thông là:

A. Ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm.
B. Đi xe đạp trên hè phố.
C. Điều khiển xe đạp bằng hai tay.
D. Đá bóng, thả diều dưới lòng đường.

Câu 6: Việc làm nào dưới đây ngăn cản chúng ta sống chan hòa với mọi người?

A. Trung thực, thẳng thắn nghĩ tốt về người khác.
B. Thương yêu, giúp đỡ người khác một cách ân cần chu đáo.
C. Coi thường người dốt hơn mình, ghen ghét người giỏi hơn mình.
D. Chân thành với mọi người xung quanh.

Câu 7: Theo em, những việc làm nào dưới đây của Nga là sống chan hòa với mọi người?

A. Không góp ý cho ai để khỏi gây mất đoàn kết.
B. Luôn cởi mở, chia sẻ với mọi người.
C. Chiều theo ý mọi người để không mất lòng ai.
D. Sẵn sàng tham gia hoạt động cùng mọi người.

Câu 8. Nối cột A với cột B cho phù hợp:

A Nối B
1. Người đi bộ.   a. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ đen.
2. Biển báo nguy hiểm.   b. Đi sát mép đường.
3. Biển hiệu lệnh.   c. Không lạng lách, đánh võng.
4. Người đi xe đạp.   d. Hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ trắng.

2. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Em hãy nêu một số nguyên nhân của sự không bình yên trong em và giải pháp giúp bản thân trở nên bình yên, thanh thản hơn?

Câu 2: (2 điểm) Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có mấy nhóm quyền? Nêu nội dung của mỗi nhóm quyền .

Câu 3: (2 điểm) Em có nhận xét gì về việc tham gia giao thông của các bạn trong trường?

Đáp án và biểu điểm đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6

1. Trắc nghiệm: (4 điểm)

Trả lời đúng mỗi câu: 0. 5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7
Trả lời B B C B A C B

Câu 8: Nối cột A với cột B đúng: (0.5đ)

1 -b ; 2 – a ; 3 – d ; 4 – c

2. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1: (2 đ)

– Một số nguyên nhân của sự không bình yên trong em : Nói dối, bị điểm kém, vi phạm nội quy trường lớp… (1 đ)

– Giải pháp giúp bản thân trở nên bình yên, thanh thản hơn: Tâm sự với bạn bè, nói chuyện với cha mẹ, chơi thể thao… (1 đ)

Câu 2: (2đ)

a. Nhóm quyền sống còn: (0.5đ)

– Là quyền được sông và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe…

b. Nhóm quyền bảo vệ: (0.5đ)

– Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lọt và xâm hại…

c. Nhóm quyền phát triển: (0.5đ)

– Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật…

d. Nhóm quyền tham gia:(0.5đ)

– Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

Câu 3 (2.0 điểm)

– Các bạn chưa có ý thức tham gia giao thông như đi xe dàn ra đường…..

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 6 năm 2019 – 2020

Ma trận đề kiểm tra học kì 2 môn Công nghệ

Cấp độ,
Tên chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
thấp cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Cơ sở ăn uống hợp lý     Lựa chọn thực phẩm phù hợp          
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
    3
1,5
15
         
Vệ sinh an toàn thực phẩm           Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.    
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
          1
2
20
   
Bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến món ăn       Những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn.        
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
      1
2,5
25
       
Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình Tổ chức bữa ăn.              
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
2
1
10
             
Quy trình tổ chức bữa ăn           Lựa chọn thực phẩm    
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
          1
2,5
25
   
Tổng số câu 8
Tổng số điểm 10
Tỉ lệ 100%
2
1
10
  3
2
20
1
2,5
25
  2
4,5
45
   

Đề kiểm tra học kì 2 môn Công nghệ

A. Trắc nghiệm (3.0 điểm):

Chọn phương án trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu.

Câu 1: Chất đạm (protein) có nhiều trong các nhóm thức ăn nào sau đây

A. Đậu nành, trứng, cá 
B. Lạc, ngô, thịt
C. Trứng, cơm, rau cải
D. Bánh bao, sữa, đường

Câu 2: Chất béo (lipit) có nhiều trong các nhóm thức ăn nào sau đây

A. Cơm, rau xào, lạc
B. Rau luộc, sườn rán , cơm rang
C. Cá rán, đậu luộc, vừng
D. Vừng, lạc, mỡ động vật

Câu 3: Người béo phì nên hạn chế ăn những chất nào

A. Chất đường
B. Bột
C. Chất đạm
D. Vitamin

Câu 4: Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình?

A. Dựa vào nhu cầu của các thành viên 
B. Tất cả các ý A,C,D
C. Đảm bảo tốt cho sức khoẻ
D. Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng

Câu 5: Thế nào là bữa ăn đủ chất dinh dưỡng:

A. Nhiều chất đạm 
B. Nhiều Vitamin
C. Thức ăn đắt tiền
D. Đủ chất dinh dưỡng của 4 nhóm thức ăn

B. Tự luận: (7 điểm)

Câu 6: (2 điểm):

Em hãy cho biết các biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà?

Câu 7 (2,5 điểm):

Khi lựa chọn thực phẩm đối với thực đơn hàng ngày cần phải căn cứ vào những yếu tố nào? Em hãy kể tên những món ăn mà em đã ăn trong một bữa cơm thường ngày và nhận xét ăn như thế đã hợp lí chưa?

Câu 8 (2,5 điểm):

Em hãy nêu những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn?

Hướng dẫn chấm đề thi môn Công nghệ lớp 6

CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM

A. Trắc nghiệm

 

Câu 1: A Câu 4: B

Câu 2: D Câu 5: D

Câu 3: A-B

Mối ý đúng được 0,5 điểm

Câu 6

 

* Các biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà:

– Rửa tay sạch trước khi ăn

– Vệ sinh nhà bếp

– Rửa kỹ thực phẩm, nấu chín thực phẩm.

– Đậy thức ăn cẩn thận, bảo quản thực phẩm chu đáo.

 

 

0.5

0.5

0.5

0.5

Câu 7

 

*. Khi lựa chọn thực phẩm đối với thực đơn hàng ngày cần căn cứ vào:

– Giá trị dinh dưỡng của thực đơn.

– Đặc điểm của những người trong gia đình.

– Ngân quỹ gia đình

*. Liên hệ

 

 

0.5

0.5

0.5

1

Câu 8

 

* Những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn.

– Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi.

– Khi nấu tránh khuấy nhiều.

– Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần

– Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kỹ gạo khi nấu cơm.

– Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1

 

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2019 – 2020

Ma trận đề thi học kỳ 2 môn Lịch sử lớp 6

Nội dung kiến thức Cấp độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
Chương II. Thời đại dựng nước: Văn Lang, Âu Lạc Câu 1     1 câu
(5%)
Chương III. Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập Câu 2,3,6,8,9,10,11, 14, 16 Câu 4,5,12,13, Câu 15 Câu 7 15 câu
(75 %)
Chương IV. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỷ X Câu 18, 19 Câu 17   Câu 20 4 câu(20 %)
Tổng 11 câu
(55%)
6 câu
(30%)
1 câu
(5 %)
2 câu
(10%)
10 câu (100%)

Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử lớp 6

TRƯỜNG THCS ………………

 

KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học 2019 – 2020
Môn Lịch sử 6

Câu 1. Nước Âu Lạc có công trình quân sự nổi tiếng đó là

A. thành Phong Châu
B. thành Cổ Loa
C. thành Thăng Long
D. thành Huế

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào

A. năm 40
B. năm 41
C. năm 42
D. năm 43

Câu 3. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở

A. Ba Vì
B. Chu Diên
C. Đan Phượng
D. Hát Môn (Hà Nội)

Câu 4. “Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh… Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về Nam Hải (Quảng Đông – Trung Quốc).”

Đó là sự kiện được nói đến ở

A. Khởi nghĩa Bà Triệu 
B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
C. Cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược
D. Âu Lạc đánh quân của Triệu Đà.

Câu 5. Những nữ tướng tài giỏi trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là

A. Ông Cai, nàng Quốc
B. Thi Sách, ông Cai, Vĩnh Huy
C. Vĩnh Huy, Lê Chân, ông Cai, Thánh Thiên.
D. Vĩnh Huy, Lê Chân, Thánh Thiên, Lê Thị Hoa, nàng Quốc.

Câu 6. Cuộc khởi nghĩa nổ ra năm 248 ở Thanh Hóa do ai lãnh đạo?

A. Cao Lỗ
B. Trưng Trắc
C. Bà Triệu
D. Triệu Quốc Đạt

Câu 7: Từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, em rút ra bài học gì?

A. Từ xa xưa, người phụ nữ đã có một vai trò đặc biệt quan trọng.
B. Không đồng tình với lối sống “trọng nam khinh nữ”.
C. Luôn trân trọng người phụ nữ.
D. Tất cả A,B,C.

Câu 8: Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở

A. Mê Linh
B. Hát Môn
C. Chu Diên
D. Cổ Loa

Câu 9: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí nổ ra vào thời gian nào?

A. Năm 541
B. Năm 542
C. Năm 543
D. Năm 544

Câu 10: Nước Vạn Xuân được thành lập vào thời gian nào?

A. Năm 541
B. Mùa xuân năm 542
C. Năm 543
D. Mùa xuân năm 544

Câu 11: Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt kinh đô ở

A. Thái Bình
B. Luy Lâu
C. vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)
D. hạ lưu sông Đáy.

Câu 12: Tổ chức triều đình của nước Vạn Xuân?

A. có hai ban văn, võ.
B. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc.
C. Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.
D. Tất cả A,B,C.

Câu 13: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX:

A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Phùng Hưng
B. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Bà Triệu
C. Khởi nghĩa Phùng Hưng, khởi nghĩa Hai Bà Trưn
D. Khởi Nghĩa Lý Bí, khởi nghĩa Phùng Hưng

Câu 14: Khởi nghĩa Phùng Hưng nổ ra ở đâu?

A. Lãng Bạc
B. Quỷ Môn Quan
C. Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội)
D. Thái Bình (nay thuộc mạn bắc Sơn Tây)

Câu 15: Trong các cuộc khởi nghĩa lớn ở nước ta từ thế kỷ I đến thế kỉ IX, những cuộc khởi nghĩa nào nổ ra ở các địa bàn thuộc Hà Nội ngày nay?

A. Hai Bà Trưng, Bà Triệu
B. Hai Bà Trưng, Lý Bí, Phùng Hưng
C. Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan
D. Hai Bà Trưng, Mai Thúc Loan.

Câu 16: Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng. Nguồn gốc chữ viết đó là

A. từ chữ La Mã cổ.
B. từ chữ Hy Lạp cổ đại.
C. từ chữ Hán.
D. từ chữ Phạn của người Ấn Độ

Câu 17: “…người Đường Lâm (Sơn Tây- Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.”

Thông tin trên nói về nhân vật lịch sử nào?

A. Dương Đình Nghệ
B. Ngô Quốc Trị
C. Ngô Quyền
D. Ngô Quốc Đạt

Câu 18: Chiến thắng Bạch Đằng nổ ra năm nào?

A. năm 938
B. năm 938 trước công nguyên
C. năm 545
D. năm 389

Câu 19: Người lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng quân Nam Hán năm 938 ?

A. Ngô Quyền
B. Hai Bà Trưng
C. Ngô Quốc Đạt
D. Phùng Hưng

Câu 20: Đánh giá về sự kiện chiến thắng quân Nam Hán năm 938?

A. Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
B. Thể hiện sự mưu trí, sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật quân sự của cha ông ta.
C. Là một chiến thắng vĩ đại, kết thúc thời kì Bắc thuộc và mở ra một bước ngoặt mới trong lịch sử nước ta – thời kỳ độc lập cho Tổ quốc.
D. Tất cả A,B,C.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6

HS dùng bút chì tô vào ô tương ứng có đáp án đúng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B A D B D C D A B D C D A C B D C A A D

Đề kiểm tra học kì II lớp 6 môn Sinh học năm 2019 – 2020

Ma trận đề kiểm tra môn Sinh học lớp 6

Mức độ, Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng
TN TL TN TL TN TL    
Hoa và sinh sản hữu tính Biết được bộ phận tạo thành quả              
Câu
Điểm
Tỉ lệ
C3
0,5
5%
              1
0,5
5%
Quả và hạt Biết được loại quả tự phát tán
Trình bày được các cách phát tán quả và hạt và đặc điểm của quả thích nghi với từng cách phát tán
Hiểu được những điều kiện cần cho hạt nẩy mầm          
Câu
Điểm
Tỉ lệ
C6
0,5
5%
C10
2
20%
  C9
2
20%
        3
4,5
45%
Các nhóm thực vật Biết được cơ quan sinh sản của thông , sự tiến hóa của dương xỉ so với rêu Phân biệt được sự khác nhau ở các bộ phận cấu tạo của dương xỉ và rêu          
Câu
Điểm
Tỉ lệ
C2,5
1
10%
  C7
0,5
5%
          3
1,5
15%
Vai trò của thực vật     Sắp xếp được trình tự thứ bậc của thực vật Giải thích được vai trò của thực vật trong việc bảo vệ đát và nguồn nước Xác định được chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cây  
Câu
Điểm
Tỉ lệ
    C1
0,5
5%
    C11
2
20%
C4
0,5
5%
  3
3
30%
Vi khuẩn, nấm, địa y             Phân biệt được loại bệnh do nấm gây ra  
Câu
Điểm
Tỉ lệ
            C8
0,5
5%
  1
0,5
5%
Tổng Câu
Điểm
Tỉ lệ
5
4
40%
3
4
40%
1
2
20%
2
1
10%
11
10
100%

Đề kiểm tra môn Sinh học lớp 6

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

HUYỆN ………..

KIỂM TRA HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2019 – 2020
Môn: Sinh học Khối 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

I/ TRẮC NGHIỆM:(4đ)

Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Trật tự các bậc phân loại thực vật là

A. ngành – lớp – bộ – họ – chi – loài
B. ngành – lớp – bộ – chi – loài – họ
C. ngành – loài – chi – lớp – bộ – họ
D. ngành – chi – lớp – bộ – họ – loài

Câu 2: Cơ quan sinh sản của thông có tên gọi là gì?

A. Hoa
B. Quả
C. Nón
D. Túi bào tử

Câu 3: Bộ phận nào sau đây phát triển thành quả?

A. Đầu nhụy
B. Bầu nhụy
C. Vòi nhụy
D. Nhụy

Câu 4: Ở thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng?

A. Hạt
B. Lông hút
C. Bó mạch
D. Chóp rễ

Câu 5: Dương xỉ tiến hoá hơn rêu ở điểm là

A. óc quả
B. có hoa
C. có lá
D. có rễ thật

Câu 6: Loại quả nào sau đây có thể tự phát tán?

A. Quả khô
B. Quả khô nẻ
C. Quả hạch
D. Quả thịt

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây có ở dương xỉ mà không có ở rêu?

A. Sinh sản bằng bào tử
B. Thân có mạch dẫn
C. Có lá thật sự
D. Chưa có rễ chính thức

Câu 8: Ở người, bệnh nào dưới đây do nấm gây ra?

A. Tay chân miệng
B. Á sừng
C. Bạch tạng
D. Lang ben

II/ TỰ LUẬN: (6 đ)

Câu 9: (2đ) Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Cho ví dụ.

Câu 10: (2đ) Có mấy cách phát tán của quả và hạt? Nêu đặc điểm thích nghi với cách phát tán của quả và hạt nhờ động vật?

Câu 11: (2đ) Tại sao người ta nói “thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán”?

Đáp án đề kiểm tra môn Sinh học lớp 6

I/ TRẮC NGHIỆM: (4đ)

Mỗi câu 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A C B B D B C D

II/ TỰ LUẬN:(6đ)

Câu 9: (2đ) Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Cho ví dụ.

Thang điểm Đáp án Điểm chấm Ghi chú
(2 điểm) Đặc điểm để phân biệt quả khô và quả thịt là:- Quả khô khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng 0,5  
– Ví dụ: quả cải… 0,5
– Quả thịt khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt 0,5
– Ví dụ: Quả chanh… 0,5

Câu 10: (2đ) Có mấy cách phát tán của quả và hạt? Nêu đặc điểm thích nghi với cách phát tán của quả và hạt nhờ động vật?

Thang điểm Đáp án Điểm chấm Ghi chú
(2 điểm) – Có 3 cách phát tán của quả và hạt là: nhờ gió, nhờ động vật, tự phát tán 1  
– Đặc điểm thích nghi của quả và hạt phát tán nhờ động vật là: quả có hương thơm, vị ngon ngọt, hạt có vỏ cứng, quả có gai. 1

Câu 11: (2đ) Tại sao người ta nói “thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán”?

Thang điểm Đáp án Điểm chấm Ghi chú
(2 điểm) * Thực vật góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt vì:
+ Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước này sau đó chảy vào chỗ trũng tạo thành sông, suối…góp phần tránh hạn hán.
1  
+ Ngoài tác dụng giữ nước của rễ, sự che chắn dòng chảy nước do mưa của cây rừng…góp phần hạn chế lũ lụt. 1

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn tiếng Anh năm 2019 – 2020 – Đề 1

Đề thi học kì 2 môn tiếng Anh lớp 6

I. Listen and fill in the missing words

My name is Ba. I like (1)_______________ very much. This summer vacation I am going to visit Ha Noi with my (2)_______________. We are going to stay at a (3) _______________ house for two days. We are going to visit some (4)_______________ places there. Then we are going to Nha Trang by (5) _______________. In Nha Trang, we are going to stay in a hotel for (6) _______________ days. We are going to see the (7)_______________ and swim there. Finally, we are going to visit Ho Chi Minh City (8)_______________ a week.

II. Circle the best answer A, B, C or D

9. I’m _________. I’d like some rice and some meat.

A. hungry

B. full

C. thirsty

D. tired

10. _________ playing soccer?

A. Let’s

B. What about

C. Why don’t we

D. Why do we

11. _________ do you listen to music? – Everyday.

A. When

B. How long

C. Which

D. How often

12. _________ it’s cool, he go jogging.

A. Which

B. What

C. When

D. Why

13. It is _________ in the fall in Vietnam.

A. cool

B. hot

C. warm

D. cold

14. He _________ badminton with my friend tomorrow afternoon.

A. play

B. is going to play

C. is playing

D. plays

15. What would you like _________ breakfast?

A. with

B. at

C. in

D. for

16. Her favorite _________ is lemonade.

A. food

B. fruit

C. drink

D. colour

III. Circle the word whose underlined part is pronounced different from others:

17. A. always B. boots C. minibus D. skip
18. A. packet B. cabbage C. pagoda D. sandwich

IV. Read then answer the following questions:

Lan likes aerobics very much. She usually does aerobics in her free time. She goes to the gym (phòng tập thể dục) on Monday and Friday. She usually goes there by bus. She never cycles to the gym because she doesn’t have a bike. She usually feels hot and thirsty after doing aerobics, so she usually takes a bottle of water with her.

19. Does Lan usually do aerobics in her free time?

……………………………………………………………………………………………

20. How often does she go to the gym?

………………………………………………………………………………………………

21. When does she go to the gym?

………………………………………………………………………………………………

22. Does she go there by bike?

……………………………………………………………………………………………

23. What does she usually take with her?

………………………………………………………………………………………………

24. What do you usually do in your free time?

………………………………………………………………………………………………

V. Write a short paragraph of 10 sentences, using the provided words.

25. My friend/ name/ Hoa.

26. She/ 12.

27. She/ live/ family/ apartment/ city.

28. She/ tall/ strong/ beautiful.

29. She/ have/ round face.

30. Her eyes/ black.

31. She/ have/ long black hair.

32. Her favorite food/ chicken.

33. Her favorite drink/ apple juice.

34. She/ usually/ play badminton/ brother/ free time.

Đáp án đề thi học kì II môn tiếng Anh lớp 6

I. Học sinh chưa cập nhật được file nghe mp3.

II. Circle the best answer A, B, C or D

9 – A; 10 – B; 11 – D; 12 – C;

13 – A; 14 – D; 15 – D; 16 – C;

III. Circle the word whose underlined part is pronounced different from others:

17 – A; 18 – C;

IV. Read then answer the following questions:

19 – Yes, she does.

20 – She goes to the gym twice a week.

21 – She goes to the gym on Monday and Friday.

22 – No, she doesn’t.

23 – She usually takes a bottle of water with her.

24 – Học sinh tự trả lời.

Ví dụ: I often listen to music in my free time.

V. Write a short paragraph of 10 sentences, using the provided words.

25 – My friend’s name is Hoa.

26 – She is 12 years old.

27 – She lives with her family in an apartment in the city.

28 – She is tall, strong and beautiful.

29 – She has a round face.

30 – Her eyes are black.

31 – She has long black hair.

32 – Her favorite food is chicken.

33 – Her favorite drink is apple juice.

34 – She usually plays badminton with her brother in her free time.

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 năm 2019 – 2020

Ma trận đề thi học kì 2 môn Địa

Chủ đề, Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Lớp vỏ khí C1. Biết được thành phần của không khí.                
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,5 đ
5 %
             

1
0,5 đ
5 %

Biển và đại dương, sông và hồ. C2. Biết được nguyên nhân nước biển có độ mặn.
C4. Biết được đặc điểm của hệ thống sông.
    C1. Phân biệt được sự khác nhau giữa sông và hồ.       C2. Nêu và giải thích nguyên nhân hình hành các vận động của biển và đại dương.  
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
1 đ
10 %
    1

10%
      1

30%
4
5 đ
50%
Các mỏ khoáng sản C6. Biết được đặc điểm của khoáng sản.                
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,5 đ
5 %
              1
0,5 đ
5 %
Hơi nước trong không khí và mưa. C3. Biết được sự phân bố lượng mưa trên trái đất
C5. Biết nguyên nhân không khí có độ ẩm.
            C3. Nêu và tính được lượng mưa của thành phố HCM trong năm.  
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
1 đ
10 %
            1
3 đ
30%
3
4 đ
40 %
Tổng: Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
6
3 đ
30 %
    1

10%
      2
6 đ
60%
9
10đ
100%

Đề thi học kì 2 môn Địa

TRƯỜNG THCS……….
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM 2019 – 2020
Môn: Địa lí 6

I. TRẮC NGHIỆM

Thực hiện bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Thành phần không khí bao gồm:

A. Nitơ 1%, Ôxi: 21%, Hơi nước và các khí khác 78%.
B. Nitơ 78%, Ô xi 21%, Hơi nước và các khí khác 1%.
C. Nitơ 78%, Ôxi 1%, Hơi nước và các khí khác 21%.
D. Nitơ 78%, Ô xi 1%, Hơi nước và các khí khác 21%

Câu 2: Độ muối trong nước biển và đại dương có được là do:

A. Nước mưa
B. Nước sinh hoạt
C. Do các sinh vật
D. Do các chất khoáng trong nước sông

Câu 3: Lượng mưa trên thế giới phân bố nhiều nhất ở:

A. Ở hai bên xích đạo
B. Ở hai bên đường chí tuyến
C. Ở hai vùng cực Bắc và Nam
D. Ở chí tuyến Bắc

Câu 4: Tập hợp: Sông chính, phụ lưu, chi lưu của một dòng sông gọi là:

A. Dòng sông
B. Lưu vực sông
C. Hệ thống sông
D. Mạng lưới sông

Câu 5: Hơi nước có trong không khí là do:

A. Mưa
B. Băng tuyết tan
C. Núi lửa phun
D. Nước bốc hơi

Câu 6: Khoáng sản là loại tài nguyên:

A. Vô tận
B. Không thể phục hồi
C. Có thể phục hồi
D. Không có giá trị

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Sông và hồ khác nhau như thế nào?

Câu 2: Nước biển và đại dương có những hình thức vận động nào? Giải thích nguyên nhân hình thành các hình thức vận động đó?

Câu 3: Dựa vào bảng số liệu về lượng mưa của tỉnh Thái Nguyên năm 2019:

Lượng mưa (mm)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TP. Hồ Chí Minh 20 27 45 156 217 360 380 411 340 80 55 38

Hãy tính lượng mưa trong năm của tỉnh Thái Nguyên và nêu cách tính?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Địa lý

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 ĐIỂM)

(Mỗi câu đúng 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B D A C D B

II. TỰ LUẬN (7,0 ĐIỂM)

Câu 1. (1đ)

Phân biệt sông và hồ:

– Sông: Là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

– Hồ: Là những khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.

Câu 2: (3đ)

Nước biển và đại dương có 3 hình thức vận động: sóng , thuỷ triều, dòng biển:

Vận động Sóng Thủy triều Dòng biển
Nguyên nhân hình thành – Chủ yếu do gió
– Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần
– Do sức hút của Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời – Chủ yếu là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất: Tín phong, Tây ôn đới.

Câu 3: (3đ)

– Lượng mưa trong năm của tỉnh Thái Nguyên năm 2019 là: = 2129 mm. (2đ)

– Cách tính: Lượng mưa trong năm: Cộng tổng lượng mưa trong 12 tháng. (1đ)

Đề kiểm tra học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2019 – 2020

Ma trận đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 6

Mức độ,
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Thông hiểu
TN TL TN TL Vận dụng Vận dụng cao

Soạn thảo, chỉnh sửa, định dạng văn bản

Nhận biết các biểu tượng trong soạn thảo văn bản

Biết chèn hình ảnh trong soạn thảo văn ban

Trình bày được thao tác sao chép và di chuyển trong soạn thảo văn bản

Hiểu được tác dụng của các biểu tượng, biết cách lưu văn bản

Hiểu các thao tác định dạng kí tự,

So sánh được sự giống và khác nhau giữa sao chép và di chuyển trong soạn thảo văn bản

Sự khác nhau giữa định dạng đoạn và định dạng ký tự

Trình bày cô đọng bằng bảng

Biết các thao tác trong bảng

 

 

Biết các bước tạo bảng trong văn bản

 

 

Tổng:9

Số điểm:

Tỉ lệ %: 100

3 Câu

1,5 đ

15%

1/2 Câu

1,5 đ

15%

3 Câu

1,5 đ

15%

1 Câu

1,5 đ

15%

1/2 Câu

3 đ

30%

1 Câu

1đ

10%

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 6

PHÒNG GD – ĐT……

TRƯỜNG THCS …….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
(Năm học 2019 – 2020)
MÔN: TIN HỌC 6
THỜI GIAN : 45 PHÚT

I. Phần trắc nghiệm (3đ, mỗi câu 0,5đ): Hãy khoanh tròn vào đán án đúng nhất

Câu 1: Để khởi động phần mềm Microsoft Word ta nháy đúp lên biểu tượng

Câu 2: Nếu em chọn phần văn bản chữ đậm và nháy nút lệnh , phần văn bản đó sẽ trở thành

A.Thành chữ đậm
B. Thành chữ không đậm
C. Chữ gạch chân
D. Chữ vừa đậm vừa nghiêng

Câu 3: Để tìm kiếm trong soạn thảo văn bản ta sử dung lệnh

A.Insert/ Find
B.File/ Save
C.Table/Insert
D.Home/Find…

Câu 4: Để lưu văn bản ta có thể sử dụng lệnh nào dưới đây

A.File/Save
B.File/ Open
C.File/Page Setup
D.Edit/copy

Câu 5: Để chèn hình ảnh vào văn bản em thực hiện lệnh nào sau đây:

A. Insert/Picture/…..
B. Vào bảng chọn Table/Delete
C.Format/Paragaph
D.Format/Font

Câu 6: Xóa một cột trong bảng ta chọn cột cần xóa sau đó sử dụng lệnh:

A. Table/Delete/Rows
B. Table/Delete/ Columns
C. Layout/Delete/ Delete Columns
D. Nhấn phím Delete

II. Tự luận:

Câu 1 (3đ):

a. Trình bày các thao tác trong sao chép văn bản.

b. Cho biết sự khác nhau giữa định dạng đoạn và định dạng ký tự

Câu 2 (2đ): Cho biết các bước tạo bảng trong văn bản?

Câu 3 (3đ): Sự khác nhau giữa sao chép và di chuyển trong soạn thảo văn bản

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 6

I. Trắc nghiệm:

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B B D A A C

II. Tự luận:

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1:

 

a. Sao chép

– B1 : Chọn phần văn bản muốn sao chép

– B2 : Nháy nút lệnh Copy hoặc Ctrl + C.

– B3 : Đưa con trỏ soạn thảo đến vị trí mới

– B4 : Nháy nút lệnh Paste hoặc Ctrl + V

b. so sánh

Giống nhau: Đều đưa con trỏ đến nơi cần thực hiện thao tác và bấm nút lệnh Paste.

Khác nhau:

+ Sao chép là chọn phần văn bản muốn sao chép sau đó bấm nút lệnh Copy.

+ Di chuyển là chọn phần văn bản muốn di chuyển sau đó bấm nút lệnh Cut.

 

1,5

 

 

 

 

1

 

 

1

 

1

Câu 2:

Các bước tạo bảng:

B1: Chọn nút lệnh Insert Table (Chèn bảng) trên thanh công cụ chuẩn

B2: Nhấn giữ nút trái chuột và di chuyển chuột để chọn số hàng, số cột cho bảng rồi thả chuột.

 

0,75

 

0,75

Câu 3:

 

Định dạng kí tự: Thay đổi dáng vẻ của các kí tự.

Định dạng đoạn văn: Định dạng đoạn văn bản gồm căn lề và đặt khoảng cách giữa các dòng, các đoạn

0,5

0,5

 

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2019 – 2020

Ma trận đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

Chủ để Mức độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu VD
TN TL TN TL TN TL
1. Sự nở vì nhiệt của các chất (1 tiết) Câu 1
K1;P1
        Câu 10,11
K3;P2
3 câu
0,5         3,0 3,5đ
(35%)
2. Ứng dụng của sự nở vì nhiệt (2 tiết) Câu 8
K1;P1
  Câu 2
K2;P1
Câu 9
K2;P1
    3 Câu
0,5   0,5 3,0     4,0đ
(40 %)
3. Sự chuyển thể của các chất (3 tiết) Câu 4,5, câu 6,7
K2;P1
  Câu 3
K2;P2
      5 câu
2,0   0,5       2,5đ
(25%)
Tổng 
Số câu
Số điểm
6 câu
3,0
(30%)
3 câu
4,0
(40 %)
2 câu
3,0
(30%)
11 Câu
10đ
(100%)

 Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý

TRƯỜNG THCS ……..

 

KỲ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học 2019 – 2020
MÔN: VẬT LÝ 6

(Thời gian làm bài: 45 phút- không kể giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Khoanh tròn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi sau:

Câu 1: Các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít được sắp xếp như sau:

A. Rắn – lỏng – khí.
B. Lỏng – khí – rắn.
C. Khí – lỏng – rắn.
D. Lỏng – rắn – khí.

Câu 2: Khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do là để

A. Tôn không bị thủng nhiều lỗ.
B. Tiết kiệm đinh.
C. Tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt.
D. Tiết kiệm thời gian lợp nhà

Câu 3: Trường hợp nào viên nước đá tan nhanh hơn khi thả vào?

A.Nước ở nhiệt độ 250C
B. Nước ở nhiệt độ -250C
C.Nước ở nhiệt độ 00C
D. Nước ở nhiệt độ 500C

Câu 4: Sự nóng chảy là quá trình

A. Chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
B. Chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
C. Chuyển từ thể rắn sang thể khí.
D. Chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Câu 5: Quá trình chuyển thể khi đúc tượng đồng từ

A. Thể rắn -> Thể lỏng -> thể rắn.
B. Thể lỏng -> Thể rắn ->Thể lỏng.
C. Thể lỏng -> Thể rắn.
D. Thể rắn -> Thể lỏng.

Câu 6: Khi nói về sự đông đặc, câu kết luận không đúng là

A. Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ ấy.
B. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ này nhưng lại đông đặc ở nhiệt độ khác.
C. Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau.
D. Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

Câu 7: Hiện tượng đông đặc là hiện tượng của một khối:

A. Chất lỏng biến thành khối chất rắn
B. Chất rắn biến thành khối chất lỏng
C. Chất khí biến thành khối chất lỏng
D. Chất lỏng biến thành khối chất khí

Câu 8: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là?

A.1000
B. 420
C. 800
D.350

II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu 9: (3,0 điểm): Nhiệt kế y tế thường dùng để làm gì? Có độ chia hiển thị như thế nào? Hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Khi Bác sỹ nói em đang bị sốt 380 thì cột thủy ngân trong ống nhiệt kế sẽ dâng lên tương ứng với vạch thứ bao nhiêu của nhiệt kế ?

Câu 10: (2,0 điểm): Tại sao khi quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng nó lại phồng lên?

Câu 11: (1,0 điểm) Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi dậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào dể tránh hiện tượng này?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lý

I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
Đáp án C C D D A B A B
Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu Hướng dẫn chấm Điểm
Câu 9
3,0 điểm
– Nhiệt kế y tế thường dùng để đo nhiệt độ của cơ thể người
Có độ chia hiển thị từ 35 đên 42 độ.
1,5đ
– Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. 1,0đ
-Cột thủy ngân dâng lên đến đúng vạch số 38 trong ống thủy ngân 0,5đ
Câu 10
2,0 điểm
-Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, không khí bên trong quả bóng sẽ bị nóng dần lên, 1,0đ
– chất khí bên trong dãn nở gây ra lực đẩy chỗ bẹp của quả bóng phồng lên. 1,0đ
Câu 11
1,0 điểm
– Khi rót nước nóng thì không khí bên ngoài tràn vào bên trong phích gặp nhiệt độ cao nở ra. Nếu đẩy nút luôn sẽ gặp khí nở ra và làm bật lên. 0,5đ
– Cách phòng tránh: Chờ để nguội bớt một lúc rồi mới đậy nút. 0,5đ

Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2019 – 2020 gồm 3 đề thi, có đáp án kèm theo. Với đầy đủ các dạng Toán cơ bản trong chương trình Toán lớp 6, giúp các em học sinh ôn thi thật tốt để đạt kết quả cao trong kỳ thi cuối năm sắp tới.

Thông qua các đề thi này các em sẽ nắm được cấu trúc ra đề thi, củng cố kiến thức để tự tin bước vào kì thi học kì 2 đạt kết quả cao nhất. Bên cạnh môn Toán các em có thể tham khảo thêm đề thi môn Ngữ văn lớp 6.

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2019 – 2010

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 6

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Hiệu frac{{ - 5}}{4} - frac{{11}}{4} bằng:

A. – 4 B. 4 C. -3 D. 3

Câu 2: Kết quả của phép tính 4.frac{9}{2}là:

A. 10 B. 18 C. 36 D. 8

Câu 3: Tìm x, biết x.frac{1}{5} = frac{{28}}{{10}}:

A. 14 B. 15 C. 16 D. 17

Câu 4: Kết luận nào sau đây đúng?

A. Hai góc kề nhau có tổng số số đo bằng 90º

B. Hai góc bù nhau có tổng số đo bằng 90º

C. Hai góc phụ nhau có tổng số đo bằng 90º

D. Hai góc kề bù là hai góc vừa kề nhau vừa có tổng số đo bằng 90º

II. Phần tự luận

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức một các hợp lý

a, frac{3}{4} - frac{{15}}{6} + frac{1}{4} b,frac{5}{6} - frac{4}{7}.frac{{28}}{{36}} c ,frac{2}{{11}}.frac{3}{4} + frac{2}{{11}}.frac{7}{8} - frac{2}{{11}}.frac{4}{{16}}

Bài 2: Tìm x, biết:

a, x + frac{2}{7} = frac{5}{4} - frac{1}{{28}} b,x - frac{{14}}{3} = frac{{25}}{6}.frac{9}{{15}}

Bài 3: Cô giáo có tổng cộng 30 chiếc kẹo. Cô phát cho Hạnh frac{1}{6}số kẹo. Sau đó cô giáo phát cho Hà frac{2}{5}số kẹo còn lại. Hỏi cô giáo còn lại bao nhiêu chiếc kẹo?

Bài 4: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ tia Ot, Oy sao cho widehat {xOt} = {75^0}widehat {xOy} = {150^0}

a, Tia Ot có nằm giữa hai tia Ox và Oy không? Vì sao?

b, So sánh các góc widehat {tOy}widehat {xOt}

c, Tia Ot có phải là tia phân giác của góc xOy không? Vì sao?

Bài 5: Chứng minh rằng: frac{1}{{{3^2}}} + frac{1}{{{4^2}}} + frac{1}{{{5^2}}} + ...frac{1}{{{{100}^2}}} < frac{1}{2}

Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán lớp 6

I . Phần trắc nghiệm

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4
A B A C

II. Phần tự luận

Bài 1:

a, frac{{ - 3}}{2} b, frac{7}{{18}} c,frac{1}{4}

Bài 2:

a,x = frac{{13}}{{14}} b,frac{{43}}{6}

Bài 3:

Số kẹo cô giáo đã phát cho Hạnh là: 30.frac{1}{6} = 5chiếc kẹo

Số kẹo cô giáo còn lại sau khi phát cho Hạnh là: 30 – 5 = 25 chiếc kẹo

Số kẹo cô giáo đã phát cho Hà là: 25.frac{2}{5} = 10 chiếc kẹo

Vậy số kẹo cô giáo còn lại là: 30 – 5 – 10 = 15 chiếc kẹo

Bài 4:

Học sinh tự vẽ hình

a, Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, có widehat {xOt} < widehat {xOy}left( {{{75}^0} < {{150}^0}} right) nên tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Ot

b, Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, có tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy. Suy ra:

begin{array}{l} widehat {xOt} + widehat {tOy} = widehat {xOy}\ {75^0} + widehat {tOy} = {150^0}\ Rightarrow widehat {tOy} = {150^0} - {75^0} = {75^0} end{array}

Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, có widehat {xOt} = {75^0}widehat {tOy} = {75^0} nên widehat {xOt} = widehat {tOy}

c, Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, có tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy, widehat {xOt} = widehat {tOy} nên tia Ot là tia phân giác của góc xOy

Bài 5:

frac{1}{{{3^2}}} < frac{1}{{2.3}};frac{1}{4} < frac{1}{{3.4}};...;frac{1}{{{{99}^2}}} < frac{1}{{98.99}};frac{1}{{{{100}^2}}} < frac{1}{{99.100}}

Suy ra frac{1}{{{3^2}}} + frac{1}{{{4^2}}} + frac{1}{{{5^2}}} + ...frac{1}{{{{100}^2}}} < frac{1}{{2.3}} + frac{1}{{3.4}} + ... + frac{1}{{98.99}} + frac{1}{{99.100}}

begin{array}{l} frac{1}{{2.3}} + frac{1}{{3.4}} + ... + frac{1}{{98.99}} + frac{1}{{99.100}} = frac{1}{2} - frac{1}{3} + frac{1}{3} - frac{1}{4} + frac{1}{4} - ... + frac{1}{{98}} - frac{1}{{99}} + frac{1}{{99}} - frac{1}{{100}}\ = frac{1}{2} - frac{1}{{100}} = frac{{49}}{{100}} < frac{{50}}{{100}} = frac{1}{2} end{array}

Vậy frac{1}{{{3^2}}} + frac{1}{{{4^2}}} + frac{1}{{{5^2}}} + ...frac{1}{{{{100}^2}}} < frac{1}{2}

………….

Mời bạn đọc cùng tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

]]>
https://quatangtiny.com/bo-de-thi-hoc-ki-2-lop-6-32252/feed 0