
Mặc dù kem là món ăn rất hấp dẫn khi hè về, thế nhưng có một nhóm người nên cẩn thận, cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định ăn kem.
Chứng đau đầu âm ỉ nhức nhối sau khi ăn kem, uống đồ ướp lạnh, nước có đá lạnh… thường xuất hiện đột ngột ở vùng thái dương, vùng trán và nhiều người trên thế giới cũng mắc phải. Tuy không nguy hiểm, nhưng có nguy cơ gây ức chế hệ thần kinh, đau nửa đầu rất cao. Người có thần kinh nhạy cảm cũng dễ bị đau đầu khi ăn kem giữa ngày nóng (do mạch máu giãn nở đột ngột), những người đã có chứng đau nửa đầu thì nguy cơ đau đầu này sẽ trầm trọng hơn. Dựa vào những dấu hiệu trên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một nhóm người không nên ăn kem – theo Gia đình & Xã hội
Bạn Đang Xem: Tiểu đường có ăn được kem không
Những người đang giảm cân
Trí thức trẻ cho hay, kem có chứa một hàm lượng đường và chất béo, làm bạn dễ dàng tăng cân. Ngoài ra, một số kem có chứa axit béo trans. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, axit béo là một trong những nguyên nhân chính của bệnh béo phì. Tác dụng chính của nó là để tích lũy chất béo trên bụng. Do vậy, đối với những người muốn giảm cân thì không nên ăn kem.
Phụ nữ mang thai
Tại sao phụ nữ mang thai không nên ăn kem? Điều này chủ yếu bởi vì khi phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sự tiết nước tiêu hóa và men tiêu hóa sẽ giảm, và các chức năng tiêu hóa sẽ yếu đi. Nếu ăn kem lạnh quá nhiều, nó sẽ làm cho các mạch máu đường tiêu hóa đột nhiên thay đổi đột ngột và dẫn đến các triệu chứng như đau bụng và tiêu chảy. Hơn nữa, kem luôn luôn có chứa một số lượng lớn đường, chất béo và các chất phụ gia thực phẩm, nó cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai.
Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển
Kem thuộc về thực phẩm có chứa nhiều đường và chất béo, có thể dễ dàng làm cho trẻ em tích tụ chất béo. Ngoài ra, trẻ em dễ bị dị ứng hơn với phụ gia thực phẩm có trong kem. Hơn nữa, ăn kem quá nhiều trước bữa ăn không chỉ có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ mà còn có thể gây kích thích mạnh mẽ trên đường tiêu hóa, dẫn đến khó chịu đường tiêu hóa.
Kem có chứa một hàm lượng đường cao, có thể làm cho mức độ đường trong máu tăng lên nhanh chóng trong các bệnh nhân tiểu đường, do đó làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh tiểu đường. Do vậy, các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân tiểu đường không nên ăn kem. Tuy nhiên, hiện nay có một số loại kem dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường. Các loại kem không chứa đường mà chỉ có một số chất làm ngọt như sorbitol và maltitol. Bởi vì sorbitol và maltitol có một hương vị ngọt ngào, chúng chứa ít calo. Hơn nữa, sự trao đổi chất của sorbitol và maltitol không được kiểm soát bởi insulin.
Khi ăn kem, đồ lạnh nên và không nên?
Báo Gia đình & Xã hội cho biết, theo BS Đặng Văn Quế:
– Dùng thìa nhôm xúc kem, uống nước lạnh từ từ sẽ giảm bớt được độ lạnh. Thìa kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thìa nhựa nên độ lạnh cũng bớt đi.
– Dùng đồ lạnh khoảng 10oC trở lên để tránh kích thích tạo cơn đau đầu. Hoặc làm giảm chênh lệch vòm miệng và đồ lạnh bằng cách để trước miệng hà hơi hít thở một lúc sẽ giảm bớt độ lạnh. Hoặc ngậm kem, nước trong miệng một lúc hãy nuốt xuống.
Xem Thêm : toit là gì – Nghĩa của từ toit
– Dạy trẻ khi thấy cảm giác bị đau đầu thì hãy ngừng ăn kem và đồ lạnh một lúc để vòm họng ấm lên hãy ăn, uống tiếp.
– Nếu xuất hiện cảm giác nhức buốt đầu, hãy xoa bóp, massage vào chỗ đau để triệu chứng sẽ giảm và dứt.
Không nên
– Ăn kem ngay khi vừa đi nắng về. Hãy vào chỗ mát để cơ thể giảm nhiệt rồi mới ăn.
– Ăn kem vào sáng sớm, lúc đói, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
– Ăn đồ nóng ngay sau khi vừa ăn kem vì dễ ảnh hưởng tới lưỡi, răng.
http://www.webtretho.com/forum/f113/top-thuc-pham-khong-nen-de-qua-dem-2097312/http://www.webtretho.com/forum/f113/nhung-nguoi-khong-nen-an-dau-xanh-dau-tuong-dau-den-2088199/http://www.webtretho.com/forum/f113/6-nguoi-tuyet-doi-khong-duoc-an-sau-rieng-du-them-den-dau-2250453/
Bệnh nhân tiểu đường cần gặp bác sĩ dinh dưỡng để phân tích, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với thói quen, tình trạng bệnh lý, tránh kiêng khem quá mức.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Nguyễn Quỳnh Trâm, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cho biết, thời gian tư vấn dinh dưỡng giữa bác sĩ và người mắc bệnh tiểu đường thường không nhiều nên bệnh nhân khó có thể hình dung đầy đủ về chế độ ăn của mình. Do đó, khi nghe kiêng khem, người bệnh không rõ món gì ăn được và không ăn được. Nhiều trường hợp không dám ăn, ăn quá ít, ăn không cân bằng nên cơ thể không đủ chất.
Ngoài ra theo bác sĩ Trâm, thói quen ăn uống của bệnh nhân có thể khiến họ tiết chế quá khó khăn.
Bác sĩ Trâm phân tích, chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bệnh nhân kiểm soát được lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng, tránh yếu tố nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu cao.
Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều calo, đặc biệt là chất bột đường và chất béo, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ gia tăng, có thể làm tổn thương thần kinh, thận và tim. Do đó, các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân tiểu đường cần giữ đường huyết ổn định bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lựa chọn thực phẩm lành mạnh và theo dõi thói quen ăn uống hàng ngày.
Nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường gồm: hạn chế tinh bột (carbohydrate) trong bữa ăn; hạn chế các thực phẩm chứa đường đơn (bánh, kẹo, nước ngọt) để tránh đường huyết tăng cao sau ăn; sử dụng lượng chất béo vừa phải, ưu tiên acid béo không bão hòa từ các nguồn thực phẩm cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu nành, dầu phộng… để tránh rối loạn chuyển hóa; tăng cường rau xanh, trái cây ít ngọt để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cần chia nhỏ bữa ăn (5-6 bữa/ngày) để tránh tăng đường huyết quá mức sau ăn và hạ đường huyết khi xa bữa ăn. Với bệnh nhân điều trị bằng insulin tác dụng chậm có xu hướng dễ bị hạ đường huyết trong đêm thì nên có thêm một bữa ăn phụ trước khi ngủ.
Thạc sĩ, bác sĩ Quỳnh Trâm đang hướng dẫn chế độ ăn uống cho người bệnh đái tháo đường. Ảnh chụp tháng 3.2021
Xem Thêm : Tổng hợp 6 luyện tập chung lớp 5 trang 32 hot nhất, bạn nên biết
Tuy nhiên, theo bác sĩ Trâm, người bệnh tiểu đường kèm các bệnh khác nhau sẽ có chế độ ăn kiêng khác nhau.
Chẳng hạn, với tiểu đường kèm gout, ngoài chế độ ăn uống thân thiện với bệnh tiểu đường, bệnh nhân nên hạn chế thực phẩm có nhiều purine như như thịt đỏ và hải sản (tôm, tôm hùm, trai, cá cơm, cá mòi); hạn chế hoặc loại bỏ rượu; uống nhiều nước; bổ sung các sản phẩm từ sữa như sữa tách béo và sữa chua ít béo.
Người bệnh tiểu đường biến chứng tim mạch nên hạn chế muối, thức ăn nhiều cholesterol như da, mỡ (trừ mỡ cá), nội tạng động vật, đồ chiên, xào, nướng và đồ ăn nhanh.
“Tốt nhất người bệnh nên đi khám bác sĩ dinh dưỡng để được phân tích, xây dựng khẩu phần ăn phù hợp với thói quen và tình trạng tiểu đường của mình”, bác sĩ Trâm nói. Bên cạnh đó, nếu cân nặng thay đổi bất thường và sức khỏe không ổn, người bệnh cũng cần đi khám bác sĩ dinh dưỡng.
Để đạt hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường, bác sĩ Trâm lưu ý nguyên tắc “kiềng ba chân” gồm dinh dưỡng, luyện tập và dùng thuốc. Theo CDC Mỹ, hoạt động thể chất giúp tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin (hormone cho phép các tế bào trong cơ thể sử dụng đường trong máu để tạo năng lượng), chống lại tình trạng kháng insulin, kiểm soát bệnh tiểu đường. Vận động cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tổn thương thần kinh.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường nên đi khám định kỳ, theo dõi đường huyết định kỳ để bác sĩ điều chỉnh thuốc uống phù hợp với tình trạng bệnh lý.
Bệnh nhân cũng cần thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà. Khi người bệnh phát hiện đường huyết tăng quá mức nhưng cơ thể vẫn tỉnh táo và khỏe mạnh, bác sĩ Trâm khuyến cáo nên giảm ăn lại, tập thể dục, uống nhiều nước và thử đường tiếp theo trong vài ngày tới. Nếu chỉ số vẫn tiếp tục cao thì đi khám lại để bác sĩ tìm nguyên nhân, điều chỉnh liều uống. Nếu thấy đường huyết tăng đi kèm các triệu chứng như nằm li bì, bắt đầu ói mửa… bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện, vì đây có thể là một biến chứng cấp của tiểu đường.
Chủ đề:
- Nội tiết – Đái tháo đường
Những nghiên cứu ngày nay đã đánh bại suy nghĩ người bị tiểu đường thì phải kiêng đường hoàn toàn. Các nhà khoa học cho biết bệnh nhân tiểu đường ăn đồ ngọt được. Chỉ cần chọn cách ăn thông minh, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng món yêu thích mà vẫn giữ đường huyết trong ngưỡng mục tiêu.
Đối với người bệnh tiểu đường, khoảng thời gian vào các ngày nghỉ lễ hoặc các dịp đặc biệt thường rất khó khăn cho họ, vì họ được mời quá nhiều món ăn tráng miệng. Các món ngọt ở khắp mọi nơi, nào là bánh sinh nhật, bánh donut, rồi bánh kem,…
Điều quan trọng cần chú ý là những món ngọt thường chứa rất nhiều tinh bột chỉ trong một phần bánh nhỏ, nên tiểu đường ăn đồ ngọt được nhưng bạn chỉ được ăn một ít thôi. Bạn có thể thêm một món ngọt trong bữa ăn nhưng phải bỏ đi một món tinh bột khác trong thực đơn của bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn ăn bánh bí ngô thì đừng nên dùng bánh mì cuộn hoặc khoai lang làm món chính.
Mẹo cho món tráng miệng để người bị tiểu đường ăn đồ ngọt vẫn an toàn
Hãy thử áp dụng các mẹo nhỏ này. Chúng sẽ giúp bạn kiểm soát được sự thèm ăn ngọt của bạn mỗi lần nhắc đến món tráng miệng:
- Quyết định trước bạn sẽ ăn bao nhiêu, ăn vào lúc nào và cách đối phó với những lời mời mọc.
- Chia sẻ bớt phần ăn của mình với người khác, và bỏ bớt phần nước sốt bên trên hoặc phần kem phủ có hàm lượng calo cao.
- Bạn có thể mang theo đồ ăn riêng như bánh quy, bánh táo, hoặc bánh pudding ít hoặc không đường đến các buổi tiệc.
- Để ý xem có ai khác ở bữa tiệc cũng đang phải tuân thủ khẩu phần ăn như bạn không. Tránh xa những món ngọt và rủ họ đi dạo một vòng khi món tráng miệng đang được phục vụ.
- Và nếu bạn quyết định ăn món tráng miệng, thì hãy nhớ giảm bớt phần tinh bột trong bữa ăn để giữ đường huyết ở mức ổn định.
Có rất nhiều cách để làm món ngọt trở nên phù hợp với bệnh của bạn, thâm chí có thể làm món ăn trở nên ngon hơn nữa. Bạn có thể thử giảm bớt lượng đường và tăng cường sử dụng quế, hạt nhục đậu khấu, vani, các loại hương liệu và gia vị tự nhiên khác. Hoặc thay một nửa lượng chất béo trong công thức của bạn bằng si rô táo hoặc quả mận khô khi làm sô cô la, bánh kem hoặc bánh quy. Bên cạnh đó, có một số chất làm ngọt ít calo (đường kiêng) vẫn giúp bạn cảm giác được vị ngọt mà không chứa nhiều calo và carbohydrate như đường thông thường. Ví dụ như lá cây cỏ ngọt, aspartame, xylitol, sorbitol, mannitol, maltitol, isomalt… Bạn có thể thay chúng vào công thức bánh hoặc nước của mình.
Những mẹo vặt này sẽ giúp công thức chế biến món ăn của bạn phù hợp hơn với tình trạng bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn chỉ được ăn một phần nhỏ và luôn nhớ rằng một khi bạn quyết định ăn món tráng miệng, hãy cắt giảm bớt lượng tinh bột trong bữa chính của bạn để đảm bảo lượng đường huyết ở mức ổn định nhé.
Nếu không muốn phải nấu nướng phức tạp, bạn có thể chọn bánh, đồ uống dành cho người ăn kiêng hoặc thêm một số tinh dầu vào nước lọc để đỡ nhạt miệng hơn. Đây cũng là một cách để người tiểu đường ăn đồ ngọt thông minh và nhanh gọn đấy.
Mỗi người sẽ nạp vào lượng carbohydrate khác nhau mà đường huyết không bị ảnh hưởng. Khi người tiểu đường ăn đồ ngọt, thời gian đầu luôn phải kiểm tra đường huyết thường xuyên. Tốt nhất bạn nên theo dõi lượng đường mỗi hai giờ sau khi ăn và điều chỉnh sao cho lượng đường huyết không bị dao động quá nhiều. Dần dần, bạn sẽ tìm ra lượng đồ ngọt mình ăn bao nhiêu là phù hợp.
Người bị tiểu đường ăn đồ ngọt thật sự không phải là một việc bị cấm hoàn toàn. Bạn có thể thực hiện các mẹo nhỏ này và thi thoảng tự thưởng cho bản thân một món ngọt ưa thích. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều các món ngọt đều sẽ có tác động đến bệnh tình của bạn. Vì vậy, đừng bao giờ lạm dụng đồ ngọt, hãy ăn với lượng hạn chế và có kiểm soát chặt chẽ nhé!
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: https://quatangtiny.com
Danh mục: Blog