
Việt Nam có chiều cao trung bình đứng 19 từ dưới lên
Sáng 26-9, Tổng hội Y học Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học tầm vóc cơ thể và một số yếu tố tăng trưởng chiều cao. Theo TS, BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng Thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Đông – Nam Á có sự tăng trưởng về chiều cao tăng tốc trong những năm gần đây. Trong 100 năm qua, nữ giới tại Hàn Quốc và nam giới tại Iran có chiều cao tăng trưởng nổi bật. Quốc gia có chiều cao cao nhất là Hà Lan với 182,5 cm, thấp nhất là nam giới ở ĐôngTimo và nữ giới ở Guetamala.
Bạn Đang Xem: Tình hình còi xương ở tuổi thiếu niên Việt Nam
Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng, trong vòng 34 năm qua (1975-2009), chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam tăng 4,4 cm (từ 160 cm lên 164,4 cm), chiều cao trung bình của nữ giới tăng 3,4 cm (từ 150 cm lên 153,4 cm). Tuy nhiên, đây là mức tăng trưởng thấp. Hiện nay, Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới.
TS, BS Trương Hồng Sơn cho biết, những năm 2005-2010, chương trình suy dinh dưỡng quốc gia đưa chỉ tiêu suy dinh dưỡng thấp còi lên vị trí số một và chiều cao là vị trí thứ hai. Nhưng từ năm 2010, Việt Nam đã đưa vấn đề chiều cao lên vị trí số một trước thực trạng chiều cao của người Việt Nam vẫn còn rất thấp so với thế giới.
BS Sơn thông tin, có bốn yếu tố liên quan đến phát triển chiều cao là di truyền, hoạt động môi trường, hoạt động thể lực và các yếu tố môi trường khác. Tại các quốc gia châu Âu hoặc Bắc Mỹ, di truyền có thể ảnh hưởng tới 80% chiều cao khi trưởng thành, trong khi tại các quốc gia châu Á như Trung Quốc, di truyền chỉ quyết định khoảng 65% chiều cao khi trưởng thành. Có khoảng hơn 400 gen khác nhau ảnh hưởng đến chiều cao của con người, trong số đó có 83 gen có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiều cao.
“Yếu tố gen lên chiều cao sẽ tăng dần theo tuổi và sẽ gây ra ảnh hưởng lớn nhất ở độ tuổi vị thành niên, quyết định tới 83% chiều cao ở trẻ trai và 76% ở trẻ gái. 20-40% chiều cao khi trưởng thành được quyết định bởi các yếu tố khác, trong đó quan trọng nhất chính là dinh dưỡng” – TS Trương Hồng Sơn cho hay.
Ngoài ra, một vài yếu tố quan trọng nữa cũng ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ em là các yếu tố bệnh tật như bệnh truyền nhiễm, giun sán, bệnh đường hô hấp; vai trò của giấc ngủ; luyện tập thể thao…
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi vẫn còn cao
PGS, TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, trong 30 năm qua, tỷ lệ biến đổi suy dinh dưỡng giảm ngoạn mục từ 51% xuống 14%, nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi chỉ giảm một nửa, từ 59,7% xuống 26%.
Từ phân tích khẩu phần ăn thực tế của trẻ từ 02 – 11 tuổi, TS Lê Bạch Mai cho biết, khẩu phần ăn của trẻ hiện chưa bảo đảm đa dạng, cân đối, chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về một số chất dinh dưỡng quan trọng (như vitamin A, Vitamin D, canxi, Fe, kẽm…). Trong khẩu phần ăn hàng ngày của cả trẻ bình thường cũng như trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi đều không đủ canxi và các vi chất thiết yếu giúp hấp thu canxi vào xương hiệu quả.
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất năm 2015, có cứ sáu trẻ dưới năm tuổi thì có một trẻ suy dinh dưỡng. Cứ 10 trẻ có bảy trẻ thiếu kẽm. Cứ hai trẻ có một trẻ thiếu máu. Thực trạng suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi ngoài yếu tố di truyền, theo TS Mai có liên quan rất nhiều đến yếu tố dinh dưỡng. Hiện nay, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng cũng trong tình trạng cảnh báo.
Trừ Đông Nam bộ đáp ứng nhu cầu vitamin A, còn hầu hết các vùng sinh thái khác, các chỉ số về vi chất dinh dưỡng đều thiếu. Trong năm năm qua, việc thiếu vitamin A cận lâm sàng không giảm đáng kể. Con số này năm 2010 là 14% và đến năm 2015, chỉ giảm được 1%, còn 13%.
TS Lê Bạch Mai cho biết thêm “Khu vực đồng bằng sông Hồng dù đời sống khá hơn nhưng tỷ lệ thiếu máu vẫn giữ nguyên mức từ năm 2000 đến 2010, không thay đổi, trong khi đó, các vùng Tây Nguyên lại thay đổi ngoạn mục. Hiện nay, tỷ lệ thiếu máu trung bình giảm 28%, nhưng tỷ lệ này ở độ tuổi dưới hai tuổi không thay đổi từ năm 2005-2010”.
Việc lựa chọn thực phẩm chưa đúng, sẽ tạo ra thế hệ tương lai tiêu thụ thực phẩm không phù hợp. Hiện nay, việc các bậc phụ huynh cho con ăn đồ ăn nhanh, sử dụng nhiều nước hoa quả, nước hoa quả trong sữa… kèm theo cacbonhydrat có chỉ số đường cao. “40% đường cung cấp cho trẻ em đến từ sữa. Nhiều mẹ thích loại sữa kèm hoa quả, chưa phù hợp về nguyên tắc hấp thu” – TS Mai cảnh báo.
Tỷ lệ protein động vật chỉ đáp ứng 33%, chưa đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Lượng chất béo tổng số thấp hơn nhu cầu khuyến nghị, do đó, rất khó để giúp cơ thể trẻ nhỏ giảm bớt lượng cacbonhydrat. Năng lượng lipit cung cấp cũng mới chỉ bảo đảm 25%.
Tỷ lệ canxi đáp ứng nhu cầu ở lứa tuổi 6-8 tuổi rất thấp, chỉ chiếm 59% và thấp hơn nữa ở lứa tuổi 9-11, chỉ 45% canxi. Đối với trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, mức đáp ứng nhu cầu canxi cho cơ thể trẻ cũng rất thấp, chưa tới 49%. “Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi cho trẻ nhỏ” – TS Mai cho biết.
Xem Thêm : alternate ending là gì – Nghĩa của từ alternate ending
Vì một tương lai trẻ không bị suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng thấp còi, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, các bậc phụ huynh cần lưu ý bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ gồm khoáng chất như sắt, kẽm, canxi; vitamin A, D, K2…
Cũng tại buổi Hội thảo, PGS,TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã cập nhật vai trò một số vi chất dinh dưỡng với tăng trưởng chiều cao ở trẻ em. Theo đó, ngoài các vi chất dinh dưỡng được biết đến phổ biến như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D thì vitamin K, đặc biệt là vitamin K2 là vi chất rất cần thiết cho sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ nhưng thường ít được biết đến. Vitamin K2 có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc động vật dưới dạng MK-4, MK-7, MK-9 như thịt, trứng, sữa và các sản phẩm lên men (pho mát, sữa chua),…
Do đó, các nhà khoa học kiến nghị, tới đây, Việt Nam cần đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất các sản phẩm bổ sung phối hợp vitamin K2 + Canxi + vitamin D dành cho trẻ em như sữa, sữa chua, cháo… giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ phát triển chiều cao tối ưu, góp phần cải thiện tầm vóc cho người Việt Nam. Trong thời gian tới cần tiến hành các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả của vitamin K2 phối hợp với Canxi và D trong các sản phẩm cụ thể lên sự tăng trưởng chiều cao của trẻ em Việt Nam và lên tăng mật độ xương ở các đối tượng khác.
Tắm nắng cho trẻ. Ảnh: sunlightinstitute.org
Nguyên nhân gây bệnh còi xương là do thiếu vitamin D – thành phần quan trọng giúp tạo xương. Có thể tìm thấy vitamin D có trong các loại thức ăn, và còn được tổng hợp dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Còi xương hiện nay vẫn còn khá phổ biến ở trẻ em, nhất là trẻ nhũ nhi, nếu không được phát hiện sớm và xử trí phù hợp sẽ gây nhiều bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Nguyên nhân trẻ bị còi xương
Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do rối loạn chuyển hoá vitamin D hoặc thiếu vitamin D trong cơ thể. Còi xương là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Theo thống kê, trong mấy năm gần đây, tỷ lệ còi xương ở trẻ ngày càng tăng. Theo số liệu của Bệnh viện Nhi Trung ương, cứ 100 trẻ em Việt Nam dưới 3 tuổi thì có khoảng 10 cháu bị còi xương.
Nguyên nhân bệnh còi xương là do thiếu vitamin D – thành phần quan trọng giúp tạo xương.
Thiếu vitamin D ở trẻ thường gặp trong những tình huống cụ thể như: Cha mẹ giữ trẻ quá kỹ không dám cho trẻ tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời (vitamin D thường được tổng hợp dễ dàng dưới ánh nắng mặt trời), trẻ không được bú mẹ vì trong sữa mẹ khá dồi dào lượng vitamin D.
Trẻ ăn dặm được cho ăn quá nhiều chất bột, chất đạm (thịt) gây tình trạng toan chuyển hóa và tăng đào thải calci ra nước tiểu trong khi thiếu hẳn các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá (dầu, gan, cá), trứng cá, bột ngũ cốc, đậu nành,… hoặc thiếu các loại thức ăn cần thiết giúp hấp thu vitamin D là chất dầu/mỡ (vitamin D tan trong chất béo).
Biểu hiện của bệnh còi xương
Các biểu hiện ở hệ thần kinh
– Trẻ ra mồ hôi nhiều kể cả ban đêm (mồ hôi trộm).
– Trẻ kích thích khó ngủ, hay giật mình.
– Rụng tóc gáy (do trẻ ra mồ hôi nhiều).
– Đối với còi xương cấp có thể gặp: Thở rít, nôn, nấc khi ăn, khóc lặng, co giật.
– Trẻ biết lẫy, bò chậm so với bình thường.
Xem Thêm : Chém cạnh tay số 1, bàn tay thế nào khi đến mục tiêu?
Các biểu hiện ở xương
– Thóp mềm, lâu liền, bướu trán, bướu đỉnh.
– Lâu mọc răng, khi mọc thì hay bị sâu và rụng.
– Lồng ngực hình gà, chuỗi hạt sườn.
– Vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong.
Toàn thân
Chán ăn, da xanh thiếu máu, suy dinh dưỡng, lách to.
Những nguy cơ và hậu quả của bệnh còi xương ở trẻ
– Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ nhỏ do xương chậm phát triển vì thiếu vitamin D. Hậu quả là xương của trẻ bị cong, dễ gãy xương khi có chấn thương như té ngã. Biểu hiện của bệnh là trẻ hay đổ mồ hôi, hay bị giật mình khi ngủ, kém ăn hay quấy khóc, gầy yếu, chậm lớn.
– Ở một số trẻ đầu có vẻ to so với thân mình. Nếu trẻ nhỏ bị còi xương thì thóp chậm kín, răng chậm mọc, dễ bị sún răng. Trường hợp nặng có thể thấy xương sống bị vẹo, cong xương tay, chân, chậm biết lẫy, chậm biết ngồi, chậm biết đi. Có khi trẻ bị co giật.
– Bệnh còi xương ảnh hưởng rất lớn và lâu dài đến sự phát triển thể chất, vận động và có thể gây biến dạng xương của trẻ, đặc biệt với các em gái còn ảnh hưởng tới quá trình sinh đẻ sau này (do khung chậu hẹp).
– Bệnh còi xương còn có thể gây biến dạng xương và tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn nặng nhất là viêm phổi vì trẻ bị còi xương sức đề kháng rất yếu kém.
Chủ động phòng ngừa bệnh còi xương cho trẻ
– Để phòng chống còi xương cần cho trẻ bú mẹ và ăn bổ sung đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là các thức ăn giàu vitamin D và calci (trứng, sữa, gan, tôm, cua, cá,…). Vitamin D là loại vitamin tan trong chất béo, do vậy bữa ăn của trẻ còn cần có đủ dầu, mỡ để giúp cơ thể trẻ hấp thu và sử dụng tốt vitamin này. Với những trẻ có nguy cơ cao như đã nói ở trên, ngoài việc bảo đảm chế độ nuôi dưỡng cần được bổ sung thêm vitamin D với liều 400 đơn vị/ngày, uống liên tục trong năm đầu, từ 2 năm trở về sau sẽ dùng 200.000 đơn vị trong mùa đông cho đến khi trẻ 5 tuổi.
– Bà mẹ khi có thai phải làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị sinh non, có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng với liều 600.000 đơn vị trong 3 tuần (200.000 đơn vị/tuần). Sau sinh, cả mẹ và con không ở trong phòng tối, kín, phòng ở phải thoáng, mát, đủ ánh sáng. Từ sau 2 tuần tuổi, cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng tự nhiên, tốt nhất là cho trẻ làm quen với ánh sáng dịu buổi sáng để bảo đảm trẻ có đủ ánh sáng mặt trời. Khi tắm nắng cần để lộ chân tay, lưng, bụng trẻ ra ngoài từ 10-20 phút lúc buổi sáng (9 – 9 giờ 30 phút), thời gian chiếu nắng có thể tăng dần đến 30 phút/ngày.
– Để ánh nắng chiếu trực tiếp lên da trẻ mới có tác dụng, nếu chiếu qua lần vải hoặc qua cửa kính sẽ còn rất ít tác dụng. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của còi xương nên cho trẻ đi khám để thầy thuốc hướng dẫn và chỉ định cách điều trị cụ thể và tích cực hơn.
Video liên quan
Nguồn: https://quatangtiny.com
Danh mục: Blog