Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp những kết bài truyện Tấm Cám (29 mẫu), Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp những kết bài truyện Tấm Cám gồm 29 mẫu, giúp các em học sinh lớp 10 tham
Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp những kết bài truyện Tấm Cám gồm 29 mẫu, giúp các em học sinh lớp 10 tham khảo, viết đoạn kết bài thật cô đọng, súc tích để lại ấn tượng sâu đậm nhất. Đây cũng là tài liệu hữu ích để các em ôn thi và làm bài thi đạt kết quả cao.
Xem Tắt
- 1 Kết bài phân tích truyện Tấm Cám
- 1.1 Kết bài phân tích truyện Tấm Cám – Mẫu 1
- 1.2 Kết bài phân tích truyện Tấm Cám – Mẫu 2
- 1.3 Kết bài phân tích truyện Tấm Cám – Mẫu 3
- 1.4 Kết bài phân tích truyện Tấm Cám – Mẫu 4
- 1.5 Kết bài phân tích truyện Tấm Cám – Mẫu 5
- 1.6 Kết bài phân tích truyện Tấm Cám – Mẫu 6
- 1.7 Kết bài phân tích truyện Tấm Cám – Mẫu 7
- 2 Kết bài phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám
- 2.1 Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 1
- 2.2 Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 2
- 2.3 Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 3
- 2.4 Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 4
- 2.5 Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 5
- 2.6 Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 6
- 2.7 Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 7
- 2.8 Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 8
- 2.9 Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 9
- 2.10 Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 10
- 3 Kết bài phân tích các hình thức biến hóa của Tấm trong Tấm Cám
- 4 Kết bài phân tích yếu tố thần kỳ trong truyện Tấm Cám
- 5 Kết bài phân tích mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám
Kết bài phân tích truyện Tấm Cám
Kết bài phân tích truyện Tấm Cám – Mẫu 1
Truyện cổ thần kì “Tấm Cám” kể lại số kiếp long đong trong một phần đời của Tấm kể từ ngày mất mẹ, mất cha, và phải sống với mụ dì ghẻ và đứa em gái cay nghiệt độc ác. Qua nghệ thuật hư cấu truyện với những chi tiết thần kì, phần đời ấy, sự chuyển biến hình tượng của Tấm chính là sự đấu tranh giữa điều thiện với cái ác, là sự mâu thuẫn và xung đột trong gia đình dưới chế độ mẫu hệ. Từ một cô bé mồ côi bị hãm hại phải chết đi sống lại nhiều lần, cuối cùng Tấm vẫn giữ ngôi hoàng hậu đã thể hiện sức mạnh của điều thiện trước cái ác.
Kết bài phân tích truyện Tấm Cám – Mẫu 2
“Tấm Cám” là câu chuyện hấp dẫn, đặc sắc ở cốt truyện lôi cuốn, có sự phát triển. Qua tác phẩm các tác giả dân gian gửi gắm những quan niệm sâu sắc: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Đồng thời truyện cũng phản ánh những mâu thuẫn xung đột trong gia đình thời cổ.
Kết bài phân tích truyện Tấm Cám – Mẫu 3
“Tấm Cám” là truyện cổ tích phổ biến sâu rộng nhất trong dân gian xưa nay. So với các truyện cùng nội dung ở các nước khác. Nó có những nét Việt Nam đặc sắc và rất hấp dẫn. Truyện biểu hiện tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm khát khao vươn tới cái đẹp cùng điều thiện của nhân dân lao động.
Kết bài phân tích truyện Tấm Cám – Mẫu 4
Truyện cổ tích Tấm Cám đã xây dựng được những mâu thuẫn hết sức điển hình trong xã hội: dì ghẻ – con chồng, kẻ xấu – người tốt. Đồng thời truyện cũng xuất hiện nhiều yếu tố kì ảo: sự xuất hiện của bụt, xương cá biến thành quần áo đẹp, những lần hóa thân của Tấm. Kết hợp với các mô típ quen thuộc như con cá, chiếc hài, sự hóa thân… nhằm thể hiện được những tư tưởng mà nhân dân ta muốn gửi gắm. Qua phân tích trên, có thể thấy Tấm Cám là câu chuyện đầy lôi cuốn. Cùng với đó là một chân lý mà các tác giả dân gian muốn gửi gắm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.
Kết bài phân tích truyện Tấm Cám – Mẫu 5
Như vậy, qua truyện Tấm Cám, nhân dân ta muốn khẳng định ước mơ về một cuộc sống công bằng. Người “ở hiền” sẽ “gặp lành”, kẻ sống “ác” sẽ gặp “ác báo”.
Kết bài phân tích truyện Tấm Cám – Mẫu 6
Truyện “Tấm Cám” quả thật là câu chuyện cổ tích đem đến cho người đọc những bài học sâu sắc trong cuộc sống.
Kết bài phân tích truyện Tấm Cám – Mẫu 7
Tóm lại, Tấm Cám là câu chuyện mang tính nhân văn sâu sắc. Truyện thể hiện ước mơ về một cuộc sống công bằng của nhân dân ta.
Kết bài phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám
Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 1
Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, văn học dân gian đã và mãi có chỗ đứng trong lòng bạn đọc và có giá trị sâu sắc trong kho tàng văn học Việt Nam nói chung. Bởi thông qua văn học dân gian, người đọc hiểu được đời sống cũng như tâm tư tình cảm người nông dân xưa, càng thêm trân trọng hơn kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 2
Qua hình tượng nhân vật Tấm qua mọi thời điểm cuộc đời nàng ta thấy được vẻ đẹp của người con gái thuở xưa hiền lành lương thiện. Đồng thời nó cũng thể hiện cho quan niệm của ông bà ta là ở hiền thì gặp lành những người ở hiền thì có cuộc sống hạnh phúc những người xấu xa thì phải chịu những hậu quả mà mình tự gây ra. Không những thế ta còn thấy được sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác vô cùng kịch liệt thế nhưng cái thiện luôn luôn thắng. Và con đường đến cái thiện để hạnh phúc là một quá trình gian nan vất vả.
Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 3
Từ nhân vật Tấm mà chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới nhân vật trong chuyện cổ tích. Dù bị đối xử bất công nhưng họ vẫn đứng lên, đấu tranh để giành lại sự sống cho mình. Điều đó thật đáng ca ngợi và tự hào.
Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 4
“Tấm Cám” là truyện cổ tích thần kì với nhân vật Tấm tiêu biểu cho sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người dân lao động.
Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 5
Truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện việc người tốt sẽ gặp được những điều tốt lành trong cuộc sống, còn người xấu như mẹ con Cám đều phải trả giá cho hành động tội ác của mình. Truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, người thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác. Đó là mơ ước của người dân ngàn đời nay.
Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 6
Qua tác phẩm ta thấy Tấm hiện lên với những phẩm chất vô cùng đẹp đẽ: hiền lành, chăm chỉ, hiếu thảo nhưng lại chịu nhiều bất công. Nhưng bằng quá trình đấu tranh không khoan nhượng với cái ác cô đã giành được hạnh phúc vốn có của mình. Tấm là nhân vật tiêu biểu thể hiện quan niệm, triết lí: “ở hiền gặp lành” của ông cha ta.
Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 7
Như vậy cô Tấm là tổng hòa của những vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, nhân hậu, hiếu thảo, chịu thương chịu khó, nhẫn nhịn. Sau khi trải qua nhiều sóng gió từ một cô gái yếu đuối ngây thơ Tấm đã vùng lên chống lại cái ác, với sức sống mãnh liệt, tình cảm thủy chung son sắt với hoàng thượng. Đồng thời sẵn sàng ra tay trừng phạt kẻ thủ ác. Câu chuyện nhằm hướng con người đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống, răn dạy con người về việc “gieo nhân nào gặp quả ấy”, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác, hướng con người ta sống với những phẩm chất tốt đẹp, tránh xa thói vị kỷ, ghen ghét đố kỵ và ám hại lẫn nhau trong xã hội.
Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 8
Hình ảnh cô Tấm nghèo khổ, lương thiện luôn luôn bị các thế lực khác chèn ép và khiến cho cô nhiều lúc đến đường cùng. Thế nhưng đến cuối cùng thì Tấm vẫn được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Truyện cổ tích luôn được cha ông ta gửi gắm những ước mơ, ước mơ đổi đời của những người lao động nghèo. Thông qua hình ảnh của Tấm sống thảo hiền thì tác giả dân gian cũng đã tái hiện được bức tranh về một xã hội lí tưởng luôn có cái thánh thiện và sống lương thiện luôn được hạnh phúc, kẻ độc ác cũng sẽ bị trừng trị thích đáng.
Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 9
Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích hay và lâu đời có nhiều ý nghĩa giáo dục xoay quanh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, răn dạy con người phải sống lương thiện, không nên làm những việc sai trái, tước đoạt đi vật chất, quyền lợi và cả tính mạng của người khác. Bên cạnh đó nhân vật cô Tấm là một nhân vật có ý nghĩa lớn, đầu tiên người ta ấn tượng với những vẻ đẹp của sự chăm chỉ, hiền lành, biết nhẫn nhịn, sau đó là sức sống tiềm tàng mạnh mẽ thông qua những lần tái sinh chuyển kiếp. Đồng thời là sự trưởng thành trong suy nghĩ, sự cứng rắn trong nội tâm, cũng như sự phản kháng, trả thù mạnh mẽ những kẻ đã gây ra đau khổ cho mình. Khẳng định quy luật muôn đời rằng cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác dù đó là trong sự vùi dập cường đại của kẻ xấu hay bất kỳ hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo nào.
Kết bài phân tích nhân vật Tấm – Mẫu 10
Qua câu chuyện “Tấm Cám” ta thấy được hình tượng của Tấm chính là biểu trưng cho sự đấu tranh gay gắt giữa sự bất công, mâu thuẫn trong nội tại mỗi con người, nhưng qua cuộc đấu tranh ấy, hình tượng nhân vật Tấm lại được sáng lên với những bài học vô cùng sâu sắc và ý nghĩa. Cái ác sẽ không thể nào chiến thắng cái thiện và nó sẽ luôn luôn bị trừng trị.
Kết bài phân tích các hình thức biến hóa của Tấm trong Tấm Cám
Kết bài phân tích các hình thức biến hóa của Tấm – Mẫu 1
Quá trình hóa thân của Tấm là sự thể hiện một sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái đẹp, cái thiện. Đó là quan niệm, đồng thời cũng là mơ ước cháy bỏng của nhân dân lao động bao đời nay trong cuộc đối mặt với cái ác, cái xấu.
Kết bài phân tích các hình thức biến hóa của Tấm – Mẫu 2
Truyện “Tấm Cám” chính là cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác. Xuyên suốt tác phẩm đề cao tinh thần thiện sẽ thắng ác, người tốt sẽ được trả ơn. Nó nói lên mơ ước của người dân thời xưa muốn cái thiện luôn gặp may mắn hạnh phúc còn cái ác dù âm mưu xảo quyệt như thế nào rồi cũng phải trả giá. Với những bài văn tham khảo được nêu ở trên, hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về tác phẩm này.
Kết bài phân tích các hình thức biến hóa của Tấm – Mẫu 3
Mỗi lần hóa thân là một lần thay đổi của nàng Tấm. Quá trình hóa thân đã thể hiện được sức sống mãnh liệt của Tấm. Cũng như tấm lòng thủy chung, son sắc và tâm hồn cao đẹp không thay đổi của nàng.
Kết bài phân tích các hình thức biến hóa của Tấm – Mẫu 4
Như vậy, mỗi lần hóa thân đều mang những ý nghĩa riêng. Thể hiện những mơ ước cao cả của nhân dân ta.
Kết bài phân tích yếu tố thần kỳ trong truyện Tấm Cám
Kết bài phân tích yếu tố thần kỳ trong Tấm Cám – Mẫu 1
Qua những chi tiết thần kì trong truyện cổ tích Tấm Cám chúng ta thấy được rằng đó chính là đỉnh cao ước mơ, khát vọng của người lao động, nên đã sản sinh ra những chi tiết thần kì, những hình tượng thần kì lung linh sắc màu trong cổ tích. Biết là hoang đường, kì ảo nhưng người ta vẫn tin, tin lắm vào cái ngày ước mơ sẽ thành hiện thực. Giá trị nhân văn to lớn của truyện cổ tích và giá trị nghệ thuật tuyệt vời của nó phần lớn được tạo ra do yếu tố đặc thù nói trên.
Kết bài phân tích yếu tố thần kỳ trong Tấm Cám – Mẫu 2
Tôi thiết nghĩ nếu thiếu đi những yếu tố thần kì thì những câu truyện cổ tích sẽ ra sao? Có lẽ nó sẽ trở thành một mảnh đất khô cằn mà cây đời không thể bám rễ vào hút những dòng tươi mát như bây giờ. Và khi nghe truyện cổ tích mà không tin theo, rung cảm theo những sự việc kì diệu, không thể cho trí tưởng tượng và tình cảm của mình bay bổng theo sự việc, nhất là sự việc hoang đường ở trong truyện thì không thưởng thức được hết ý nghĩa của truyện.
Kết bài phân tích yếu tố thần kỳ trong Tấm Cám – Mẫu 3
Rõ ràng là đỉnh cao ước mơ, khát vọng của người lao động đã sản sinh ra những chi tiết thần kì, những hình tượng thần kì lung linh sắc màu trong cổ tích. Biết là hoang đường, kì ảo nhưng người ta vẫn tin, tin lắm vào cái ngày ước mơ sẽ thành hiện thực. Giá trị nhân, văn to lớn của truyện cổ tích và giá trị nghệ thuật tuyệt vời của nó phần lớn được tạo ra do yếu tố đặc thù nói trên.
Kết bài phân tích yếu tố thần kỳ trong Tấm Cám – Mẫu 4
Khép lại một câu chuyện cổ tích, có lẽ nếu câu chuyện ấy thiếu đi chút kỳ ảo, thần kì thì hẳn đó chỉ là một câu chuyện kể hiện thực. Nó sẽ chẳng thể hiện được trí tưởng tượng bay bổng của người dân và cũng chẳng thể giúp người dân bày tỏ được nỗi lòng mình. Chính vì vậy, yếu tố thần kì trong truyện cổ tích, mà đặc biệt là Tấm Cám đã thực hiện được nhiệm vụ cao cả của mình: gửi gắm khát vọng, ước mơ của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, nhân đạo hơn.
Kết bài phân tích mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám
Kết bài phân tích mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám – Mẫu 1
Sự bất công trong xã hội là luôn luôn tồn tại, mâu thuẫn luôn luôn có, vì vậy bằng cách nào để giải quyết hay dung hoà là sự lựa chọn của mỗi người. Sau cùng, cái thiện luôn luôn chiến thắng, trên tất cả, tình yêu thương vẫn là giá trị cốt lõi của đời sống, hãy nâng niu và trân trọng tất cả những gì có được quanh ta.
Kết bài phân tích mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám – Mẫu 2
Trí tuệ dân gian đã từng bước, từng bước xây dựng mâu thuẫn trong truyện. Các sự kiện, tình tiết được sắp xếp, tổ chức hợp lí, tự nhiên, đúng logic. Và cuối cùng, cách giải quyết mâu thuẫn của tác giả hoàn toàn hợp lí với nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao động. Các bước phát triển của cốt truyện kết hợp với những yếu tố hoang đường kì ảo,làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện. Thế mới nói, chính văn học dân gian đã làm nền móng cho văn học viết sau này. Các nhà văn giai đoạn sau đã học được rất nhiều điều bổ ích trong kho tàng văn học dân gian, mà “Tấm Cám” là một trong số đó.
Kết bài phân tích mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám – Mẫu 3
Mâu thuẫn và xung đột đó ngày càng cao độ do sự phát triển của hai tuyến nhân vật. Mẹ con nhà Cám thì tàn nhẫn độc ác và quyết, tâm muốn chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về Tấm, muốn tiêu diệt Tấm đến cùng, về phía Tấm ban đầu bị động, yếu ớt chỉ biết khóc lóc, nhưng càng về sau càng mạnh mẽ và cuối cùng đã tự vùng lên chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. Chúng ta cần chú ý, tuy hóa thân, nghĩa là quyết xuất hiện để khẳng định quyền lợi chán chính nhưng Tấm đều bị giết. Chỉ phản ứng cuối cùng, Tấm mới giết kẻ hãm hại, đã trở thành kẻ thù của cô. Có nghĩa là, nhân dân lao động vốn dĩ hiền lành, nhẫn nhịn, chỉ mong chung hưởng hạnh phúc, thanh bình. Nhưng nếu dồn họ đến cùng thì phản ứng của họ rất bạo liệt.
Kết bài phân tích mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám – Mẫu 4
Bên cạnh đó mâu thuẫn và xung đột ở đây còn mang ý nghĩa xã hội là mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữa lao động và bóc lột, giữa thật thà gian trá. Tấm đại diện cho những người lao động lương thiện cho cái thiện mẹ con Cám đại diện cho những kẻ bất lương cho cái ác.