
Thuốc sủi là một dạng bào chế đặc biệt nhằm tạo ra sự hấp dẫn và dễ chịu khi đưa thuốc vào cơ thể. Trong viên thuốc sủi, ngoài thành phần chính là dược chất như bất kỳ một viên thuốc nào khác, còn có độn thêm nhiều chất khác không có tác dụng điều trị mà giới chuyên môn gọi là tá dược vì vậy thuốc bao giờ cũng có kích cỡ lớn.
Các tá dược chứa trong viên thuốc bao giờ cũng gồm có một chất tạo sủi, đó là natri bicacbonat, có tính kiềm, nên khi gặp chất có tính axit như vitamin C (axit ascorbic) hòa trong nước sẽ tạo thành phản ứng hóa học thành muối ăn và các bọt khí CO2.
Trong viên thuốc sủi còn được phối chế các chất tạo màu và tạo hương như hương chanh, hương cam, với mục đích tạo thành một thứ đồ uống giải khát thông thường, có đường để có vị ngọt. Tác dụng này đã gây một hiệu ứng tâm lý khá tốt, nhất là đối với trẻ em.
Nhưng đã là thuốc thì không sao tránh khỏi các tác dụng không mong muốn, vì vậy khi dùng thuốc cần lưu ý:
– Cần phải dùng cả viên thuốc và hòa tan hoàn toàn trong một cốc nước đun sôi để nguội. Có thể cho thêm vài viên đá để tạo cảm giác mát lạnh. Đợi cho viên thuốc tan hết mới dùng.
– Sau khi lấy một viên thuốc ra khỏi bao gói, thì số còn lại, phải được bảo quán kín, tránh ẩm để khỏi mất tác dụng.
– Cần để thuốc chỗ cao, xa tầm tay của trẻ, để tránh chúng dùng vô tội vạ tự ý dùng khi bố mẹ đi vắng.
– Đối với viên sủi UPSA C, ngoài lượng 1.000mg vitamin C còn có 283mg muối ăn, được hình thành sau phản ứng sủi bọt, nên không dùng cho người suy thận, những người kiêng ăn muối (tăng huyết áp).
– Đối với UPSA C calcium hay viên calcium sadoz forte do có chứa thêm thành muối khoáng canxi 500 mg, ngoài lượng muối ăn được hình thành sau phản ứng sủi. Các loại viên này vì vậy không được dùng cho người bị canxi cao trong máu, nước tiểu có nhiều cặn sỏi hay bị bệnh sỏi thận.
– Tác dụng phụ của viên sủi rất hiếm xảy ra, nếu có thì cũng nhẹ nhàng, chẳng hạn bị ì ạch do nhiều hơi trong bụng, bị táo bón hay tiêu chảy.
– Cần lưu ý là không dùng viên thuốc sủi sau khi đã uống các loại nước giải khát có gas.
Theo DS Phan Quốc Đông
Sức khỏe & Đời sống
Dùng nước nóng với thuốc thảo dược, enzyme tiêu hóa có thể làm giảm hoặc triệt tiêu hiệu quả của thuốc.
Đa số mọi người uống thuốc đều chú ý tới cách sử dụng và liều lượng thuốc nhưng lại ít để ý tới nhiệt độ nước dùng để uống kèm. Trên thực tế, không nên dùng nước nóng để uống thuốc vì có thể gây ra các phản ứng vật lý hoặc hóa học làm ảnh hưởng tới hiệu quả thuốc.
Dưới đây là 6 loại thuốc bạn tuyệt đối không uống cùng nước nóng, theo People.
Enzyme tiêu hóa và vắcxin
Các loại enzyme hỗ trợ tiêu hóa có protein hoạt tính khi gặp nhiệt độ cao sẽ bị phân tách, từ đó giảm hoặc mất tác dụng. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra với vắcxin và các chế phẩm có vi khuẩn hoạt tính cao. Tốt nhất, những loại thuốc này nên được dùng với nước đun sôi để nguội dưới 40 độ C.
Vitamin
Những loại vitamin C, B1, B2… có tính chất không ổn định nên khi tiếp xúc với nước nóng dễ bị oxy hóa, phân giải và mất đi hiệu quả.
Thuốc viên nang
Thành phần chính của vỏ viên nang là gelatin. Gặp nước nóng, vỏ viên nang sẽ nhanh chóng hòa tan làm cho thuốc bên trong lan ra, không chỉ ảnh hưởng tới khẩu vị mà còn giảm tính hiệu quả và an toàn của thuốc. Do đó, các thuốc viên nang được khuyến khích sử dụng với nước ấm vừa phải.
Ảnh: Ltcinsuranceshopper.com.
Si-rô
Các loại si-rô như si-rô ho dễ bị nước nóng làm loãng. Lúc đó, thuốc không thể bao phủ những bộ phận bị viêm như để tạo thành lớp màng bảo vệ, kích thích long đờm và giảm ho. Nếu uống si-rô, bạn lưu ý không dùng quá nhiều nước và đảm bảo nhiệt độ nước dưới 37 độ C.
Thảo dược
Các loại thuốc thảo dược với thành phần như cây kim ngân hoa, Bupleurum, Schizonepeta, xạ hương, bạc hà… có mùi hương đặc trưng và chứa nhiều tinh dầu có giá trị. Tuy nhiên, chúng thường bay hơi nhiều, đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao nên chỉ nên uống cùng nước có nhiệt độ không quá 40 độ C.
Kháng sinh Amoxcilin
Amoxcilin dễ bị thủy phân mà nhiệt độ càng cao, tốc độ thủy phân càng tăng. Sự hình thành cao phân tử Polymer sau khi thủy phân có thể gây ra các triệu chứng dị ứng tương tự Penicilin. Vì vậy, khi uống Amoxcilin, nhiệt độ nước cần phải được kiểm soát dưới 40 độ C hoặc dùng với nước đun sôi để nguội.
Nguyễn Xuân
Vitamin C là một chất dinh dưỡng hòa tan trong nước với nhiều chức năng trong cơ thể. Nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ sản xuất collagen và chữa lành vết thương. Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa để bảo vệ các tế bào không bị tổn thương bởi các gốc tự do. Tuy nhiên, Vitamin C là chất mà con người không thể tự tổng hợp được. Do đó, để đảm bảo nhu cầu vitamin C theo khuyến nghị thì nên bổ sung vitamin từ thực phẩm hoặc từ chất bổ sung để duy trì sức khỏe.
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic. Đây là chất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và sửa chữa tất cả các mô cơ thể. Nó liên quan đến nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm sự hình thành collagen, hấp thu sắt, hệ thống miễn dịch, chữa lành vết thương và duy trì sụn, xương, răng.
Vitamin C là một trong nhiều chất chống oxy hóa có thể bảo vệ chống lại sự phá huỷ gây ra bởi các gốc tự do, cũng như các hóa chất độc hại hoặc chất ô nhiễm như khói thuốc lá. Các gốc tự do có thể tích tụ và góp phần vào sự phát triển của các tình trạng sức khỏe như: ung thư, bệnh tim và viêm khớp.
Vitamin C không được lưu trữ trong cơ thể (lượng dư thừa sẽ được bài tiết), vì vậy sử dụng quá liều vitamin C không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng điều quan trọng là không được vượt qua giới hạn trên an toàn 2,000 miligam /ngày để tránh gây khó chịu cho dạ dày và dễ gây tiêu chảy.
Các vitamin tan trong nước trong đó có vitamin C phải được cung cấp liên tục trong chế độ ăn để duy trì liều lượng theo đúng nhu cầu. Do đó, nên ăn trái cây và rau quả giàu vitamin C hoặc nấu thực phẩm giàu vitamin C với lượng nước tối thiểu để tránh bị mất vitamin tan trong nước khi nấu chín.
Vitamin C dễ dàng được hấp thụ cả trong thực phẩm cũng như ở dạng bổ sung. Và nó còn có tác dụng trong việc tăng cường hấp thu sắt khi sử dụng đồng thời cả hai loại.
Trái cây và rau quả giàu vitamin C
Vitamin C có thể mang lại lợi ích sức khỏe để giảm các triệu chứng như:
- Căng thẳng: Một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy vitamin C có lợi cho những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do căng thẳng – một tình trạng rất phổ biến trong xã hội. Bởi vì vitamin C là một trong những chất dinh dưỡng nhạy cảm với căng thẳng và là chất dinh dưỡng đầu tiên bị thiếu ở người nghiện rượu, người hút thuốc và người béo phì.
- Cảm lạnh: Khi bị cảm lạnh thông thường, vitamin C có thể không phải là thuốc chữa bệnh. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn. Có bằng chứng từ một số nghiên cứu về việc dùng vitamin C khi bị cảm lạnh và cúm. Nó có thể làm giảm nguy cơ phát triển thêm các biến chứng như viêm phổi và nhiễm trùng phổi.
- Đột quỵ: Mặc dù có nhiều nghiên cứu mâu thuẫn, nhưng một nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy người có nồng độ C nhất trong máu có liên quan đến nguy cơ đột quỵ thấp hơn 42% so với người có nồng độ thấp.
- Lão hóa da: Vitamin C ảnh hưởng đến các tế bào bên trong và bên ngoài cơ thể. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ đã kiểm tra mối liên quan giữa hấp thụ dinh dưỡng và lão hóa da ở 4,025 phụ nữ ở độ tuổi từ 40 đến 47. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng vitamin C cao hơn có liên quan đến khả năng xuất hiện nếp nhăn thấp hơn, khô da và xuất hiện lão hóa da.
Lão hóa da do thiếu vitamin C
Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng cho kết quả về lợi ích của vitamin C như: cải thiện thoái hoá điểm vàng, giảm viêm, giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch.
Xem thêm Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ của Vitamin C
Vitamin C có các dạng như: acid ascorbic, khoáng chất ascorbate (natri ascorbat, calci ascorbat, hoặc acid ascorbate với bioflavonoid. Để bổ sung vitamin C, thì lựa chọn acid ascorbic là một lựa chọn tốt nhất. Bởi vì, nó có mức độ khả dụng cao (có nghĩa là cơ thể sẽ hấp thụ một cách dễ dàng)
Ngoài ra, do hầu hết các vitamin tổng hợp có chứa acid ascorbic, nên việc chọn vitamin tổng hợp sẽ không chỉ giúp tăng lượng vitamin C mà còn cả lượng chất dinh dưỡng khác.
Để đảm bảo cơ thể có thể nhận đủ lượng vitamin C từ chất bổ sung, hãy tìm những loại có thể cung cấp từ 45 đến 120 mg vitamin C và liều lượng còn phụ thuộc theo từng độ tuổi và giới tính.
Vitamin C nên uống khi nào? Thời gian tốt nhất để uống vitamin C là khi đói bụng. Điều đó, có nghĩa là nên uống vào buổi sáng, 30 phút trước khi ăn hoặc hai giờ sau bữa ăn. Vitamin C là vitamin hòa tan trong nước giúp cơ thể dễ dàng hấp thu. Cơ thể chỉ lấy lượng vitamin cần thiết và phần dư được loại ra ngoài qua nước tiểu. Vì thế, vitamin này không lưu trữ trong cơ thể.
Uống vitamin C cần thận trọng khi quá liều
Khuyến nghị chế độ ăn bổ sung vitamin C từ thực phẩm theo nhóm tuổi và giới tính:
- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 15mg
- Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 25mg
- Thiếu nhi (9 đến 13 tuổi): 45mg
- Thiếu niên (14 đến 18 tuổi): 65-75mg
- Phụ nữ trưởng thành (trên 19 tuổi): 75mg
- Nam trưởng thành (trên 19 tuổi): 90mg
- Phụ nữ mang thai: 85mg
- Bà mẹ nuôi con bú: 120mg
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ban hành giá trị khuyến nghị hàng ngày (DV). DV được phát triển cho thực phẩm và nhãn bổ sung đồng thời nó sẽ giúp cho bạn có thể xác định tỷ lệ phần trăm chất dinh dưỡng trong một khẩu phần thực phẩm so với nhu cầu hàng ngày. Trên nhãn thực phẩm giá trị này được hiển thị là %DV. DV khuyến nghị vitamin C cho người lớn và trẻ em từ 4 tuổi trở lên là 60mg. Tuy nhiên, vào tháng 1 năm 2020 con số ngày sẽ tăng lên 90mg.
Trái cây và rau quả là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C nhất. Tuy nhiên, vitamin C rất dễ bị phá huỷ bởi một số như nhiệt độ, ánh sáng,… Vì thế chúng ta nên biết các cách giảm hao hụt vitamin C trong rau quả.
Một số loại trái cây và rau quả có chứa nhiều vitamin C như: trái cây họ cam quýt, ớt xanh, dâu tây, cà chua, bông cải xanh, khoai tây trắng, khoai lang, các loại rau có màu xanh đậm, dưa đỏ, đu đủ, xoài, súp lơ, bắp cải, quả mâm xôi, quả việt quất,…
Nguồn tham khảo: webmd.com; healthline.com
XEM THÊM:
Phòng dịch COVID-19: Lạm dụng vitamin C có gây hại?
XEM THÊM: