120 câu hỏi Lịch sử 12 mức độ hiểu và vận dụng, Xin giới thiêu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tài liệu 120 câu hỏi Lịch sử 12 mức độ hiểu và vận dụng để các
Ngày thi ngày một đang đến gần, hãy chăm chỉ cùng vơi Tài liệu 120 câu hỏi Lịch sử 12 mức độ hiểu và vận dụng được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây. 120 câu hỏi Lịch sử 12 mức độ hiểu và vận dụng là tài liệu vô cùng bổ ích, giúp các bạn có thêm tư liệu ôn tập, củng cố kiển thức để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia năm 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
BỘ CÂU HỎI MỨC ĐỘ HIỂU VÀ VÂN DỤNG MÔN LỊCH SỬ
1. Tiếng sét trên bàn hội nghị là sự kiện nguyễn ái quốc gửi bản yêu sách đến hội nghị Vecxai 18/6/1919.
2. Sự kiện được coi như như một “hồi chuông” thức tỉnh tinh thần yêu nước đối với nhân dân ta là sự kiện NAQ gửi bản yêu sách đến hội nghị Vexai 18/6/1919.
3. Sự kiện được coi như một “quả bom nổ chậm” làm cho kẻ thù khiếp sợ là sự kiện NAQ gửi bản yêu sách đến hội nghị Vexai 18/6/1919.
4. Sự kiện mở ra 1 thời đại mới cho cm việt nam là Đảng ra đời năm 1930.
5. Sự kiện khép lại 1 thời kì đấu tranh của nhân dân ta theo khuynh hướng cũ là thất bại của khởi nghĩa Yên Bái năm 1930
6. Mốc kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là đọc sơ thảo Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920) từ đó khẳng định CM VN muốn thắng lợi phải đi theo con đường CM vô sản.
7. Nguyên nhân chung dẫn đến sự phân hóa của hội viêt nam CMTN, sự chuyển hóa của Tân Việt CMĐ là do sự thâm nhập và truyền bá rộng rãi của chủ nghĩa Mác – Lenin .
8. Sự kiện đánh dấu phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác phong trào đấu tranh của công nhân Ba son (8/1925).
9. Bước tiến mới của phong trào công nhân VN là cuộc đấu tranh của công nhân Ba son (8/1925).
10. Đỉnh cao của phong trào 1930 – 1931 là sự ra đời của chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh.
11. Cuộc diễn tập lần thứ nhất chuẩn bị cho CM tháng 8 là phong trào CM 1930-1931.
12. Cuộc diễn tập lần thứ 2 chuẩn bị cho CM tháng 8 là phong trào dân chủ 1936-1939.
13. Cuộc diễn tập lần thứ 3 chuẩn bị cho CM tháng 8 là Cao trào kháng Nhật cứu nước.
14. Hội nghị đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng VN thời kỳ 1939 – 1945 là Hội nghị lần 6 BCHTW (11/1939).
15. Hội nghị hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng VN thời kỳ 1939 – 1945 là Hội nghị lần 8 BCHTW (5/1941).
16. Hạn chế trong của Luân cương của Trần Phú được khắc phục từ hội nghi BCHTW lần 2 tháng 7/1936.
17. Tổ chức mặt trận dân tộc đầu tiên của riêng VN là mặt trận Việt Minh tháng 5/1941
18. “BẮC ĐÀM NAM ĐÁNH” là chỉ tình hình đất nước ta trước ngày 6/3/46 khi miền bắc đàm phán với tưởng còn miền nam đánh Pháp.
19. Kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh” của pháp bước đầu bị phá sản bởi cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 năm 1946.
20. Kế hoạch đánh nhanh của pháp bị phá sản hoàn toàn bởi chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947.
21. Chỉ thị “ phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của pháp”là chiến dich Việt Bắc thu đông năm 1947.
22. Chiến dịch phản công đầu tiên ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp là Việt Bắc thu đông 1947.
23. Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp là Biên giới 1950.
24.Chiến thắng tạo ra bước ngoặt cơ bản cho cuộc kháng chiến chống pháp là chiến dịch biên giới 1950
25. Đại hội kháng chiến thắng lợi là đại hội toàn quốc lần 2 của đảng LĐ tháng 2/1951.
26. Cú đấm thép của ta dành cho pháp là Đông xuân 1953-1954
27. Chiến thắng bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava là Đông Xuân 1953 – 1954.
28. Những thắng lợi của quân dân ta làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava là Đông xuân 1953-1954 và Điên Biên Phủ 1954.
29. Sự kiện kết thúc kháng chiến chống pháp là thắng lợi ở hội nghi Gionevo 1954.
30. Chiến thắng quân sự lớn nhất trong kháng chiến chống Pháp là Điện Biên Phủ 1954.
31. Chiến thắng làm xoay chuyển cục diên chiến tranh ở Đông Dương là Điện Biên Phủ 1954.
32. Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975 là phải tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền với 2 chế độ chính trị khác nhau : cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
33. Chiến thắng làm thất bại hoàn toàn chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ là trong Xuân Hè 1965 (An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài).
34. Chiến thắng làm thất bại hoàn toàn chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ là Mậu thân 1968.
35. Trận trinh sát chiến lược giúp củng cố quyết tâm giải phóng hoàn toàn Miền Nam của ta là Chiến thắng Phước Long ngày 6/1/1975.
36. Sự kiện đánh dấu hoàn thành căn bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước là Đại thắng mùa xuân 1975.
37. Trung tâm của kế hoạch Nava là Điện Biên Phủ (ban đầu là ở Đồng bằng bắc bộ)
38. Khâu chính của kế hoạch Nava là Điện Biên Phủ.
39. Chiến thắng làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở đông dương là chiến thắng Điên Biên Phủ 1954.
40 .Bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống mĩ là Hiệp định Pari 1973.
41. Chiến thắng tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền nam là hiệp đinh Pari 1973.
42. Nhân dân Việt Nam căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” bằng thắng lợi của hiệp định Pari 1973.
43. Đảng Đường lối xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam kể từ khi Đảng Cộng sản ra đời đến này là Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
44. Sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân VN 1954 -1975.
45. Bước ngoặt của CM miền Nam: Đồng khởi 60 và Mậu thân 1968.
46. Sự kiện mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX là Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.
47. Sự kiện khép lại 1 thời kì đấu tranh của nhân dân ta theo khuynh hướng cũ là thất bại Khởi nghĩa yên bái.
48. Đặc trưng cơ bản nhất (quan trọng nhất)của giai cấp công nhân VN là vừa mới ra đời đã sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới, đặc biệt là cách mạng tháng 10 Nga.
49. Giai cấp công nhân VN ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của TDP (trước chiến tranh thế giới thứ nhất).
50. Giai cấp tư sản, tiểu tư sản ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp (sau chiến tranh thế giới thứ nhất)
51. Giai cấp cũ có từ trước cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của TDP là địa chủ phong kiến và nông dân.
52. Giai cấp cũ có từ trước cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của TDP là địa chủ phong kiến, nông dân và công nhân.
53. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 TDP bỏ vốn đầu tư nhiều nhất vào ngành nông nghiệp.
54. Đánh điểm diệt viên là phương châm tác chiến của biên giới 1950
55. Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh là câu nói bác Hồ dành cho trung đoàn thủ đô.
56. Đường lối khách chiến chống Pháp gồm các văn kiện: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, chỉ thị toàn dân kháng chiến và tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi, trong đó tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi giải thích đầy đủ, cụ thể nhất/
57. Các quyền dân tộc cơ bản gồm: độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
………
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.