165 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết phần Kim loại, 165 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết phần Kim loại
165 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT PHẦN KIM LOẠI
Giáo viên: PHẠM NGỌC SƠN
ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
Câu 1: Các ion Na+, Mg2+, Al3+ có các đặc điểm chung nào sau đây?
A. Có cùng số electron
B. Có cùng số proton
C. Đều bị khử khi điện phân dung dịch muối clorua
D. Đều tạo liên kết ion với anion oxit tạo thành các oxit bazơ.
Câu 2: Cấu hình electron nào sau đây là của Cr (Z = 24)?
A. 1s22s22p63s24s23d4 B. 1s22s22p63s23p64s23d54s1
C. 1s22s22p63s23p64s23d44s2 D. 1s22s22p63s33p64s13d5
Câu 3: Cho Ca (Z = 20). Cấu hình của ion Ca2+ là
A. 1s22s22p63s23p6 B. 1s22s22p6
C. 1s22s22p63s23p64s2 D. 1s22s22p63s23p64s24p2
Câu 4: Cho các nguyên tử có cấu hình electron tương ứng là X: 2s22p5; Y: 4s1; Z: 5s25p2; T: 2s22p2 ; R: 3s23p6. Các nguyên tố kim loại là
A. Y ; Z B. Y C. X ; Z ; T D. R
Câu 5: Trong số các ion sau, ion nào không có cấu hình electron của khí hiếm ?
A. Zn2+ B. Al3+ C. K+ D. Cl–
Câu 6: Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn vì những nguyên nhân chính nào sau đây?
A. Là kim loại rất cứng.
B. Là kim loại rất mềm.
C. Là kim loại có nhiệt độ nóng chảy rất cao.
D. Là kim loại có khối lượng phân tử lớn.
Câu 7: Kim loại có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim đều gây ra bởi
A. Các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.
B. Kim loại có cấu tạo mạng tinh thể.
C. Ion kim loại.
D. Các nguyên tử kim loại.
Câu 8: Tổng hệ số (các số nguyên tối giản) trong phương trình hoá học của phản ứng giữa Al với HNO3 đặc nóng là
A. 9 B. 13 C. 14 D. 64
Câu 9: Phản ứng của kim loại Zn với dung dịch H2SO4 loãng có phương trình ion thu gọn là
A. Zn + 2H+ → H2 + Zn2+ B. Zn + 2H+ + SO42- → H2 + ZnSO4
C. Zn + 4H+ + SO42- → 2H2O + Zn2+ + SO2 D. Zn + SO42- → ZnSO4
Câu 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có thể hoà tan hoàn toàn chất rắn?
A. Cho hỗn hợp Cu, CuO vào dung dịch H2SO4 loãng.
B. Cho hỗn hợp Cu, Fe, Sn vào dung dịch FeCl3.
C. Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội.
D. Cho hỗn hợp Na, Mg vào H2O.
Câu 11: Cho một đinh sắt vào dung dịch CuSO4 (màu xanh) thấy có hiện tượng X. Cho một mẩu Na vào dung dịch CuSO4 (màu xanh) thấy có hiện tượng Y. X và Y lần lượt là
A. X: dung dịch mất màu xanh, có kết tủa đỏ bám trên đinh sắt; Y: có bọt khí, kết tủa xanh.
B. Dung dịch mất màu xanh, có kết tủa xanh bám trên đinh sắt; Y: có bọt khí, kết tủa đỏ.
C. Dung dịch mất màu xanh, có kết tủa đỏ bám trên đinh sắt; Y: dung dịch mất màu xanh, có kết tủa đỏ.
D. Dung dịch mất màu xanh, có kết tủa xanh bám trên đinh sắt; Y: dung dịch mất màu xanh, có kết tủa xanh.
Download tài liệu để xem chi tiết.