816 câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 9 (Có đáp án), 816 câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 9 là tài liệu hữu ích giúp cho các bạn tự học, tự ôn tập nhằm nâng
Tài Liệu Học Thi xin gửi đến các bạn tài liệu tham khảo 816 câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 9 có đáp án. Hi vọng tài liệu sẽ cung cấp cho các bạn học sinh lớp 9 những kiến thức bổ ích để chuẩn bị bước vào kì thi học kì II sắp tới. Để nắm vững hơn nội dung kiến thức mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 9
Câu 1:
Hãy chọn định nghĩa chính xác nhất về oxit trong số các phương án sau:
- Oxit là hợp chất của các nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
- Oxit là hợp chất có chứa nguyên tố oxi
- Oxit là hợp chất của kim loại và oxi
- Oxit là hợp chất của phi kim và oxi
- Oxit là hợp chất của oxi và một nguyên tố khác
Đáp án: E
Câu 2:
Oxit bazơ nào sau đây được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm?
- CuO
- ZnO
- CaO
- PbO
Đáp án: C
Câu 3:
Oxit axit nào sau đây được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm?
- SO2
- SO3
- N2O5
- P2O5
Đáp án: D
Câu 4:
Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính ?
- CaO
- ZnO
- NiO
- BaO
Đáp án: B
Câu 5:
Oxit nào sau đây là oxit trung tính ?
- N2O
- N2O5
- P2O5
- Cl2O7
Đáp án: A
Câu 6:
Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1 : 1. Phần trăm khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là:
- 20% và 80%
- 30% và 70%
- 40% và 60%
- 50% và 50%
Đáp án: D
Câu 7:
Cho 3,2g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1
Khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là:
- 1,1 g và 2,1 g
- 1,4 g và 1,8 g
- 1,6 g và 1,6 g
- 2,0 g và 1,2 g
Đáp án: C
Câu 8:
Cho 3,2g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1
Số mol HCl đã tham gia phản ứng là:
- 0,1 mol
- 0,15 mol
- 0,2 mol
- 0,25 mol
Đáp án: A
Câu 9:
Cho 3,2 g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1
Khối lượng của CuCl2 và FeCl3 trong hỗn hợp lần lượt là:
- 2,7 g và 3,25 g
- 3,25 g và 2,7 g
- 0,27 g và 0,325 g
- 0,325 g và 0,27 g
Đáp án: A
Câu 10:
Cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 (trong đó mỗi chất chiếm 50% khối lượng) tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là:
- 1 : 1
- 1 : 2
- 2 : 1
- 1 : 3
Đáp án: A
Câu 11:
Cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 (có khối lượng bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối là CuCl2 và FeCl3 . Tỉ số khối lượng của 2 muối thu được là:
- 0,38
- 0,83
- 0,50
- Không xác định được
Đáp án: B
Câu 12:
Hỗn hợp CuO và Fe2O3 có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1. Cho hỗn hợp tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là:
- 2 : 1
- 1 : 2
- 1 : 1
- 1 : 3
Đáp án: C
Câu 13:
Cho a gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 1M thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1 : 1. Giá trị của a là:
- 1,6 g
- 2,4 g
- 3,2 g
- 3,6 g
Đáp án: C
Câu 14:
Cho 3,2 g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1 : 1. Nồng độ mol của dung dịch HCl là:
- 0,5 M
- 1M
- 1,5 M
- 2 M
Đáp án: B
Câu 15:
Cho 3,2 g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch chứa 2 muối có tỉ lệ mol là 1 : 1. V có giá trị là:
- 50 ml
- 100 ml
- 150 ml
- 200 ml
Đáp án: B
Câu 16:
Để làm khô khí CO2 cần dẫn khí này qua:
- H2SO4
- NaOH rắn
- CaO
- KOH rắn
Đáp án: A
Câu 17:
Nồng độ khí CO2 trong không khí tăng làm ảnh hưởng đến môi trường là do:
- Là khí độc
- Làm giảm lượng mưa
- Tạo ra bụi
- Gây hiệu ứng nhà kính
Đáp án: D
Câu 18:
Cho các chất: N2O5 , NO, NO2 , N2O , N2O3 . Chất có thành phần phần trăm khối lượng của oxi nhỏ nhất là:
- N2O5
- NO
- NO2
- N2O
- N2O3
Đáp án: D
Câu 19:
Oxit nào sau đây giàu oxi nhất ?
- Al2O3
- N2O3
- P2O5
- Fe3O4
Đáp án: B
Câu 20:
Nếu hàm lượng của sắt là 70% thì đó là oxit nào trong các oxit sau:
- FeO
- Fe2O3
- Fe3O4
- Không có oxit nào phù hợp
Đáp án: B
Câu 21:
Các chất dưới đây, chất nào có phần trăm khối lượng oxi lớn nhất ?
- CuO
- Cu2O
- CuSO4
- SO2
- SO3
Đáp án: E
Câu 22:
Hãy chọn chất có phần trăm khối lượng sắt lớn nhất trong các chất sau:
- FeS
- FeS2
- FeO
- Fe2O3
- Fe3O4
Đáp án: C
Câu 23:
Cho các chất: Cu2S , CuS, CuO, Cu2O . Hai chất có phần trăm khối lượng Cu bằng nhau là:
- Cu2S và Cu2O
- CuS và CuO
- Cu2S và CuO
- Không có cặp chất nào
Đáp án: C
Câu 24:
Khử hoàn toàn 0,25 mol Fe3O4 bằng . Sản phẩm hơi cho hấp thụ vào 18 g dung dịch H2SO4 80%. Sau khi hấp thụ nồng độ H2SO4 là:
- 20 %
- 30 %
- 40 %
- 50 %
Đáp án: C
Câu 25:
Khử 16g Fe2O3 bằng CO dư, sản phẩm khí thu được cho đi vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được a g kết tủa. Giá trị của a là:
- 10g
- 20g
- 30g
- 40g
Đáp án: C
Câu 26:
Khử hoàn toàn 6,4 g hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng H2 thấy tạo ra 1,8g H2O . Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là:
- 4,5 g
- 4,8 g
- 4,9 g
- 5,2 g
Đáp án: B
Câu 27:
Cho 2,32 g hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 ( trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3) tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1 M. Giá trị của V là:
- 0,04 lít
- 0,08 lít
- 0,12 lít
- 0,16 lít
Đáp án: B
Câu 28:
Khử hoàn toàn hỗn hợp Fe2O3 và CuO với phần trăm khối lượng tương ứng là 66,67% và 33,33% bằng luồng khí CO vừa đủ, tỉ lệ mol khí CO2 tạo ra từ hai oxit kim loại tương ứng là:
- 9 : 4
- 3 : 1
- 2 : 3
- Kết quả khác
Đáp án: B
Câu 29:
Khử hoàn toàn 11,6g oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. Sản phẩm khí dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, tạo ra 20g kết tủa. Công thức của oxit sắt là:
- FeO
- Fe3O4
- Fe2O3
- Không xác định được
Đáp án: B
Câu 30:
X là một oxit sắt. Biết 1,6g X tác dụng vừa hết với 30ml dung dịch HCl 2M. X là oxit nào của sắt?
- FeO
- Fe2O3
- Fe3O4
- Không xác định được
Đáp án: B
Câu 31:
Một oxit sắt trong đó oxi chiếm 30% khối lượng. Công thức của oxit sắt đó là:
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. Không xác định được
Đáp án: B
Câu 32:
Khử 4,64g hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 có số mol bằng nhau bằng CO thu được chất rắn B. Khí thoát ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 1,97g kết tủa. Khối lượng của chất rắn B là:
A. 4,4g
B. 4,84g
C. 4,48g
D. 4,45g
Đáp án: C
Câu 33:
Khử 4,64g hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 có số mol bằng nhau bằng CO thu được chất rắn. Hòa tan hoàn toàn B trong dung dịch HNO3 thu được 2 khí NO và NO2 có tỉ lệ mol 1 : 1. Tổng thể tích của 2 khí này là:
A. 0,1523 lít
B. 0,1269 lít
C. 0,1692 lít
D. 0,1629 lít
Đáp án: D
Câu 34:
Cần bao nhiêu gam kẽm để tác dụng vừa đủ với lượng H2SO4 được điều chế từ 1,6g S?
A. 16,1g
B. 1,3g
C. 3,25g
D. 8,05g
Đáp án: C
Câu 35:
Cho 12g hỗn hợp gồm MgO và Ca tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 2,24 lít khí ở đktc. Phần trăm khối lượng của MgO và Ca trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 33,3% và 66,7%
B. 23,7% và 76,3%
C. 66,7% và 33,3%
D. 53,3% và 46,7%
Đáp án: C
Câu 36:
Cho m g hỗn hợp Cu, Zn, Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được (m+62) gam muối khan. Nung hỗn hợp muối khan trên khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là:
A. (m+8) g
B. (m+16) g
C. (m+4) g
D. (m+31) g
Đáp án: A
Câu 37:
Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng cháy thấp nhất trong số tất cả các kim loại?
A. K (kali)
B. Rb (rubidi)
C. Cs (xesi)
D. Hg (thủy ngân)
Đáp án: D
Câu 38:
Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong số tất cả các kim loại?
A. W (vonfam)
B. Cr (crom)
C. Fe (sắt)
D. Cu (đồng)
Đáp án: B
Câu 39:
Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong số tất cả các kim loại?
A. Li (liti)
B. Cs (xesi)
C. Na (natri)
D. K (kali)
Đáp án: B
Câu 40:
Kim loại nào sau đây là kim loại dẻo nhất trong số các kim loại?
A. Ag (bạc)
B. Au (vàng)
C. Al (nhôm)
D. Cu (đồng)
Đáp án: B
Câu 41:
Cho m g hỗn hợp Cu, Fe, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được (m+31) g muối nitrat. Nếu cũng cho m g hỗn hợp kim loại trên tác dụng với oxi được các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3 thì khối lượng oxit là:
A. (m+32) g
B. (m+16) g
C. (m+4) g
D. (m+48) g
Đáp án: C
Câu 42:
Cho 29g hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra V lít khí H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 86,6g muối khan. Giá trị của V là:
A. 6,72 lít
B. 13,44 lít
C. 22,4 lít
D. 4,48 lít
Đáp án: B
Câu 43:
Cho 2,81 g hỗn hợp Fe2O3, ZnO, MgO tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Khối lượng muối sunfat tạo ra trong dung dịch là:
A. 5,81 g
B. 5,18 g
C. 6,18 g
D. 6,81 g
Đáp án: D
Câu 44:
Để tác dụng hết với 20g hỗn hợp gồm Ca và MgO cần V ml dung dịch HCl 2M. Thể tích V đó là:
A. 400 ml
B. 450 ml
C. 500 ml
D. 550 ml
Đáp án: C
Câu 45:
Cho 20 g hỗn hợp Mg và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2
(đktc) và dung dịch A. Cho NaOH dư vào A, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi cân nặng 28g. Giá trị của V là:
A. 11,2 l
B. 22,4 l
C. 1,12 l
D. 2,24 l
Đáp án: A
Câu 46:
Cho các phương trình hóa học sau:
Cu + 2 H2SO4 –> CuSO4 + SO2 + 2H2O (1)
2SO2 + O2 –> 2SO3 (2)
Nếu cho 6,4g Cu tham gia phản ứng thì cần bao nhiêu lít O2 ở đktc để oxi hóa hoàn toàn lượng SO2 thu được thành SO3?
A. 1,12 lít
B. 2,24 lít
C. 2,8 lít
D. 3,36 lít
Đáp án: A
Câu 47:
Cho 14,5 g hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra 6,72 lít H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là:
A. 34,2 g
B. 43,3 g
C. 33,4 g
D. 33,8 g
Đáp án: B
Câu 48:
Hòa tan hoàn toàn 14,7 g hỗn hợp Mg, Zn, Ni bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là:
A. 25 g
B. 26 g
C. 30 g
D. 36 g
Đáp án: D
Câu 49:
Cho 4,2 g hỗn hợp 2 kim loại Mg và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl được 2,24 lít H2 ở đktc. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là:
A. 9,75g
B. 9,5g
C. 6,75g
D. 11,30g
Đáp án: D
Câu 50:
Để trung hoà 200 ml dung dịch hỗn hợp chứa HCl 0,3 M và H2SO4 0,1 M cần dùng V lít dung dịch Ba(OH)2 0,2 M. V có giá trị là:
A. 400 ml
B. 500 ml
C. 300 ml
D. 250 ml
Đáp án: D
…………………………………………………………….
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp