Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2020 – 2021, Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 mang tới 30 câu hỏi trắc nghiệm, cùng 10 câu hỏi tự luận. Với bội
Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 mang tới 30 câu hỏi trắc nghiệm, cùng 10 câu hỏi tự luận. Với bội dung bám sát chương trình học môn Giáo dục công dân 6, giúp các em học sinh lớp 6 hệ thống lại kiến thức, chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì 1 đạt kết quả cao.
Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm bộ đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6. Vậy mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:
Câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 6 ôn thi học kì 1
Câu 1: Câu ca dao tục ngữ “Năng nhặt chặt bị” nói lên phẩm chất đạo đức gì?
a. Lễ độ
b. Siêng năng kiên trì
c. Tiết kiệm
d. Tôn trọng kỉ luật
Câu 2: Câu ca dao tục ngữ “xã hội kỉ cương quê hương giàu đẹp” nói lên phẩm chất đạo đức gì?
a. Lễ độ
b. Siêng năng kiên trì
c. Tiết kiệm
d. Tôn trọng kỉ luật
Câu 3: Câu ca dao tục ngữ “Kính trên nhường dưới” nói lên phẩm chất đạo đức gì?
a. Lễ độ
b. Siêng năng kiên trì
c. Tiết kiệm
d. Tôn trọng kỉ luật
Câu 4: Câu ca dao tục ngữ “Của bền tại người” nói lên phẩm chất đạo đức gì?
a. Lễ độ
b. Siêng năng kiên trì
c. Tiết kiệm
d. Tôn trọng kỉ luật
Câu 5: Câu ca dao tục ngữ “Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ” nói lên phẩm chất đạo đức gì?
a. Lễ độ
b. Siêng năng kiên trì
c. Tiết kiệm
d. Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể
Câu 6: Câu ca dao tục ngữ nào nói lên phẩm chất đạo đức Siêng năng kiên trì?
a. Thua keo này bày keo khác
b. Của bền tại người
b.Cơm thừa gạo thiếu
c. Ăn coi nồi, ngồi coi hướng
Câu 7: Câu ca dao tục ngữ nào nói lên phẩm chất đạo đức Tiết kiệm?
a. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ
b. Của bền tại người
b.Cơm thừa gạo thiếu
c. Ăn coi nồi, ngồi coi hướng
Câu 8: Câu ca dao tục ngữ nào nói lên phẩm chất đạo đức Lễ độ?
a. Sức khỏe là vàng
b. Của bền tại người
b. Nhập gia tuỳ tục
c. Gọi dạ bảo vâng
Câu 9: Câu ca dao tục ngữ nào nói lên Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?
a. Sức khỏe là vàng
b. Của bền tại người
b. Nhập gia tuỳ tục
c. Gọi dạ bảo vâng
Câu 10. Câu ca dao tục ngữ nào nói lên Tôn trọng kỉ luật?
a. Sức khỏe là vàng
b. Của bền tại người
b. Nhập gia tuỳ tục
c. Có công mài sắt có ngày nên kim
Câu 11: Chăm ngoan lễ phép, biết cảm ơn xin lỗi là biểu hiện của :
a. Lễ độ
b. Siêng năng kiên trì
c. Tiết kiệm
d. Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể
Câu 12: Nhờ có ……………….giúp chúng ta thành công trong công việc, trong cuộc sống.
a. Lễ độ
b. Siêng năng kiên trì
c. Tiết kiệm
d. Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể
Câu 13: Biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất,thời gian, sức lực của mình và của người khác.
a. Lễ độ
b. Siêng năng kiên trì
c. Tiết kiệm
d. Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể
Câu 14: biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.
a. Lễ độ
b. Siêng năng kiên trì
c. Tiết kiệm
d. Tôn trọng kỉ luật
Câu 15: Giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ,thường xuyên luyện tập TDTT
a. Lễ độ
b. Siêng năng kiên trì
c. Tiết kiệm
d. Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể
Câu 16: Chấp hành tốt sự phân công của tập thể là biết
a. Lễ độ
b. Siêng năng kiên trì
c. Tiết kiệm
d. Tôn trọng kỉ luật
Câu 17: Hoàn thành nhiệm vụ cha mẹ giao là thể hiện
a. Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể
b. Siêng năng kiên trì
c. Tiết kiệm
d. Tôn trọng kỉ luật ở gia đình
Câu 18. Cuộc sống gia đình, nhà trường , xã hội có nề nếp kỉ cương là người biết
a. Lễ độ
b. Siêng năng kiên trì
c. Tôn trọng kỉ luật
d. Tiết kiệm
Câu 19: Đá bóng dưới lòng đường là biểu hiện
a. Thiếu tôn trọng kỉ luật
b. Siêng năng kiên trì
c. Tôn trọng kỉ luật
d. Tiết kiệm
Câu 20. Quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ.
a. Lễ độ
b. Siêng năng kiên trì
c. Kiên trì
d. Siêng năng
Câu 21: Sự cần cù, tự giác miệt mài , làm việc thường xuyên đều đặn là biểu hiện:
a. Lễ độ
b. Siêng năng kiên trì
c. Kiên trì
d. Siêng năng
Câu 22: Biết thể hiện sự quí trọng kết quả lao động của mình và của người khác là
a. Lễ độ
b. Siêng năng kiên trì
c. Tôn trọng kỉ luật
d. Tiết kiệm
Câu 23: Việc làm nào sau đây là biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?
A. Luôn cố gắng ăn thật nhiều.
B. Tối nào trước khi đi ngủ An cũng không đánh răng.
C. Đi ngoài trời nắng về là tắm nước lạnh ngay.
D. Ăn uống điều độ, tập thể dục thể thao đều đặn.
Câu 24: Ý nào dưới đây em cho là chưa biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?
A. Ăn mặc phong phanh khi trời lạnh.
B. Luyện tập thể dục hằng ngày.
C. Súc miệng nước muối mỗi sáng.
D. Ăn uống điều độ, giữ gìn quần áo sạch sẽ.
Câu 25: Việc làm nào sau đây thể hiện sự siêng năng?
A. Mai thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà.
B. Tuấn chỉ lo việc học của mình, ngoài ra không làm việc gì giúp gia đình.
C. Mỗi lần lớp tổ chức lao động là Hải xin phép nghỉ vì bị bệnh.
D. Ngày nào Lan cũng ngủ sớm và không làm bài tập về nhà.
Câu 26 : Hành vi nào sau đây thể hiện không tiết kiệm ?
A. Lan giữ gìn vở và bộ sách giáo khoa cẩn thận.
B. Trước khi ra khỏi nhà bao giờ Huấn cũng tắt điện.
C. Bình mang đôi giầy cũ đi học vì nó chưa hư.
D. Hòa thường đổ bỏ thức ăn dư thừa, mặc dù chưa bị hư.
Câu 27: Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tiết kiệm?
A. Ăn diện theo mốt.
B. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.
C. Bị ốm nhưng không mua thuốc chữ bệnh, để bệnh tự khỏi.
D. Bỏ thừa không ăn hết suất cơm.
Câu 28: Hành vi nào sau đây thể hiện tính Lễ độ?
A. Không nhường chỗ cho người già trên xe khách.
B. Nói trống không với người khác.
C. Gặp thầy, cô giáo không dạy lớp mình nhưng Bình vẫn chào.
D. Đến nhà bạn chơi, gặp mẹ của bạn thì không chào.
Câu 29: Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện thiếu lễ độ với mọi người?
A. Chào hỏi người lớn tuổi
B. Nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người.
C. Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt.
D. Ngắt lời khi người khác đang nói.
Câu 30: Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng trong bảng sau để thể hiện ý kiến của em
Ý kiến | Đồng ý | Không đồng ý |
A. Người thông minh không cần siêng năng, kiên trì cũng thành công. | ||
B. Chỉ học sinh mới cần siêng năng, kiên trì | ||
C. Siêng năng là đức tính cần có ở mỗi người. | ||
D. Siêng năng, kiên trì giúp chúng ta thành công trong công việc |
Câu hỏi tự luận GDCD lớp 6 ôn thi học kì 1
Câu 1: Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể? Bản thân em chăm sóc, rèn luyện thân thể của mình như thế nào?
Trả lời:
– Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể là biết:
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
+ Ăn uống điều độ.
+ Thường xuyên luyện tập TDTT.
+ Tích cực phòng và chữa bệnh.
+ Không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác có hại cho sức khỏe.
* Bản thân em chăm sóc, rèn luyện thân thể của mình như thế nào?
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân,
+ Ăn uống điều độ, độ đủ chất dinh dưỡng… (chú ý an toàn thực phẩm).
+ Thường xuyên luyện tập TDTT.
+ Tích cực phòng và chữa bệnh.
+Không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác có hại cho sức khỏe.
+ Trời nắng phải đội nón, trời mưa mặc áo mưa, trời lạnh phải mặc áo ấm…
Câu 2: Tại sao phải chăm sóc, rèn luyện thân thể?Nêu ca dao tục ngữ .
– Sức khoẻ là vốn quý của con người.
– Sức khoẻ tốt giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc.
Ca dao tục ngữ:
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ .
Sức khỏe là vàng .
Nhà sạch thì mát , bát sạch ngon cơm
Câu 3: Siêng năng là gì? Kiên trì là gì? Em thể hiện sự siêng năng kiên trì trong học tập như thế nào?
– Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.
– Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
*Siêng năng kiên trì trong học tập là :Đi học chuyên cần, bài khó không nản chí,quyết tâm làm cho được , tự giác học, không chơi la cà , vào lớp thuộc bài , lắng nghe thầy cô giảng bài , ghi chép bài cẩn thận
Câu 4: Siêng năng kiên trì có ý nghĩa như thế nào? nêu ca dao tục ngữ.
– Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Ca dao tục ngữ:
+ Có chí thì nên
+ Có công mài sắt có ngày nên kim
+ Siêng làm thì có
+ Miệng nói tay làm
+ Siêng làm thì có, siêng học thì hay
+ Kiến tha lâu cũng đầy tổ
+ Cần cù bù thông minh
Câu 5: Trái với siêng năng, kiên trì là gì? biểu hiện ra sau?
Trái với siêng năng, kiên trì là lười biếng; biểu hiện cẩu thả, ỷ lại, hời hợt, làm cho có, sợ khó, ngại khổ, nãn lòng, chống chán…
Câu 6: Tiết kiệm là gì? Chúng ta cần tiết kiệm những gì?
Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất,thời gian, sức lực của mình và của người khác.
* Chúng ta cần tiết kiệm: Tiết kiệm của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu, điện, nước, sức lực, tiền của, thời gian.
Câu 7: Tiết kiệm giúp chúng ta điều gì? Nêu ca dao tục ngữ
Trả lời: Tiết kiệm là làm giàu cho mình cho gia đình và xã hội.Đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc.
* Ca dao tục ngữ
– Tích tiểu thành đại
– Năng nhặt chặt bị
– Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Câu 8: Lễ độ là gì? lễ độ biểu hiện như thế nào? Trái với lễ độ là gì?
Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
Lễ độ biểu hiện là sự tôn trọng và quí mến thể hiện qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ, thái độ như biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi. Nói năng nhẹ nhàng. Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác.
* Trái với lễ độ là vô lễ thể hiện hỗn láo, ngang ngược, xấc xược, thiếu văn hóa….
Câu 9: Lễ độ có ý nghĩa như thế nào? Bản thân em thể hiện sự thể lễ độ như thế nào? nêu ca dao tục ngữ
– Giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn.
– Góp phần làm cho xã hội văn minh tiến bộ.
* Bản thân em thể hiện sự thể lễ độ là:
chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi. Nói năng nhẹ nhàng. Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác.
Vâng lời ông bà cha mẹ, thầy cô.
Lễ phép với người lớn.
Ca dao, tục ngữ:
Lời chào cao hơn mâm cỗ
Gọi dạ bảo vâng
Kính thầy yêu bạn …..
Câu 10: Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Nêu ca dao tục ngữ
Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.
Ăn coi nồi, ngồi coi hướng; Xã hội kĩ cương quê hương giàu đẹp
Đi đúng nơi về đúng chỗ
Ao có bờ, sông có bến; Nhập gia tuỳ tục.