Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2020 – 2021, Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2020 – 2021 có bảng ma trận, hướng dẫn chấm và đáp án
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2020 – 2021 có bảng ma trận, hướng dẫn chấm và đáp án kèm theo. Giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Ngoài ra, các bạn lớp 6 tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Toán, đề thi học kì 1 môn Ngữ văn.
Ma trận đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
Tên chủ đề | Mức độ nhận thức | Cộng | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||
I. Phần trắc nghiệm | Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể | Nhận biết được các vấn đề nêu bên chủ đề | Hiểu được các vấn đề liên quan đến đạo đức đã học từ bài 1 đến 4 thêm bài 9 |
|
||
Siêng năng, kiên trì. | ||||||
Tiết kiệm | ||||||
Lễ độ, Bài 9. Lịch sự tế nhị | ||||||
Cộng TN | Số câu: 6 | Số câu: 2 | Số câu :8 | |||
Số điểm: 1.5 | Số điểm: 0,5 |
Số điểm:2.0 | ||||
Tỉ lệ: 17.5 % | Tỉ lệ: 2.5% | Tỉ lệ: 20 % | ||||
II. Phần tự luận | Siêng năng, kiên trì. | Nhận biết và hiểu được rèn luyện tính siêng năng, kiên trì. | Hiểu được các vấn đề liên quan đến đạo đức siêng năng, kiên trì |
|||
Tiết kiệm | Nhận biết thế nào là Tiết kiệm | |||||
Bài 4. Lễ độ, Bài 9. Lịch sự tế nhị | Nhận biết và hiểu được rèn luyện thái độ Lễ độ và Lịch sự tế nhị | Giải quyết tình huống Lịch sự tế nhị | ||||
Tổng cộng | Số câu: 2.0 | Số câu: 1.0 | Số câu :3 | |||
Số điểm:5.0 | Số điểm: 3.0 | Số điểm: 8, 0 | ||||
Tỉ lệ: 50 % | Tỉ lệ: 30 % | Tỉ lệ: 80 % |
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
TRƯỜNG THCS…….. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: GDCD 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) |
I. Trắc nghiệm (2 điểm 10’)
Khoanh vào chữ cái đầu câu mà em đúng nhất
Câu 1 (0,25 điểm). Việc làm nào sau đây là biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?
A. Luôn cố gắng ăn thật nhiều.
B. Tối nào trước khi đi ngủ An cũng không đánh răng.
C. Đi ngoài trời nắng về là tắm nước lạnh ngay.
D. Ăn uống điều độ, tập thể dục thể thao đều đặn.
Câu 2 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây em cho là chưa biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?
A. Ăn mặc phong phanh khi trời lạnh.
B. Luyện tập thể dục hằng ngày.
C. Súc miệng nước muối mỗi sáng.
D. Ăn uống điều độ, giữ gìn quần áo sạch sẽ.
Câu 3 (0,25 điểm). Việc làm nào sau đây thể hiện sự siêng năng?
A. Mai thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà.
B. Tuấn chỉ lo việc học của mình, ngoài ra không làm việc gì giúp gia đình.
C. Mỗi lần lớp tổ chức lao động là Hải xin phép nghỉ vì bị bệnh.
D. Ngày nào Lan cũng ngủ sớm và không làm bài tập về nhà.
Câu 4 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây thể hiện không tiết kiệm?
A. Lan giữ gìn vở và bộ sách giáo khoa cẩn thận.
B. Trước khi ra khỏi nhà bao giờ Huấn cũng tắt điện.
C. Bình mang đôi giầy cũ đi học vì nó chưa hư.
D. Hòa thường đổ bỏ thức ăn dư thừa, mặc dù chưa bị hư.
Câu 5 (0,25 điểm). Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tiết kiệm?
A. Ăn diện theo mốt.
B. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.
C. Bị ốm nhưng không mua thuốc chữ bệnh, để bệnh tự khỏi.
D. Bỏ thừa không ăn hết suất cơm.
Câu 6 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây thể hiện tính Lễ độ?
A. Không nhường chỗ cho người già trên xe khách.
B. Nói trống không với người khác.
C. Gặp thầy, cô giáo không dạy lớp mình nhưng Bình vẫn chào.
D. Đến nhà bạn chơi, gặp mẹ của bạn thì không chào.
Câu 7 (0,25 điểm). Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện thiếu lễ độ với mọi người?
A. Chào hỏi người lớn tuổi
B. Nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người.
C. Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt.
D. Ngắt lời khi người khác đang nói.
Câu 8: (0,25 điểm). Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng trong bảng sau để thể hiện ý kiến của em
Ý kiến | Đồng ý | Không đồng ý |
A. Người thông minh không cần siêng năng, kiên trì cũng thành công. | ||
B. Chỉ học sinh mới cần siêng năng, kiên trì | ||
C. Siêng năng là đức tính cần có ở mỗi người. | ||
D. Siêng năng, kiên trì giúp chúng ta thành công trong công việc |
II. TỰ LUẬN: (8đ)
Câu 1: (3đ) Thế nào là siêng năng, kiên trì? Để là người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải làm gì?
Câu 2: (2đ) Vì sao cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?
Câu 3: (3đ) Cho tình huống sau:
Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước chảy tràn bể liền nhắc bạn khóa vòi nước nhưng Hải Bảo: “Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt! Em có đồng tình với Hải không? Nếu là em, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
Đáp án đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6
I. Trắc nghiệm: (2 điểm)
Trả lời đúng mỗi câu: 0. 25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Trả lời | D | A | A | D | B | C | D |
Câu 8 | Đồng ý:, C, D | Khôngđồng ý: A, B |
II. Tự luận: (8 điểm)
Câu 1: (3đ)
|
– Siêng năng: Là phẩm chất đạo đức của con người, là sự cần cù, tự giác miệt mài, thường xuyên, đều đặn – Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ. – Liên hệ đúng: Chăm chỉ học hành, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập; Tham gia lao động, làm những công việc phù hợp với sức lực của mình; sống gọn gàng, ngăn nắp; … |
1
1
1 |
Câu 2 2 điểm
|
– Giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi được với mọi sự biến đổi của môi trường và do đó làm việc, học tập có hiệu quả. – Thấy sảng khoái, sống lạc quan, yêu đời. |
1
1 |
Câu 3 3 điểm
|
– Không đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Hải, vì Hải đã để nước chảy tràn lan, gây lãng phí không cần thiết. Hải đã không có đức tính tiết kiệm. – Dù giá nước có rẻ cũng không nên sử dụng một cách tùy tiện, vì Nhà nước đang yêu cầu nhân dân tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn tài nguyên nước. |
1
2 |