Lịch sử 6 Bài 5: Xã hội nguyên thủy, Giải bài tập SGK Lịch sử 6 trang 20, 21, 22, 23 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải
Giải bài tập SGK Lịch sử 6 trang 20, 21, 22, 23 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 5: Xã hội nguyên thủy của Chương 2: Xã hội nguyên thủy.
Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 5 chương 2 trong sách giáo khoa Lịch sử 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi:
Xem Tắt
Trả lời câu hỏi lý thuyết
1. Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy
Câu 1: Xã hội nguyên thuỷ đã trải qua những giai đoạn phát triển nào?
Gợi ý trả lời
Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm và trải qua 2 giai đoạn phát triển: bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc.
Câu 2: Dựa vào bảng trên, hãy cho biết đời sống vật chất tinh thần và tổ chức xã hội của Người tối cổ và Người tinh khôn.
Gợi ý trả lời
Người tối cổ:
- Đời sống kinh tế: Biết ghè đẽo đá làm công cu, tạo ra lửa, sống trong hang động, dựa vào săn bắt và hái lượm.
- Đời sống tinh thần: Làm đồ trang sức như vòng đeo tay bằng vỏ ốc hay răng thú xuyên lỗ, vẽ tranh lên vách đá…
- Tổ chức xã hội: Sống thành bầy khoảng vài người, có người đứng đầu, có sự phân công lao động và cùng chăm sóc con cái.
Người tinh khôn:
- Đời sống kinh tế: Sống quần tụ trong các thị tộc gồm 2, 3 thế hệ, chục người, có có cùng dòng máu, làm chung, hưởng chung. Nhiều thị tộc họ hàng, sống cạnh nhau tạo thành bộ lạc.
- Đời sống tinh thần: Làm đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay, hoa tai bằng đá, làm tượng bằng đá hoặc đất nung, vẽ tranh trên vách đá,… Đã có tục chôn người chết và đời sống tâm linh.
- Tổ chức xã hội: Biết mài đá để tạo ra công cụ sắc bén hơn, biết chế tạo cung tên, làm đồ gốm, dệt vải và trồng trọt, chăn nuôi biết dựng lều bằng cành cây hoặc xương thú để ở.
2. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam
Câu 1: Quan sát hình 3 (tr. 21) và so sánh với công cụ bằng đá ở Núi Đọ (hình ,4 tr.19), em nhận thấy kĩ thuật chế tác công cụ giai đoạn Bắc Sơn có điểm gì tiến bộ hơn?
Gợi ý trả lời
Công cụ bằng đá ở Bắc Sơn tiến bộ hơn chứng tỏ họ đã biết cải tiến công cụ. Từ chỗ chỉ biết ghè đẽo, họ đã biết mài đá, tạo ra nhiều loại công cụ khác nhau. Các công cụ này nhọn, sắc hơn, dễ cầm nắm, thuận tiện cho lao động và mang lại năng suất cao hơn.
Câu 2: Khai thác kênh hình và thông tin ở mục 2, hãy cho biết những nét chính về đời sống và vật chất, tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.
Gợi ý trả lời
Đời sống vật chất: Họ sống chủ yếu trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều lợp bằng cỏ khô hay lá cây. Nguồn thức ăn chủ yếu của họ ngày càng phong phú, bao gồm cả những sản phẩm săn bắn, hái lượm và tự trồng trọt, chăn nuôi.
Đời sống tinh thần:
- Trong các di chỉ, người ta đã tìm thấy nhiều viên đất nung có dùi lỗ và xâu thành chuỗi, nhiều vỏ ốc biển được mài thủng, có thể xâu dây làm đồ trang sức, những bộ đàn đá, vòng tay,.. Hoa văn trên đồ gốm cũng dần mang tính chất nghệ thuật, trang trí.
- Trong nhiều hang động, người ta đã phát hiện các mộ táng, có chôn theo cả công cụ và đồ trang sức.
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập và vận dụng
Câu 1
Theo em, lao động có vai trò như thế nào trong việc làm thay đổi con người và cuộc sống của người nguyên thuỷ?
Gợi ý trả lời
Lao động giúp tạo ra thức ăn, của cải cho con người.
Trong quá trình lao động, tìm kiếm thức ăn, đôi bàn tay của người nguyên thủy dần trở nên khéo léo, cơ thể cũng dần biến đổi để trở thành Người hiện đại. Nhờ có lao động, con người đã từng bước tự cải biến, hoàn thiện mình và làm cho đời sống ngày càng phong phú hơn.
Câu 2
Đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ?
Gợi ý trả lời
So với đời sống của Người tối cổ, đời sống của Người tinh khôn có sự tiến bộ hơn:
- Không sống theo bầy mà theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.
- Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ.
- Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn.
Câu 3
Tìm trên lược đồ hình 4 (tr.22) kết hợp với tra cứu thông tin từ sách, báo và internet, hãy cho biết các di tích thời đồ đá được phân bố ở những tỉnh nào ngày nay và sự phân bố đó nói lên điều gì.
Gợi ý trả lời
Di tích thời đồ đá được phân bố ở những tỉnh sau: Thanh Hóa ( Núi Đọ), Quảng Ninh (Hạ Long), Phú Thọ, Vĩnh Yên, Hòa Bình, Hà Tây, Hải Phòng, Hà Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Bình, Đồng Nai, Bình Phước…
Ý nghĩa: Các di tích thời đồ đá được tìm thấy ở miền núi, trung du và đồng bằng, ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mê kông, khu vực ven biển… Vì điều kiện đồng bằng là nơi rất thích hợp cho lúa nước hoang và sau này là lúa nước trồng. Các khu vực miền núi tập trung nhiều hang động, là nơi sinh sống; cung cấp nguồn thức ăn do săn bắt hái lượm.