Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 bộ Cánh diều, Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 bộ Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, đóng góp những ý kiến đánh giá, nhận xét bộ
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 bộ Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, đóng góp những ý kiến đánh giá, nhận xét bộ sách Cánh diều năm học 2022 – 2023. Thầy cô cần ghi rõ tên bài cần góp ý, trang, dòng, nội dung chỉnh sửa, lý do đề xuất cụ thể.
Bộ phiếu góp ý SGK lớp 3 bộ Cánh diều này bao gồm môn Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi để có thêm kinh nghiệm hoàn thành phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 năm 2022 – 2023:
Xem Tắt
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Toán
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 |
07 |
Bài 4: Số ghế của bố và Ngọc là 231, 232. Em hãy chỉ dẫn giúp hai bố con Ngọc tìm được ghế của mình. |
Chỉnh cho hình bố và con đứng xa nhau một khoảng để thấy được phía sau là hai ghế rõ ràng. |
Hai ghế của bố và Ngọc bị che khuất rất nhiều nên học sinh sẽ khó thấy được phía sau bố và Ngọc là bao nhiêu ghế và chưa nói rõ hình thức làm bài như thế nào. Ví dụ: nối hoặc là viết số vào ghế trống. |
Bảng nhân 3 Bảng nhân 4 Bảng nhân 6 Gấp một số lên nhiều lần Bảng nhân 7 Bảng nhân 8 Bảng nhân 9 |
Trang 16 đến trang 29 |
Các bài hình thành kiến thức mới liên tục nhau. |
Cần có tiết Luyện tập giãn cách giữa các bài |
Kiến thức mới xếp kề nhau rất khó để những em học sinh chưa hoàn thành theo kịp bài các bạn học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt. |
Luyện tập (tiếp theo) |
33 |
Tự lập bảng nhân rồi đố bạn sử dụng bảng nhân đó để tìm kết quả các phép nhân |
Trò chơi: Đố bạn sử dụng bảng nhân đó để tìm kết quả các phép nhân |
Các em đã có sẵn bảng nhân trong sách trang 32 nên sẽ không cần lập bảng nhân nữa sẽ tốn thời gian. |
Bảng chia 3 Bảng chia 4 Bảng chia 6 Giảm một số đi một số lần Bảng chia 7 Bảng chia 8 Bảng chia 9 |
Trang 38 đến trang 51 |
Các bài hình thành kiến thức mới liên tục nhau. |
Cần có tiết Luyện tập giãn cách giữa các bài |
Kiến thức mới xếp kề nhau rất khó để những em học sinh chưa hoàn thành theo kịp bài các bạn học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt. |
Luyện tập (tiếp theo) |
Trang 55 |
Tự lập bảng chia rồi đố bạn sử dụng bảng nhân đó để tìm kết quả các phép nhân |
Trò chơi: Đố bạn sử dụng bảng chia đó để tìm kết quả các phép nhân |
Các em đã có sẵn bảng chia trong sách trang 54 nên sẽ không cần lập bảng chia nữa sẽ tốn thời gian. |
Chu vi hình chữ nhật Chu vi hình vuông |
Trang 110 |
Hình thành hai quy tắc tính chu vi trong một đơn vị bài |
Tách ra thành hai đơn vị bài |
Học sinh gặp khó khăn trong việc lựa chọn quy tắc áp dụng vào làm bài. |
Các số trong phạm vi 10 000 |
Trang 04 (tập hai) |
Bài 5: Viết các số |
Mỗi số viết ở một hàng ngang |
Để học sinh dễ nhìn, viết không bị nhầm hàng. |
Các số trong phạm vi 100 000 |
Trang 14 (tập hai) |
Bài 4: Viết các số |
Mỗi số viết ở một hàng ngang |
Để học sinh dễ nhìn, viết không bị nhầm hàng. |
Tìm thành phần chưa biết của một phép tính |
Trang 76 đến trang 80 (tập hai) |
Tìm thành phần chưa biết bằng cách viết số vào ô trống và giải toán có lời văn |
Bổ sung dạng tìm x |
Để học sinh áp dụng được quy tắc vào dạng toán tìm x |
Diện tích hình chữ nhật Diện tích hình vuông |
Trang 88 (tập hai) |
Hình thành hai quy tắc tính diện tích trong một đơn vị bài |
Tách ra thành hai đơn vị bài |
Học sinh gặp khó khăn trong việc lựa chọn quy tắc áp dụng vào làm bài. |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Tiếng Việt – Tập 2
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 11: Cảnh đẹp non sông (Bài đọc 3) |
10 |
Trình bày kênh hình chưa khoa học: Có hai hình ảnh cùng minh họa một nội dung bài đọc (không cần thiết) |
Chỉ cần để một tranh minh họa. |
– Tránh sự rườm rà, rối mắt đối với học sinh. |
Bài 12: Đồng quê yêu dấu (Phần Góc sáng tạo) |
29 |
1.Viết một bức thư gửi người thân (ông, bà, cô, chú, bác, dì cậu,…) theo một trong hai đề: + Nêu cảm xúc về con người (hoặc cảnh vật) ở nông thôn sau một chuyến về thăm quê hoặc một kì nghỉ ở nông thôn. + Kể về những thay đổi tốt đẹp gần đây ở địa phương em |
– Yêu cầu của đề bài thứ nhất tương đối khó với học sinh. Nên thay đổi nội dung đề bài. |
– Thay đổi nội dung yêu cầu của đề bài cho phù hợp đối tượng HS hơn. Tránh làm khó học sinh. |
Bài 13: Cuộc sống đô thị (Phần nói và nghe) |
Trang 34 |
2. Thảo luận: Em đã và sẽ làm gì để góp phần giảm ô nhiễm môi trường |
– Bổ sung thêm câu hỏi: Vì sao cần bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm? – Bổ sung một số tranh, ảnh về những việc làm góp phần bảo vệ môi trường. |
– Học sinh biết được mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tham khảo hình ảnh minh họa một số việc làm để góp phần bảo vệ môi trường. |
Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2 (tiết 2) |
Trang 61 |
2. Đọc và làm bài tập: 1. Chọn ý đúng: Tất cả các đáp án của mỗi câu hỏi ( trắc nghiệm lựa chọn ) đều có dấu hỏi chấm trong ô trống: |
– Nên để trống chứ không cho dấu hỏi chấm vào các ô trống. |
– Vì đây là dạng bài tập trắc nghiệm (lựa chọn ý đúng). HS chỉ sử dụng duy nhất dấu √ để chọn một đáp án đúng. |
Bài 18: Bạn bè bốn phương (Phần nói và nghe) |
Trang 99+100 |
1. Hoạt động nhóm: Giao lưu giữa hai đội Lúc-xăm-bua và Việt Nam: Các đội tự giới thiệu, hát múa, đặt câu hỏi cho đội bạn |
– Bổ sung thêm phần gợi ý một số câu hỏi có thể hỏi đội bạn. |
– Học sinh được tham khảo một số câu hỏi để trao đổi, giao lưu với đội bạn. |
Bài 19: Ôn tập cuối năm (tiết 6) |
Trang 117 |
Đọc và làm bài tập: 2. Đánh dấu √ vào ô trống trước ý đúng: Tất cả các đáp án của mỗi câu hỏi ( trắc nghiệm lựa chọn ) đều có dấu hỏi chấm trong ô trống. |
– Nên để trống chứ không cho dấu hỏi chấm vào các ô trống. |
– Vì đây là dạng bài tập trắc nghiệm (lựa chọn ý đúng). HS chỉ sử dụng duy nhất dấu √ để chọn một đáp án đúng. |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Âm nhạc
a. Ưu điểm:
- Sách được in màu, nhiều hình ảnh tương đối đẹp
- Các bài học được thiết kế theo các chủ đề khác nhau.
- Nội dung tương đối phong phú.
- Mỗi bài học đều được khai thác các hình ảnh, chất liệu, tiết tấu gần gũi trong đời sống.
- Học sinh được thực hiện với các loại nhạc cụ mới.
- Học sinh được tham gia các trò chơi, được tương tác nhiều với giáo viên, các bạn.
- Học sinh được tiếp cận với nhiều âm thanh gần gũi.
b. Hạn chế:
– Bố cục chưa rõ ràng, rành mạch.
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất/Ghi chú |
Chủ đề 1: NIỀM VUI |
Trang 9 |
Mục vận dụng chuyển bóng theo tiếng đàn |
Đề nghị điều chỉnh các thế tay cho phù hợp |
Khó thực hiện với học sinh |
Câu chuyện âm nhạc |
Tr 14; Tr15 Tr 50; tr51 |
Chữ hơi nhỏ |
Chỉnh phông chữ to thêm |
HS dễ quan sát |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm
Tên bài |
Trang/dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lí do đề xuất |
Chủ đề 2: Khám phá bản thân |
16/1 |
Hình ảnh 2 bé chơi với chó ở công viên không có rọ mõm |
Hình con chó cần được rọ mõm, có dây buộc |
Rất nguy hiểm, dễ bị chó cắn |
Chủ đề 3: Em yêu lao động |
33/4 |
Báo tường về chủ đề Nhớ ơn thầy cô |
Làm thiệp chúc mừng thầy cô |
Không phù hợp khả năng của học sinh lớp 3 |
Chủ đề 6: Em yêu quê hương |
58/1 |
Hình ảnh hai bạn học sinh vừa đi vừa nói chuyện giữa đường |
Hình ảnh hai bạn học sinh nói chuyện nên ở sát lề đường hoặc khu vực an toàn |
Nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn giao thông |