Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn nề nếp lớp chủ nhiệm, Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn nề nếp lớp chủ nhiệm là tài liệu sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức về các biện pháp xây
Nề nếp lớp học là một điều kiện không thể thiếu trong một lớp học. Nó là một nền tảng để tạo nên chất lượng dạy và học. Một lớp học muốn đạt chất lượng cao về mặt học lực, hạnh kiểm thì không thể coi không coi trọng việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh.
Sau đây, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo cùng tham khảo mẫu Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn nề nếp lớp chủ nhiệm được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Xem Tắt
Sáng kiến kinh nghiệm
Rèn nề nếp lớp chủ nhiệm
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh của đề tài:
Học sinh tiểu học tính hiếu động, thích bắt chước, tự do, chưa có ý thức, khó làm chủ bản thân. Bên cạnh do được nuông chiều từ phía gia đình nên dẫn đến tự do quá trớn. Nhận lớp 3 đã một tuần, tôi nhận thấy các hoạt động của lớp thiếu đồng bộ, nhịp nhàng, các em còn tùy tiện quá nên đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giờ dạy.
2. Lí do chọn đề tài:
Để đưa lớp vào nề nếp, để giúp các em có thói quen tốt bây giờ và sau này, đồng thời để đảm bảo chất lượng giáo dục tôi đã thực hiện đề tài “Rèn nề nếp lớp chủ nhiệm”
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu vận dụng cho học sinh lớp Ba nói chung
4. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm đảm bảo mục tiêu dạy học – giáo dục: giúp các em nắm vững kiến thức, kĩ năng của khối lớp Ba và rèn những thói quen tốt nhằm hình thành ý thức kỉ luật, tính tự giác… để học tốt các lớp học trên.
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Từ lâu nay giáo viên trong khối đã vận dụng nhiều biện pháp như nhắc nhở, nêu gương, xây dựng ban cán bộ lớp, kết họp gia đình… để duy trì nề nếp nhưng còn mang tính nhất thời, thiếu suy nghĩ sâu sát, thiếu bền bỉ. Việc tổ chức cho học sinh tự đánh giá, nhận xét hành vi, việc kết hợp các hình thức giao tiếp chưa được quan tâm.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Nề nếp là những việc làm, những thói quen tốt trong học tập, sinh hoạt… của bản thân mỗi học sinh. Là khởi đầu của hành vi đạo đức thông qua việc chấp hành những qui định của lớp, nội quy của trường. Biết làm những việc mang lại lợi ích cho lớp, cho mình.
– Nề nếp lớp học là nhân tố quyết định chất lượng học tập của học sinh.
Học sinh đùa giỡn nói chuyện riêng hoặc mất trật tự thì bản thân các em sẽ không tiếp thu được bài còn làm ảnh hưởng đến cả lớp, làm cho các học sinh khác lo ra, bị lôi cuốn theo
Lớp học mất trật tự sẽ làm giáo viên mất nhiều thời gian ổn định, có khi la rầy, tức giận làm ảnh hưởng đến sức khỏe lại còn xúc phạm học sinh và khó đảm bảo chất lượng giờ dạy.
Các hoạt động học tập không nhịp nhàng sẽ mất thời gian chung, gây chán nản cho những em học tốt.
– Rèn nề nếp lớp cũng chính là rèn nề nếp cho từng cá nhân học sinh, giúp các em có thói quen tốt trong sinh hoạt, học tập, biết làm chủ bản thân sau nầy. Ngược lại, mỗi học sinh biết điều chỉnh mình sẽ tác động tích cực đến nề nếp lớp. Các em biết điều gì nên làm và không nên làm để hòa đồng cùng các bạn. Qua đó sẽ hình thành tính tự giác, tinh thần tập thể trong các em. C.Mác và Ăng-ghen đã viết: “Sự phát triển của một cá thể phụ thuộc vào sự phát triển của nhiều cá thể mà nó đã giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp” (C.Mác và Ăng-ghen toàn tập III)
2. Thực trạng của vấn đề
Nhận lớp ở đầu năm học, tôi được giáo viên chủ nhiệm cũ cho biết các em rất “quậy”. Thật vậy, mặc dù các em rất đáng yêu, lanh lợi… nhưng lại tùy tiện trong các hoạt động ở lớp. Từ tư thế ngồi, cách giơ tay phát biểu, trong học nhóm… có 5 em rất nghịch, hay chọc phá bạn, chạy lại trong lớp trong giờ học. Khi có mặt thầy cô thì các em tương đối trật tự nhưng khi giáo viên vừa quay lưng thì các em lại “nhộn”. Qua đó, cho thấy các em chỉ “sợ” cô chứ chưa nhận thức được việc mình làm. Qua khảo sát ở đầu năm học thì có đến 7 em điểm yếu mặc dù tôi nhận thấy các em có khả năng tiếp thu khá.
Gần một tháng đầu tôi rất mệt và tốn nhiều thời gian để ổn định lớp. Cũng thời gian này tôi đã nghiên cứu nắm vững đối tượng, nguyên nhân để tìm biện pháp tháo gỡ nhằm lập lại trật tự nề nếp và tôi đã đưa ra sáng kiến để vận dụng ngay tại lớp của mình
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Xác định vai trò của giáo viên (luật giáo dục )
– Người thiết kế
– Tổ chức
– Lãnh đạo, chỉ huy
– Trọng tài, đánh giá.
Bên cạnh những việc truyền thống mà các giáo viên khác đã làm, tôi đã hỗ trợ bằng những biện pháp như sau:
3.1. Thông qua giao tiếp giúp học sinh tự khẳng định mình
Ở một tiết sinh hoạt lớp, sau khi cho các em thư giản qua một số bài hát, tôi bắt đầu trò chuyện với các em. Trước tiên tôi đem những mặt mạnh của lớp để khen sau đó khơi gợi để các em nhận ra và tự nêu những điều chưa tốt cần khắc phục như: hay quên tập sách, làm ồn trong giờ học, còn bạn học yếu…Tôi đã rút kết mặt mạnh cũng như cũng như chỉ ra những điều chưa tốt động viên các em khắc phục, khen các em biết nhận ra sai trái của mình
3.2. Đưa ra qui định phù hợp tâm lí lứa tuổi, kết hợp giao tiếp không bằng lời trong giờ dạy:
– Học sinh dù nghịch thế nào các em cũng rất thích được đề cao, thích được khen và được “cho điểm”. Nắm bắt được tâm lí nầy tôi đã thống nhất với các em một số qui định như:
* Các hoạt động học tập như: lấy sách vở, bảng, xoay bảng, đọc nhóm, đồng thanh… được qui định bằng ký hiệu ở bảng lớp, ví dụ: S24 (sách GK trang 24), đặt thước ngang, xoay thước: 2 dãy kiểm chéo nhau… Thảo luận nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bốn… thì học sinh ở bàn chẵn sẽ chạy lên bàn lẻ phía trước… 1 nhịp gõ bắt đầu thảo luận, 2 nhịp kết thúc.
* Ánh mắt nhìn thay lời gọi đọc bài, gật đầu: bảo ngồi xuống.
* Khi muốn phát biểu mà đứng dậy hoặc hô “em cô” thì sẽ mất quyền ưu tiên.
* Đứng phát biểu không ngay ngắn hoặc trả lời không tròn câu thì không được điểm tối đa.
* Làm việc theo nhóm nếu không tập trung thì sẽ không được trình bày hoặc đóng vai trước lớp.
Với các em hay nghịch, em học yếu tôi khéo léo sắp xếp các em một chỗ ngồi thích hợp để dễ quản lí và tạo cơ hội cho các em nầy tham gia các hoạt động học tập nhiều hơn (vừa sức các em), cũng là tạo cơ hội để khen ngợi, khuyến khích giúp các em tự tin và học tập tích cực hơn.
– Trong vài tuần đầu tôi vừa ra kí hiệu vừa nhắc nhở để các em hoạt động nhịp nhàng. Sau đó tôi không nhắc mà chỉ ra kí hiệu. Nếu có em nào thiếu chú ý hoặc nói chuyện riêng trong lúc giảng bài tôi sẽ dừng lại để thầm nhắc nhở. Như vậy các em sẽ biết mà tự điều chỉnh lại mình. Hạn chế việc la rầy hoặc gõ thước để ổn định học sinh.
3.3. Tập thói quen phê và tự phê
Tôi đã xây dựng tiết sinh hoạt lớp cuối tuần cho học sinh. Tập cho các em biết phê và tự phê một cách hồn nhiên, chân thật. Từng tổ các em sẽ ngồi lại chọn bạn xuất sắc là bạn học tốt, không vi phạm những điều đã qui định, bạn nào có chuyển biến hơn so với tuần trước thì được chọn là bạn tiến bộ cũng được tuyên dương (lấy biểu quyết cả tổ). Em nào còn vi phạm cũng được bạn chỉ ra và nhận sai trước tổ. Tôi đã theo suốt để tuyên dương trước lớp những học sinh xuất sắc cũng như khéo léo xoa dịu, động viên những em còn sai phạm để sửa chữa ở tuần sau.
Để hình thành thói quen cho học sinh, tôi đã duy trì thường xuyên, liên tục và có điều chỉnh cho phù hợp tình hình của lớp. Đặc biệt luôn tạo không khí gần gũi, thân mật giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau.
3.4. Sắp xếp không để thời gian chết ở lớp, cũng không để tiết học nặng nề, căng thẳng tôi đã chuẩn bị sẵn những bài toán vui, câu đố và chuyện kể có liên quan nội dung bài để sử dụng cuối tiết.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau mấy tháng vận dụng kết hợp các biện pháp trên thì kết quả đạt được thật sự khả quan. Cụ thể:
* Học sinh biết tự điều chỉnh mình cũng như nhắc nhở nhau để giữ nề nếp lớp. Lớp trở thành lớp tự quản tốt thường được tuyên dương ở các tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần
* Việc phê và tự phê trong học sinh cũng đã trở thành thói quen, em nào cũng cố gắng sửa đổi để được tuyên dương trước lớp.
* Các hoạt động học tập, sinh hoạt của lớp đã nhịp nhàng; trật tự, thể hiện tốt ở các giờ tự học. Giáo viên đã thấy nhẹ nhàng hơn trong các giờ dạy. Không khí lớp học vui hơn, gần gũi thân thiện hơn.
* Chất lượng học tập chuyển biến tích cực: 7 em yếu ở đầu năm có 4 em đã vươn lên khá, 3 em còn lại cũng nắm chuẩn kiến thức (giữa HK 2). Lớp có 4 em đạt giải trong thi “Văn hay chữ tốt” của trường, có 3 em được chọn dự Hội trại Trạng nguyên ở huyện.
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Những bài học kinh nghiệm:
Để thực hiện đề tài đạt hiệu quả, giáo viên cần:
– Xác định được vai trò trách nhiệm của mình.
– Nắm vững mục tiêu giáo viên toàn diện.
– Có quyết tâm, có lòng yêu nghề mến trẻ.
– Nghiên cứu các tài liệu bồi dưỡng giáo viên (“Tâm lí học”, “Giáo dục học”…) để nắm bắt tâm lí, sự phát triển của học sinh.
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến kinh nghiệm thực hiện góp phần hình thành tính tự giác, ý thức kỉ luật, tinh thần tập thể cho học sinh. Qua đó cũng giúp tạo quan hệ thân thiện giữa học sinh với giáo viên và giữa học sinh với nhau.
Thực hiện sáng kiến kinh nghiệm cũng là rèn kĩ năng sống cho các em, giúp các em biết điều chỉnh hành vi để thích nghi trong cuộc sống sau này.
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết