Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 6 năm 2017-2018, Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 6 năm 2017-2018 giúp cho các bạn học sinh lớp 6 có thể ôn tập tốt hơn chuẩn bị
Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án và bảng ma trận đề thi kèm theo là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh đang chuẩn bị cho bài thi học kì 1 lớp 6, với đề thi này các em sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất của môn Sinh học. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo ra đề thi dành cho các thầy cô giáo.
Bộ đề thi học kì I môn Sinh học lớp 6
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Sinh học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………. TRƯỜNG …………… |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I (2017 – 2018) Môn Sinh học 6 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi 132 |
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………… Lớp: ………………………..
I. Trắc nghiệm(3đ): Khoanh tròn vào chữ cái (a, b, c, d) đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Thành phần chủ yếu của tế bào thực vật gồm:
a. Màng sinh chất, nhân, không bào và lục lạp.
b. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân và lục lạp.
c. Vách tế bào, chất tế bào, nớc và không bào.
d. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
Câu 2. Tế bào ở bộ phân nào của cây có khả năng phân chia ?
a. Tất cả các bộ phận của cây. b. Chỉ ở mô phân sinh
c. Chỉ phần ngọn của cây. d. Tất cả các phần non có màu xanh của cây.
Câu 3: Củ gừng do bộ phận nào phát triển thành:
a. Thân b. Lá c. Rễ d. Hoa
Câu 4: Hoa đực là những hoa có:
a. Có cả nhị và nhụy b. Không có cả nhị và nhụy
c. Chỉ có nhụy d. Chỉ có nhị
Câu 5: Cây tầm gửi thuộc dạng:
a. Rễ củ b. Rễ giác mút c. Rễ móc d. Rễ thở
Câu 6: Hoa lưỡng tính là những hoa có:
a. Có cả nhị và nhụy b. Không có cả nhị và nhụy
c. Chỉ có nhụy d. Chỉ có nhị
Câu 7: Khi diệt cỏ dại ta phải:
a. Chặt cây b. Tuốt lá c. Nhổ cả gốc lẫn rễ d. Cả 3 ý đều đúng.
Câu 8: Hoa cái là những hoa có:
a. Có cả nhị và nhụy b. Không có cả nhị và nhụy
c. Chỉ có nhụy d. Chỉ có nhị
Câu 9: Nhóm cây nào sau đây có hình thức sinh sản sinh dưỡng:
a. Khoai tây, cà rốt, su hào. b. Khoai tây, cà chua, bắp cải.
c. Khoai tây, gừng, mía. d. Khoai tây, dưa leo, tỏi.
Câu 10: Hoa đơn tính là những hoa có:
a. Có cả nhị và nhụy b. Chỉ có nhị hoặc nhụy
c. Chỉ có nhụy d. Chỉ có nhị
II. Tự luận (7 điểm):
Câu 1: Phân biệt rễ cọc và rễ chùm. Mỗi loại rễ cho một ví dụ minh họa? (2đ)
Câu 2: Trình bày cấu tạo ngoài của thân? Giải thích tại sao những cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành và những cây ăn quả thường bấm ngọn? (2đ)
Câu 3: Mô tả thí nghiệm lá cây sử dụng khí cacbonic CO2 trong quá trình chế tạo tinh bột? Viết sơ đồ quá trình quang hợp (3đ)
BÀI LÀM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………. TRƯỜNG …………… |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I (2017 – 2018) Môn Sinh học 6 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi 243 |
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………… Lớp: ………………………..
I. Trắc nghiệm (3đ): Khoanh tròn vào chữ cái (a, b, c, d) đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Nhóm cây nào sau đây có hình thức sinh sản sinh dưỡng:
a. Khoai tây, cà rốt, su hào. b. Khoai tây, gừng, mía.
c. Khoai tây, cà chua, bắp cải. d. Khoai tây, dưa leo, tỏi.
Câu 2: Hoa đơn tính là những hoa có:
a. Có cả nhị và nhụy b. Chỉ có nhị
c. Chỉ có nhụy d. Chỉ có nhị hoặc nhụy
Câu 3: Thành phần chủ yếu của tế bào thực vật gồm:
a. Vách tế bào, chất tế bào, nớc và không bào.
b. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân và lục lạp.
c. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
d. Màng sinh chất, nhân, không bào và lục lạp.
Câu 4: Tế bào ở bộ phân nào của cây có khả năng phân chia ?
a. Chỉ ở mô phân sinh b. Tất cả các phần non có màu xanh của cây.
c. Chỉ phần ngọn của cây. d. Tất cả các bộ phận của cây.
Câu 5: Cây tầm gửi thuộc dạng:
a. Rễ củ b. Rễ móc c. Rễ giác mút d. Rễ thở
Câu 6: Hoa lưỡng tính là những hoa có:
a. Không có cả nhị và nhụy b. Có cả nhị và nhụy
c. Chỉ có nhụy d. Chỉ có nhị
Câu 7: Củ gừng do bộ phận nào phát triển thành:
a. Rễ b. Hoa c. Thân d. Lá
Câu 8: Hoa đực là những hoa có:
a. Có cả nhị và nhụy b. Không có cả nhị và nhụy
c. Chỉ có nhụy d. Chỉ có nhị
Câu 9: Khi diệt cỏ dại ta phải:
a. Chặt cây b. Tuốt lá c. Nhổ cả gốc lẫn rễ d. Cả 3 ý đều đúng.
Câu 10: Hoa cái là những hoa có:
a. Chỉ có nhụy b.Không có cả nhị và nhụy
c. Có cả nhị và nhụy d.Chỉ có nhị
II. Tự luận (7 điểm):
Câu 1: Phân biệt rễ cọc và rễ chùm. Mỗi loại rễ cho một ví dụ minh họa? (2đ)
Câu 2: Trình bày cấu tạo ngoài của thân? Giải thích tại sao những cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành và những cây ăn quả thường bấm ngọn? (2đ)
Câu 3: Mô tả thí nghiệm lá cây sử dụng khí cacbonic CO2 trong quá trình chế tạo tinh bột? Viết sơ đồ quá trình quang hợp (3đ)
BÀI LÀM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HKI (2017-2018)
MÔN SINH 6
I. Trắc nghiệm: Mỗi đáp án đúng được 0,3 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án 132 |
d |
b |
a |
d |
b |
a |
c |
c |
c |
b |
Đáp án 243 |
b |
d |
c |
a |
c |
b |
c |
d |
c |
a |
II. Tự luận:
Câu 1: (2đ)
– Những dấu hiệu cơ bản của cơ thể sống (1đ)
+ Cảm ứng (0,25đ)
+ Sinh sản (0,25đ)
+ Trao đổi chất (0,25đ)
+ Lớn lên (0,25đ)
– Ví dụ (1đ)
Câu 2: (1đ)
– Rễ cọc: Có một rễ chính to, khỏe; xung quanh mọc nhiều rễ con (0,5 điểm)
– Rễ chùm: Các rễ to dài gần bằng nhau mọc ra từ gốc của thân và tạo thành chùm (0,5 điểm)
Câu 3: (2đ)
– Cấu tạo ngoài của thân (1 điểm)
+ Thân cây gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. (0,25đ)
+ Chồi nách có 2 loại là chồi hoa và chồi lá. (0,25đ)
+ Chồi hoa mang các mầm hoa sẽ phát triển thành hoa. (0,25đ)
+ Chồi lá mang mầm lá sẽ phát triển thành cành mang lá. (0,25đ)
– Giải thích đúng 2 ý mỗi ý (1điểm)
+ Những cây lấy gỗ thường tỉa cành vì: Tỉa cành để chất dinh dưỡng tập trung nuôi thân để thân phát triển cho cây cao lên giúp ta thu hoạch gỗ và vỏ cây. (0,5đ)
+ Những cây lấy quả thường bấm ngọn vì: Khi bấm ngọn cây không lên cao, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho chồi hoa phát triển, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho các cành còn lại phát triển đem lại năng suất cao. (0,5đ)
Câu 4: (3đ)
– Mô tả thí nghiệm lá cây sử dụng CO2 trong quá trình chế tạo tinh bột (2đ)
+ Đặt hai chậu cây vào chổ tối trong 2 ngày để tinh bột ở lá tiêu hết.(0,5đ)
+ Sau đó đặt mỗi chậu cây lên tấm kính ướt. Dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp ra ngoài mỗi chậu cây. (0,5đ)
+ Trong chuông A cho thêm cốc nước vôi trong, để dung dịch này hấp thụ hết khí Cácboníc của không khí trong chuông. (0,5đ)
+ Đặt cả hai chuông thí nghiệm ra chổ nắng, sau khoảng 6h, ngắt lá của mỗi cây đưa vào dung dịch cồn đun sôi để phá hủy chất diệp lục, sau đó thử tinh bột bằng dung dịch iốt loãng. Lá của chuông A có màu vàng nhạt, lá của chuông B có màu xanh tím. (0,5đ)
– Viết sơ đồ quá trình quang hợp.(1đ)
Nước + Co2 → Ánh sáng → Tinh bột + O2
(Rễ hút từ đất) (Lá lấy từ không khí) Diệp lục (Trong lá) (Trong lá) (Lá thải ra ngoài môi trường)