Bộ đề thi học kì I môn Sinh học lớp 6 năm 2019 – 2020, Để giúp cho các bạn học sinh lớp 6 có thể ôn tập tốt hơn chuẩn bị cho bài thi học kì thi học kì I môn Sinh
Mời quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh lớp 6 cùng tham khảo tài liệu Bộ đề thi học kì I môn Sinh học lớp 6 năm 2019 – 2020 được Tài Liệu Học Thi đăng tải sau đây.
Tài liệu bao gồm 5 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Sinh học lớp 6 có đáp án chi tiết kèm theo. Với đề thi này các bạn sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất của môn Sinh học. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo ra đề thi dành cho các thầy cô. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Đề thi học kì I môn Sinh học lớp 6
Ma trận đề thi
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||||||
Chương II Rễ | Các loại rễ biến dạng | Giải thích chức năng dự trữ chất dinh dưỡng của rễ củ. | |||||||||||||
Số câu Số điểm |
1 0,5 đ |
1 1 đ |
2 1,5 đ |
||||||||||||
Chương III Thân |
Cấu tạo bó mạch trong thân |
Các loại thân. Thân dài ra do đâu. Cấu tạo trong của thân non. |
|||||||||||||
Số câu Số điểm |
1 0,5 đ |
3 2,5 đ |
4 3 đ |
||||||||||||
Chương IV Lá |
Quá trình hô hấp của cây. Nước vào cây đi đâu |
||||||||||||||
Số câu Số điểm |
1 0,5 đ |
1 2 đ |
2 2,5 đ |
||||||||||||
Chương V Sinh sản sinh dưỡng |
Thế nào là sinh sản sinh dưỡng |
Giải thích muốn diệt trừ cỏ dại phải làm như thế nào |
|||||||||||||
Số câu Số điểm |
1,5 1,5 đ |
0,5 1,5 đ |
1 3 đ |
||||||||||||
Tổng số Tỉ lệ % |
4 3,5 đ 35% |
3 2,5 đ 25% |
1,5 2,5 đ 25% |
0,5 1,5 đ 15% |
9 câu 10 điểm 100% |
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1: Loại rễ biến dạng chứa chất dự trữ cho cây ra hoa, tạo quả là:
A. Giác mút
B. Rễ củ
C. Rễ thở
D. Rễ móc
Câu 2: Nhóm nào gồm toàn cây thân leo:
A. Cây đậu, cây mồng tơi, cây mướp
B. Cây dừa, cây cau, cây cọ
C. Cây rau má, cây dưa hấu, cây bí đỏ
D. Cây rau đay, cây ớt, cây rau dền
Câu 3: Thân cây dài ra do đâu?
A. Mô phân sinh ở cành, ở ngọn
B. Chồi ngọn
C. Sự phân chia và lớn lên của các tế bào ở mô phân sinh ngọn
D. Sự lớn lên và phân chia các tế bào ở thân cây
Câu 4: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân là nhờ:
A. Mạch gỗ
B. Mạch rây
C. Vỏ
D. Trụ giữa
Câu 5: Phần lớn nước vào cây đi đâu?
A. Phần lớn nước vào cây được mạch gỗ vận chuyển đi nuôi cây
B. Phần lớn nước vào cây dùng để chế tạo chất dinh dưỡng cho cây
C. Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra môi trường
D. Phần lớn nước vào cây dùng cho quá trình quang hợp
Câu 6 (1.5 đ): Hãy nối cột tên gọi các bộ phận của thân non phù hợp với chức năng của chúng trong bảng dưới đây:
Các bộ phận | Đáp án | Chức năng từng bộ phận |
1. Biểu bì | 1… | a. Vận chuyển nước và muối khoáng |
2. Thịt vỏ | 2… | b. Hút nước và muối khoáng hòa tan |
3. Mạch rây | 3… | c. Dự trữ |
4. Mạch gỗ | 4… | d. Bảo vệ các bộ phận bên trong |
5. Ruột | 5 | e. Vận chuyển chất hữu cơ |
f. Quang hợp |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 7 (2 đ): Hô hấp là gì? Cây hô hấp vào thời gian nào?
Viết sơ đồ tóm tắt của hiện tượng hô hấp
Câu 8 (3 đ): a, Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? Tìm trong thực tế những cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?
b, Hãy kể tên 3 loại cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ. Muốn diệt cỏ dại, người ta phải làm thế nào? Vì sao phải làm như vậy?
Câu 9 (1đ): Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
Đáp án
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | A | C | A | C |
Câu 6: (1,5 đ)
Nối câu trả lời tương ứng; 1-d; 2- f; 3-e; 4- a; 5- c
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
-Trong quá trình hô hấp, cây lấy oxi để phân giải các chất hữu cơ, sản sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí CO2 và hơi nước. Cây hô hấp suốt ngày đêm. – Sơ đồ hô hấp của cây: Khí oxi + Chất hữu cơ → Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước. |
1 đ 1 đ |
Câu 2 (3 điểm) |
a, – Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) – Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá,… b, VD: cỏ gấu, cỏ tranh, sài đất,… – Muốn diệt cỏ dại phải nhặt bỏ toàn bộ phần thân rễ ngầm ở dưới đất, vì cỏ dại có khả năng sinh sản bằng thân rễ nên lại thân rễ từ đó cũng có thể mọc chồi, ra rễ và phát triển thành cây mới rất nhanh. |
1,5 đ 0,5 đ 1 đ |
Câu 3 (1 điểm) |
Phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa vì: Chất dự trữ của các củ dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa kết quả. Sau khi ra hoa chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn nữa, làm cho củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng đều giảm. |
0,5 đ 0,5 đ |
……….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết