Bài thơ Bạn đến chơi nhà, Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo tài liệu giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Bạn đến chơi nhà. Rất mong tài liệu trên sẽ
Bằng giọng điệu hóm hỉnh, bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến đã khắc họa cho người đọc thấy được một tình bạn thắm thiết, đậm đà.
Tài liệu dưới đây sẽ giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khuyến và bài thơ Bạn đến chơi nhà. Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo!
Xem Tắt
I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến
– Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): lúc nhỏ tên là Thắng.
– Quê ngoại ở làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam nay thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của nhà thơ ở thôn Vị Hạ (làng Và), xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
– Thuở nhỏ nhà nghèo nhưng vốn tính thông minh lại học giỏi nên khi đi thi đều đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình. Do đó ông được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
– Nhà thơ Nguyễn Khuyến được biết đến là một vị quan có phẩm chất trong sạch, mặc dù làm quan nhưng ông nổi tiếng là người rất thanh liêm, chính trực Ông làm quan khoảng mười năm, đến khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Bộ liền cáo quan về ở ẩn.
– Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ca của ông chủ yếu được sáng tác vào giai đoạn sau ngày cáo quan về quê sống ở Yên Đổ.
II. Nội dung bài thơ Bạn đến chơi nhà
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ cáo quan về quê sống ở ẩn ở Yên Đổ.
– Một hôm, người bạn tri kỷ của ông đến thăm nhưng ông lại chẳng có gì để thiết đãi bạn. Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ “Bạn đến chơi nhà” để giãi bày nỗi lòng và khẳng định tình bạn tri kỷ.
2. Bố cục
– Phần 1. Câu đầu: Giới thiệu việc bạn đến chơi nhà.
– Phần 2. 6 câu tiếp: Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến thăm nhà.
– Phần 3. Câu cuối: Tình cảm bạn bè thắm thiết.
3. Bài thơ Bạn đến chơi nhà
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!
(Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập IV, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1963)