Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 8 theo từng chương, Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 8 theo từng chương là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho quý thầy cô và
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 8 theo từng chương là tài liệu dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 8 tham khảo.
Tài liệu tổng hợp toàn bộ các dạng câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học lớp 8 bao gồm 11 chương. Qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo củng cố, hệ thống kiến thức làm quen với các dạng câu hỏi khác nhau. Chúc các bạn học tập tốt.
Chương I: Khái quát cơ thể người
Câu 1. Con người là một trong những đại diện của
A. lớp Chim.
B. lớp Lưỡng cư.
C. lớp Bò sát.
D. lớp Thú.
Câu 2. Con người khác với động vật có vú ở điểm nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Biết chế tạo công cụ lao động vào những mục đích nhất định
C. Biết tư duy
D. Có ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết)
Câu 3. Sinh học 8 có nhiệm vụ là gì ?
A. Cung cấp những kiến thức cơ bản đặc điểm cấu tạo, chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường
B. Cung cấp những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể
C. Làm sáng tỏ một số hiện tượng thực tế xảy ra trên cơ thể con người
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 4. Để tìm hiểu về cơ thể người, chúng ta có thể sử dụng phương pháp nào sau đây ?
1. Quan sát tranh ảnh, mô hình… để hiểu rõ đặc điểm hình thái, cấu tạo của các cơ quan trong cơ thể.
2. Tiến hành làm thí nghiệm để tìm ra những kết luận khoa học về chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
3. Vận dụng những hiểu biết khoa học để giải thích các hiện tượng thực tế, đồng thời áp dụng các biện pháp vệ sinh và rèn luyện thân thể.
A. 1, 2, 3
B. 1, 2
C. 1, 3
D. 2, 3
Câu 5. Yếu tố nào dưới đây đóng vai trò cốt lõi, giúp con người bớt lệ thuộc vào thiên nhiên ?
A. Bộ não phát triển
C. Sống trên mặt đất
B. Lao động
D. Di chuyển bằng hai chân
Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở người mà không có ở động vật khác ?
1. Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn 2. Đi bằng hai chân
3. Có ngôn ngữ và tư duy trừu tượng 4. Răng phân hóa
5. Phần thân có hai khoang : khoang ngực và khoang bụng ngăn cách nhau bởi cơ hoành
A. 1, 3
B. 1, 2, 3
C. 2, 4, 5
D. 1, 3, 4
Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây xuất hiện ở cả người và mọi động vật có vú khác ?
A. Có chu kì kinh nguyệt từ 28 – 32 ngày
B. Đi bằng hai chân
C. Nuôi con bằng sữa mẹ
D. Xương mặt lớn hơn xương sọ
Câu 8. Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có liên quan mật thiết với ngành nào dưới đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại
C. Thể thao
B. Tâm lý giáo dục học
D. Y học
Câu 9. Trong giới Động vật, loài sinh vật nào hiện đứng đầu về mặt tiến hóa ?
A. Con người
B. Gôrila
C. Đười ươi
D. Vượn
Câu 10. Loài động vật nào dưới đây có nhiều đặc điểm tương đồng với con người nhất ?
A. Cu li
B. Khỉ đột
C. Tinh tinh
D. Đười ươi
Câu 11. Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực ?
A. Bóng đái
B. Phổi
C. Thận
D. Dạ dày
Câu 12. Ở người, khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi bộ phận nào ?
A. Cơ hoành
B. Cơ ức đòn chũm
C. Cơ liên sườn
D. Cơ nhị đầu
Câu 13. Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại ?
A. Hệ tiêu hóa
B. Hệ bài tiết
C. Hệ tuần hoàn
D. Hệ hô hấp
Câu 14. Hệ cơ quan nào dưới đây có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể ?
1. Hệ hô hấp 3. Hệ nội tiết 4. Hệ tiêu hóa
2. Hệ sinh dục 5. Hệ thần kinh 6. Hệ vận động
A. 1, 2, 3
B. 3, 5
C. 1, 3, 5, 6
D. 2, 4, 6
Câu 15. Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động ?
A. Hệ tuần hoàn
B. Tất cả các phương án còn lại
C. Hệ vận động
D. Hệ hô hấp
Câu 16. Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì ?
A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau
B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương
C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 17. Cơ thể người được phân chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào ?
A. 3 phần : đầu, thân và chân
B. 2 phần : đầu và thân
C. 3 phần : đầu, thân và các chi
D. 3 phần : đầu, cổ và thân
Câu 18. Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người ?
A. Hệ tuần hoàn
B. Hệ hô hấp
C. Hệ tiêu hóa
D. Hệ bài tiết
Câu 19. Thanh quản là một bộ phận của
A. hệ hô hấp.
B. hệ tiêu hóa.
C. hệ bài tiết.
D. hệ sinh dục.
Câu 20. Tế bào gồm có bao nhiêu bộ phận chính ?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 21. Trong tế bào, ti thể có vai trò gì ?
A. Thu nhận, hoàn thiện và phân phối các sản phẩm chuyển hóa vật chất đi khắp cơ thể
B. Tham gia vào hoạt động hô hấp, giúp sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào
C. Tổng hợp prôtêin
D. Tham gia vào quá trình phân bào
Câu 22. Bào quan nào có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào ?
A. Bộ máy Gôngi
B. Lục lạp
C. Nhân
D. Trung thể
Câu 22 Trong nhân tế bào, quá trình tổng hợp ARN ribôxôm diễn ra chủ yếu ở đâu ?
A. Dịch nhân
B. Nhân con
C. Nhiễm sắc thể
D. Màng nhân
Câu 23. Nguyên tố hóa học nào được xem là nguyên tố đặc trưng cho chất sống ?
A. Cacbon
B. Ôxi
C. Lưu huỳnh
D. Nitơ
Câu 24. Nguyên tố hóa học nào dưới đây tham gia cấu tạo nên protein, lipit, gluxit và cả axit nuclêic ?
A. Hiđrô
B. Tất cả các phương án còn lại
C. Ôxi
D. Cacbon
Câu 25. Tỉ lệ H : O trong các phân tử gluxit có giá trị như thế nào ?
A. 1 : 1
B. 1 : 2
C. 2 : 1
D. 3 : 1
Câu 26. Trong các tế bào dưới đây của cơ thể người, có bao nhiêu tế bào có hình sao ?
1. Tế bào thần kinh 2. Tế bào lót xoang mũi 3. Tế bào trứng
4. Tế bào gan 5. Tế bào xương
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 27. Trong cơ thể người, loại tế bào nào có kích thước dài nhất ?
A. Tế bào thần kinh
B. Tế bào cơ vân
C. Tế bào xương
D. Tế bào da
Câu 28. Thành phần nào dưới đây cần cho hoạt động trao đổi chất của tế bào ?
A. Ôxi
B. Chất hữu cơ (prôtêin, lipit, gluxit…)
C. Tất cả các phương án còn lại
D. Nước và muối khoáng
Câu 29. Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng ?
A. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể
B. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng
C. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau
D. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau
Câu 30. Các mô biểu bì có đặc điểm nổi bật nào sau đây ?
A. Gồm những tế bào trong suốt, có vai trò xử lý thông tin
B. Gồm các tế bào chết, hóa sừng, có vai trò chống thấm nước
C. Gồm các tế bào xếp sít nhau, có vai trò bảo vệ, hấp thụ hoặc tiết
D. Gồm các tế bào nằm rời rạc với nhau, có vai trò dinh dưỡng
Câu 31. Máu được xếp vào loại mô gì ?
A. Mô thần kinh
B. Mô cơ
C. Mô liên kết
D. Mô biểu bì
Câu 32. Dựa vào phân loại, em hãy cho biết mô nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với các mô còn lại ?
A. Mô máu
B. Mô cơ trơn
C. Mô xương
D. Mô mỡ
Câu 33. Hệ cơ ở người được phân chia thành mấy loại mô ?
A. 5 loại
B. 4 loại
C. 3 loại
D. 2 loại
Câu 34. Tế bào cơ trơn và tế bào cơ tim giống nhau ở đặc điểm nào sau đây ?
A. Chỉ có một nhân
B. Có vân ngang
C. Gắn với xương
D. Hình thoi, nhọn hai đầu
Câu 35. Nơron là tên gọi khác của
A. tế bào cơ vân.
B. tế bào thần kinh.
C. tế bào thần kinh đệm.
D. tế bào xương.
Câu 36. Khi nói về sự tạo thành xináp, nhận định nào dưới đây là đúng ?
1. Được tạo thành giữa đầu mút sợi trục của nơron này với đầu mút sợi nhánh của nơron khác
2. Được tạo thành giữa đầu mút sợi trục của nơron này với đầu mút sợi trục của nơron khác
3. Được tạo thành giữa đầu mút sợi nhánh của nơron này với đầu mút sợi nhánh của nơron khác
4. Được tạo thành giữa đầu mút sợi trục của nơron với cơ quan phản ứng
A. 1, 4
B. 1, 3, 4
C. 2, 3
D. 2, 4
Câu 37. Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan ?
A. Mô cơ
B. Mô thần kinh
C. Mô biểu bì
D. Mô liên kết
Câu 38. Trong cơ thể người có mấy loại mô chính ?
A. 5 loại
B. 2 loại
C. 4 loại
D. 3 loại
Câu 39. Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là gì ?
A. Cảm ứng và phân tích các thông tin
B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin
C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
D. Tiếp nhận và trả lời kích thích
Câu 40. Cảm ứng là gì ?
A. Là khả năng phân tích thông tin và trả lời các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.
B. Là khả năng làm phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền chúng tới trung khu phân tích.
C. Là khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin bằng cách phát sinh xung thần kinh.
D. Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.
Câu 41. Căn cứ vào đâu để người ta phân chia các nơron thành 3 loại : nơron hướng tâm, nơron trung gian và nơron li tâm ?
A. Hình thái
B. Tuổi thọ
C. Chức năng
D. Cấu tạo
Câu 42. Nhóm nào dưới đây gồm những nơron có thân nằm trong trung ương thần kinh ?
A. Nơron cảm giác, nơron liên lạc và nơron vận động
B. Nơron cảm giác và nơron vận động
C. N ron liên lạc và nơron cảm giác
D. Nơron liên lạc và nơron vận động
Câu 43. Loại xung thần kinh nào dưới đây không xuất hiện trong một cung phản xạ ?
1. Xung thần kinh li tâm 2. Xung thần kinh li tâm điều chỉnh
3. Xung thần kinh thông báo ngược 4. Xung thần kinh hướng tâm
A. 1, 2
B. 2, 3
C. 1, 4
D. 1, 3
Câu 44. Một cung phản xạ được xây dựng từ bao nhiêu yếu tố ?
A. 5 yếu tố
B. 4 yếu tố
C. 3 yếu tố
D. 6 yếu tố
Câu 45. Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu ?
A. Bán cầu đại não
B. Tủy sống
C. Tiểu não
D. Trụ giữa
Câu 46. Một người giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới, người này bèn kiễng chân lên để hái. Đây là một ví dụ về
A. vòng phản xạ.
B. cung phản xạ
C. phản xạ không điều kiện.
D. sự thích nghi.
Câu 47. Vận tốc truyền xung thần kinh trên dây thần kinh có bao miêlin ở người khoảng
A. 200 m/s.
B. 50 m/s.
C. 100 m/s.
D. 150 m/s.
Câu 48. Phát biểu nào sau đây là chính xác ?
A. Vòng phản xạ được xây dựng từ 4 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian, nơron hướng tâm và cơ quan phản ứng.
B. Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược.
C. Cung phản xạ bao gồm vòng phản xạ và đường liên hệ ngược.
D. Cung phản xạ được xây dựng từ 3 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian và cơ quan phản ứng.
Chương II: Vận động
Câu 1. Loại xương nào dưới đây không tham gia cấu tạo nên lồng ngực ?
A. Xương cột sống
B. Xương đòn
C. Xương ức
D. Xương sườn
Câu 2. Phần cẳng chân có bao nhiêu xương ?
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 3. Hiện tượng uốn cong hình chữ S của xương cột sống ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Giúp phân tán lực đi các hướng, giảm xóc và sang chấn vùng đầu
C. Giúp giảm áp lực của xương cột sống lên vùng ngực và cổ
D. Giúp giảm thiểu nguy cơ rạn nứt các xương lân cận khi di chuyển
Câu 4. Con người có bao nhiêu đôi xương sườn cụt không gắn với xương ức qua phần sụn ?
A. 4 đôi
B. 3 đôi
C. 1 đôi
D. 2 đôi
Câu 5. Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài ?
A. Xương hộp sọ
B. Xương đùi
C. Xương cánh chậu
D. Xương đốt sống
Câu 6. Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại ?
A. Xương đốt sống
B. Xương bả vai
C. Xương cánh chậu
D. Xương sọ
Câu 7. Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây ?
A. Mô xương cứng
B. Mô xương xốp
C. Sụn bọc đầu xương
D. Màng xương
Câu 8. Ở xương dài, màng xương có chức năng gì ?
A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động
B. Giúp xương dài ra
C. Giúp xương phát triển to về bề ngang
D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng
Câu 9. Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ ?
A. Mô xương xốp và khoang xương
B. Mô xương cứng và mô xương xốp
C. Khoang xương và màng xương
D. Màng xương và sụn bọc đầu xương
Câu 10. Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau : Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa xương.
A. (1) : mô xương cứng ; (2) : ra ngoài
B. (1) : mô xương xốp ; (2) : vào trong
C. (1) : màng xương ; (2) : ra ngoài
D. (1) : màng xương ; (2) : vào trong
Câu 11. Ở người già, trong khoang xương có chứa gì ?
A. Máu
B. Mỡ
C. Tủy đỏ
D. Nước mô
Câu 12. Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của xương ngắn ?
A. Mô xương cứng
B. Mô xương xốp
C. Khoang xương
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 13. Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ ?
A. 400 cơ
B. 600 cơ
C. 800 cơ
D. 500 cơ
Câu 14. Chọn từ thích hợp để điền vào dấu ba chấm trong câu sau : Mỗi … là một tế bào cơ.
A. bó cơ
B. tơ cơ
C. tiết cơ
D. sợi cơ
Câu 15. Khi nói về cơ chế co cơ, nhận định nào sau đây là đúng ?
A. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ ngắn lại.
B. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ dài ra.
C. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ dài ra.
D. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.
Câu 16. Bắp cơ vân có hình dạng như thế nào ?
A. Hình cầu
B. Hình trụ
C. Hình đĩa
D. Hình thoi
Câu 17. Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là
A. co và dãn.
B. gấp và duỗi.
C. phồng và xẹp.
D. kéo và đẩy.
Câu 18. Trong tế bào cơ, tiết cơ là
A. phần tơ cơ nằm trong một tấm Z
B. phần tơ cơ nằm liền sát hai bên một tấm Z.
C. phần tơ cơ nằm giữa hai tấm Z.
D. phần tơ cơ nằm trong một tế bào cơ (sợi cơ).
Câu 19. Khi ném quả bóng vào một rổ treo trên cao, chúng ta đã tạo ra
A. phản lực.
B. lực đẩy.
C. lực kéo.
D. lực hút.
Câu 20. Gọi F là lực tác động để một vật di chuyển, s là quãng đường mà vật di chuyển sau khi bị tác động lực thì A – công sản sinh ra sẽ được tính bằng biểu thức :
A. A = F+s
B. A = F.s
C. A = F/s.
D. A = s/F.
Câu 21. Trong cơ thể người, năng lượng cung cấp cho hoạt động co cơ chủ yếu đến từ đâu ?
A. Từ sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng
B. Từ quá trình khử các hợp chất hữu cơ
C. Từ sự tổng hợp vitamin và muối khoáng
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 22. Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào ?
A. Axit axêtic
B. Axit malic
C.Axit acrylic
D. Axit lactic
Câu 23. Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Tắm nóng, tắm lạnh theo lộ trình phù hợp để tăng cường sức chịu đựng của cơ
B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
C. Tất cả các phương án còn lại
D. Lao động vừa sức
Câu 24. Khi bị mỏi cơ, chúng ta cần làm gì ?
A. Nghỉ ngơi hoặc thay đổi trạng thái cơ thể
C. Cả A và B
B. Xoa bóp tại vùng cơ bị mỏi để tăng cường lưu thông máu
D. Uống nhiều nước lọc
Câu 25. Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây ?
A. Số lượng xương ức
B. Hướng phát triển của lồng ngực
C. Sự phân chia các khoang thân
D. Sự sắp xếp các bộ phận trên cơ thể
Câu 26. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các loài động vật khác ?
A. Xương cột sống hình cung
B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên
C. Bàn chân phẳng
D. Xương đùi bé
Câu 27. Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây ?
A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động
B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não
C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não
D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động
Câu 28. Vì sao xương đùi của con người lại phát triển hơn so với phần xương tương ứng của thú ?
A. Vì con người cường độ hoạt động mạnh hơn các loài thú khác nên kích thước các xương chi (bao gồm cả xương đùi) phát triển hơn.
B. Vì con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng chống đỡ cơ học.
C. Vì xương đùi ở người nằm ở phần dưới cơ thể nên theo chiều trọng lực, chất dinh dưỡng và canxi tập trung tại đây nhiều hơn, khiến chúng phát triển lớn hơn so với thú.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 29. Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?
A. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển.
B. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.
C. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 30. Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ?
A. Ngón út
B. Ngón giữa
C. Ngón cái
D. Ngón trỏ
Chương III. Tuần hoàn
Câu 1. Bạch cầu đươc phân chia thành mấy loại chính ?
A. 3 loại
B. 4 loại
C. 5 loại
D. 6 loại
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ?
A. Hình đĩa, lõm hai mặt
B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán
C. Màu đỏ hồng
D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí
Câu 3. Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi ?
A. N
B. COH
C. CO
Câu 4. Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp nào sau đây ?
A. Tiêu chảy
B. Lao động nặng
C. Sốt cao
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 5. Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích ?
A. 75%
B. 60%
C. 45%
D. 55%
Câu 6. Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây ?
A. Prôtêin độc
B. Kháng thể
C. Kháng nguyên
D. Kháng sinh
Câu 7. Cho các loại bạch cầu sau :
1. Bạch cầu mônô 2. Bạch cầu trung tính 3. Bạch cầu ưa axit
4. Bạch cầu ưa kiềm 5. Bạch cầu limphô
Có bao nhiêu loại bạch cầu không tham gia vào hoạt động thực bào ?
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 8. Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá ?
A. Kháng nguyên – kháng thể
B. Kháng nguyên – kháng sinh
C. Kháng sinh – kháng thể
D. Vi khuẩn – prôtêin độc
Câu 9. Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là
A. chất kháng sinh.
B. kháng thể
C. kháng nguyên.
D. prôtêin độc.
Câu 10. Con người không có khả năng mắc phải căn bệnh nào dưới đây ?
A. Toi gà
B. Cúm gia cầm
C. Dịch hạch
D. Cúm lợn
Câu 12. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại nước mô.
B. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.
C. Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh.
D. Nước mô khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.
Câu 13. Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu?
A. Nhóm máu O
B. Nhóm máu A
C. Nhóm máu B
D. Nhóm máu AB
Câu 14. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu ?
A. Nhóm máu O
B. Nhóm máu AB
C. Nhóm máu A
D. Nhóm máu B
Câu 15. Trong hệ nhóm máu ABO, khi lần lượt để các nhóm máu truyền chéo nhau thì sẽ có tất cả bao nhiêu trường hợp gây kết dính hồng cầu ?
A. 7 trường hợp
B. 3 trường hợp
C. 2 trường hợp
D. 6 trường hợp
Câu 16. Trong hệ bạch huyết của người, phân hệ nhỏ thu bạch huyết ở
A. nửa trên bên phải cơ thể. B. nửa dưới bên phải cơ thể.
C. nửa trên bên trái và phần dưới cơ thể.
D. nửa dưới bên phải và phần trên cơ thể.
Câu 17. Thành phần nào dưới đây có ở cả máu và dịch bạch huyết ?
A. Huyết tương
B. Tất cả các phương án
C. Tiểu cầu
D. Bạch cầu
Câu 18. Sau khi luân chuyển trong hệ bạch huyết, dịch bạch huyết sẽ được đổ trực tiếp vào bộ phận nào của hệ tuần hoàn
A. Tĩnh mạch dưới đòn
B. Tĩnh mạch cảnh trong
C. Tĩnh mạch thận
D. Tĩnh mạch đùi
Câu 19. Sự luân chuyển bạch huyết trong hệ bạch huyết (BH) diễn ra theo trình tự như thế nào?
A. Mao mạch BH – ống BH – mạch BH – hạch BH – mạch BH – tĩnh mạch
B. Mao mạch BH – mạch BH – ống BH – mạch BH – hạch BH – tĩnh mạch
C. Mao mạch BH – mạch BH – hạch BH – ống BH – mạch BH – tĩnh mạch
D. Mao mạch BH – mạch BH – hạch BH – mạch BH – ống BH – tĩnh mạch
Câu 20. Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây ?
A. Phôtpholipit
B. Ơstrôgen
C. Côlesterôn
D. Testosterôn
Câu 21. Khi tâm thất phải co, máu được bơm đến bộ phận nào ?
A. Tĩnh mạch phổi
B. Tĩnh mạch chủ
C. Động mạch chủ
D. Động mạch phổi
……………
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết