Đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 11 học kì 1, Mời quý thầy cô giáo cùng các em học sinh lớp 11 cùng tham khảo tài liệu Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp
Đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 11 học kì 1 là tài liệu hữu ích mà Tài Liệu Học Thi muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Tài liệu bao gồm đề kiểm tra 45 phút môn Công nghệ 11 có đáp án chi tiết kèm theo. Tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh đánh giá lại kiến thức đã học cũng như trau dồi kinh nghiệm về môn Công nghệ. Bên cạnh đó, tài liệu này giúp giáo viên định hướng cách ra đề thi và giúp học sinh ôn tập để làm bài hiệu quả. Nội dung chi tiết mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 11 học kì 1
TRƯỜNG THPT………….. |
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP 11 Môn Công nghệ Năm học 2019 – 2020 |
Đề bài
Câu 1: (6 điểm) Vẽ các hình chiếu vuông góc và ghi kích thước trên các hình chiếu của vật thể cho trước dưới đây
Câu 2: (2 điểm) Thế nào là hình chiếu trục đo? Nêu đặc điểm của các loại hình chiếu trục đo thường dùng
Câu 3: (2 điểm) Hình chiếu phối cảnh là gì? Nêu các bước vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ.
Đáp án
Câu 1: (6 điểm) Vẽ đúng hình dạng các hình chiếu và bố trí các hình chiếu như vị trí dưới đây. Mỗi hình biểu diễn đúng được 2 điểm
– Nếu không ghi kích thước trừ 1 điểm.
– Vị trí các hình chiếu không đúng hoặc đường nét không đúng trừ 0.5 điểm.
Câu 2: (2 điểm)
– Khái niệm(1 điểm): Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể dựa trên cơ sở của phép chiếu song song.
– Có hai hệ hình chiếu trục đo thường dùng là HCTĐ vuông góc đều và HCTĐ xiên góc cân:
* Hệ trục đo xiên góc cân: (1 điểm)
+ Góc trục đo của hệ trục đo xiên góc cân: Góc X’O’Z’ = 900
Góc X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1350
+ Hệ số biến dạng: p = r = 1
q = 0,5
* Hệ trục đo vuông góc đều: (1 điểm)
+ Góc trục đo của hệ trục đo xiên góc cân: Góc X’O’Z’ = X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1200
+ Hệ số biến dạng: p = q = r = 1
Câu 3: (2 điểm)
– Khái niệm: (1 điểm): Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.
– Các bước vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ (1 điểm).
+ Vẽ đường chân trời.
+ Chọn điểm tụ trên đường chân trời.
+ Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
+ Nối điểm tụ với các điểm trên hình chiếu đứng.
+ Xác định độ rộng của vật thể.
+ Vẽ các cạnh còn lại của vật thể.
+ Tô đậm phần nhìn thấy của vật thể.