Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 11 học kì 1, Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 11 làm quen với hình thức ra đề thi và củng cố kiến thức môn Địa lí. Mời các bạn
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 11 học kì 1 được Tài Liệu Học Thi chọn lọc và tổng hợp từ các mẫu đề có nội dung bám sát chương trình giảng dạy trong sách giáo khoa Lịch sử 11.
Tài liệu bao gồm 4 đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử 11, giúp các em có thêm nhiều tài liệu sử dụng ôn tập cho bài kiểm tra 1 tiết sắp tới. Ngoài ra quý thầy cô có thể sử dụng bộ đề làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy. Sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.
Xem Tắt
Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 11 học kì 1 – Đề 1
TRƯỜNG THPT……. |
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT |
Đề bài
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Mĩ đã dùng chính sách gì để khống chế các nước khu vực Mĩ La-tinh?
A. “Ngoại giao chiến hạm”
B. “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô-la”.
C. Chính sách “Cái gậy lớn”.
D. Chính sách “Ngoại giao đồng đô-la”.
Câu 2. Vì sao nói, cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản vào giữa thế kỉ XIX có tính chất như là một cuộc cách mạng tư sản?
A. Vì giai cấp tư sản là người lãnh đạo thực hiện.
B. Vì đã đẩy lùi được sự can thiệp của các nước phương Tây.
C. Vì đã mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển và đưa Nhật Bản hòa nhập với nền kinh tế tư bản phương Tây.
D. Vì đã lật đổ nền thống trị của giai cấp phong kiến
Câu 3. Ở châu Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản là nước duy nhất:
A. Có tư tưởng duy tân đất nước.
B. Có mâu thuẫn sâu sắc với chủ nghĩa tư bản phương Tây.
C. Thực hiện việc học tập và áp dụng khoa học – kĩ thuật phương Tây.
D. Trở thành một nước đế quốc tư bản.
Câu 4. Đảng Quốc đại là chính đảng đại diện cho:
A. Giai cấp tư sản Ấn Độ.
B. Giai cấp vô sản Ấn Độ.
C. Giai cấp phong kiến Ấn Độ.
D. Giai cấp tiểu tư sản Ấn Độ.
Câu 5. Hạn chế lớn nhất ở mục tiêu hành động mà Trung Quốc Đồng minh hội đưa ra là:
A. Không đặt ra mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh.
B. Chủ trương bình quân ruộng đất nên không được giai cấp phong kiến ủng hộ.
C. Không chỉ rõ kẻ thù chủ yếu của cách mạng Trung Quốc ngoài chế độ phong kiến còn có cả thực dân đế quốc.
D. Thực hiện thành lập Trung Hoa dân quốc.
Câu 6. Nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập tương đối về chính trị vào cuối thế kỉ XIX là:
A. Xiêm (Thái Lan)
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Ma-lai-xi-a
D. Lào.
Câu 7. Ai là người lãnh đạo nhân dân Lào tiến hành cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp kéo dài suốt 37 năm (1901- 1937)
A. Chậu Pa-chay
B. Ong kẹo và Com-ma-đam
C. Pha-ca-đuốc.
D. A-cha-Xoa
Câu 8. Nước nào có phần thuộc địa ở Châu Phi rộng lớn nhất:
A. Nước Nga
B. Nước Pháp
C. Nước Đức
D. Nước Anh
Câu 9. Ở Châu Phi có những quốc gia nào giữ được độc lập trước sự xâm nhập của Phương Tây?
A. Ai Cập, Nam Phi.
B. Ê-ti-ô-pi-a, Li-bê-ri-a.
C. Ha-i-ti.
D. Tô-gô, Ma-đa-gat-ca.
Câu 10. Đến đầu thế kỉ XX, ở Châu Âu đã hình thành khối quân sự nào?
A. Phe Liên Minh
B. Phe Trục
C. Phe Hiệp Ước
D. Cả A và C
Câu 11. Địa danh nào dưới đây, đã diễn ra chiến dịch có tính chất quyết định của quân Pháp chống lại quân Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Xom-nơ
B. Sông Mác- nơ
C. Véc-đong
D. Pa-ri
Câu 12. Vì sao đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa?
A. Vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa.
B. Vì Đức là một nước “đế quốc trẻ” bị Anh, Pháp tìm mọi cách kìm hãm.
C. Vì Đức đã được thống nhất.
D. Vì Đức là nước lãnh đạo phe Liên Minh.
Câu 13. Nước thu được nhiều lợi nhuận nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Mĩ
B. I-ta-li-a
C. Nhật Bản
D. Pháp.
Câu 14. Chiến trường chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra ở:
A. Châu Á.
B. Châu Âu
C. Châu Phi
D. Châu Mĩ
Câu 15. Tác giả của tập Thơ Dâng đạt giải Nô-ben văn học năm 1913 là:
A. A.Pu-skin
B. Béc-na Sô
C. R. Ta-go
D. E. Hai- nơ
Câu 16. Nội dung cơ bản của tư tưởng và văn học – nghệ thuật ở thế kỉ XVIII là:
A. Tố cáo hiện thực xã hội.
C. Ca ngợi tinh thần tự do, bình đẳng, dân chủ.
B. Khát vọng về cuộc sống tốt đẹp
D. Tất cả các ý trên
Câu 17. Mông-te-xi-ơ, Vôn-te, Rút-xô là:
A. Những nhà văn hiện thực lớn nhất của nước Pháp.
B. Những nhà tư tưởng lớn, tiêu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng .
C. Những họa sĩ nổi tiếng ở thế kỉ XVIII
D. Những nhà soạn nhạc vĩ đại của thế kỉ XVIII
Câu 18. Sai lầm lớn nhất của Trung Quốc Đồng minh hội sau khi giành được chính quyền ở Nam Kinh là:
A. Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.
B. Không giải quyết vấn đề tự do dân chủ.
C. Không tiếp tục chống triều đình phong kiến Mãn Thanh.
D. Không quan tâm đến việc xây dựng quân đội và bảo vệ chính quyền.
Câu 19. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh và thành lập Chính phủ lâm thời vào năm:
A. 1910
B. 1911
C. 1912
D.1913
Câu 20. Người bác sĩ trẻ tuổi nào sớm nuôi khát vọng “trị bệnh” cho xã hội Trung Quốc, sau này đã trở thành một nhà yêu nước nổi tiếng được nhân dân Trung Quốc yêu mến?
A. Hồng Tú Toàn.
C. Đàm Tự Đồng.
B. Mao Trạch Đông.
D. Tôn Trung Sơn.
II – PHẦN TỰ LUẬN(( 5 điểm)
Câu 1. Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của Phương Tây? (2 điểm)
Câu 2. Nêu nguyên nhân và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Qua kết cục của chiến tranh gợi cho em suy nghĩ gì về chiến tranh thế giới? (3 điểm)
Đáp án
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Chọn | B | C | D | A | C | A | B | D | B | D | C | A | A | B | C | D | B | A | C | D |
II – PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: Cần nêu được 2 nội dung:
– Một là cuộc cải cách của vua Ra-ma V tạo điều kiện cho đất nước có những biến đổi sâu sắc, Xiêm dần mạnh lên về kinh tế, quân sự.… → Nền kinh tế Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. (1 đ)
– Hai là Xiêm đã khôn khéo lợi dụng vị trí “nước đệm”, và chính sách ngoại giao mềm dẻo cát nhượng một số vùng đất…. Nhờ vậy mà Xiêm giữ được chủ quyền của đất nước. (1 đ)
Câu 2 .
Nguyên nhân của Chiến tranh thế giới thứ nhất
*Nguyên nhân sâu xa:
Sự phát triển không đều của các nước đế quốc, mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt (trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh. (0,5 đ)
*Nguyên nhân trực tiếp:
+ Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.
+ Duyên cớ: 28/6/1914 Thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xi-a (Xéc bi). Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi → chiến tranh đã được châm ngòi (0,5 đ)
Nêu hậu quả chiến tranh: (1 đ)
– 10 triệu người chết
– 20 triệu người bị thương.
– Tiêu tốn 85 tỉ đô la ….
– Học sinh nêu cảm nghĩ của mình về kết cục của chiến tranh (căm ghét chủ nghĩa thực dân và chiến tranh, thương xót những người dân vô tội bị sát hại bởi bom đạn của chiến tranh, những người linh bị lôi cuốn trở thành công cụ của chiến tranh…..) (1 đ)
Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 11 học kì 1 – Đề 2
Đề bài
I. Trắc nghiệm 5,0 điểm
Câu 1: Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?
A. Do Xiêm đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa.
B. Do Xiêm được sự giúp đỡ của Mĩ.
C. Do chính sách cải cách chính trị của Ra – ma V.
D. Do chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của Ra – ma V.
Câu 2: Trong nội dung của cải cách Minh Trị ở Nhật Bản, nội dung quyết định đến thành công của Nhật Bản là:
A. Nội dung về chính trị.
B. Nội dung về quân sự.
C. Nội dung về kinh tế.
D. Nội dung về giáo dục
Câu 3: Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi … đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới.
A. Cách mạng Đức.
B. Cách mạng tháng Mười Nga.
C. Phong trào cách mạng vô sản.
D. Phong trào cách mạng thế giới.
Câu 4: Trong những năm 1894 – 1895, diễn ra cuộc chiến tranh giữa Nhật Bản với:
A. Trung Quốc
B. Triều Tiên
C. Nga
D. Việt Nam
Câu 5: Tháng 2/1917, Lênin và Đảng Bôn – sê – vích ở Nga nêu lên khẩu hiệu gì?
A. “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”.
B. “Biến chiến tranh đế quốc thành phong trào cách mạng”.
C. “Biến chiến tranh đế quốc thành cách mạng vô sản”.
D. “Biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh giải phóng dân tộc”.
Câu 6: Mở đầu phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào là cuộc khởi nghĩa:
A. Khởi nghĩa do Ong kẹo chỉ huy.
B. Khởi nghĩa do Com – ma – đam chỉ huy.
C. Khởi nghĩa của Pha – ca – đuốc.
D. Khởi nghĩa của Chậu Pa – chay.
Câu 7: Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân nào đã hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập ách thống trị ở In – đô – nê – xi – a?
A. Tây Ban Nha
B. Anh
C. Bồ Đào Nha
D. Hà Lan
Câu 8: Vì sao đến cuối thế XIX – đầu thế kỉ XX có sự xuất hiện các đế quốc “già” và đế quốc “trẻ”?
A. Sự tranh chấp thị trường và thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Tất cả các đáp án đều đúng.
C. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản chủ nghĩa
D. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước đế quốc.
Câu 9: Hiện nay trong khu vực Đông Nam Á, những nước nào đi theo chế độ Xã hội chủ nghĩa?
A. Việt Nam và Lào
B. Chỉ có Việt Nam
C. Việt Nam, Lào, Campuchia
D. Việt Nam và Campuchia
Câu 10: Theo hiến pháp 1889, chế độ nào dưới đây được thiết lập ở Nhật Bản?
A. Quân chủ chuyên chế.
B. Xã hội chủ nghĩa.
C. Quân chủ lập hiến
D. Chế độ cộng Hòa
Câu 11: Sự kiện nào chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc chấm dứt?
A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.
B. Triều đình Mãn Thanh cấu kết với đế quốc đàn áp cách mạng.
C. Khởi nghĩa ở Vũ Xương bị thất bại.
D. Tôn Trung Sơn từ chức Đại tổng thống, trao quyền cho Viên Thế Khải.
Câu 12: Ở thế kỉ XIX, Nước đế quốc nào đã tìm cách “Mở cửa” xâm nhập vào Trung Quốc sớm nhất?
A. Đức
B. Anh
C. Nhật Bản
D. Pháp
Câu 13: Chính quyền phong kiến Sô – gun thống trị Nhật Bản trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1603 – 1868.
B. Từ năm 1803 – 1868.
C. Từ năm 1603 – 1686.
D. Từ năm 1603 – 1886.
Câu 14: Phe Liên minh trong chiến tranh thế giới thứ nhất được thành lập năm nào? Gồm những nước nào?
A. Năm 1882, gồm: Đức, Áo – Hung, Italia
B. Năm 1907, gồm: Anh, Pháp, Nga
C. Năm 1907, gồm: Anh, Pháp, Nga, Mĩ
D. Năm 1882, gồm: Đức, Áo – Hung
Câu 15: Trong các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia, cuộc khởi nghĩa nào thể hiện có sự giúp đỡ, phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt Nam?
A. Pu – côm – bô.
B. A – cha – xoa
C. Khởi nghĩa Si – vô – tha và Pu – côm – bô.
D. Si – vô – tha
Câu 16: Tháng 9 – 1905, chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời có tên gọi là:
A. Trung quốc Liên minh hội.
B. Đảng dân chủ tư sản Trung Quốc.
C. Trung quốc Đồng minh hội.
D. Đảng dân chủ tư sản kiểu mới Trung Quốc.
Câu 17: Mĩ chính thức đưa 65 vạn quân đổ bộ vào châu Âu thời gian nào?
A. Tháng 7/1918
B. Tháng 5/1918
C. Tháng 6/1918
D. Tháng 3/1918
Câu 18: Mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Đế quốc và phong kiến của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX là:
A. Cách mạng Tân Hợi.
B. Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.
C. Phong trào Duy tân.
D. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn
Câu 19: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là?
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
C. Chủ nghĩa quân phiệt và hiếu chiến.
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến.
Câu 20: Hiện nay, đất nước Trung Quốc theo chế độ gì?
A. Quân chủ lập hiến
B. Quân chủ chuyên chế
C. Tư bản chủ nghĩa
D. Xã hội chủ nghĩa
II. Câu hỏi tự luận (5,0 điểm).
Câu 1. (2,5 điểm) Hãy trình bày nội dung cải cách Minh Trị (1868) ở Nhật Bản và cho biết nguyên nhân thành công của cuộc cải cách này?
Câu 2. (2,5 điểm) Hoàn thành bảng thống kê sau, qua đó rút ra tính chất của sự kiện này? Giải thích tại sao có tính chất đó?
Thời gian | Chiến sự |
2/1917 | |
4/1917 | |
11/1917 | |
3/1918 | |
9/11/1918 | |
11/11/1918 |
Đáp án
I. Trắc nghiệm
1. D 2. D 3. B 4. A |
5. A 6. C 7. D 8. C |
9. A 10. C 11. D 12. B |
13. A 14. A 15. C 16. C |
17. A 18. B 19. B 20. D |
II. Tự luận
Câu 1
– Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, ban hành hiến pháp mới 1889 thiết lập chế độ. Quân chủ lập hiến. Ban bố quyền bình đẳng giữa các công dân 0,5
– Kinh tế: Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của phong kiến, thực hiện cải cách theo hướng TBCN, thống nhất thị trường, tiền tệ, đo lường. 0,5
– Quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương tây, công nghiệp quân sự được chú trọng. 0,5
– Giáo dục, văn hóa: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kỹ thuật, cử học sinh đi du học ở nước ngoài. 0,5
* Cuộc cải cách của Minh Trị thành công là vì:
– Người đề xướng cải cách (Minh Trị) là người có thực quyền tối cao. 0,25
– Cuộc cải cách được nhân dân ủng hộ, nhất là tầng lớp võ sỹ – Sa mu rai và tầng lớp quý tộc – Đai mi ô. 0,25
Câu 2
Thời gian | Chiến sự | Điểm |
2/1917 | Cách mạng dân chủ tư sản Nga thành công. Chính phủ tư sản lâm thời vẫn theo đuổi chiến tranh | 0,25 |
4/1917 | Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia chiến tranh đứng về phe Hiệp ước. Chiến sự diễn ra trên hai mặt trận Đông – Tây. Hai bên ở vào thế cầm cự. | 0,25 |
11/1917 | Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Chính phủ Xô Viết được thành lập | 0,25 |
3/1918 | Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc. | 0,25 |
9/11/1918 | Cách mạng Đức bùng nổ. Nên quân chủ ở Đức bị sụp đổ. | 0,25 |
11/11/1918 | Đức đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh kết thúc. | 0,25 |
– Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. – Giải thích: Vì đây là cuộc chiến thực sự do các nước đế quốc gây ra, nhằm xâm lược, cướp đoạt thuộc địa, lãnh thổ của nhau, nó đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề đè lên đời sống nhân dân lao động các nước tham chiến và nhân dân lao động thuộc địa. |
0,25 0,75 |
………….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết