Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021, Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021 gồm 3 đề thi, có cả đáp án và hướng dẫn chấm
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021 gồm 3 đề thi, có cả đáp án và hướng dẫn chấm rất chi tiết. Giúp các em học sinh lớp 4 ôn tập, so sánh đáp án của mình dễ dàng hơn.
Đây cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm, ra đề thi cho học sinh của mình theo Thông tư 22. Ngoài môn Tiếng Việt, thầy cô có thể tham khảo thêm đề thi môn Toán. Vậy mời các em học sinh cùng thầy cô tham khảo bài viết dưới đây:
Xem Tắt
Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021 – Đề 1
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 – Đề 1
A. Kiểm tra đọc hiểu
I. Đọc thầm
Một hôm, cá quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh. Nó nhảy phóc lên bờ, nằm thẳng giả vờ chết. Một đàn kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết, tranh nhau leo lên mình cá để cắn thịt. Cá quả mẹ đau quá, nó nhắm chặt mắt định nhảy xuống nước, song nghĩ đến đàn con đói, nó lại ráng chịu đựng. Lát sau, hàng trăm con kiến đã leo hết lên mình cá mẹ. Thế là nó liền cong mình nhảy ùm xuống hồ, chỗ đàn con đang đợi. Ðàn kiến nổi lềnh bềnh hết lên mặt nước, những chú cá con thi nhau ăn một cách ngon lành. Cá quả mẹ mình mẩy bị kiến cắn đau nhức, nhưng nó vô cùng sung sướng nhìn đàn con được một bữa no nê.
(trích truyện Con cá thông minh)
II. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng
1. Nhân vật chính của câu chuyện trên là ai?
A. Cá rô mẹ
B. Cá quả mẹ
C. Cá mè mẹ
2. Vì sao cá quả mẹ phải liều lĩnh nhảy lên bờ giả vờ chết?
A. Vì muốn bắt kiến cho đàn con ăn
B. Vì muốn bắt gà cho đàn con ăn
C. Vì muốn bắt ốc cho đàn con ăn
3. Sau khi cá quả mẹ nhảy xuống hồ nước, điều gì đã xảy ra?
A. Đàn kiến kịp thời nhảy ra khỏi người cá quả mẹ
B. Đàn kiến không chạy kịp, nổi lềnh bềnh trên mặt nước
C. Đàn kiến bám chặt trên người cá quả mẹ không chịu nhả ra
4. Nhìn đàn con ăn uống no say, cá quả mẹ cảm thấy như thế nào?
A. Cảm thấy vết thương đau nhức và vô cùng khó chịu
B. Cảm thấy vết thương đau nhức nhưng vẫn rất sung sướng
C. Cảm thấy vết thương không còn đau một chút nào
5. Tiếng ùm gồm những bộ phận cấu tạo nào?
A. Chỉ có vần
B. Chỉ có vần và thanh
C. Chỉ có âm đầu và vần
6 Bài văn trên có tất cả bao nhiêu từ láy, đó là những từ nào?
A. 3 từ láy (………….., ………….., …………..)
B. 4 từ láy (………….., ………….., ………….., …………..)
C. 5 từ láy (………….., ………….., ………….., ………….., …………..)
7. Nghĩa của từ bò trong câu “Một đàn kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết, tranh nhau leo lên mình cá để cắn thịt” khác nghĩa với từ bò nào dưới đây?
A. Bé tập bò trên tấm nệm
B. Con rắn đang bò quan bờ ao
C. Con bò đang gặm cỏ
B. Kiểm tra viết
I. Chính tả: Nghe – viết
Khế bắt đầu ra hoa vào giữa tháng ba. Những chùm hoa đầu mùa bao giờ cũng đẹp nhất. Nó còn chúm chím, e ấp sau những tán lá, hay nhú từng nụ mơn mởn trên lớp vỏ xù xì. Từng cánh hoa li ti tím ngắt cứ ôm lấy nhau tạo thành từng chùm thật kỳ lạ, ngộ nghĩnh.
II. Tập làm văn
Viết một bức thư ngắn cho người bạn cũ ở xa để chúc mừng năm mới.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 – Đề 1
A. Kiểm tra đọc hiểu
I. Đọc thầm
II. Chọn câu trả lời đúng
1. B
2. A
3. B
4. B
5. B
6. B (liều lĩnh, lềnh bềnh, sung sướng, no nê)
7. C
B. Kiểm tra viết
I. Chính tả
– Yêu cầu:
- Tốc độ viết ổn định, không quá chậm
- Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc
- Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét
- Trình bày sạch sẽ, gọn gàng
II. Tập làm văn
HS tham khảo dàn ý và các bài văn mẫu cho đề Viết một bức thư ngắn cho người bạn cũ ở xa để chúc mừng năm mới.
Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2020 – 2021 – Đề 2
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 – Đề 2
Trường TH…………………………………… Họ tên học sinh:……………………………. Lớp: 4 |
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I |
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (5 điểm): GV kiểm tra đọc từng em.
II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm): Thời gian: 30 phút
ĐIỀU MONG ƯỚC KÌ DIỆU
Đêm hè nóng nực, hai chị em ngồi hóng mát, giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch qua bầu trời như một nhát kiếm chói lòa. Cậu em giật áo chị và nói:
– Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm!
Cô bé quay lại dịu dàng hỏi:
– Thế em muốn ước gì?
Nhớ đến bố con ông lão diễn trò ủ rũ bên đường hồi chiều, cậu em thủ thỉ:
– Ước gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật. Cô chị bèn cầm lấy tay em và nói với giọng đầy cảm động:
– À, chị bảo điều này …
– Gì ạ?
– À … à … không có gì. Chị chỉ nghĩ … ông cụ chắc cần tiền lắm!
Trong trí óc non nớt của cô bé bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất đựng tiền tiết kiệm cô để dành từ một năm nay trong góc tủ. Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.
Theo Hồ Phước Quả
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài.
Câu 1: Khi thấy sao đổi ngôi, cậu em đã làm gì?
A. Ngồi hóng mát và giật mình sợ hãi
B. Ngồi hóng mát và thích thú reo lên
C. Giật áo chị, nói với chị điều mình được nghe người ta nói
Câu 2: Cậu bé ước điều gì? Tại sao?
A. Được đi diễn trò vì cậu muốn có tiền giúp đỡ bố con ông lão bớt nghèo khổ
B. Giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật, vì thương bố con ông
C. Ước bố con ông lão giàu có, vì cậu muốn mọi người đều giàu có
Câu 3: Cô chị đã nghĩ gì trước ước muốn của cậu em trai?
A. Dùng món tiền tiết kiệm của cô để giúp ông lão
B. Tìm cách giúp em trai mình đạt được ước muốn
C. Cảm động trước ước muốn giấy biến thành tiền thật
Câu 4: Theo em, hai chị em trong câu chuyện có phẩm chất gì đáng quý?
A. Thích xem sao đổi ngôi, tin vào những điều kì diệu
B. Thương người, biết mang lại niềm vui cho người khác
C. Tiết kiệm, biết dành dụm để có một khoản tiền
Câu 5: Thành ngữ,, tục ngữ nào dưới đây nêu đúng tình cảm và suy nghĩ của hai chị em trong câu chuyện?
A. Thương người như thể thương thân
B. Bán anh em xa, mua láng giềng gần
C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã
Câu 6: Các dấu hai chấm được dùng trong câu chuyện có tác dụng gì?
A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
B. Có tác dụng liệt kê các sự vật có trong câu
C. Báo hiệu câu đứng sau là lời nói của một nhân vật
Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
A. Dịu dàng, chói lòa, ủ rũ, nóng nực, lúng túng, non nớt
B. Ủ rũ, năm nay, thủ thỉ, lúng túng, đổi ngôi
C. Dịu dàng, ủ rũ, thủ thỉ, lúng túng, non nớt
Câu 8: Trong câu: “Ước gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật.” có mấy danh từ là:
A. Hai danh từ. Đó là:…………………………………………………………………..
B. Ba danh từ. Đó là:…………………………………………………………………..
C. Bốn danh từ. Đó là:…………………………………………………………………..
Câu 9: Câu : “Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.” thuộc mẫu câu?
A. Ai – làm gì?
B. Ai – thế nào?
C. Ai – là gì?
Câu 10: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy viết một câu theo mẫu Ai – là gì? nói về cậu bé hoặc cô chị trong câu chuyện?
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (5 điểm – 15 phút)
GV đọc cho HS viết bài
Trung thu độc lập
Đêm nay, anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em…
Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…..
II. Tập làm văn (5 điểm – 35 phút)
Em hãy viết một bức thư gửi thầy cô giáo cũ của em để chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 và kể cho thầy cô nghe về tình hình trường lớp của em.
Đáp án và hướng dẫn chấm đề giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 – Đề 2
A. PHẦN ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (5 điểm)
– GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
– Nội dung kiểm tra: HS đọc đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở lớp 4 từ tuần1 đến tuần 9 khoảng 90 tiếng/ phút; sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do GV nêu.
– GV đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm).
. Đọc sai 2- 4 tiếng (0,5 điểm).
. Đọc sai 5 tiếng trở nên (0 điểm).
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (1 điểm).
. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ cho (0,5 điểm).
. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên cho (0 điểm).
+ Giọng đọc có biểu cảm cho (1 điểm).
. Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm cho (0,5 điểm).
. Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm cho (0 điểm).
+ Tốc độ đạt yêu cầu (không quá 1 phút) (1 điểm).
. Đọc quá 1- 2 phút cho (0,5 điểm).
. Đọc trên 2 phút cho (0 điểm).
+ Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu ra (1 điểm).
. Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng (0,5 điểm).
. Trả lời sai hoặc không trả lời được (0 điểm).
II. Đọc hiểu (5 điểm): Gợi ý đánh giá, cho điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | B | A | B | A | C | C | C | A | |
Điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm |
– Riêng câu 10: HS đặt câu đúng với nội dung yêu cầu: 0,25 đ
Trình bày câu đúng (đầu câu viết hoa, có dấu chấm cuối câu): 0,25 đ
B. PHẦN VIẾT
I. Chính tả (5 điểm):
– Viết đúng cỡ chữ, đều nét, rõ ràng không sai lỗi chính tả, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm
– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng qui định…) trừ 0,5 điểm. Lỗi sai giống nhau chỉ trừ 1 lần điểm.
– Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ hoặc trình bày bài bẩn ….. trừ 1 điểm toàn bài chính tả (Toàn bài trừ không quá 3 điểm)
II. Tập làm văn (5 điểm):
Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
– Viết được một bức thư có đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư đúng với nội dung yêu cầu của đề bài (2 điểm)
– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả (1đ).
– Thể hiện được tình cảm, lời chúc mừng thầy cô: 0,5đ
– Kể được ước mơ trong sáng (1 đ).
– Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ (0,5đ) (Chỉ cho điểm với bài HS hoàn thành)
– Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm từ 4,5 ; 4 ; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1.
(Nếu bài văn viết mắc từ 4 lỗi chính tả trở lên – không ghi điểm giỏi)