Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2021 – 2022 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (4 môn), Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2021 – 2022 sách Kết nối tri thức với
Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2021 – 2022 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 4 đề thi, có đáp án và bảng ma trận kèm theo của 4 môn: Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên và Tin học 6.
Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để ra đề thi giữa học kì 2 cho học sinh của mình. Đồng thời, còn giúp các em học sinh ôn tập, luyện giải đề và nắm thật chắc các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi:
Xem Tắt
Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Ma trận đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mức độ Tên chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1. Văn học Văn bản: Thánh Gióng |
Nhận biết về tên tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt chính |
– Hiểu nội dung đoạn trích |
Trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng. |
||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
Số câu: 1 Số điểm: 0,75 |
Số câu: 1 Số điểm: 0,5 |
Số câu: 1 Số điểm: 2,0 |
Số câu: 0 Số điểm: 0 |
Số câu: 3 Số điểm: 3,25 tỉ lệ%: 32,5% |
2. Tiếng Việt Cấu tạo từ Nghĩa của từ |
– Chỉ ra từ ghép, từ láy, từ đơn |
Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển Giải thích nghĩa của từ |
|
||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
Số câu: 1,0 Số điểm: 0,75 |
Số câu: 1 Số điểm: 1,0 |
Số câu: 0 Số điểm: 0 |
Số câu: 0 Số điểm: 0 |
Số câu: 2 Số điểm: 1,75 tỉ lệ%: 17,5% |
3. Tập làm văn. – Ngôi kể trong văn kể chuyện – Phương pháp kể chuyện |
Em học xong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, em hãy đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện đó |
|
|||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
|
|
|
Số câu: 1 Số điểm: 5,0 |
Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ%: 50% |
– Tổng số câu: – Tổng số điểm: – Tỉ lệ% |
Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% |
Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ 15% |
Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ 20% |
Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ : 50% |
Số câu: 6 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% |
Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022
PHÒNG GD&ĐT………. TRƯỜNG THCS………… |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM 2021 – 2022 |
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy…
(SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2: Xác định từ theo cấu tạo trong câu sau:
“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức”
Câu 3: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?
Câu 4: Hãy cho biết từ “xuân” trong câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ “xuân’’ trong các câu đó.
Mùa xuân (1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)
(Hồ Chí Minh)
Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 5 câu) trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.
PHẦN II: VIẾT (5 điểm).
Em học xong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, em hãy đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện đó.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022
I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm |
||
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 |
– Đoạn văn trên trích từ văn bản Thánh Gióng – Văn bản Thánh Gióng thể loại truyện truyền thuyết – PTBĐ chính: Tự sự |
0,25 0,25 0,25 |
Câu 2 |
“Tục truyền/ đời /Hùng Vương/ thứ sáu/, ở/ làng Gióng/ có /hai /vợ chồng/ ông lão/ chăm chỉ /làm ăn /và /có /tiếng /là /phúc đức” Từ ghép: tục truyền, Hùng Vương, thứ sáu, làng Gióng, vợ chồng, ông lão, làm ăn, phúc đức Từ láy: chăm chỉ Từ đơn: đời, ở, có, hai, và, là |
0,25 0,25 0,25 |
Câu 3 |
Đoạn văn kể về sự ra đời vừa bình thường, vừa kì lạ của Thánh Gióng |
0,5 |
Câu 4 |
– Từ “xuân” trong câu thơ: “Mùa xuân là tết trồng cây” được dùng theo nghĩa gốc (Mùa xuân chỉ một loại mùa đặc trưng, để phân biệt thời tiết trong năm). – Từ “xuân” trong câu thơ: “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.” được dùng theo nghĩa chuyển (ý nói đất nước mãi tươi trẻ, tràn đầy sức sống). |
0,5 0,5 |
Câu 5 |
Viết một đoạn văn (khoảng 3-5 câu) trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng. Đảm bảo cấu trúc và cách trình bày của đoạn văn, có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, đặt câu đúng quy tắc, chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt; đảm bảo độ dài từ 3 đến 5 câu. Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân mình theo yêu cầu của đề, nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản sau: + Thể hiện quan niệm của dân gian về người anh hùng: khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công. + Cho thấy sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh và tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm luôn đe dọa đất nước. + Hình ảnh Gióng mang hùng khí của cả dân tộc, là kết quả của tinh thần đoàn kết của nhân dân + Tạo nên sự hấp dẫn li kì cho truyện. |
0,5 1,5 |
II.Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,5 điểm |
||
Mở bài |
Đóng vai nhân vật Sơn Tinh để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh |
0,5 |
Thân bài |
– Kể về lý do của câu chuyện: vua Hùng thứ mười tám kén chồng cho công chúa Mị Nương, con gái của mình nên tới cầu hôn. – Kể về diễn biến sự việc tranh giành Mị Nương với Thủy Tinh: + Vua tổ chức cuộc thi tài kén rể nhưng mãn không tìm được ra người chiến thắng + Khi tôi và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn, một người ở vùng non cao, một người ở vùng biển, ngang sức ngang tài. + Nhà vua ưng ý cả hai người nhưng không biết chọn ai nên truyền mời chư hầu vào bàn bạc. + Vua bèn phó rằng nếu ai đem được sính lễ cầu hôn theo yêu cầu tới trước thì sẽ gả con gái cho, tôi mang đầy đủ lễ vật đến trước và rước Mị Nương về. + Thủy Tinh căm phẫn, không phục nên dâng nước đuổi đánh tôi khiến kinh thành Phong Châu ngập trong biển nước, nhưng cuối cùng hắn cũng không thể thay đổi được kết cục. |
1,0 2,5 |
Kết bài |
Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện |
0,5 |
III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm |
||
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. |
0,25 |
|
Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện ngôi thứ nhất, tuy nhiên em có thể chọn những từ ngữ khác nhau để chỉ ngôi thứ nhất: ta, tôi, mình, tớ,… phù hợp với địa vị, giới tính,.. của nhân vật em đóng vai cũng như bối cảnh kể |
0,25 |
Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Cấp độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
1.Sơ đồ tư duy |
HS trình bày được khái niệm và tác dụng của sơ đồ tư duy Hs biết được các thành phần của sơ đồ tư duy |
HS hiểu được ưu, nhược điểm của sơ đồ tư duy HS hiểu được chủ đề chính, chủ đề nhánh trong sơ đồ tư duy |
|||||||
Số câu |
3 (C1,2,5) |
1 (C13) |
2 (C3, 4) |
1 (C14) |
|
|
|
|
7 |
Số điểm |
0,75 |
1,5 |
0,5 |
3 |
|
|
|
|
5,75 |
Tỉ lệ (%) |
7,5 |
15 |
5 |
30 |
|
|
|
|
57,5 |
2. Định dạng văn bản |
HS biết được các thao tác cơ bản khi định dạng văn bản |
HS hiểu được các lệnh định dạng một đoạn văn bản, một trang văn bản |
HS sử dụng được những lệnh để căn chỉnh lề của các đoạn văn bản |
||||||
Số câu |
2(C6,7) |
|
2(C8,9) |
|
|
1(C15) |
|
5 |
|
Số điểm |
0,5 |
|
0,5 |
|
|
1,5 |
|
|
2,5 |
Tỉ lệ (%) |
5 |
|
5 |
|
|
15 |
|
|
25 |
3. Trình bày thông tin ở dạng bảng |
HS biết được khái niệm trình bày thông tin ở dạng bảng |
Hs hiểu được các lệnh trong điều chỉnh hàng, cột trong trình bày thông tin ở dạng bảng |
Hs sử dụng được các lệnh trong trình bày thông tin ở dạng bảng |
|
|||||
Số câu |
1 (C10) |
|
2 (C11,12) |
|
|
|
1 (C16) |
4 |
|
Số điểm |
0,25 |
|
0,5 |
|
|
|
|
1 |
1,75 |
Tỉ lệ (%) |
2,5 |
|
5 |
|
|
|
|
10 |
17,5 |
Tổng số câu |
7 |
7 |
|
1 |
|
1 |
16 |
||
Tổng số điểm |
3 |
4,5 |
|
1,5 |
|
1 |
10 |
||
Tỉ lệ (%) |
30 |
45 |
25 |
100 |
Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2021 – 2022
Trường:……………………. |
KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM 2021 – 2022 |
A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
* Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 12 (mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu 1: Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành:
A. tiêu đề, đoạn văn.
B. chủ đề chính, chủ đề nhánh.
C. mở bài, thân bài, kết luận.
D. chương, bài, mục.
Câu 2: Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:
A. Bút, giấy, mực.
B. Phần mềm máy tính.
C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,…
D. Con người, đồ vật, khung cảnh,…
Câu 3: Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?
A. Khó sắp xếp, bố trí nội dung.
B. Hạn chế khả năng sáng tạo.
C. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cứ đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm.
D. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người.
Câu 4: Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính?
A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian mở rộng, dễ dàng sửa chữa, thêm bớt nội dung.
B. Có thể chia sẻ được cho nhiều người.
C. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ.
D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác.
Câu 5: Phát biểu nào sai về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt?
A. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn.
B. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng.
C. Nên bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính.
Câu 6: Các phần văn bản được phân cách nhau bởi dấu ngắt đoạn được gọi là:
A. Dòng.
B. Trang.
C. Đoạn.
D. Câu.
Câu 7: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản?
A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng.
B. Chọn chữ màu xanh.
C. Căn giữa đoạn văn bản.
D. Thêm hình ảnh vào văn bản.
Câu 8: Việc phải làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là:
A. Vào thẻ Home, chọn nhóm lệnh Paragraph.
B. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản.
C. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản.
D. Nhấn phím Enter.
Câu 9: Trong phần mềm soạn thảo văn bản Word 2010, lệnh Portrait dùng để
A. chọn hướng trang đứng.
B. chọn hướng trang ngang.
C. chọn lề trang.
D. chọn lề đoạn văn bản.
Câu 10: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?
A. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng.
B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn.
C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số.
D. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,…
Câu 11: Sử dụng lệnh Insert/Table rồi dùng chuột kéo thả để chọn số cột và số hàng thì số cột, số hàng tối đa có thể tạo được là:
A. 10 cột, 10 hàng.
B. 10 cột, 8 hàng.
c. 8 cột, 8 hàng.
D. 8 cột, 10 hàng.
Câu 12: Để chèn một bảng có 30 hàng và 10 cột, em sử dụng thao tác nào?
A. Chọn lệnh Insert/Table, kéo thả chuột chọn 30 hàng, 10 cột.
B. Chọn lệnh Insert/Table/Table Tools, nhập 30 hàng, 10 cột.
C. Chọn lệnh Insert/Table/Insert Table, nhập 30 hàng, 10 cột.
D. Chọn lệnh Table Tools/Layout, nhập 30 hàng, 10 cột.
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu 13: (1,5 điểm) Sơ đồ tư duy là gì? Nêu tác dụng của sơ đồ tư duy?
Câu 14: (3 điểm) Quan sát Hình 9 và cho biết:
a) Tên của chủ đề chính.
b) Tên các chủ đề nhánh.
c) Có thể bổ sung thêm chủ đề nhánh nào nữa không?
Câu 15: (1,5 điểm) Bạn Minh đã soạn thảo một câu ca dao và định dạng văn bản như Hình 11. Theo em, bạn Minh đã sử dụng những lệnh nào để căn chỉnh lề của các đoạn văn bản? Giải thích?
Câu 16: (1 điểm) Ghép mỗi lệnh ở cột bên trái với ý nghĩa của chúng ở cột bên phải cho phù hợp.
1) Insert Left |
a) Chèn thêm hàng vào phía trên hàng đã chọn. |
2) Insert Right |
b) Chèn thêm hàng vào phía dưới hàng đã chọn. |
3) Insert Above |
c) Chèn thêm cột vào phía bên trái cột đã chọn. |
4) Insert Below |
d) Chèn thêm cột vào phía bên phải cột đã chọn. |
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2021 – 2022
A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
* Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 12 (mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
B |
C |
D |
C |
D |
C |
D |
C |
A |
C |
B |
C |
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 13:
|
– Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối. – Sơ đồ tư duy tận dụng tối đa khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay phân tích vấn đề. |
0,75
0,75 |
Câu 14: |
a) Tên chủ đề chính: sổ lưu niệm lớp 6. b) Tên các chủ đề nhánh: Các bài viết cảm nghĩ; Giới thiệu thành viên; Giáo viên; Hoạt động, sự kiện. c) Có thể bổ sung thêm nội dung: Những hình ảnh đáng nhớ. |
0,5 1,5
1 |
Câu 15:
|
– Tiêu đề: Căn lề giữa. – Khổ thơ: Căn thẳng lề trái và tăng mức thụt lề, đặt khổ thơ lùi vào một khoảng cách tạo điểm nhấn cho văn bản. – Dòng cuối: Căn thẳng lề phải. |
0,5 0,5
0,5 |
Câu 16:
|
1 – c 2 – d 3 – a 4 – b |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng ở mức cao hơn | ||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
CHỦ ĐỀ 7 : Nguyên sinh vật và động vật. |
– Động vật không xương sống và động vật có xương sống |
– vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống |
3 câu 2,5 25% |
||||||
Số câu |
2 câu |
|
|
|
|
1 câu |
|
|
|
Số điểm Tỉ lệ |
1 10% |
|
|
|
|
1,5 15% |
|
|
|
CHỦ ĐỀ 8 : Đa dạng sinh học. |
– Đa dạng sinh học.Ý nghĩa của đa dạng sinh học đối với sinh vật và cuộc sống con người |
. |
1 câu 1,5 15 %
|
||||||
Số câu |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
Số điểm Tỉ lệ |
|
|
|
1,5 15% |
|
|
|
|
|
CHỦ ĐỀ 9 : Nhiệt và tác dụng của nó đối với sinh vật |
– Sự co dãn vì nhiệt. |
2 câu 1 10% |
|||||||
Số câu |
2 câu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số điểm Tỉ lệ |
1 10% |
|
|
|
|
|
|
|
|
CHỦ ĐỀ 10: Lực và các máy cơ đơn giản. |
– Trọng lực. – Hai lực cân bằng – Lực ma sát |
– Lực kế – Vận tốc của chuyển động |
|
|
|
– Chuyển động cơ, vận tốc của chuyển động. – Hai lực cân bằng. |
5 câu 4,5 45% |
||
Số câu |
3 câu |
|
1 câu |
1 câu |
|
|
|
1 câu |
|
Số điểm Tỉ lệ |
1,5 15% |
|
0,5 5% |
1 10% |
|
|
|
2 20% |
|
Tổng |
7(3,5) |
|
3(3)
|
|
1 |
1(2) |
12 |
||
3,5 35% |
30% |
1,5 15% |
2 20% |
10 100% |
Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022
PHÒNG GD&ĐT…… TRƯỜNG THCS…… |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II |
Phần A. Trắc nghiệm (4 điểm) Chọn một trong các phương án A, B, C, D trước phương án trả lời đúng ( Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: Khi nhiệt độ tăng, sự co dãn vì nhiệt của loại chất nào là lớn nhất:
A. Chất rắn
B. Chất lỏng
C. Chất khí
D. Sự dãn nở vì nhiệt như nhau
Câu 2: Trong các động vật sau, đâu là loài động vật có xương sống:
A. Giun đất
B. Ốc sên
C. Châu chấu
D. Thỏ
Câu 3: Đâu là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với các ngành động vật khác:
A. Môi trường sống
B. Cột sống
C. Hình thái
D. Bộ xương
Câu 4: Nước có thể tồn tại ở những trạng thái nào :
A. Rắn
B. Lỏng
C. Khí (hơi)
D. Cả A, B, C.
Câu 5: Khi nước sôi ta tiếp tục đun thì nhiệt độ của nước:
A. Tăng lên
B. Giảm xuống
C. Không đổi
D. Tăng lên rất nhanh
Câu 6: Nhiệt kế nào dùng để đo nhiệt độ cơ thể người
A. Nhiệt kế y tế
B. Nhiệt kế rượu
C. Nhiệt kế hơi nước
D. Không có nhiệt kế nào
Câu 7: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây.
A. Làm nóng lút
B. Làm nóng cổ lọ
C. Làm lạnh cổ lọ
D. Cho cổ lọ vào nước
Câu 8: Thói quen nào làm cho trẻ em bị nhiễm giun?
A. Nghịch phá đồ vật
B. Cho tay vào miệng
C. Ngoái mũi
D. Hay dụi mắt
Phần B. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 9: (1,5 điểm)
Trình bày vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống?
Câu 10: (1,5 điểm)
Đa dạng sinh học là gì? Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng thấp hay cao?
Câu 11: (2 điểm)
Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy ngay lại thì nút có thể bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Câu 12 (1 điểm):
a. Thế nào là sự đông đặc? Thế nào là sự ngưng tụ?
b. Lấy ví dụ về sự đông đặc và sự ngưng tụ trong thực tế?
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022
A.Trắc nghiệm(4đ)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Ðáp án |
C |
B |
D |
B |
D |
A |
B |
D |
B. Tự luận (6đ)
Câu 9: (1,5 điểm)
Trình bày đúng vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống.
- Làm thực phẩm: tôm, cua, mực, sứa,…
- Làm dược liệu: mật ong, vỏ bào ngư,…
- Làm màu mỡ đất đai: giun đất
- Làm thức ăn cho động vật khác: châu chấu, dế mèn…
- Làm sạch môi trường nước, tạo môi trường sống cho nhiều sinh vật khác: san hô ……
Câu 10: (1,5 điểm)
- Đa dạng sinh học là sự phong phú của sinh vật và môi trường sống của chúng
- Đa dạng về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài. Đa dạng sinh học làm cho môi trường sống của sinh vật và con người ổn định
- Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao.
Câu 11: (2 điểm)
- Sau khi rót nước ra khỏi phích thì có một lượng không khí dồn vào phích, lượng không khí này bị nước nóng làm cho nóng lên, nở ra và đẩy nút bật lên
- Để tránh hiện tượng trên ta nên mở nút một lát cho không khí sau khi dãn nở thoát ra ngoài rồi hãy đóng nút.
Câu 12: (1 điểm)
- Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
- Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
- Lấy được ví dụ
Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 6 năm 2021 – 2022
Choose the best answer to complete each sentence.
1. ________ eat too much sweets. It’s not good for your teeth.
A. Do
B. Please
C. Don’t
D. Can’t
2. As it is very hot in summer in Viet Nam, we always________ swimming.
A. play
B. do
C. make
D. go
3. “ I’ve just got a total scholarship form my university.” – “ ………………………”
A. Really
B. Thank you
C. Congratulations
D. Well
4. Many school girls ________ yoga to keep fit.
A. play
B. went
C. do
D. go
5. ________ it is raining heavily, we will cancel the outside camping.
A. Because
B. Although
C. When
D. So
6.This is the ________ building in the town .
A. highly
B. most high
C. higher
D. highest
Give correct form of the verbs in the brackets to complete the following sentences.
1. Binh (not/ do) ______ his homework yet.
2. You (watch) ______ the basketball match on TV last Monday?
3. Peter never (see) ______ a panda.
4. Vinh (be) ______ a student when he won a first prize in Science.
5. My aunt and uncle (visit) ______ Da Lat last Spring.
6. I (be) ______ to Quy Nhon beach once.
Read the passage and write T (true) or F (false) before the sentences below.
Today, badminton becomes a very popular sports activity. It spreads quickly from the city to the countryside. People need only a pair of rackets, a shuttlecock, a net and a small piece of land to play the game. Two or four players hit the shuttlecock over the net with their rackets. People can play badminton in their free time or in a competition. Now there are many badminton competitions and even a World Cup. The strongest countries in badminton are Indonesia, China and South Korea.
1. Badminton is a very popular sports activity.
2. Three people can play badminton together.
3. People can only play badminton in a competition.
4. World Cup has badminton.
5. Indonesia, China and South Korea are strongest countries in badminton.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 6 năm 2021 – 2022
Choose the best answer to complete each sentence.
1 – C; 2 – D; 3 – C; 4 – C; 5 – A; 6 – D;
Give correct form of the verbs in the brackets to complete the following sentences.
1. Binh (not/ do) ___hasn’t done___ his homework yet.
2. You (watch) __Did you watch____ the basketball match on TV last Monday?
3. Peter never (see) __has never seen____ a panda.
4. Vinh (be) ___was___ a student when he won a first prize in Science.
5. My aunt and uncle (visit) __visited____ Da Lat last Spring.
6. I (be) ___has been___ to Quy Nhon beach once.
Read the passage and write T (true) or F (false) before the sentences below.
1 – True; 2 – False; 3 – False; 4 – True; 5 -True;