Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020 – 2021 (Có đáp án), Bộ đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020 – 2021 là tài liệu vô cùng hữu ích gồm
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020 – 2021 gồm 4 đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn có đáp án chi tiết kèm theo giúp các bạn học sinh lớp 11 hệ thống lại kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới.
Đề thi bám sát kiến thức trong SGK Ngữ văn lớp 11 nửa đầu học kì 1. Đề gồm 2 phần đọc hiểu và làm văn với thời gian làm bài là 90 phút. Mời các bạn tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11
Đề thi giữa học kì 1 lớp 11 môn Văn – Đề 1
SỞ GD&ĐT ……………….. TRƯỜNG THPT…………… |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút |
I. Đọc hiểu (5.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.
Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn[…]. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta chỉ già đi khi để tâm hồn mình héo hon. Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống sẽ tạo ra những vết nhăn trong tâm hồn chúng ta.
(Mac Anderson, Điều kì diệu của thái độ sống, Nxb Tổng hợp TP.HCM, 2008, trang 68)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản. (1.0 điểm)
Câu 2. Trong vế câu “Sự thờ ơ với cuộc sống sẽ tạo ra những vết nhăn trong tâm hồn”, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nêu cách hiểu ngắn gọn của anh chị về nghĩa của từ đó. (1.0 điểm)
Câu 3. Văn bản gửi đến anh/chị thông điệp gì (trả lời ngắn gọn)? (1.0 điểm)
Câu 4. Viết đoạn văn (từ 15 đến 20 dòng) làm rõ ý: “Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn”. (2.0 điểm)
II. Làm văn (5.0 điểm)
Cảm nhận tâm sự của Tú Xương gửi gắm trong bài thơ Thương vợ.
Đề thi giữa học kì 1 lớp 11 môn Văn – Đề 2
I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.”
(Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục)
1) Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai ? (1,0 điểm)
2) Vì sao biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan ? (1,0 điểm)
3) Chỉ ra và cho biết tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản (1,0 điểm)
II. Làm văn (7,0 điểm)
Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.
Đề thi giữa học kì 1 lớp 11 môn Văn – Đề 3
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi dưới đây:
“ Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời. Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?” (Trích Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm)
a. Nội dung chính của đoạn văn trên? (1,0 điểm)
b. Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn trên có tên gọi chung là gì? Nó thể hiện đặc điểm nào về mặt nghệ thuật của văn học trung đại? (1,0 điểm)
c. Tư thế “ Ghé chiếu” của vua Quang Trung có hiệu quả thuyết phục như thế nào với sĩ phu Bắc Hà? (1,0 điểm)
Câu 2. (7,0 điểm)
Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Qua số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay?
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11
Đáp án đề thi giữa học kì 1 Văn 11 – Đề 1
NỘI DUNG | ĐIỂM |
I. ĐỌC HIỂU | 5.0 |
1. Xác định phương thức biểu đạt và phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản. – Phương thức biểu đạt: Nghị luận – Phong cách ngôn ngữ chính luận |
0.5 0.5 |
2. Từ chuyển nghĩa – Từ “vết nhăn” được dùng theo nghĩa chuyển. – Ý nghĩa: Biểu thị sự già nua, chai sạn trong tâm hồn |
0.5 0.5 |
3. Văn bản gửi đến thông điệp: – Đừng để tâm hồn trở nên già nua. – Hãy giữ cho tâm hồn luôn tươi trẻ bằng cách sống mạnh mẽ, lạc quan, can đảm, yêu thương. |
1.0
|
4. Viết đoạn văn * Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn chỉnh theo lối diễn dịch, chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề. * Yêu cầu về kiến thức: – Giải thích: Câu nói bàn về những biểu hiện của tuổi trẻ. – Bàn luận: + Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát: sống dũng cảm, dám nói, dám làm, thể hiện bản lĩnh cá nhân. + Tuổi trẻ thể hiện ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn: sống tích cực, nhiệt huyết, luôn muốn thử thách bản thân, tìm kiếm điều mới mẻ. – Bài học: Hãy sống dũng cảm và nhiệt huyết để không phí hoài tuổi trẻ và đời người. Thí sinh có thể trình bày bài làm theo những cách khác, nhưng phải nhưng phải hợp lí, thuyết phục; Giáo viên linh hoạt trong đánh giá. |
0.5
1.5 |
II. LÀM VĂN: Cảm nhận tâm sự của Tú Xương gửi gắm trong bài thơ Thương vợ |
5.0 |
a. 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. |
0.5 |
b. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tâm sự của Trần Tế Xương gửi gắm trong bài thơ “Thương vợ” |
0.5 |
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. |
3.0 |
– Giới thiệu tác giả Trần Tế Xương, tác phẩm “Thương vợ”, vấn đề nghị luận: Tâm sự của nhà thơ, dẫn thơ. – Cảm nhận tâm sự của Tú Xương: + Thấu hiểu, yêu thương, quý trọng, tri ân vợ + Tự trách mình, nhận ra sự bất lực của bản thân trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. + Chửi đời, lên án xã hội bạc bẽo, bất công. – – Đánh giá: + Lời thơ giản dị, sâu sắc, kết hợp giữa trữ tình và trào phúng, sử dụng sáng tạo thi liệu dân gian. + Tấm lòng sâu nặng với vợ, nhân cách cao đẹp và thái độ bất mãn trước thời đại của Tú Xương. |
0.5
2.0
0.5 |
c. 4. Sáng tạo – Liên hệ tác phẩm khác – Ý mới mẻ, sâu sắc |
0.5 |
d. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu |
0.5 |
Đáp án đề thi giữa học kì 1 Văn 11 – Đề 2
Phần | Đáp án | Điểm |
Đọc hiểu |
1/ Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Văn bản trên được trích trong tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ. |
1,0 |
2/ Vì sao biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan? Biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan vì đó là cách tốt nhất giúp ông thể hiện tài năng và thực hiện lí tưởng (trí quân trạch dân) của mình. |
1,0 |
|
3/ Chỉ ra và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản? Những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản: – Liệt kê những danh vị, chức vụ: Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc, đại tướng, Phủ doãn. – Điệp từ “khi” – Tác dụng: Thể hiện niềm tự hào của tác gỉa vì ông đã tạo dựng được một sự nghiệp lẫy lừng, hơn đời. |
1,0
|
|
Làm văn |
Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ |
7,0 |
1/ Yêu cầu về kĩ năng – Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, phân tích hình ảnh một nhân vật trong tác phẩm thơ – Bài có bố cục 3 phần rõ rệt; diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. 2/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Trần Tế Xương và bài thơ Thương vợ, học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý sau: |
|
|
a/ Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. |
0,5 |
|
b/ Thân bài * Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ: – Hình ảnh người phụ nữ với gánh nặng gia đình trên vai. (Học sinh phân tích hai câu đề và hai câu thực để thấy được công việc làm ăn nhọc nhằn, vất vả, đầy hiểm nguy và gánh nặng mà bà Tú phải đảm đương để mưu sinh) – Hình ảnh người phụ nữ với số kiếp vất vả và món nợ tình phải trả trong cuộc đời. (Học sinh phân tích các hình ảnh lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước, thành ngữ một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa để thấy được điều đó) – Hình ảnh người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn: Chịu thương chịu khó, đảm đang tháo vát, trọn vẹn trách nhiệm làm vợ làm mẹ; cam chịu, chấp nhận, không một lời oán thán, chì chiết.(Học sinh phân tích các từ ngữ nuôi đủ, âu đành phận, dám quản công…để thấy được đức hạnh và vẻ đẹp tâm hồn của bà Tú. |
4,0 |
|
* Nhận xét, đánh giá: – Hình ảnh bà Tú hiện lên qua cảm nhận của người chồng là nhà thơ Trần Tế Xương nên rất khách quan, sinh động. Tú Xương đã khắc hoạ hình tượng người vợ của mình bằng sự thấu hiểu, lòng yêu thương chân thành, sâu sắc và bằng cả tài năng của một người nghệ sĩ tài hoa. – Bà Tú là một trong những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời trung đại, tiếp nối đề tài quen thuộc của văn học dân gian và trở thành tiền đề để đề tài này tiếp tục phát triển trong văn học hiện đại. |
2,0 |
|
c/ Kết bài: Khẳng định hình ảnh bà Tú là một hình ảnh đẹp, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về người phụ nữ Việt Nam. |
0,5 |
|
Lưu ý |
– Chỉ cho điểm tối đa khi HS đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. |
|
Đáp án đề thi giữa học kì 1 Văn 11 – Đề 3
Câu 1. (3,0 điểm)
a. Nội dung của đoạn văn trên là:
– Cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà khi Quang Trung ra Bắc phù Lê diệt Trịnh là vẫn còn e dè, nghi ngại, giữ mình là chính, thậm chí ẩn dật uổng phí tài năng. (0,5 điểm)
– Thái độ khiêm tốn, sẵn sàng chờ đợi và trọng dụng người tài của người xuống chiếu. (0,5 điểm)
b. Phần in đậm là những điển tích điển cố, thể hiện đặc điểm của văn học trung đại là lối tư duy theo kiểu mẫu đã có sẵn, hướng về cái đẹp trong quá khứ, ưa sử dụng những điển tích điển cố, những thi liệu Hán học. (1,0 điểm)
c. Tư thế “ghé chiếu” là một điển tích vừa cho thấy thái độ khiêm tốn sẵn sàng chờ đợi và trọng dụng hiền tài của Quang Trung vừa thể hiện vốn hiểu biết uyên thâm, tài văn chương của tác giả. Người nghe vì thế thêm nể trọng vì những điều đã được viết ra. (1,0 điểm)
Câu 2. (7,0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng
Làm đúng kiểu bài phân tích, cảm thụ thơ trữ tình.
– Khi viết bài, người viết có thể vận dụng nhiều thao tác nghị luận như phân tích, giải thích, chứng minh, nêu cảm nghĩ…
2. Yêu cầu về kiến thức
a. Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương, tác phẩm Tự tình II. 0,5
b. Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
– Hai câu đề: Tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng xót xa thấm thía cho sự rẻ rúng, bẽ bàng duyên phận. (1,0 điểm)
– Hai câu thực: Tìm đến rượu để quên đời, nhưng không quên được; tìm đến vầng trăng để mong tìm tri âm, chia sẻ nhưng chỉ thấy đêm tàn, trăng khuyết, tuổi xuân trôi qua mà tình duyên không trọn vẹn. (1,0 điểm)
– Hai câu luận: Tả cảnh thiên nhiên kỳ lạ phi thường, đầy sức sóng: Muốn phá phách, tung hoành => Cá tính Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận. Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: Sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình. (1,0 điểm)
– Hai câu kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. (1,0 điểm)
– Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ. (0,5 điểm)
c. Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay. (1,5 điểm)
– Quan niệm về người phụ nữ trong xã hội xưa: Phần lớn phụ nữ Việt Nam thời xưa không được coi trọng, không có được những địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải chịu nhiều sự áp đặt, bất công, tư tưởng trọng nam khinh nữ
– Quan niệm về người phụ nữ trong xã hội ngày nay:
+ Vẫn có trách nhiệm tề gia nội trợ, vẫn giữ được nét dịu dàng, khiêm nhường của người phụ nữ truyền thống.
+ Là những công dân bình đẳng trong cộng đồng xã hội. Không còn phải cam chịu số phận, không còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông như phụ nữ xưa. Họ có quyền được học hành, làm việc, cống hiến cho sự phát triển của xã hội.
d. Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ. (0,5 điểm)
3. Cách cho điểm
– Điểm 7: Đáp ứng tất cả các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
– Điểm 5 – 6: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
– Điểm 3 – 4: Đáp ứng được một phần yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
– Điểm 1 – 2: Chưa hiểu kỹ đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ.
– Điểm 0: Lạc đề hoặc không làm bài.
……..
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết