Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 – 2021, Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 – 2021 gồm 6 đề thi, có đáp án kèm theo. Giúp các em
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 – 2021 gồm 6 đề thi, có đáp án kèm theo. Giúp các em học sinh lớp 6 dễ dàng ôn tập, luyện giải đề, rồi so sánh với kết quả bài làm của mình.
Bộ tài liệu này giúp các bạn hệ thống kiến thức đã học, cũng như giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi. Chúc các bạn học sinh làm bài kiểm tra giữa kì 1 đạt kết quả cao.
Xem Tắt
Đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn – Đề 1
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn 6
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Sáng tạo | Tổng cộng |
1. Đọc-hiểu
|
– Nhớ tên văn bản, thể loại – Các cách giải thích nghĩa của từ |
– Hiểu được nội dung, phương thức biểu đạt của đoạn văn. – Thông hiểu và giải thích nghĩa của từ. |
|
|
|
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
2 2,0 20% |
2 2,0 20% |
|
|
4 4,0 40% |
2. Tập làm văn
|
Mở bài: Giới thiệu chung về người định kể. |
Kết bài: – Nêu cảm nghĩ của em về bạn. – Liên hệ nêu mong ước của bản thân.
|
Thân bài: – Miêu tả khái quát về người bạn của em. – Tính tình của bạn ấy khi tiếp xúc với em. – Kể một kỉ niệm giữa em và bạn . |
Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, có tính sáng tạo.
|
|
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
1/4 1,0 10% |
1/4 1,0 10% |
1/4 3,0 30% |
1/4 1,0 10% |
1 6,0 60% |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
2+ 1/4 3,0 30% |
2+ 1/4 3,0 30% |
1/4 3,0 30% |
1/4 1,0 10% |
5 10,0 100% |
Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn 6
Trường: ……………… Lớp:………………….
|
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) |
I. ĐỌC-HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:
“Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt”.
(Trích Ngữ văn 6 – Tập I).
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Thể loại là gì? (1,0 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.? (1,0 điểm)
Câu 3: Nêu các cách giải thích nghĩa của từ? (1,0 điểm)
Câu 4: Hãy giải thích nghĩa của từ “lẫm liệt”? (1,0 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm )
Kể về một người bạn thân của em.
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2020- 2021
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
I/ ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
– Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Tên văn bản: Thánh Gióng.
+ Thể loại: Truyền thuyết .
– Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm )
+ Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên.
– Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 2: (1,0 điểm)
– Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Nội dung của đoạn văn: Gióng lớn lên thể hiện sức mạnh của toàn dân, của lòng yêu nước.
+ Phương thức biểu đạt đoạn văn: Tự sự.
– Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm)
+ Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên.
– Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 3: (1,0 điểm)
– Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
Có hai cách giải nghĩa từ:
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
– Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm)
+ Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên.
– Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 4: (1,0 điểm)
– Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Giải thích từ “lẫm liệt”: hùng dũng, oai nghiêm.
– Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)
— Tiêu chí về nội dung phần bài viết : (5,0 điểm)
1. Mở bài: (1,0 điểm)
Giới thiệu chung về người định kể (Có thể thêm vầng thơ, bài thơ vào rồi giới thiệu về người đó…)
– Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu truyện được kể hay, tạo ấn tượng, có tính sáng tạo.
– Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu chung về sự việc nhưng chưa hay, chưa có tính sáng tạo.
– Mức không đạt: (0 điểm)
– Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có mở bài.
2. Thân bài: (3,0 điểm)
– Mức đạt tối đa: (3,0 điểm)
+ Miêu tả khái quát về người bạn của mình. (Về mái tóc, thân hình, nước da, khuôn mặt/ Em đã chơi với bạn bao nhiêu năm….) (Về cử chỉ, nét mặt, điệu bộ…)
+ Tính tình của bạn ấy khi tiếp xúc với em (Dễ thương, hòa đồng, dễ gần gũi…)
+ Một việc tốt mà bạn đã làm với em, với mọi người (Giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay đơn thuần là giúp em một bài toán khó nào đó….)
+ Kể một kỉ niệm giữa em và bạn khi còn nhỏ, đã làm em nhớ mãi đến hôm nay. Có thể kể một câu chuyện buồn giữa em và bạn để giờ đây em phải hối hận…
– Mức chưa đạt tối đa: (0,5 – 2,5 điểm)
Chỉ đạt một, hai, ba trong 4 yêu cầu trên.
– Mức không đạt: (0 điểm)
Sai kiến thức cơ bản hoặc không đề cập các ý trên.
3. Kết bài (1,0 điểm)
– Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Nêu cảm nghĩ của em về bạn.
+ Liên hệ nêu mong ước của bản thân.
– Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên.
– Mức không đạt: (0 điểm)
+ Kết bài sai kiến thức hoặc không có kết bài.
— Các tiêu chí khác: (1,0 điểm)
1. Hình thức: (0,5 điểm).
– Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)
Viết bài văn đủ bố cục 3 phần, các ý sắp xếp hợp lí, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng.
– Mức không đạt: (0 điểm)
Không hoàn chỉnh bài viết, sai nhiều về lỗi chính tả, lỗi dùng từ diễn đạt, chữ viết xấu, khó đọc.
2. Tính sáng tạo: (0,5 điểm)
– Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Bài viết sinh động, có nhiều ý hay, diễn đạt tốt.
+ Biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm vào viết văn tự sự.
– Mức không đạt: Bài viết sơ lược, không biết kết hợp yếu tố kể, biểu cảm vào viết văn tự sự.
Lưu ý: Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn – Đề 2
Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6
Mức độ NLĐG |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng |
I. Đọc- hiểu Ngữ liệu: văn bản tự sự. Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Một văn bản dài dưới 150 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình. |
– Nêu phương thức biểu đạt chính/ phong cách ngôn ngữ/ văn bản trích/ thể loại. |
– Hiểu được nội dung, ý nghĩa của từ ngữ/ văn bản… |
– Trình bày suy nghĩ của bản thân về một chi tiết trong văn bản. |
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0,5 5% |
2 1,5 15% |
1 1,0 10% |
|
4 3 30% |
II. Tạo lập văn bản Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu |
|
|
Viết 1 đoạn văn nghị luận theo yêu cầu. |
Kể lại một truyền thuyết/ cổ tích. |
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
|
|
1 2,0 20% |
1 5 50% |
2 7 70% |
Tổng số câu Số điểm toàn bài Tỉ lệ % điểm toàn bài |
1 0,5 5% |
2 1,5 15% |
2 3,0 30% |
1 5 50% |
6 10 100% |
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6
I. Đọc hiểu văn bản:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
…“Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra đến giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân!”.
Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp thanh gươm và lặn xuống. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.” …
(Ngữ văn 6, tập 1)
Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản là truyền thuyết hay cổ tích?
Câu 2: (0,5 điểm) Đoạn văn trên kể về sự việc gì?
Câu 3: (1 điểm) Em hãy cho biết có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu từ và chỉ rõ các từ phức trong câu: “Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy.”.
Câu 4: (1 điểm) Ngoài văn bản được trích trên, em hãy kể tên 2 truyền thuyết mà em biết có sự xuất hiện của nhân vật Lạc Long Quân (Long Quân, Đức Long Quân) hoặc Rùa Vàng (Rùa thần, Thần Kim Quy).
II. Tạo lập văn bản:
Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) để giải thích tại sao Đức Long Quân chỉ cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần mà không tặng gươm.
Câu 2: (5 điểm) Em hãy kể lại một truyện cổ tích mà em đã đọc (hoặc nghe kể) bằng lời văn của em (không kể các truyện trong sách giáo khoa Ngữ văn 6).
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
Đọc – hiểu |
1 |
– Trích từ văn bản: Sự tích Hồ Gươm. – Thể loại truyện: Truyền thuyết. |
0,25 0,25 |
2 |
Đoạn văn kể về sự việc: Đức Long Quân sai sứ giả lên đòi lại gươm thần/ hoặc Lê Lợi trả gươm cho Đức Long Quân. |
0,5 |
|
3 |
“Đứng/ ở/ mạn thuyền/, vua/ thấy/ lưỡi gươm thần/ đeo/ bên/ người/ tự nhiên/ động đậy.” – Có 16 tiếng – Có 11 từ – Các từ phức: mạn thuyền, lưỡi gươm thần, tự nhiên, động đậy. (Có thể chấp nhận phương án xác định từ: mạn/thuyền, lưỡi/ gươm/ thần). |
0,25 0,25 0,5 |
|
4 |
Học sinh tự nêu tên truyền thuyết (đảm bảo yêu cầu). Có thể nêu 1 số truyện sau: – Con Rồng cháu Tiên. – An Dương Vương xây thành Cổ Loa. – Mị Châu, Trọng Thủy. – Truyền thuyết Kinh Dương Vương. – Họ Hồng Bàng… (Kể tên đúng mỗi truyện cho 0,5 điểm) |
1,0
|
|
Phần Tạo lập văn bản |
1. |
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể viết đoạn văn nêu suy nghĩ theo hướng sau: – Là gươm thần nên phải trả cho thần => kì lạ và thiêng liêng hóa giá trị thanh gươm. – Gươm chỉ cần thiết khi có chiến tranh, lúc chiến tranh kết thúc thì không cần nữa => ước mơ, khát vọng hòa bình của nhân dân ta. (HS có thể lí giải theo hướng khác nhưng phải hợp lí mới cho điểm, ví như: trừng trị kẻ thù phải dùng bạo lực, cai trị nhân dân phải dùng ân đức … d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. |
0,25 0,25 1,0
0,25 0,25 |
2 |
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu về truyện cổ tích mình sẽ kể, Thân bài kể lại truyện cổ tích bằng lời văn của mình; kết bài khái quát được nội dung ý nghĩa truyện kể. |
0,25 |
|
b. Xác định đúng vấn đề tự sự (một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích đã đọc). |
0,25 |
||
c. Triển khai vấn đề: Kể lại một truyện (ngoài sách giáo khoa) theo một trình tự hợp lí: – Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật (chuyện xảy ra ở đâu? Bao giờ? Có những nhân vật nào? – Kể lại toàn bộ diễn biến của câu chuyện theo cốt chuyện đã đã học. (Cần chọn từ, đặt câu, chọn chi tiết,…và có thể sử dụng cả văn đối thoại để làm câu chuyện thêm phần sinh động). |
4.0 |
||
d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. |
0,25 |
||
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. |
0,25 |
………….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem nội dung chi tiết