Bộ đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 11 năm 2019 – 2020, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 11 cùng tham khảo tài liệu Bộ đề thi học kì 1 môn Địa lý
Nhằm đem đến cho các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều tài liệu học tập môn Địa lý, Tài Liệu Học Thi giới thiệu Bộ đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 11 năm 2019 – 2020.
Tài liệu bao gồm 6 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Địa lý có đáp án chi tiết kèm bảng ma trận đề thi. Đây là bộ đề thi giúp các bạn học sinh hệ thống kiến thức đã học để đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp các thầy cô có kinh nghiệm ra đề thi. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 11 năm 2019 – 2020
Đề bài
SỞ GD &ĐT ……. Trường THPT ………… |
ĐỀ THI HỌC KÌ I LỚP 11 |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Hàn Quốc, Xingapo, Hồng Kông, Đài Loan, Bra-xin, Ac-hen-ti-na thuộc các nhóm nào trong các nhóm sau đây:
A. Các nước phát triển.
B. Các nước chậm phát triển.
C. Các nước công nghiệp mới.
D. A và C đúng.
Câu 2. Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại:
A. Xuất hiện và hình thành nền kinh tế tri thức.
B. Xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.
C. Hướng nền kinh tế thế giới phát triển theo chiều sâu.
D. Phát triển kinh tế dựa vào kĩ thuật và công nghệ.
Câu 3. Biểu hiện nào sau đây chưa đúng của xu thế toàn cầu hóa TG:
A. Tồng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa có giá trị lớn và tăng mạnh.
B. Hoạt động đầu tư quốc tế tăng mạnh.
C. Chuyển giao kĩ thuật công nghệ và hợp tác trên cơ sở chuyên môn hóa.
D. Mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước đang phát triển.
Câu 4. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng TG (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu là biểu hiện của:
A. Thương mại TG phát triển mạnh.
B. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
C. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh.
D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò lớn.
Câu 5. Trái Đất nóng dần lên là do:
A. Mưa axit ở nhiều nơi trên TG.
B. Tầng ozone bị thủng.
C. Lượng CO2 tăng nhiều trong khí quyển.
D. Băng tan ở hai cực.
Câu 6. Lượng khí thải đưa vào khí quyển ngày càng tăng hàng chục tỉ tấn mỗi năm chủ yếu là do
A. Con người sử dụng nhiên liệu ngày càng nhiều
B. Các nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều
C. Các phương tiện giao thông ngày càng nhiều
D. Hiện tượng cháy rừng ngày càng nhiều
Câu 7. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản của châu Phi, nhất là các khoáng sản quý là:
A. Có trữ lượng rất lớn, có thể khai thác lâu dài phục vụ cho xã hội.
B. Có trữ lượng lớn, đang được khai thác hợp lí nên đem lại lợi ích lâu dài.
C. Phân bố không đều đem lại lợi ích cho tất cả các nước.
D. Chỉ tập trung ở một số nước, trữ lượng hạn chế, bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt.
Câu 8. Loại môi trường nào sau đây không phổ biến ở châu Phi:
A. Hoang mạc.
B. Ôn đới.
C. Nhiệt đới.
D. Cận nhiệt.
Câu 9. Trong tổng số dân cư đô thị của Mĩ La Tinh có tới:
A. 1/4 sống trong điều kiện khó khăn
B. 1/3 sống trong điều kiện khó khăn
C. 1/2 sống trong điều kiện khó khăn
D. 3/4 sống trong điều kiện khó khăn
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu vực Trung Á
A. Giàu tài nguyên thiên nhiên nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, tiềm năng thủy điện, sắt, đồng
B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.
C. Đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân theo đạo hồi cao (trừ Mông Cổ).
D. Từng có “con đường tơ lụa” đi qua nên tiếp thu được nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây.
Câu 11. Về mặt tự nhiên, Tây Nam Á không có đặc điểm là:
A. Giàu có về tài nguyên thiên nhiên
C. Nhiều đồng bằng châu thổ đất đai màu mỡ.
B. Khí hậu lục địa khô hạn
D. Các thảo nguyên thuận lợi cho chăn thả gia súc
Câu 12. Tài nguyên khoáng sản của Hoa Kì được phân bố như sau:
A. Quặng sắt ở phía bắc, vàng ở phía nam đồng bằng trung tâm.
B. Kim loại màu tập trung chủ yếu ở hệ thống núi A-pa-lat.
C. Dầu mỏ, khí đốt ở Tếch, ven vịnh Mê-hi-cô, A-lat-xca.
D. Than đá và quặng sắt có trữ lượng lớn ở miền Tây.
Câu 13. Hiện nay, dân số Hoa Kỳ đông:
A. Thứ hai thế giới
B. Thứ ba thế giới
C. Thứ tư thế giới
D. Thứ năm thế giới
Câu 14. Năm 2004, GDP của Hoa Kỳ
A. Hơn châu Á, châu Phi, kém châu Âu
B. Hơn châu Âu, châu Phi, kém châu Á
C. Hơn châu Phi, châu Âu, kém châu Á
D. Kém châu Âu, châu Á, châu Phi
Câu 15. Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kỳ như luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu, hóa chất, dệt… tập trung chủ yếu ở vùng:
A. Đông Bắc
B. Ven Thái Bình Dương
C. Đông Nam
D. Đồng bằng Trung tâm
Câu 16. Những thành tựu nổi bật có ý nghĩa nhất của châu Âu:
A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu trên thị trường thế giới.
B. Từ 6 nước thành viên ban đầu, nay đã trở thành một khối với 27 nước.
C. Thành lập thị trường chung và sử dụng đồng tiền Ơ-rô cho các nước thành viên.
D. Các nước thành viên có chung chính sách thương mại với các nước ngoài.
Câu 17. Đặc điểm nào không đúng với EU:
A. EU là một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
B. EU là liên kết kinh tế khu vực lớn trên thế giới
C. EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
D. EU là lãnh thổ phát triển đồng đều giữa các vùng
Câu 18. Chứng minh EU có vị trí hàng đầu trên TG về mặt kinh tế:
A. EU chỉ chiếm 7,1% về dân số TG và 2,2% diện tích lục địa của Trái Đất nhưng lại đứng thứ 1 TG về GDP.
B. Giá trị FDI của EU đầu tư ra nước ngoài và FDI đầu tư vào EU chỉ đứng sau Hoa Kì và trên Nhật Bản.
C. Giá trị FDI của EU đầu tư ra nước ngoài và FDI đầu tư vào EU chiếm một nửa của TG.
D. EU chỉ chiếm 7,1% về dân số TG và 2,2% diện tích lục địa của Trái Đất nhưng chiếm 60% GDP của TG.
Câu 19. Hoa Kỳ có nền nông nghiệp phát triển và đứng hàng đầu thế giới chủ yếu là do
A. Đất đai màu mỡ, sản xuất chuyên môn hóa cao, gắn liền với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ
B. Đất đai rộng lớn và màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào, gắn liền với thị trường tiêu thụ
C. Đất đai rộng lớn và màu mỡ, khí hậu đa dạng, nguồn nước dồi dào, công nghiệp chế biến phát triển
D. Đất đai rộng lớn và màu mỡ, khí hậu đa dạng, nguồn nước dồi dào, cơ giới hóa cao
Câu 20. Liên minh châu Âu được thành lập vào năm 1957 với 6 nước thành viên ban đầu là:
A. Bỉ, Pháp, Ý, Luc-xăm-bua, Hà Lan và Đức.
B. Bỉ, Pháp, Anh, Luc-xăm-bua, Hà Lan và Đức.
C. Bỉ, Anh, Na Uy, Đan Mạch, Áo và Tây Đức.
D. Bun-ga-ri, Pháp, Ý, Luc-xăm-bua, Ba Lan và Tây Đức, Áo.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của Hoa Kì? Giải thích nguyên nhân?
Câu 2: ( 3 điểm )
Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA CÁC NHÓM NƯỚC – NĂM 2004
(Đơn vị %)
Nhóm nước | Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế | ||
Khu vực I | Khu vực II | Khu vực III | |
Phát triển | 2,0 | 27,0 | 71,0 |
Đang phát triển | 25,0 | 32,0 | 43,0 |
a) Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004.
b) Nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004?
Đáp án
I. Trắc nghiệm
1 | C | 6 | A | 11 | C | 16 | C |
2 | B | 7 | D | 12 | C | 17 | D |
3 | D | 8 | B | 13 | B | 18 | A |
4 | B | 9 | B | 14 | A | 19 | B |
5 | C | 10 | B | 15 | A | 20 | A |
II. Tự luận
Câu 1 (2,0 điểm):
– Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành CN: (1,0 điểm)
+ Giảm tỉ trọng ngành CN truyền thống: dệt, luyện kim, gia công đồ nhựa.
+ Tăng tỉ trọng ngành CN hiện đại: CN hàng không, vũ trụ, điện tử.
– Giải thích: (1,0 điểm)
+ HK đạt được thành tựu về vật liệu mới, công nghệ thông tin nên đầu tư phát triển ngành CN hiện đại
+ Các ngành CN truyền thống đòi hỏi nhiều nhân công và bị cạnh tranh bởi các nước đang phát triển nên thu hẹp.
Câu 2 (3,0 điểm):
– Vẽ 2 biểu đồ tròn bán kính bằng nhau (1,5 điểm)
– Nhận xét: (1,5 điểm)
+ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự khác biệt lớn giữa 2 nhóm nước
+ Các nước phát triển: tỉ trọng khu vực I thấp nhất, khu vực III cao nhất (DC)
+ Các nước ĐPT: tỉ trọng giữa các khu vực ít có sự chênh lệch (DC)
– Phần tự luận (mã đề 217 và 219)
Câu 1 (2,0 điểm)
– Khí hậu đặc trưng: khô, nóng
– Cảnh quan chính: hoang mạc, bán hoang mạc và xavan.
– Khoáng sản và rừng phong phú nhưng đang bị khai thác mạnh → sa mạc hóa, cạn kiệt tài nguyên.
– Biện pháp: (0,5 điểm)
+ Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên. + Phát triển thủy lợi.
Câu 2 (3,0 điểm)
– Vẽ biểu đồ miền (2,0 điểm)
– Nhận xét (1,0 điểm)
+ Cơ cấu giá trị XNK của HK có sự thay đổi:
+ Tỉ trọng XK có xu hướng giảm (DC) + Tỉ trọng NK có xu hướng tăng (DC)
+ Tỉ trọng NK luôn lớn hơn tỉ trọng XK → HK luôn nhập siêu trong giai đoạn 1995- 2004.
Ma trận đề thi
Cấp độ Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng cấp thấp | Vận dụng cấp cao |
– Sự tương phản trình độ KT- XH. – Xu hướng toàn cầu hóa – Một số vấn đề mang tính toàn cầu |
– Biết được các tiêu chí phân chia các nhóm nước. |
– Hiểu được các nguyên nhân, hậu quả của các vấn đề dân số, môi trường. |
– Liên hệ thực trạng VN khi xu hướng toàn cầu hóa diễn ra. |
|
Số điểm: 1,5 điểm Tỉ lệ: 15% |
Số điểm: 0,5 điểm Tỉ lệ: 5% |
Số điểm: 0,5 điểm Tỉ lệ: 5 % |
Số điểm: 0,5 điểm Tỉ lệ: 5 % |
|
– Vấn đề về châu Phi. – Vấn đề Mĩ La Tinh – Vấn đề TNA và Trung Á |
Biết được các đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của các khu vực. |
– Hiểu được nguyên nhân dẫn đến thực trạng kinh tế, xã hội của các khu vực trên |
– Giải thích được nguyên nhân dẫn đến đặc điểm tự nhiên của châu Phi và vị trí quan trọng của TNA và Trung Á. |
|
Số điểm: 1,5 điểm Tỉ lệ: 15% |
Số điểm: 0,5 điểm Tỉ lệ: 5 % |
Số điểm: 0,5 điểm Tỉ lệ: 5 % |
Số điểm: 0,5 điểm Tỉ lệ: 5 % |
|
– Hoa Kì |
– Biết được đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của HK. |
– Vẽ biểu đồ, nhận xét về kinh tế của HK |
||
Số điểm:4,0 điểm Tỉ lệ: 40% |
1,0 điểm (10%) |
3,0 điểm (30%) |
||
– Liên minh Châu Âu (EU) |
– Biết được quá trình phát triển của EU |
– Hiểu được nội dung bốn mặt tự do lưu thông. |
||
Số điểm 3,0 Tỉ lệ: 30% |
Số điểm: 2,0 điểm Tỉ lệ: 20% |
1,0 điểm (tỉ lệ: 10 %) |
||
Số điểm: 10 điểm Tỉ lệ: 100 % |
Số điểm:4,0 điểm Tỉ lệ: 40 % |
Số điểm: 2,0 điểm Tỉ lệ: 20% |
3,5 điểm Tỉ lệ: 35% |
0,5 điểm Tỉ lệ: 5% |
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết