Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 năm 2019 – 2020, Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo tài liệu Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo cùng các bạn lớp 10 tham khảo Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 năm 2019 – 2020.
Đây là tài liệu vô cùng hữu ích, gồm 4 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn GDCD có đáp án chi tiết kèm theo. Tài liệu giúp các bạn học sinh lớp 10 ôn tập hệ thống kiến thức đã học để đạt được kết quả tốt trong bài thi học kì 1 sắp tới. Đồng thời giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi. Mời các bạn tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Đề kiểm tra học kì I lớp 10 môn GDCD có đáp án
Đề bài
Phần I: TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (Hãy chọn đáp án đúng nhất)
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Triết học là những vấn đề:
A. Chung nhất của thế giới
B. Lớn của thế giới
C. Chung nhất, phổ biến nhất của thế giới
D. Lớn nhất của thế giới.
Câu 2: Khi hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tạo tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi là gì?
A. Sự đấu tranh của hai mặt đối lập
B. Sự thống nhất của hai mặt đối lập
C. Sự chuyển hoá của hai mặt đối lập
C. Sự phủ định của phủ định
Câu 3: Theo quan điểm Triết học sự vật nào sau đây nói về Chất ?
A. Bông dệt vải
B. Gừng cay
C. Vữa xây nhà
D. Đất làm gốm
Câu 4: Điểm giống nhau giữa chất và lượng thể hiện ở chỗ, chúng đều:
A. Là cái để phân biệt các sự vật, hiện tượng với nhau
B. Là tính quy định vốn có của các sự vật, hiện tượng
C. Thể hiện trình độ vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
D. Là những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng.
Câu 5: Quy luật phủ định của phủ định làm rõ vấn đề nào sau đây?
A. Chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
B. Chỉ ra cách thức của sự phát triển
C. Chỉ ra động lực của sự phát triển
D. Chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển
Câu 6: Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về đặc điểm:
A. Bên ngoài sự vật, hiện tượng
B. Bên trong sự vật, hiện tượng
C. Cơ bản của sự vật, hiện tượng
D. Không cơ bản của sự vật, hiện tượng.
Câu 7: Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?
A. Học tài liệu sách giáo khoa.
B. Làm từ thiện.
C. Làm kế hoạch nhỏ.
D. Tham quan du lịch.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.
B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.
C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Câu 9: Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động khác là hoạt động nào dưới đây?
A. Kinh doanh hàng hóa.
B. Sản xuất vật chất.
C. Học tập nghiên cứu.
D. Vui chơi giải trí
Câu 10: Trong điều kiện bình thường, đồng (Cu) ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 10830C, đồng sẽ nóng chảy. Vậy giới hạn từ 10000C đến 10830C được gọi là
A. độ.
B. bước nhảy.
C. lượng.
D. điểm nút.
Câu 11: Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do
A. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng.
B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.
C. Sự tác động của con người.
D. Sự tác động của ngoại cảnh.
Câu 12: Việc làm nào dưới đây là hoạt động sản xuất vật chất
A. Quyên góp ủng hộ người nghèo.
B. Ủng hộ trẻ em khuyết tật.
C. Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ.
D. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà.
Phần II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1:(3 điểm) Phủ định biện chứng là gì? Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng để phân tích phản ứng hóa học sau: HCl + NaOH = NaCl + H2O?
Câu 2:(2 điểm) Vì sao nói thực tiễn là động lực của nhận thức? Lấy ví dụ chứng minh?
Câu 3: (2 đ) Vận dụng kiến thức đã học để giải trả lời câu hỏi trong tình huống sau:
Hùng và Minh tranh luận với nhau. Hùng cho rằng việc đốt rừng để làm nương rẫy là hành động vì con người. Minh thì cho rằng hành động đó gây tác hại rất lớn đối với môi trường và cuộc sống của con người. Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?
Đáp án
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) – Mỗi câu trả lời đúng tương ứng với 0.25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | C | B | B | D | D | A | A | B | B | A | B | D |
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
Câu 1 |
Phủ định biện chứng là gì? Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng để phân tích phản ứng hóa học sau: HCl + NaOH = NaCl + H2O? |
3.0 |
– Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của SV-HT cũ để tạo thành sự vật hiện tượng mới. |
0,5 |
|
– – Phân tích phản ứng hóa học: + Từ hai chất ban đầu, sau phản ứng thu được hai chất mới ( Chất cũ đã bị chất mới phủ định) + Tuy nhiên, chất cũ không mất đi hoàn toàn mà nó có mặt ở cả chất mới ( Chất mới được tạo ra trên cơ sở chất cũ, giữ lại những yếu tố tích cực của chất cũ để tạo nên chất mới) |
2.5 |
|
Câu 2 |
Vì sao nói thực tiễn là động lực của nhận thức? Lấy ví dụ chứng minh? |
2.0 |
– Giải thích được: Vì thực tiễn luôn luôn vận động, luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức và tạo những tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy nhận thức phát triển. |
1.5 |
|
– Ví dụ: Sâu hại mùa màng ->con người tìm ra thuốc trừ sâu bệnh… |
0.5 |
|
Câu 3 |
Vận dụng kiến thức đã học để giải trả lời câu hỏi trong tình huống sau: Hùng và Minh tranh luận với nhau. Hùng cho rằng việc đốt rừng để làm nương rẫy là hành động vì con người. Minh thì cho rằng hành động đó gây tác hại rất lớn đối với môi trường và cuộc sống của con người. Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao? |
3.0 |
– Khẳng định: Đồng ý với ý kiến của Minh |
0,5 |
|
– Giải thích: Đốt rừng gây ra tình trạng ô nhiễm do khói bụi, lớp đất màu mỡ bị rửa trôi, khí hậu thay đổi, gây ra lũ lụt, hạn hán, động, thực vật quý hiếm giảm dần, có nguy cơ tuyệt chủng…. ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người… |
1,5 |
Ma trận đề thi
MĐNT LVKT |
Nhận biết( B) | Thông hiểu(H) | Vận dụng( V) | Tổng | |||||
KQ | TL | KQ | TL | KQ | TL | KQ | TL | ||
TGQDV và PPLBC | 1 (0.25) |
0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 (0.25) |
1 (0.25) |
|
Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 (2.0) |
0 | 1 (2.0) |
1 (2.0) |
Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. |
0 |
0 |
1 (0.25) |
0 |
0 |
0 |
1 (0.25) |
0 |
1 (0,25) |
Cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. |
1 (0.25) |
0 |
1 (0.25) |
0 |
0 |
0 |
2 (0,5) |
0 |
2 (0,5) |
Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. |
1 (0.25) |
0 |
1 (0.25) |
0 |
1 (0.25) |
1 ( 3,0) |
3 (0.75) |
1 ( 3,0) |
4 (3.75) |
Thực tiễn, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. |
2 (0.5) |
0 |
2 (0.5) |
1 (2.0) |
1 (0.25) |
0 |
5 (1.25) |
1 (2.0) |
6 (3.25) |
Tổng |
5 (1,25) |
0 |
5 (1.25) |
1 (2.0) |
2 (0,5) |
2 (5.0) |
12 (3.0) 30% |
3 (7.0) 70% |
15 (10) 100% |
5 (1.25) |
6 (3.25) |
4(5,5) |
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.