Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2019 – 2020, Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2019 – 2020 là tài liệu cực kì hữu ích, bao gồm 7 đề kiểm tra cuối
Mời quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh lớp 11 tham khảo tài liệu Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2019 – 2020 được Tài Liệu Học Thi tổng hợp và đăng tải sau đây.
Đây là tài liệu cực kì hữu ích, bao gồm 7 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Hóa học lớp 11. Hy vọng với tài liệu này các bạn sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất của môn Hóa học. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo ra đề thi dành cho các thầy cô giáo. Ngoài ra các bạn học sinh lớp 11 tham khảo thêm một số đề thi học kì 1 môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Sinh học. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 11 môn Hóa học
SỞ GD&ĐT………. TRƯỜNG……… |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 Môn Hóa học. Lớp 11 Năm học: 2019 – 2020 |
I. Trắc nghiệm: (2 điểm)
Câu 1.Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để
A. tổng hợp phân đạm.
B. tổng hợp amoniac.
C. sản xuất axit nitric.
D. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử…
Câu 2: Một học sinh đã điều chế và thu khí NH3 theo sơ đồ sau đây, nhưng kết quả thí nghiệm không thành công. Lí do chính là:
A. NH3 không được điều chế từ NH4Cl và Ca(OH)2.
B. NH3 không được thu bằng phương pháp đẩy nước mà là đẩy không khí.
C. Thí nghiệm trên xảy ra ở điều kiện thường nên không cần nhiệt độ.
D. Ống nghiệm phải để hướng xuống chứ không phải hướng lên.
Câu 3.Trong giờ thực hành hoá học, một nhóm học sinh thực hành phản ứng của kim loại đồng với axit HNO3 đặc và HNO3 loãng, các khí sinh ra khi làm thí nghiệm này làm ô nhiễm môi trường. Hãy chọn biện pháp xử lí tốt nhất
A. nút ống nghiệm bằng bông có tẩm nước .
B. nút ống nghiệm bằng bông có tẩm dung dịch Ca(OH)2.
C. nút ống nghiệm bằng bông có tẩm dung dịch HCl.
D. nút ống nghiệm bằng bông.
Câu 4: Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,1 M tác dụng với 100 ml dung dịch H3PO4 0,1 M. Sau phản ứng thu được muối là :
A. NaH2PO4
B. Na3PO4
C. Na2HPO4
D. NaH2PO4 và Na2HPO4
Câu 5: Tính oxi hóa của C thể hiện ở phản ứng :
A. C+O2 → CO2
B. C + 2CuO → 2Cu + CO
C. 3C + 4Al → Al4C3
D. C + H2O → CO+ H2
Câu 6: Để đề phòng nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ phòng độc có chứa các hoạt chất sau:
A. CuO và MnO2
C. CuO và than hoạt tính
B. CuO và MgO
D. Than hoạt tính
Câu 7: Cho các kim loại sau : Mg, Al, Cu, Ag, Fe, Cr, Au, Pt, Zn, Ca. Số kim loại tác dụng được với dung dịch axit HNO3 đặc nguội là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn 17,0 gam AgNO3 thu được a gam kim loại. Giá trị của a là
A. 2,7 gam
B. 10,8 gam
C. 5,4 gam
D. 13,5 gam
II. Tự luận: (8 điểm)
Câu 1( 2,0 điểm)
Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 2 M thu được dung dịch D .Cô cạn dung dịch D thu được m gam chất rắn khan . Tính m ?
Câu 2( 2.0 điểm).Thực hiện dãy chuyển hoá sau, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có, mỗi mũi tên là một phương trình hóa học.
NH3 → NO → NO2 → HNO3 → CO2 → NaHCO3
Câu 3. (4,0 điểm)
Cho 14,4 gam hỗn hợp gồm Mg và Al phản ứng vừa đủ với 200,6 gam dung dịch HNO3 . Sau phản ứng thu được dd Y và 11,2 lít khí NO (đktc) bay ra.( biết NO là sản phẩm khử duy nhất).
a)Tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp. b) Tính nồng độ phần trăm các chất tan trong dd Y?
…………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết